541 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị có lời giải chi tiết (P2)
-
5643 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong một chu kì tế bào, kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là:
Đáp án A
Trong một chu kì tế bào, kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễ n ra trong nhân là: có mộ t lần nhân đôi và nhiều lần phiên mã (nhân đôi diễn ra ở kì trung gian nên phụ thuộc vào số lần nhân đôi, phiên mã là do nhu cầu của tế bào)
Câu 2:
Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến mộ t số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Đáp án C
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dich mã. à sai
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vố n gen của quầ n thể. à đúng
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến mộ t số cặp nuclêôtit. à sai, đột biến điểm liên quan đến 1 cặp nu
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. à đúng
(5) Mức độ gây hạ i của alen đột biế n phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. à đúng
Câu 3:
Trên mạch 1 của gen, tổng số nucleotit loại A và G bằng 50% tổng số nuleotit. Trên mạch 2 của gen này, tổng số loại A và X bằng 60% và tổng số nucleotit X và G bằng 70% tổng số nucleotit của mạch. Ở mạch 2, tỉ lệ số nucleotit loại X so với tổng số nuletit của mạch là:
Đáp án D
Mạch 1: A1+G1 = 50% à A2+G2=50%
Mạch 2: A2+X2 = 60%; X2+G2=70%
Giải hệ PT à A2 = 0,2; X2=0,4; G2=0,3
Câu 4:
Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong GPI, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Trong quá trình GP của cơ thể cái có một số cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong GPII, giảm phân I diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai đ ực AaBbDd x cái AaBbDd sẽ có tối đa bao nhiêu loại KG đột biến lệch bội về cả 2 cặp NST nói trên?
Đáp án B
P: đ ực AaBbDd x cái AaBbDd
GP: (A,a)(B,b)(Dd, D, d, 0) (A,a)(BB, bb, B, b,0)(D,d)
Số KG lệch bội về cả B và D = 3x6x4 = 72
Câu 5:
Giả sử Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ i 2n = 10. Xét 5 cặp gen A, a; B, b; D, D; E,E; G,g; nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạ ng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 189 loại kiểu gen.
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 5 tính trạng có tối đa 60 loại kiểu gen.
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 162 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 2 trong 5 tính trạng có tối đa 27 loại kiểu gen.
Đáp án B
Giả sử Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bộ i
2n = 10. Xét 5 cặp gen A, a; B, b; D, D; E,E; G,g; nằm trên 5 cặp nhiễ m s ắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.
I. Ở loài này có t ối đa 189 loạ i kiểu gen. à đúng
Gen bình thường = 3x3x3 = 27
Gen đột biến = (4x3x1x1x3)x3 + 3x3x3x2 = 162
Tổng số = 189
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trộ i về cả 5 tính trạng có tối đa 60 loạ i kiểu gen à đúng
5 trội có KG bình thường = 2x2x2 = 8
5 trội có KG đột biến = 3x2x2x3 + 2x2x2x2= 52
Tổng số = 60
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 162 loạ i kiểu gen. à đúng
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặ n về 2 trong 5 tính trạng có tối đa 27 lo ạ i kiểu gen. à sai
2 lặn có KG bình thường = 2x3 = 6
2 lặn có KG đột biến = 2x6 = 12
Tổng số = 18
Câu 6:
Trong tế bào các lọai axit nuclêic nào sao đây có kích thước lớn nhất.
Đáp án A
Trong tế bào, ADN có kích thước lớn nhất.
Câu 7:
Vùng nuclêôtit ở đầu mút NST có chức năng
Đáp án C
Vùng nuclêôtit ở đầu mút NST có chức năng ngăn NST dính vào nhau
Câu 8:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
B. Đột biến gen làm thay đ ổ i vị trí của gen trên nhiễ m sắc thể. à sai
Câu 9:
1. Hình 1 là diễn tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực, hình 2 diễn tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ.
