512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P1)
-
14175 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ví dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
Đáp án C.
A và B là các ví dụ về sự hỗ trợ cùng loài.
D là ví dụ về quan hệ ức chế - cảm nhiễm giữa 2 loài
Câu 2:
Trong môi trường sống có một xác chết của sinh vật là xác của một cây thân gỗ. Xác chết của sinh vật nằm trong tổ chức sống nào sau đây?
Đáp án D
Hệ sinh thái là một hệ thống gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó. Vì vậy, trong 4 tổ chức sống nói trên thì chỉ có hệ sinh thái mới có thành phần của môi trường. Xác sinh vật là chất hữu cơ, nó thuộc môi trường vô sinh nên nó là một thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
Câu 3:
Khi nói về hỗ trợ cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống kẽ thù, sinh sản,..
II. Quan hệ hỗ trợ giữa giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
III. Ở quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão là biểu hiện của hỗ trợ cùng loài.
IV. Hỗ trợ cùng loài làm tăng mật độ cá thể nên dẫn tới làm tăng sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể
Đáp án C
Phát biểu I, II, III đúng; IV sai vì quan hệ hỗ trợ cùng loài là mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
Câu 4:
Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
Đáp án A, B, C đều sai quần thể vật ăn thịt có số lượng cá thể ít và khi quần thể con mồi biến động số lượng thì quần thì vật ăn thịt sẽ biến động theo. Vì con mồi là nguồn cung cấp thức ăn cho vật ăn thịt nên hai quần thể này có số lượng cá thể phụ thuộc vào nhau và khống chế lẫn nhau (khống chế sinh học).
Câu 5:
Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất
Đáp án C
Kích thước quần thể là số lượng (hoặc khối lượng hoặc năng lượng) cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Quần thể nào có số lượng cá thể nhiều hơn thì có kích thước lớn hơn.
Câu 6:
Trong các thông tin sau, diễn thế thứ sinh có bao nhiêu thông tin sau đây?
I. Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).
II. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
III. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
IV. Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.
V. Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
VI. Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã.
Đáp án C
Có 4 thông tin, đó là II, III, V và VI. → Đáp án C.
Diễn thế thứ sinh có các đặc điểm:
- Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường
- Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
- Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã
Câu 7:
Sơ đồ sau đây mô tả lưới thức ăn của một hệ sinh thái trên cạn.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.
II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.
III. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.
IV. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể.
Đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III → Đáp án D.
I đúng. Vì chuỗi dài nhất là A, D, C, G, E, I, M.
II sai. Vì hai loài cạnh tranh nếu cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn. Hai loài C và E không sử dụng chung nguồn thức ăn nên không cạnh tranh nhau.
III đúng. Vì loài A là bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tất cả các chuỗi thức ăn đều có loài A và tổng sinh khối của nó là lớn nhất.
IV sai. Vì loài C là vật ăn thịt còn loài D là con mồi. Cho nên nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ tăng số lượng.
Câu 8:
Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 32 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?
Đáp án D
Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. 32 cây/m2 → Số liệu này đề cập đến mật độ quần thể.
Câu 9:
Sinh quyển là
Đáp án A
Toàn bộ các hệ sinh thái trên trái đất tạo nên một sinh quyển. Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí.
Câu 10:
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án B
A sai. Vì phân bố đồng đều xảy ra khi môi trường đồng nhất.
C sai. Vì phân bố ngẫu nhiên mới là dạng phân bố trung gian giữa phân bố đều và phân bố theo nhóm.
D sai. Vì phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất.
Câu 11:
Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai. Vì trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
B sai. Vì trong một lưới thức ăn, thực vật thường là bậc dinh dưỡng cấp 1.
C sai. Vì Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn đơn giản hơn hệ sinh thái tự nhiên
Câu 12:
Khi nói về cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa môi trường.
II. Khi môi trường khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể quá cao thì cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.
III. Cạnh tranh cùng loài tạo động lực thúc đẩy sự tiến hóa của loài.
IV. Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành loài mới.
Đáp án B
Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án B.
