Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 541 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị có lời giải chi tiết

541 Bài tập Cơ chế di truyền và biến dị có lời giải chi tiết

541 Bài tập Cơ chế di truyền và Biến dị có lời giải chi tiết (P8)

  • 5677 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Trong một tế bào sinh dưỡng của một cá thể có tổng số NST là 19, nhưng hàm lượng ADN không thay đổi so với tế bào lưỡng bội bình thường. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng

Xem đáp án

Đáp án B

Thể đột biến có 19NST = 2n – 1 ; thể một, nhưng hàm lượng ADN không đổi nên đây là đột biến sát nhập hai NST với nhau


Câu 2:

Dạng đột biến nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen tăng 2 liên kết?

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến thêm một cặp (G – X) làm tăng 2 liên kết hidro


Câu 3:

Ở sinh vật nhân thực, trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN xảy ra ở

Xem đáp án

Đáp án C

Ở sinh vật nhân thực, trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN xảy ra ở kỳ trung gian


Câu 4:

Nói về sự trao đổi chéo giữa các NST trong quá trình giảm phân, nội dung nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu đúng là B.

A sai, có thể diễn ra tại các vị trí khác nhau.

C sai, sự TĐC diễn ra giữa các NST khác nguồn của cặp NST tương đồng.

D sai.


Câu 5:

Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

Xem đáp án

Đáp án C

Ba bộ ba kết thúc là : 5'UAA3' ; 5'UGA3' ; 5'UAG3'


Câu 6:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết là

Xem đáp án

Đáp án B

Dạng đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết


Câu 7:

Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG 3’ mã hóa axit amin  Met


Câu 8:

Thành phần không thuộc Operon Lac ở vi khuẩn E.coli

Xem đáp án

Đáp án D

Gen điều hoà không nằm trong cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli.


Câu 9:

Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự: Val → Trp → Lys→ Pro. Biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp - UGG ; Val - GUU; Lys - AAG ; Pro - XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtit là

Xem đáp án

Đáp án B

Trình tự axit amin: Val → Trp → Lys→ Pro

Trình tự mARN:     5’GUU – UGG – AAG – XXA3’

Trình tự nucleotit mạch gốc: 3’ XAA – AXX – TTX – GGT 5’


Câu 10:

Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng đó?

I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.

II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng cả hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.

III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin, làm thay đổi chức năng và hoạt tính của prôtêin.

IV. Đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong vùng không mã hóa của gen.

V. Đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ ở mạch mã gốc trong vùng mã hóa gần bộ ba mở đầu.

Xem đáp án

Đáp án D

Đột biến không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật → chức năng của protein không bị thay đổi.

I sai, nếu đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu → không được dịch mã → không tạo ra protein, ảnh hưởng tới sức sống của sinh vật.

II đúng, không làm thay đổi trình tự axit amin

III sai.

IV đúng, không ảnh hưởng tới trình tự axit amin

V sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ → xuất hiện mã 5’UAA3’ (mã kết thúc) → thay đổi số lượng axit amin


Câu 11:

Đường C5H10O4 là thành phần cấu tạo nên đơn phân của phân tử:

Xem đáp án

Đáp án A

Đường C5H10O4 (deoxyribose) là thành phần cấu tạo nên đơn phân của phân tử ADN.


Câu 12:

Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?

Xem đáp án

Đáp án D

Cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2 tạo AA, aa ; O

Cặp NST số 2 phân ly binh thường tạo B, b

Cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân tạo AAb, AAB, aaB, aab, B và b


Câu 13:

Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể tự đa bội chẵn?

Xem đáp án

Đáp án A

A: 4n : thể tự đa bội chẵn

B: 2n+2 hoặc 2n+1+1: lệch bội

C: 2n hoặc 2n +1 -1 : lệch bội

D: 3n: đa bội lẻ.


Câu 14:

Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 300nm?

Xem đáp án

Đáp án A

Vùng xếp cuộn (siêu xoắn) có đường kính 300nm.


Câu 15:

Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử. Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu sai về thể đa bội là D, thể đa bội có khả năng sinh giao tử bình thường.


Câu 16:

 

Khi nói về hậu quả của đột biến nhiễm sắc thể phát biểu nào sau đây sai?