2. ADN của sinh vật nhân sơ có cấu tạo mạch vòng, ADN của sinh vật nhân thực có cấu tạo mạch thẳ ng
3. Trên phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản
4. Thực chất trên toàn bộ phân tử ADN ở cả sinh vật nhân thực và nhân sơ mạch mới đều được tổng hợp gián đoạn
5. Các đoạn Okazaki chỉ hình thành trên 1 mạch của phân tử ADN mới tổng hợp
Số đáp án đúng là:
Đáp án B
1. Hình 1 là diễn tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân thực, hình 2 diễn tả quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ. à sai, hình 1 là nhân đôi của nhân sơ, hình 2 là của nhân thực.
2. ADN của sinh vật nhân sơ có c ấu t ạo mạch vòng, ADN của sinh vật nhân thực có cấu t ạo mạch thẳ ng à đúng
3. Trên phân tử ADN của sinh vật nhân thực có nhiều điể m khởi đầu tái bả n à đúng
4. Thực chất trên toàn bộ phân t ử ADN ở cả sinh vật nhân thực và nhân s ơ mạch mới đều đượ c tổ ng hợp gián đoạn à sai
5. Các đoạn Okazaki chỉ hình thành trên 1 mạch của phân tử ADN mới tổng hợp à đúng
Câu 10:
Khi nói về đột biến số lượ ng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Đột biến lệch bội có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
III. Trong tự nhiên, rất ít g ặp thể đa bội ở động vật.
IV. Đều là đột biến thể ba nhưng thể ba ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình khác nhau.
Đáp án D
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào. à đúng
II. Đột biến lệch bội có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào. à đúng
III. Trong tự nhiên, rất ít g ặp thể đa bộ i ở độ ng vật. à đúng
IV. Đều là đột biế n thể ba nhưng thể ba ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì sẽ biểu hiện thành kiểu hình khác nhau. à đúng
Câu 11:
Có mấy nhận định dưới đây đúng với các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân chuẩn?
(1) Luôn diễn ra trong tế bào chất của tế bào.
(2) Đều được bắt đầu tổ ng hợp bằng axitamin mêtiônin.
(3) Axitamin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ sau khi chuỗi pôlipeptit tổng hợp xong.
(4) Axitamin mêtiônin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi pôlipeptit.
(5) Chỉ được sử dụng trong nội bộ tế bào đã tổng hợp ra nó.
Đáp án A
(1) Luôn diễn ra trong tế bào chất của tế bào. à đúng
(2) Đều được bắt đầu tổ ng hợp bằng axitamin mêtiônin. à đúng
(3) Axitamin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ sau khi chu ỗi pôlipeptit tổ ng hợp xong. à đúng
(4) Axitamin mêtiônin ch ỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi pôlipeptit. à sai, axit metionin ngoài có ở đầu chuỗi polipeptit, nó còn ở nhiều vị trí khác nữa
(5) Chỉ được sử dụ ng trong nộ i bộ t ế bào đã tổ ng hợp ra nó. à sai, các chuỗi polipeptit được tổng hợp ra có thể được “gói” vào trong các túi lipid để đưa đến nơi mà nó được sử dụng
Câu 12:
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào dưới đây là không chính xác?
Đáp án D
A. Quá trình trao đổi chéo không cân xảy ra giữa các chromatile không chị em trong cặp NST tương đồng làm xuất hiện độ t biế n lặp đo ạn NST. à đúngB. Đột biến đảo đo ạn NST góp phần làm xuất hiện loài mớ i. à đúngC. Trong mộ t số trường hợp, đột biế n mất đoạn nhỏ có thể có lợ i cho sinh vật vì nó giúp loạ i bỏ gen có hạ i cho quần thể à đúngD. Có thể sử dụng đột biế n lặp đo ạn NST để xây d ựng bản đồ gen à sai
Câu 13:
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂AaBb x ♀ AaBb. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp NST Bb không phân li trong GP II. Cơ thể cái giảm phân bình thư ờng. Theo lý thuyết sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo tối đa bao nhiêu loại hợp tử khác nhau dạng 2n-1, dạng 2n-1-1, dạng 2n+1 và dạ ng 2n+1+1.
Đáp án C
Ở một loài độ ng vật giao phối, xét phép lai
P: ♂AaBb x ♀ AaBb.