I đúng. Vì cạnh tranh cùng loài xảy ra khi mật độ cá thể tăng cao và khan hiếm nguồn sống. Do đó, khi tăng mật độ thì xảy ra cạnh tranh làm khống chế số lượng và đưa về trạng thái cân bằng với sức chứa môi trường.
II đúng. Vì càng khan hiếm nguồn sống mà mật độ cá thể lại quá cao thì càng cạnh tranh để duy trì sự sống của mỗi cá thể.
III đúng. Vì cạnh tranh cùng loài làm cho các cá thể yếu kém bị loại bỏ; do đó sẽ thúc đẩy tiến hóa.
IV đúng. Vì cạnh tranh cùng loài sẽ làm cho các cá thể của loài có khuynh hướng di cư, phát tán tìm các nguồn sống mới; do đó làm mở rộng ổ sinh thái của loài.
Câu 13:
Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một hệ sinh thái luôn có các loài sinh vật và môi trường sống của sinh vật.
II. Tất cả các loài thực vật đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
III. Sinh vật phân giải có chức năng chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ để cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái.
IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu sinh của hệ sinh thái.
Đáp án B
Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu I, II → Đáp án B
III - Sai. Vì sinh vật phân giải có chức năng chuyển hóa chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi trường sống.
IV - Sai. Vì thành phần hữu sinh của hệ sinh thái là là các sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ
Câu 14:
Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 15 chuỗi thức ăn.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.
III. Nếu loài K bị tuyệt diệt thì loài lưới thức ăn này có tối đa 7 loài.
IV. Nếu loài E bị con người đánh bắt làm giảm số lượng thì loài M sẽ tăng số lượng.
Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. → Đáp án D.
I đúng. Vì ta thực hiện đếm số chuỗi thức ăn thì sẽ co 15 chuỗi.
II sai. Vì chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là A → I → K → H → C → D → E.
III đúng. Vì nếu K bị tuyệt diệt thì M sẽ bị tuyệt diệt (vì K là nguồn thức ăn duy nhất của M). Do đó, chỉ còn lại 7 loài.
IV đúng. Vì E khống chế sinh học đối với D và M nên khi E bị giảm số lượng thì D và M sẽ tăng số lượng
Câu 15:
Trong quần thể, kiểu phân bố thường hay gặp nhất là
Đáp án B
Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm xuất hiện nhiều ở sinh vật sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông, di cư..
Câu 16:
Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?
Đáp án A
Ở quần xã rừng mưa nhiệt đới (quần xã rừng lá rộng ôn đới) phân thành nhiều tầng cây, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Từ trên cao xuống thấp có tầng vượt tán, tầng táng rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng, nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán các cây cao; khỉ, vượn, sóc sống leo trèo trên cành cây; trong khi đó có nhiều loài động vật sống trên mặt đất và trong các tầng đất.
Câu 17:
Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
A sai. Vì nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh,nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
B sai. Vì ngoài mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác, nhân tố hữu sinh còn bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với thế giới hữu cơ của môi trường.
D sai. Vì những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật được xếp vào nhân tố vô sinh
Câu 18:
Diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
II. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
III. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
IV. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.
nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
B sai. Vì ngoài mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác, nhân tố hữu sinh còn bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với thế giới hữu cơ của môi trường.
D sai. Vì những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật được xếp vào nhân tố vô sinh
Câu 19:
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.
II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.
III. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
IV. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
V. Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản
Đáp án A
Có 4 phát biểu đúng là: II, III, IV, V. → Đáp án A.
I sai. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài không làm hại cho loài vì nhờ có cạnh tranh mà Số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của quần thể cũng như của loài, cạnh tranh là động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.
Câu 20:
Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?
I. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.
II. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
III. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các sinh vật xung quanh.
IV. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.
Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.
Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ mà một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác. Ví dụ: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc đó...; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh. Do đó, (1), (3) đúng.
II là mối quan hệ hội sinh.
IV là mối quan hệ cạnh tranh.
Câu 21:
Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.
II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài H sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III, IV. → Đáp án B.
I đúng. Vì chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng là các chuỗi:
A → G → E →H → C → D.
II sai. Vì từ A đến B có 5 chuỗi. Từ A đến E có 4 chuỗi; Từ A đến G có 6 chuỗi. → Có 15 chuỗi.