 

 

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu sai về hậu quả của đột biến NST là: B, đảo đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết.


Câu 17:

Kí hiệu bộ NST của thể ba nhiễm là

Xem đáp án

Đáp án C

Thể 3 nhiễm: 2n +1


Câu 18:

Phân tử nào sau đây có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã?

Xem đáp án

Đáp án B

tARN có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã.


Câu 19:

Khi nối về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu sai là C, bộ ba kết thúc không quy định axit amin


Câu 22:

Trong một operon Lac, nơi enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong một operon Lac, nơi enzim ARN polimeraza bám vào để khởi đầu phiên mã là vùng khởi động.

B : quy định tổng hợp protein ức chế

C : nơi protein ức chế liên kết.

D : gồm các gen cấu trúc


Câu 24:

Trong các bộ ba di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã?

Xem đáp án

Đáp án B

Các bộ ba quy định tín hiệu kết thúc dịch mã là : 5’UAA3’ 5’UAG3’ ; 5’UGA3’


Câu 25:

Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về thể đa bội?

Xem đáp án

Đáp án D

Phát biểu sai về thể đa bội là D, thể đa bội có khả năng sinh giao tử bình thường.


Câu 26:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu đúng về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là: A

B sai, cả NST thường và giới tính đều có thể bị đột biến cấu trúc.

C sai, mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST.

D sai, đảo đoạn không làm thay đổi nhóm gen liên kết.


Câu 27:

Ở một loài thực vật sinh sản hữu tính, quá trình nào sau đây nếu xảy ra đột biến thì đột biến đó không di truyền được cho đời con?

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng của cơ thể trưởng thành sẽ không di truyền cho đời con.


Câu 28:

Tác nhân hóa học 5 – brôm uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây ra dạng đột biến nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Tác nhân hóa học 5 – brôm uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây ra dạng đột biến thay thế một cặp A-T bằng G-X.


Câu 29:

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến gen xảy ra trong cấu trúc của gen không làm thay đổi số lượng gen trên NST.


Câu 30:

Khi nói về vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và virut. Phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu sai về vật chất di truyền của sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực và virut là A, ở SVNS thì gen không tồn tại thành từng cặp alen


Câu 31:

Trong mỗi tế bào của cơ thể, để phù hợp với giai đoạn phát triển của cơ thể hoặc thích ứng với điều kiện môi trường mà ở mỗi thời điểm

Xem đáp án

Đáp án C

Trong mỗi tế bào của cơ thể, để phù hợp với giai đoạn phát triển của cơ thể hoặc thích ứng với điều kiện môi trường mà ở mỗi thời điểm chỉ có một số gen trong tế bào hoạt động.


Câu 32:

Một loài thực vật, cặp nhiễm sắc thể số 1 chứa cặp gen Aa; cặp nhiễm sắc thể số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử

Xem đáp án

Đáp án D

Cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2 tạo AA, aa ; O

Cặp NST số 2 phân ly binh thường tạo B, b

Cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân tạo AAb, AAB, aaB, aab, B và b.


Câu 35:

Ở sinh vật nhân thực, NST được cấu trúc bởi 2 thành phần nào sau đây?


Câu 36:

Trường hợp nào sau đây được gọi là đột biến gen?

Xem đáp án

Đáp án A

Đột biến gen là sự biến đổi trong cấu trúc của gen, gồm đột biến thêm, mất hoặc thay thế cặp nucleotit.

B: do rối loạn điều hoà hoạt động gen

C,D: Đột biến số lượng NST.


Câu 37:

Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng NST trong tế bào?

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng NST trong tế bào


Câu 38:

ở sinh vật nhân sơ, loại phân tử nào sau đây có cấu trúc hai mạch xoắn kép?

Xem đáp án

Đáp án A

ADN là loại phân tử nào sau đây có cấu trúc hai mạch xoắn kép.


Câu 39:

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu đúng về đột biến cấu trúc NST là B

A sai, đột biến chuyển đoạn trên 1 NST không làm thay đổi số lượng gen

C sai, đột biến đảo đoạn chứa tâm động sẽ làm thay đổi hình dạng NST.