GP: (Aa,0,A,a)(BB, bb, 0, B,b) (A,a)(B,b)
Số KG có 2n-1 = 2x3+3x2 = 12
Số KG có 2n-1-1 = 2x2 = 4
Số KG có 2n+1 = 2x3 + 3x4 = 18
Số KG 2n+1+1 = 2x4 = 8
Câu 14:
Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Phân tử ADN có số liên kết hidro càng nhiều thì nhiệt độ nóng chảy càng cao và ngược lại. Dưới đây là nhiệt độ nóng chả y của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36 C ; B = 78 C ; C = 55 C ; D = 83 C ; E = 44 C. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotide của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
Đáp án A
Liên kết A-T bằng 2 liên kết hidro
Liên kết G-X bằng 3 liên kết hidro
→ càng nhiều liên kết A-T , nhiệt độ nóng chảy càng giảm
Vậy trình tự sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy giảm là : D → B → C → E → A
→ vậy trình tự sắp xếp theo tỉ lệ (A+T)/ tổng số nu tăng dần là D → B → C → E → A
Câu 15:
Ở người 2n=4, giả sử không có trao đổi chéo xảy ra ở cả 23 cặp NST tương đồng. Có bao nhiêu nhận định đúng dưới đây:
1. Số loại giao tử mang 5 NST từ bố là 3369
2. Xác suất một loại giao tử mang 5NST t ừ mẹ là C 23 / 2
3. Khả năng một người mang 1NST của ông nội và 21 NST của bà ngoại là 8,269.10
4. Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được 2 cặp NST mà trong mỗi cặp có 1 t ừ ông nội và 1 từ bà ngoại là 0,0236
Đáp án C
Ở người 2n=46, giả sử không có trao đổi chéo xy ra ở cả 23 cặp NST tương đồng.
1. Số loại giao tử mang 5 NST t ừ bố là 3369 à sai, mang 5NST bố = C523 = 33649
2. Xác suất một loại giao tử mang 5NST từ mẹ là C 23 / 2 à sai, mang 5 NST từ mẹ = C523
3. Khả năng một người mang 1NST của ông nội và 21 NST của bà ngoại là 8,269.10 à đúng
à (C123xC2123)/423 = 8,629x10-11
4. Xác suất sinh ra đứa trẻ nhận được 2 cặp NST mà trong mỗi cặp có 1 từ ông nội và 1 từ bà ngoại là 0,0236 à (C123xC123)/423
Câu 16:
Mã di truyền trên mARN được đọc theo
Đáp án D
Mã di truyền trên mARN được đọc theo một chiều t ừ 5’-3 ’
Câu 17:
Ở sinh vật nhân thực, axit amin nào sau đây được cắt bỏ khi chuỗi polypeptit được tổng hợp xong
Đáp án A
Ở sinh vật nhân thực, a xit amin Methionine (Met) đư ợc cắt bỏ khi chuỗi polypeptit được tổng hợp xong.
Câu 18:
Nhận định đúng về gen là:
Đáp án A
Nhận định đúng về gen là:
A. Gen mang thông tin mã hóa cho mộ t chuỗ i polipeptit hay một phân tử ARN
Câu 19:
Tại sao khi chất ức chế operon Lac liên kết vào vùng vận hành (vùng O) của operon thì sự phiên mã các gen Z, Y, A bị ngăn cản?
Đáp án D
Khi chất ức chế operon Lac liên k ết vào vùng vận hành (vùng O) của operon thì sự phiên mã các gen Z, Y, A bị ngăn cản vì: chất ức chế khi liên kết vào vùng O sẽ ngăn cản ARN polymerase tương tác vớ i ADN t ạ i vị trí khởi đầu phiên mã.
Câu 20:
Những nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN ?
(1). Khi ADN tự nhân đôi, ch ỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch.
(2). S ự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, G liên kết với X).
(3). Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới.
(4). T ự nhân đôi của ADN sinh vật nhân thực chỉ xảy ra ở trong nhân
Đáp án A
(1). Khi ADN t ự nhân đôi, chỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch. à sai, có thể nhiều gen được tháo xoắn.
