Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết

615 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải chi tiết (P10)

  • 7973 lượt thi

  • 53 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng

Xem đáp án

A à  sai. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.

B à đúng. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.

C à sai. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bổ theo tầng.

D. à sai. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.

Vậy: B đúng


Câu 2:

Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là

Xem đáp án

Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Việc nuôi này tránh được sự cạnh tranh giữa các loài khác nhau, trong khi đó lại tận dụng được nguồn sống tối đa, nuôi được số lượng lớn trong một không gian vừa phải => mang lại giá trị kinh tế cao.

Chọn đúng/sai

A à  sai. Tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn.

B à  sai. Hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực.

C. à  đúng.

D. à sai. Tăng cường mồi quan hệ cộng sinh giữa các loài.

Vậy: C đúng


Câu 3:

Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

A. à  sai. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó. (Lượng cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng nhiều hay ít là lệ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó).

B. à  sai. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO). (Cacbon tham gia vào chu trình dưới dạng CO2.

C. à  đúng. Vì một phần nhỏ cacbon trong các lớp trầm tích như mỏ than, mỏ dầu,...

D. à  sai. Toàn bộ lượng Caobon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí. (Một phần quay trở lại).

Vậy: C đúng


Câu 4:

Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sổng thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ

Xem đáp án

Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì chúng cùng sử dụng giống một loại thức ăn. Mà nhiều loài sử dụng cùng một loại thức ăn thì dẫn đến cạnh tranh nhau =>sẽ dẫn đến phân li ổ sinh thái.

B. Làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt à  cạnh tranh không dẫn đến tiêu tiêu diệt các loài

C. Làm tăng thêm nguồn sổng trong sinh cảnh cạnh tranh không làm thay đổi nguồn sống.

D. Làm gia tang số lượng cá thể của mỗi loài -> cạnh tranh không làm thay đổi nguồn sống.

Vậy: A đúng


Câu 5:

Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây?

Xem đáp án

Chu trình nitơ:

Bằng con đường vật lý, hóa học và sinh học, nitơ kết hợp với ôxi và hiđrô tạo nên gốc  NH4+ và NO3-  cung cấp cho đất, nước. NH4+ và  NO3-được thực vật hấp thụ và tổng hợp chất sống (prôtêin, acid nuclêic) và từ đó cung cấp cho động vật nối tiếp trong chuỗi, lưới thức ăn. N trả lại cho khí quyển nhờ các nhóm vi sinh vật phản nitrat.

Vậy: A đúng


Câu 6:

Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?

(1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng.

(2) Chim cu gáy thưởng xuất hiện nhiều vào thởi gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm.

(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hoá học.

(4) Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm mạnh do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt.

Xem đáp án

=> số lượng này giảm bất thưởng, không theo 1 chu kì nào cả biến động không theo chu kì.

=> Số lượng này tăng vào mùa thu hoạch ngô hàng năm ó biến động theo chu kì mùa.

=> Số lượng này giảm bắt thưởng, không theo 1 chu kì nào cả ó biến động không theo chu kì.

=> Số lượng này giảm mạnh đúng theo chu kì 10 – 12 năm một lần ó biến động theo chu kì nhiều năm.

Vậy: A đúng (2,4)


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

Xem đáp án

A. à  đúng. Biến tướng của mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi là quan hệ vật chủ - vật kí sinh.

B à  sai. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh, (trâu, bò, dê, cừu,...)

C à đúng. Các loài càng gần nhau thì thưởng sử dụng giống 1 loại thức ăn => dễ xảy ra cạnh tranh nhau => dễ xảy ra phân li ổ sinh thải.

D à đúng. Nhở có sự cạnh tranh đó mà các loài mới tiến hóa ngày càng cao hơn, thích nghi hơn.

Vậy: B đúng


Câu 8:

Trong các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật?

Xem đáp án

Đặc trưng cơ bản của quần xã: độ đa dạng về loài; cấu trúc của quần xã; sự phân bố các loài trong không gian

A . Nhóm tuổi à  đặc trưng của quần thể

B. Tỉ lệ giới tính à đặc trưng của quần thể.

C. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích hay gọi là mật độ à  đặc trưng của quần thể.

Vậy: D đúng


Câu 9:

Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?

Xem đáp án

Tài nguyên không tái sinh: khoảng sản nhiên liệu, nguyên liệu.

- Tài nguyên tái sinh: rừng và lâm nghiệp, đất và nông nghiệp, tài nguyên thuỷ sản.

Vậy: C đúng


Câu 10:

Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?

Xem đáp án

A à  sai. Vì thuộc quan hệ giữa vật kí sinh - vật chủ.

B à sai. Vì thuộc quan hệ ức chế cảm nhiễm.

C à sai. không thuộc quan hệ nào cả.

D à đúng. Vì thuộc quan hệ cạnh tranh giữa 2 loài ( 2 loài có cùng nhu cầu sống mà cùng sống trong 1 không gian).

