Thứ năm, 28/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P1)

  • 7844 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sau 1 trận cháy rừng, số lượng các loài thực vật trong khu rừng suy giảm nghiêm trọng. Sau một thời gian dài đã xuất hiện trở lại một quần thể mới với số lượng tương đương quần thể ban đầu. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng:

I. Quần thể đã chịu ảnh hưởng của yêu tố ngẫu nhiên.

II. Quần thể phục hồi có thể có vốn gen nghèo nàn hơn quần thể trước lúc giảm sút.

III. Quần thể này phục hồi tại nơi ở cũ nên không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

IV. Đây là quá trình diễn thế thứ sinh.

Xem đáp án

Đáp án A

I. Đúng.

II. Đúng

III. Sai. Quần thể vẫn chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.

IV. Đúng. Diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sinh sống.Đáp án A

I. Đúng.

II. Đúng

III. Sai. Quần thể vẫn chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.

IV. Đúng. Diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sinh sống.


Câu 3:

Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuỗi thức ăn được mô tả trong hình:

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.

II. Quan hệ giữa loài I và loài K là quan hệ cạnh tranh khác loài.

III. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của các loài còn lại.

IV. Loài K là sinh vật tiêu thụ bậc 4 và 5.

Xem đáp án

Đáp án A

I Sai. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích. (A-B-C-G-H-K-L)

II Đúng, do loài I và loài K đều có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau. đều sử dụng loài E làm thưc ăn.

III Đúng.

IV Sai. Loài K là sinh vật tiêu thụ bậc 3; 4; 5.


Câu 4:

Điều nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án B

A – Đúng.

B – Sai. Kích thước của quần thể khác nhau giữa các loài.

C – Đúng.

D – Đúng.


Câu 5:

Quan hệ nào sau đây thể hiện cho mối quan hệ hội sinh?

Xem đáp án

Đáp án A

Quan hệ hội sinh là quan hệ hợp tác mà 1 bên có lợi, bên còn lại không có lợi và cũng không bị hại.

A – Quan hệ hội sinh.

B – Quan hệ nửa kí sinh.

C – Quan hệ cộng sinh.

D – Quan hệ kí sinh.


Câu 8:

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

A. Đúng. Do vùng xích đạo có sự biến thiên về nhiệt độ nhỏ hơn vùng xích đạo

B – Đúng.

C – Đúng.

D – Sai. Khi vượt quá điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.


Câu 9:

Cho lưới thức ăn như hình bên, các loài sinh vật lần lượt được kí hiệu là A, B, C, D, E, F, G, H, I. Biết A là sinh vật sản xuất, E là sinh vật tiêu thụ. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

I. Lưới thức ăn có tối đa 6 chuỗi thức ăn.

II. Có 3 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.

III. Loài E có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc 4.

IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G.

Xem đáp án

Đáp án B

I. – Đúng.

II. – Sai. Chỉ có 2 loài là A và E.

III. – Đúng.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong chuỗi thức ăn: A → F → E.

+ Sinh vật tiêu thụ bậc 4 trong chuỗi thức ăn: A → G → F → D → E.

IV – Đúng. Loài F tham gia 3 chuỗi thức ăn, loài G tham gia 2 chuỗi thức ăn.


Câu 10:

Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây một loài được lợi và loài kia bị hại?

Xem đáp án

Đáp án B

Mối quan hệ mà một loài được lợi và loài kia bị hại là: ký sinh vật chủ, và sinh vật này ăn sinh vật khác.

Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm thì 1 loài bị hại, 1 loài không được lợi.

Mối quan hệ cạnh tranh thì cả 2 loài không được lợi


Câu 12:

Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ?

Xem đáp án

Đáp án A

Dạng biến động số lượng cá thể thuộc dạng không theo chu kỳ là:

A. Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt.

Đáp án A.

B là biến động theo chu kỳ nhiều năm (7 năm), C là biến động theo chu kỳ ngày đêm, D là biến động theo chu kỳ mùa.


Câu 14:

Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh là ví dụ về quan hệ

Xem đáp án

Đáp án C

Cây tỏi vô tình làm ức chế hoạt động của VSV nên đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm


Câu 15:

Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu đúng là: C

Ý D sai vì ngoài giới hạn sinh thái sinh vật sẽ chết


Câu 17:

Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm:

Xem đáp án

Đáp án B

Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm: kích thước cơ thể nhỏ, sinh sản nhanh


Câu 18:

Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 185 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2012 là 12 cá thể/ ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tại thời điểm cuối năm 2012, quần thể có tổng số 2220 cá thể.