(2). S ự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với U, G liên k ết vớ i X). à sai, A-T; G-X
(3). Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để t ổ ng hợp 2 mạch mớ i. à đúng
(4). Tự nhân đôi của ADN sinh vật nhân thực chỉ xả y ra ở trong nhân à sai, ở sinh vật nhân thực, tự nhân đôi xảy ra ở cả tế bào chất.
Câu 21:
Cho biết các côdon mã hóa các axitamin tương ứng trong bảng sau:
Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axitamin Pro – Gly – Lys – Val. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit Guanin (G) trên mạch gốc bằng nuclêôtit loại ađênin (A). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là
Đáp án B
Pro – Gly – Lys – Val
mARN: 5’ XXX – GGG – AAA – GUU 3’
gen: 3’ GGG – XXX – TTT – XAA 5’
gen chưa đột biến có thể là 3’GGGXXXTTTXGG 5’.
Câu 22:
Cho các phát biểu sau về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ đư ợc tạo ra nhờ quá trình nguyên phân.
(2) S ự không phân li toàn bộ bộ NST của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên luôn tạo ra thể tự đa bội chẵn.
(3) Thể tự đa bội lẻ thường bất thụ.
(4) Thể dị đa bội có thể được hình theo con đường lai xa và đa bội hóa.
Trong các phát biểu trên, các phát biểu sai là
Đáp án C
Cho các phát biểu sai về đột biến đa bội:
(1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân.
Câu 23:
Có 8 phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N thì sau 6 lần phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con còn chứa N ?
Đáp án B
Số phân tử ADN tạo thành sau 6 lần nhân đôi liên tiếp là 8x26 = 512
Nhưng trong số các phân tử này có 16 phân tử ADN mà trong phân tử có một mạch chứa N14, mạch kia chứa N15, số ADN còn lại chứa toàn N14.
Vậy số vi khuẩn tối đa chứa N14 là 512 – 16 = 496.
Câu 24:
Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp
Đáp án A
Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
Câu 25:
Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
Đáp án B
tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
Đáp án A sai vì t ARN và rARN có nhiều vị trí không duỗi thẳng mà cuộn lại và liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
Đáp án C sai vì m ARN được sao ra từ mạch khuôn ADN theo nguyên tắc bổ sung: A-U, T-A, X-G,G-X.
Đáp án D sai vì trên tARN có vị trí anticodon khớp bổ sung với codon tương ứng khác nhau trên mARN.
Câu 26:
Trâu, bò, ngựa, thỏ … đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau do:
Đáp án A
Trâu, bò, ngựa, thỏ … đều ăn cỏ. Chúng sử dụng dinh dưỡng trong cỏ để tổng hợp nên các thành phần cấu trúc bên trong tế bào và phần lớn là protein quy định các tính trạng. Trình tự các axit amin trên phân tử protein được quy định bởi trình tự các bộ 3 mã hóa trong gen trên phân tử ADN, khác nhau ở số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nucletit ở mỗi loài và mỗi cá thể. Do vậy mỗi loài sẽ có những lại có protein và các tính trạng khác nhau
Câu 27:
Giống cây trồng đa bội có thể hình thành từ 1 thể khảm khi
Đáp án C
Giống cây trồng đa bội có thể hình thành từ 1 thể khảm khi hình thành từ phần cơ thể mẹ mang đột biến theo hình thức sinh sản sinh dưỡng
Câu 28:
Khi nói về thể đa bội lẻ, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây:
I. Số NST trong tế bào sinh dưỡng thường là số lẻ
II. Hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường
III. Có hàm lượng ADN tăng gấp một số nguyên lần so với thể lưỡng bội
IV. Được ứng dụng để tạo giống quả không hạt
Đáp án B
I. Số NST trong tế bào sinh dưỡng thường là số lẻ à sai
II. Hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường à đúng
III. Có hàm lượng ADN tăng gấp một số nguyên lần so với thể lưỡng bội à sai
IV. Được ứng dụng để tạo giống quả không hạt à đúng
Câu 29:
Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen của nhóm liên kết ?
1. Đột biến mất đoạn
2. Đột biến lặp đoạn
3. Đột biến đảo đoạn
4. Đột biến chuyển đoạn trên cùng 1 NST
Đáp án đúng là
Đáp án D
Vì đột biến mất đoạn làm giảm số gen liên kết còn đột biến lặp đoạn làm tăng nhóm gen liên kết
Câu 30:
Cho các trường hợp sau:
(1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit.