Vậy: D đúng


Câu 11:

Vi khuẩn cố định nitơ trong đất đã biến đổi nito diễn ra theo trình tự nào sau đây?

Xem đáp án

Vi khuẩn cố định nitơ trong đất đã biến đổi: dạng N2 tự do thành dạng NH4+

Tóm tắt quá trình:

Vậy: C đúng


Câu 12:

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

A. à đúng. Tỉ lệ giới tính thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống => chính là đặc trưng về tỉ lệ giới tính quần thể.

B. à  sai. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài, không phải đặc trưng về kích thước quần thể.

C. à đúng. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tuỳ theo điều kiện của môi trường sống =>chính là đặc trưng về mật độ quần thể.

D. à đúng. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S =>chính là đặc trưng về kiểu tăng trưởng của quần thể.

Vậy: B đúng


Câu 13:

Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

Xem đáp án

Quan hệ cạnh tranh:

Quan hệ này giữa các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ thắng còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 cùng bị hại.

Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.

Khi trong quần xã tồn tại 2 loài có cùng nhu cầu sống (ăn cùng loại thức ăn) à  cạnh tranh. Ví dụ: cây trồng với cỏ dại; hổ và báo.

Vậy: A đúng


Câu 14:

Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?

Xem đáp án

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã. Trong nông nghiệp, sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các loài gây hại khác. Ví dụ: sử dụng ong kí sinh để diệt bọ dừa, sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xươmg rồng bà.

Vậy: A đúng


Câu 15:

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa

Xem đáp án

Sự phân tầng các loài trong không gian của quần xã: mọi loài có nhu cầu riêng dẫn đến sự phân tầng trong không gian, sự phân tầng giúp giảm nhẹ sự cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

A à sai. Tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

B. à sai. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

D. à sai. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.

Vậy: C đúng


Câu 16:

Cây trồng hấp thu nitơ trong đất dưới dạng nào?

Xem đáp án

Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+và NO3- Trong cây NO3- được khthành NH4+. Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật:

Vậy: D đúng


Câu 17:

Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?

I. Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.

II. Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.

III. Trồng các loại cây đúng thời vụ.

IV. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.

Xem đáp án

(1) à đúng. Khi trồng xen cây sẽ tránh được sự cạnh tranh nhau về nguồn sống. Ví dụ trồng xen giữa cây ưa bóng và ưa sáng.

(2) à sai.

(3) à đúng. Mỗi loại cây có khả năng thích nghi với một điều kiện khí hậu khác nhau; mỗi mùa, mỗi khu vực trong năm có một điều kiện khác nhau => việc lựa chọn loại cây thích nghi với khu vực đó vào mùa nào là rất cần thiết.

(4) à  đúng. Trong một thủy vực, nếu ta nuôi ghép các loài cá mà mỗi loài sống và tìm thức ăn ở một tầng nước khác nhau,... => tránh được sự cạnh tranh với nhau và tận dụng được nguồn sống tối đa.

Vậy: B đúng


Câu 18:

Nghiên cứu 1 quần thể chim cánh cụt gồm 2000 cá thể người ta nhận thấy tỉ lệ sinh sản, tử vong hàng năm khoảng 4,5% và 1,25% so với tổng số cá thể của quần thể. Kích thước của quần thể là bao nhiêu sau thời gian 2 năm?

Xem đáp án

Kích thước quần thể tại thời điểm t: Nt = No + B - D + I - E. Với: N0 = 2000 (ban đầu)

B = 4,5% một năm D = 1,25% một năm và I, E = 0

Sau 1 năm   = No + B – D + I - E = 2000 + 2000.0,045 - 2000.0,0125 = 2065

Sau năm thứ 2 =  + B - D + I - E = 2065 + 2065.0,045 - 2065.0,0125 = 2132

Vậy: A đúng


Câu 19:

Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?

Xem đáp án

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời gian nhất định có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới.

A, B, D à đúng

C. à sai. Các con chim sống trong một khu rừng thuộc nhiều quần thể khác nhau ( chim có nhiều loài khác nhau )

Vậy: C đúng


Câu 20:

Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ

Xem đáp án

Rễ cây cung cấp môi trường sống và nhiều chất cần thiết cho vi khuẩn nốt sần. Vi khuẩn nổt sần chuyển hóa N2 trong không khí để cung cấp N cho cây họ đậu => 2 loài này cộng sinh

Vậy: A đúng


Câu 21:

Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là

Xem đáp án

Loài ưu thế: là loài (có thể nhiều loài) đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chúng mạnh. Quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

Vậy: B đúng


Câu 22:

Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

(1) Môi trường chưa có sinh vật.

(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).

(3)  Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.