II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/ năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể ít hơn 2250

III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 10%/ năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 13, 23 cá thể/ha

IV. Sau 1 năm, nếu quần thể có tổng số cá thể là 2115 cá thể thì chứng tỏ tỉ lệ sinh sản thấp hơn tỉ lệ tử vong.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính số lượng cá thể sau n năm:

N = No × (1 + r)n (tương tự công thức tính lãi kép trong toán học); r = (tỷ lệ sinh +tỷ lệ nhập cư) – (tỷ lệ tử + tỷ lệ xuất cư): tỷ suất gia tăng tự nhiên

Mật độ = N/S (S là diện tích)

Cách giải:

I đúng, tổng số cá thể là: 185 ×12=2220

II sai, sau 1 năm, số cá thể của quần thể là: 2220(100% + (12% - 9%) ≈2287 cá thể

III đúng, 2220×1+ 0.15 - 0,12185=13,23 cá thể/ha

IV đúng, vì tỷ lệ tử vong cao nên số lượng cá thể giảm


Câu 19:

Trường hợp nào sau đây không thể hiện cho mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác?

Xem đáp án

Đáp án C

VD C thể hiện mối quan hệ kí sinh


Câu 20:

Khi nói về diễn thế nguyên sinh nhận xét nào sau không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu sai là A


Câu 25:

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống


Câu 27:

Môi trường sống của vi khuẩn nốt sần Rhizobium cộng sinh trong rễ cây họ đậu là

Xem đáp án

Đáp án C

Vi khuẩn nốt sần Rhizobium cộng sinh trong rễ cây họ đậu nên môi trường là sinh vật (cây họ Đậu)


Câu 28:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kích thước quần thể?

Xem đáp án

Đáp án B

Kích thước của quần thể là:số lượng cá thể của quần thể ( hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể

Phát biểu đúng là B, khi đó khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường không đáp ứng được, các cá thể cạnh tranh với nhau, làm giảm kích thước quần thể về mức ổn định

Ý A sai vì Khi kích thước giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể có thể bị diệt vong

Ý C sai vì Kích thước tối thiểu là số cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển

Ý D sai vì đây là mật độ cá thể


Câu 29:

Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

Xem đáp án

Đáp án A

Quan hệ cạnh tranh trong quần thể đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường


Câu 30:

Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỷ lệ tử vong là 8%/năm và tỷ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp:

Áp dụng công thức tính tỉ suất tăng dân số tự nhiên = (tỉ lệ sinh + tỷ lệ nhập cư) – (tỉ lệ tử + tỷ lệ xuất cư)

Cách giải:

Sau 1 năm số lượng cá thể của loài là 11000× (1 + (12% - 8% - 2%)) =11220 cá thể


Câu 31:

Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

Xem đáp án

Đáp án D

Mối quan hệ hỗ trợ cùng loài được thể hiện ở phương án D

A,B,C đều là cạnh tranh cùng loài.


Câu 32:

Có một lưới thức ăn dưới đây, khi nguồn thức ăn ban đầu bị nhiễm DDT, động vật nào có khả năng bị nhiễm độc nặng nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Loài bị nhiễm độc nặng nhất là loài ở bậc dinh dưỡng cao nhất


Câu 34:

Nhân tố sinh thái có ảnh hưởng thường xuyên rõ rệt nhất đối với sinh vật là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 35:

Sắp xếp các mối quan hệ sau theo nguyên tắc: Mối quan hệ chỉ có loài có lợi → Mối quan hệ có loài bị hại → Mối quan hệ có nhiều loài bị hại.

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá.             (2) Chim mỏ đỏ và linh dương.

(3) Cá ép sống bám cá lớn.                                                             (4) Cú và chồn.

(5) Cây nắp ấm bắt ruồi.

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có trình tự: (2): cả hai loài đều có lợi → (3) 1 loài có lợi, 1 loài không có lợi→(5) 1 loài có lợi, 1 loài bị hại →(1) 1 loài không có lợi, 1 loài bị hại →(4) hai loài đều bị hại (cạnh tranh nguồn thức ăn)


Câu 36:

Trong mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã

Xem đáp án

Đáp án C

Các mối quan hệ hỗ trợ trong quần xã: cộng sinh (+ +); hội sinh (+ O); Hợp tác (+ +)

Như vậy ít nhất có một loài hưởng lợi và không có loài nào bị hại.