(2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.
(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.
(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.
(5) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin
(6) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axitamin.
Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
Đáp án C
Các trường hợp gây ra đột biến gen là các trường hợp liên quan đến biến đổi một hay một vài cặp Nucleotit trong gen, không liên quan đến biến đổi trong mARN và protein
Câu 31:
Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=12, trong trường hợp trên mỗi cặp NST tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng 3 nhiễm (2n+ 1) xảy ra thì số kiểu gen dạng 3 nhiễm (2n+1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là:
Đáp án A
Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=12, trong trường hợp trên mỗi cặp NST tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng 3 nhiễm (2n+ 1) xảy ra thì số kiểu gen dạng 3 nhiễm (2n+1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là: 4 x 35 x 6 = 5832
Câu 32:
Ở một loài động vật, người ta phát hiện NST số 11 có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là :
(1) ABCDEFG
(2) ABCFEDG
(3)ABFCEDG
(4)ABFCDEG
Giả sử NST số (3) là NST gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là:
Đáp án D
(3)ABFCEDG →(2) ABCFEDG ( đảo đoạn FC) → (1) ABCDEFG ( đảo đoạn FED)
(4)ABFCDEG ( đảo đoạn ED)
Câu 33:
Các bộ ba mã di truyền khác nhau bởi:
1.Số lượng nuclêôtit;
2.Thành phần nuclêôtit;
3. Trình tự các nuclêôtit;
4. Số lượng liên kết photphodieste.
Câu trả lời đúng là:
Đáp án A
Các bộ ba mã di truyền khác nhau bởi: 2. Thành phần nuclêôtit; 3. Trình tự các nuclêôtit.
Câu 34:
Trong quá trình dịch mã thì:
Đáp án A
Trong quá trình dịch mã thì mỗi Riboxom có thể hoạt động trên bất kỳ loại mARN nào.
Câu 35:
Chức năng nào dưới đây của ADN là không đúng?
Đáp án C
Chức năng không đúng của ADN là trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tống hợp prôtêin.
Câu 36:
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
II. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
III. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
Đáp án A
I. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau. à sai, vì các vị trí khác nhau của 1 NST chứa các gen quy định các tính trạng khác nhau.
II. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau. à sai
III. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau. à sai
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau. à đúng
Câu 37:
Hoạt động của Operon Lac có thể sai xót khi các cùng, các gen bị đột biến. Các vùng, các gen khi bị đột biến thường được ký hiệu bằng các dấu “-“ trên đầu các chữ cái (R-, P-, O-, Z-), cho các chủng sau:
1. Chủng 1: R+ P– O+ Z+ Y+ A+
2. Chủng 2: R– P+ O+ Z+ Y+ A+
3. Chủng 3: R+ P– O+ Z+ Y+ A+/ R+ P+ O+ Z– Y+ A+
4. Chủng 4: R+ P– O– Z+ Y+ A+/ R+ P– O+ Z– Y+ A+
Trong môi trường có đường lactose chủng nào không tạo ra sản phẩm β–galactosidase
Đáp án B
Trong môi trường có đường lactose chủng nào không tạo ra sản phẩm β-galactosidase là 1, 3, 4 (vì chúng có vùng khởi động bị đột biến à không khởi động phiên mã được; chủng 2 vẫn phiên mã được do gen điều hòa R chỉ có vai trò phiên mã, dịch mã ra protein ức chế, và trong trường hợp có đường lactose thì vai trò này của gen điều hòa là không có ý nghĩa).
Câu 38:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu là điểm chung giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?
(1) Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
(2) Luôn biểu hiện thành kiểu hình mang đột biến.