III đúng. A là đầu mối của tất cả các chuỗi thức ăn. Do đó, nếu loại bỏ A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
IV đúng. Theo quy luật khuếch đại sinh học thì sinh vật ở càng xa sinh vật sản xuất thì mức độ nhiễm độc càng cao.
Câu 22:
Trong giới hạn sinh thái, ở vị trí nào sau đây sinh vật phát triển tốt nhất?
Đáp án A
- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.
- Khoảng cực thuận là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho loài sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
Câu 23:
Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc 2?
Đáp án C
Trong chuỗi thức ăn trên, Sâu là sinh vật tiêu thụ bậc 1, nhái là sinh vật tiêu thụ bậc 2, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc 3, đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc 4.
Câu 24:
Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai. Vì tỉ lệ giới tính có thể thay đổi do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực. Hoặc có thể thay đổi do nhiệt độ môi trường sống, do chất lượng dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể...
B sai. Ví dụ: Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần.
C sai. Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần.
Câu 25:
Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng nitơ phân tử.
II. Cacbon từ môi trường đi vào quần xã dưới dạng cacbon đioxit.
III. Nước là một loại tài nguyên tái sinh.
IV. Vật chất từ môi trường đi vào quần xã, sau đó trở lại môi trường.
Đáp án A
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III, IV → Đáp án A.
I sai. Vì nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng muối amoni (NH4+) hoặc muối nitrat (NO3-). Nitơ phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, thực vật không thể hấp thụ được.
Câu 26:
Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.
II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.
III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới.
IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.
Đáp án C
Chỉ có phát biểu II đúng → Đáp án C
I sai. Vì các loài sống trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái khác nhau để không cạnh tranh nhau, từ đó chúng có thể cùng tồn tại.
III sai. Vì ở vùng ôn đới có sự chênh lệch nhiệt độ cao hơn so với vùng nhiệt đới nên giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường hẹp hơn các loài sống ở vùng ôn đới.
IV sai. Vì loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố rộng.
Câu 27:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài thú đều được xếp và nhóm sinh vật tiêu thụ.
II. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
III. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần vô cơ của môi trường.
IV. Chỉ có các loài thực vật mới được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
Đáp án D
Chỉ có phát biểu I đúng → Đáp án D
II sai. Vì vi khuẩn lam được xếp vào sinh vật sản xuất
III sai.
IV sai. Vì một số vi khuẩn có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ như vi khuẩn lam... cũng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất
Câu 28:
Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 185 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 12 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 2220 cá thể.
II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250.
III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 13,23 cá thể/ha.
IV. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong.
Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng là các phát biểu I, III, IV → Đáp án C
Xét các phát biểu của quần thể:
I – Đúng. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số cá thể là: 185.12 = 2220 cá thể
II – Sai. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm, quần thể có số cá thể là: 2220 + 2220.(12% - 9%) = 2286 cá thể > 2250.
III – Đúng. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/năm thì sau 1 năm số lượng cá thể là:
2220 + 2220.(15% - 10%) = 2331
Sau 2 năm số lượng cá thể là: 2331 + 2331.(15% - 10%) = 2447 cá thể
Sau 2 năm, mật độ cá thể của quần thể là: 2447 : 185 = 13,23 cá thể/ha.
IV – Đúng. Sau một năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể < 2220 cá thể → Số lượng cá thể của quần thể giảm so với ban đầu → Chứng tỏ tỉ lệ sinh nhỏ hơn tỉ lệ tử.
Câu 29:
Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Cùng một nơi ở, có nhiều loài cùng sinh sống. Các loài có sự phân hóa ổ sinh thái để cùng tồn tại.
Câu 30:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án C
A sai. Vì có 2 loại chuỗi thức ăn, một loại chuỗi được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất và một loại chuỗi được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ.
B sai. Vì khi đi từ vĩ độ thấp đến cao thì độ đa dạng của quần xã giảm dần à Cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên đơn giản hơn.
C đúng. Vì mỗi loài là mắt xích chung của nhiều chuỗi thức ăn.
D sai. Vì quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì mạng lưới dinh dưỡng càng phức tạp, các chuỗi thức ăn càng có nhiều mắt xích chung.