D sai, dạng đột biến này có thể gặp ở cả ĐV và THỰC VẬT


Câu 40:

Một loài thực vật, A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Biết không xảy ra đột biến mới, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D

A đúng, Aaaa × Aaaa → 3A---:1aaaa

B đúng, AAaa × AAaa → có thể thu được 5 kiểu gen: AAAA; AAAa; AAaa;Aaaa ;aaaa

C đúng, AAaa × aa → (5/6A-:1/6 aa)a → 5 cây cao : 1 cây thấp

D sai, cơ thể tứ bội giảm phân cho tối đa 3 loại giao tử: AAaa → 1/6AA:4/6Aa:1/6aa


Câu 41:

Trong các mức cấu trúc siêu hiên vi của nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?

Xem đáp án

Đáp án B

Sợi cơ bản có đường kính 11nm


Câu 42:

Một loài thực vật có kiểu gen AaBb, cặp gen Aa và Bb lần lượt nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 1 và số 3. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân II. cặp nhiễm sắc thể số 3 phân li bình thường, khi đó số tạo ra các loại giao tử có kiểu gen:

Xem đáp án

Đáp án D

Nhận định đúng về cơ chế phát sinh đột biến gen là: D (SGK trang 20)

A sai, virus có thể gây đột biến gen, chúng cài xen hệ hen của chúng vào hệ gen của tế bào chủ.

B sai, G* gây đột biến thay cặp G-X bằng cặp A-T

C sai, tác động của tia UV có thể làm cho 2 timin trên cùng 1 mạch liên kết với nhau.


Câu 43:

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cơ chế phát sinh đột biến gen?

Xem đáp án

Đáp án D

Cặp NST 1 không phân ly trong GP II tạo AA; aa; O

Cặp NST số 3 phân ly bình thường → B, b

Loại giao tử có thể được tạo ra là: AAb, AAB, aaB, aab, B, b.


Câu 44:

Một đoạn phân tử ADN có tổng cộng 1200 nu, tỉ lệ A/G = 2/3, tổng số liên kết hidro hình thành giữa 2 mạch là:

Xem đáp án

Đáp án D

A/G = 2/3 ; 2A + 2G = 1200 → A = 240; G = 360

→ Tổng số liên kết hidro = 2A + 3G = 2×240 + 3×360 = 1560


Câu 45:

Trong cấu trúc của gen, không xuất hiện loại nu nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án C

Gen là 1 đoạn phân tử ADN chứa trình tự mã hóa cho các sản phẩm. Được cấu tạo từ 4 loại nucleotit: A (Adenin); T (Timin); G (Guanin); X (Cytosine), Uraxin là nucleotit có mặt trong phân tử ARN


Câu 47:

 Ở một loài thực vật, quá trình phân bào ở cơ thể đực bị rối loạn, tạo ra loại giao tử đột biến chứa n - 2 nhiễm sắc thể. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra:

Xem đáp án

Đáp án C

Giao tử n - 2 kết hợp với giao tử n bình thường sẽ tạo ra cơ thể 2n - 1 - 1 (thể một kép) do trong giao tử đột biến n - 2, 2 chiếc NST bị mất nằm ở 2 cặp NST khác nhau.


Câu 48:

Để khởi động cho quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza sẽ bám vào vùng nào sau đây trên gen cấu trúc:

Xem đáp án

Đáp án B

Để khởi động quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza sẽ nhận biết và bám vào các trình tự đặc biệt trong vùng điều hòa của gen


Câu 49:

Liên kết peptit là loại liên kết có mặt trong phân tử nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Liên kết peptit được tạo thành giữa 2 axit amin, là liên kết có mặt trong phân tử protein.


Câu 50:

Một gen có chiều dài 5100 Å, trong đó số nu loại G nhiều hơn số nu loại A là 10%, Số nu loại G có trong gen là

Xem đáp án

Đáp án B

Tổng số nu của gen là: (5100: 3.4) × 2 = 3000 nu

Ta có %G - %A = 10%, mặt khác %G + %A = 50% → %G = 30%

Số nu loại G = 3000 × 30% = 900 nu.


Bắt đầu thi ngay