(3) Xảy ra ở nhiễm cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
(4) Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống
Đáp án C
Các phát biểu là điểm chung giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:
(1) Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
(3) Xảy ra ở nhiễm cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
(4) Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống
Câu 39:
Có một trình tự mARN 5’ AUG GGG UGX UXG UUU UAA 3’ mã hóa cho một đoạn polypeptit hoàn chỉnh gồm 4 axit amin, dạng đột biến nào sau đây dẫn đến biệc chuỗi polypeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 aa
Đáp án C
Có một trình tự mARN 5’ AUG GGG UGX UXG UUU UAA 3’ mã hóa cho một đoạn polypeptit hoàn chỉnh gồm 4 axit amin, dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi polypeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 aa à đột biến ở mã bộ ba thứ 4 (do chuỗi protein hoàn chỉnh sẽ cắt đi aa mở đầu) à đáp án C.
Câu 40:
Một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết. Có 9 thể đột biến số lượng NST được kí hiệu từ (1) đến (9). Bộ NST của mỗi thể đột biến có số lượng như sau:
(1). 22 NST (2). 25 NST (3). 12 NST (4). 15 NST (5). 21 NST
(6). 9 NST (7). 11 NST (8). 35 NST (9). 8 NST
Trong 9 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 hoặc 2 cặp NST
Đáp án A
Một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết à 2n = 10
Trong 9 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 hoặc 2 cặp NST gồm có 3, 6, 7, 9.
Câu 41:
Một loài có bộ NST 2n=14, khi giảm phân thấy có 3 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm và 1 cặp bị rối loạn phân li, các cặp NST còn lại giảm phân bình thường. Số loại trứng tối đa của loài trên là:
Đáp án C
Số nhóm gen liên kết là: 7
3 cặp trao đổi chéo tại 1 điểm tạo ra 43 giao tử
1 cặp bị rối loạn phân li, tạo ra 2 hoặc 3 loại giao tử (tương ứng rối loạn phân li giảm phân I hoặc giảm phân II)
3 cặp bình thường còn lại tạo ra 23 giao tử
Vậy số loại trứng tối đa (xảy ra khi rối loạn giảm phân II) là
43 x 3 x 23 = 1536
Câu 42:
Đặc điểm mã di truyền, nội dung nào sau là không đúng?
Đáp án A
A. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là các loại bộ ba đều mã hóa axit amin à sai, có 3 bộ ba kết thúc không quy định aa
Câu 43:
Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ được hiểu là:
Đáp án D
Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ được hiểu là: Gen có được phiên mã hay dịch mã hay không
Câu 44:
Hầu hết các bệnh di truyền phân tử ở người là do đột biến gen gây nên. Có mấy lí do dưới đây dùng để giải thích nguyên nhân gây bệnh của gen đột biến?
(1) gen đột biến hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin.
(2) gen đột biến tổng hợp ra prôtêin bị biến đổi về chức năng.
(3) gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá nhiều.
(4) gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá ít.
Đáp án C
Hầu hết các bệnh di truyền phân tử ở người là do đột biến gen gây nên. Nguyên nhân gây bệnh của gen đột biến: gen đột biến hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin; hoặc gen đột biến tổng hợp ra prôtêin bị biến đổi về chức năng; hoặc gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá nhiều; hoặc gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá ít.
Câu 45:
Xét gen B ở vi khuẩn E. Coli có chiều dài 4080A0 và có 2868 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm làm gen B thành alen b. Gen đột biến có 2866 liên kết hiđrô. Khi cặp gen Bb nhân đôi một lần thì số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp là
Đáp án A
Số nu của gen B = 2400 = 2A+2G
2A+3G = 2868
Số nu mỗi loại của gen B: G=X = 468; A = T = 732
Đột biến điểm làm giảm 2 liên kết hidro à mất 1 cặp A-T
à số nu mỗi loại của gen b: G = X = 468; A = T = 731
Gen Bb nhân đôi 1 lần à số nu môi trường cung cấp:
A = T = 732+731 = 1463; G = X = 468+468 = 936
Câu 46:
Gen cấu trúc dài 3559,8A°, khi xảy ra đột biến làm giảm 1 liên kết H, chiều dài gen không đổi. Chuỗi polipeptit do gen đột biến đó tổng hợp chứa 85 aa, kể cả aa mở đầu. Số kết luận đúng là?