Câu 37:

Khi nói về chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nước luận chuyển theo vòng tuần hoàn chủ yếu nhờ tác động của sinh vật.

II. Nước trở lại khí quyển chủ yếu nhờ sự thoát hơi nước của thực vật.

III. Sử dụng nước lãng phí làm cạn kiệt nước mặt và nước ngầm.

IV. Phá rừng làm giảm lượng nước ngầm trong đất.

Xem đáp án

Đáp án C

Các phát biểu đúng là III, IV

Ý IV đúng vì phá rừng làm nước chảy nhanh hơn, khó thấm vào đất để trở thành nước ngầm

Ý I sai vì tác động của sinh vật chỉ là 1 phần trong chu trình nước

Ý II sai vì nước trở lại khí quyển nhờ thoát hơi nước và bốc hơi nước trên mặt đất, biển, ao hồ…


Câu 38:

Khoảng thuận lợi của nhân tố sinh thái là khoảng mà tại đó

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 40:

Đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng của quần thể sinh vật trong tự nhiên thường có dạng hình chữ S, giải thích nào sau đây là đúng

Xem đáp án

Đáp án B

Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vừa bước vào điểm uốn trên đồ thi sinh trưởng của quần thể, sau điểm uốn, tốc độ sinh trưởng của quần thể giảm dần.


Câu 42:

Mối quan hệ giữa hai loài mà trong đó có một loài không có lợi mà cũng không bị hại là

Xem đáp án

Đáp án B

Hội sinh (0 +); ức chế cảm nhiễm (0 -); cạnh tranh (- -); cộng sinh (+ +); hợp tác (+ +)


Câu 44:

Sơ đồ bên mô tả mọt số giai đoạn của chu trình nito trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện

2. Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện

3. Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nito cung cấp cho cây sẽ giảm.

4. Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định đạm thực hiện

Xem đáp án

Đáp án C

Xét các phát biểu

1. sai, quá trình phản nitrat hóa là d, quá trình a xảy ra trong cơ thể thực vật

2. sai, giai đoạn c do vi khuẩn nitrat hóa thực hiện

3. đúng, vì đây là quá trình phản nitrat hóa làm giảm lượng nito trong đất

4. đúng


Câu 45:

Ổ sinh thái của loài là:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 46:

Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

* Những nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể.

- Mức sinh sản:

+ Mức sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

+ Mức sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ, số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể,... và tỉ lệ đực/cái của quần thể.

+ Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi, mức sinh sản của quần thể thường bị giảm sút.

- Mức tử vong:

+ Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.

+ Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các điều kiện sống của môi trường như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật, lượng thức ăn có trong môi trường, số lượng kẻ thù,... và mức độ khai thác của con người.

- Phát tán cá thể của quần thể sinh vật:

+ Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể.

+ Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,... hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Mức độ xuất cư tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật trội, sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể trở lên gay gắt.

* Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư. Trong đó sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

+ Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên thì sẽ dẫn tới thiếu nguồn sống, khi đó sự cạnh tranh cùng loài sẽ tăng lên, sức sinh sản giảm, tử vong tăng, xuất cư tăng làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

+ Khi số lượng cá thể giảm thì nguồn sống trong môi trường trở nên dồi dào làm tăng tỉ lệ sinh sản, giảm tỉ lệ tử vong, nhập cư tăng dẫn tới làm tăng số lượng cá thể.


Câu 47:

Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi ?

(1) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.

(2) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

(3) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng

(4) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn

(5) Cá ép sống bám trên cá lớn.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Cả 2 loài đều không được lợi( ức chế cảm nhiễm: - -)

(2) Tầm gửi được lợi, còn cây thân gỗ không ( ký sinh: - +)

(3) Cây phong lan được lợi, cây gỗ không được lợi.( hội sinh: 0 +)

(4) Cây nắp ấm được lợi, ruồi bất lợi ( sinh vật này ăn sinh vật khác: + -)

(5)Cá  ép được lợi, cá lớn không được lợi ( hội sinh: 0 +)

Vậy số ý đúng là: 2,3,4,5


Câu 50:

Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể ?

Xem đáp án

Đáp án D

Các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ quần thể là các nhân tố sinh thái vô sinh


Bắt đầu thi ngay