(1). Đột biến thuộc dạng thay 2 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
(2). Vị trí thay thế cặp Nu thuộc đơn vị mã thứ 86
(3). Đột biến thuộc dạng thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
(4). Đây là dạng đột biến dịch khung
Đáp án B
Tổng số nu của gen: 3559,8 : 3,4 x 2 = 2094 (nu)
Vì đột biến làm giảm 1 liên kết H nhưng không làm thay đổi chiều dài gen nên đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
Số bộ 3 mã hóa của gen: 2094 : 2 : 3 = 349 bộ 3. Khi sao mã và dịch mã sẽ cho chuỗi polipeptit chứa 348 aa, kể cả aa mở đầu. Nhưng trong thực tế chuỗi polipeptit chỉ có 85 aa, chứng tỏ đột biến thay thế làm xuất hiện bộ 3 mã kết thúc ở đơn vị mã số 86. Hai kết luận đúng là (2) và (3).
Câu 47:
Cho rằng đột biến đảo đoạn không làm phá hỏng cấu trúc của các gen trên NST. Trong các hệ quả sau đây thì đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả?
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
II. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST.
III. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
IV. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
V. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
VI. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó
Đáp án A
Cho rằng đột biến đảo đoạn không làm phá hỏng cấu trúc của các gen trên NST. Các hệ quả đột biến đảo đoạn NST:
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
IV. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
V. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến
Câu 48:
Người ta giả sử rằng một chuyển đoạn không tương hỗ tác động đến vai nhỏ của NST số 5 của người, đoạn này được chuyến đến đầu vai dài của NST số 13 trong bộ NST lưỡng bộ. Sự chuyển nhượng này được coi là cân bằng vì bộ gen vẫn giữ nguyên nên vẫn có kiểu hình bình thường, ngược lại nếu thể đột biến chỉ mang 1 NST số 5 mất đoạn của cặp tương đồng, nó gây ra hậu quả “cricuchat” (tiếng khóc mèo kêu), nếu có 3 cái làm cho cá thể chết sớm. Nếu một người có mang chuyển đoạn có con với 1 người bình thường thì thế hệ con sinh ra , khả năng xuất hiện 1 đứa con mang hội chứng tiếng khóc mèo kêu là bao nhiêu?
Đáp án B
Khi người mang chuyển đoạn giảm phân tạo giao tử sẽ tạo 2 giao tử bình thường, 1 giao tử chuyển đoạn và 1 giao tử mất đoạn. Do đó sẽ sinh ra con 25% mất đoạn
Câu 49:
Phân tử mARN trướng thành dài 408 nm có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 2 : 3: 1 và mã kết thúc là UGA. Khi tổng hợp một chuỗi polipeptit, số nucleotit có ở các đối mã của tARN loại A, U, G, X lần lượt là:
Đáp án B
mARN = (nu)
Số nu mỗi loại của mARN: (UGA là mã kết thúc)
A = = 480 nu; U = 240 nu; G = 360 nu; X = 120 nu
à số nu mỗi loại không tính mã kết thúc: A = 479 nu; U = 239 nu; G = 359 nu; X = 120 nu
Số nucleotit có ở các đối mã của tARN:
A = 239 nu, U = 479, X = 359, G = 120
Câu 50:
Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A (SVNT) có 15 nuclêôtit là: 3’GXA TAA GGG XXA AGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A bị đột biến mất cặp A-T ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên thì côđon thứ nhất không có gì thay đổi về thành phần các nucleotit.
II. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 13 thì các côđon của đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên không bị thay đổi.
III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 10 thành cặp T-A thì đoạn polipeptit do đoạn gen trên trổng hợp có trình tự các axit amin là Arg – Ile – Pro – Cys – Ser.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành X-G thì phức hợp axit – tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met – tARN.
Đáp án A
I. Nếu gen A bị đột biến mất cặp A-T ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên thì côđon thứ nhất không có gì thay đổi về thành phần các nucleotit. à đúng
II. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 13 thì các côđon của đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên không bị thay đổi. à sai
III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 10 thành cặp T-A thì đoạn polipeptit do đoạn gen trên trổng hợp có trình tự các axit amin là Arg – Ile – Pro – Cys – Ser. à đúng
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành X-G thì phức hợp axit – tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met – tARN. à đúng