(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là

Xem đáp án

Diễn thể nguyên sinh: Khởi đầu môi trường trống trơn (giai đoạn đầu) à Tiếp theo là 1 dãy các quần xã tuần tự thay thế (giai đoạn giữa) à kết quả hình thành quần xã ổn định (đỉnh cực) trong 1 thời gian dài (giai đoạn cuối). (1) à (3) à (4) à (2).

Vậy: B đúng


Câu 23:

Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học?

Xem đáp án

A. à sai. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường.

B. à sai. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường.

C. à sai. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi

D.  à đúng. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

Vậy: D đúng


Câu 24:

Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô à Sâu ăn lá ngô à Nhái à Rắn hổ mang à Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ

Xem đáp án

Cho chuỗi thức ăn:

Cây ngô à (SVSX - Bậc dinh dưỡng cấp 1 ) à Sâu ăn lá ngô à ( Sinh vật tiêu thụ ( SVTT) bậc 1 – Bậc dinh dưỡng cấp 2) à Nhái à (SVTT bậc 2 – Bậc dinh dưỡng cấp 3) à Rắn hổ mang à ( SVTT bậc 3 – Bậc dinh dưỡng cấp 4) à Diều hâu à (SVTT bậc 4 – Bậc dinh dưỡng cấp 5)

Vậy: C đúng


Câu 25:

Trong đất có thể xảy ra quá trình chuyển hóa nitơ phân tử (NO3 N2), quá trình này gọi là gì?

Xem đáp án

Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hoá nitrat thành nitơ phân tử (  à N2) do các VSV kị khí thực hiện, do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất nitơ.

Vậy: D đúng


Câu 26:

Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng E1 - Nino là kiểu biến động

Xem đáp án

Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El - Nino; cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm mạnh do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt. Đây là kiểu biến động số lượng theo chu kì nhiều năm.

Vậy: B đúng


Câu 27:

Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lơn nhất?

Xem đáp án

Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn thì sinh vật sản xuất (SVSX) có tổng sinh khối lớn nhất, (SVSX nằm ở bậc dinh dưỡng cấp 1 (tự tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ) có tổng sinh khối lớn nhất, nhờ đó mới cung cấp năng lượng cho bậc dinh dưỡng phía sau,... và qua mỗi bậc dinh dưỡng tổng năng lượng mất đi khoảng 90%)

Vậy: D đúng


Câu 28:

Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được

Xem đáp án

Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được giải phóng ra môi trường dưới dạng nhiệt mà không bao giờ trở lại ban đầu (ban đầu là quang năng của ánh sáng mặt trời).

A. à sai. Tái sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.

B. à đúng. Giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt.

C. à sai. Trở lại môi trường ở dạng ban đầu.

D. à sai. Tích tụ ở sinh vật phân giải.

Vậy: B đúng


Câu 29:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp sinh thái?

Xem đáp án

Các loại hình tháp sinh thái

- Tháp số lượng: dựa trên tổng số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích (có nhiều dạng).

- Tháp sinh khối: dựa trên tổng khối lượng của tất cả các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích hay thể tích (có nhiều dạng)

- Tháp năng lượng: dựa trên tổng năng lượng được tích luỹ ở mỗi bậc dinh dưỡng trên cùng 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian (đây là tháp chuẩn nhất, luôn có một dạng đáy lớn đỉnh bé).

Như vậy: B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.

Vậy: B đúng


Câu 30:

Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

A. à đúng. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. Vì một phần C tách ra khỏi chu trình lắng đọng và tạo lớp trầm tích.

B. à đúng. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

C. à sai. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật. (CO2 được trả lại môi trường do hô hấp, đốt cháy, hoạt động của con người,...).

D. à đúng. Vì thực vật lấy CO2, H2O để tổng hợp ra chất hữu cơ đầu tiên nhờ thực vật có sắc tố quang hợp.

Vậy: C đúng.


Câu 31:

Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm.

Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là:

Xem đáp án

Kích thước quần thể tại thời điểm t: Nt = No + B – D + I – E. Với No = 11000 (ban đầu)

B= 12% một năm, D= 8% một năm, I=0; E= 2%

Sau 1 năm Nt = No + B – D + I – E = No + No.12% - No.8% + 0 – No.2% = 11220

Vậy: D đúng


Câu 32:

Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật

Xem đáp án

A à đúng. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu => kiểu tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (đồ thị tăng trưởng hình chữ J).

B à sai. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. (Mức sinh sản lớn hơn hay nhỏ là tùy từng thời điểm).

C à sai. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. (Mức sinh sản lớn hơn hay nhỏ là tùy từng thời điểm).

D à sai. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.

Vậy: A đúng


Câu 33:

Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều

Xem đáp án

Tất cả các dạng năng lượng được sinh vật hấp thụ cuối cùng đều

A à sai. Chuyển cho các sinh vật phân giải.

B à sai. Sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.

C à sai. Chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo.

D à đúng. Giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt năng.

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ SVSX à các bậc dinh dưỡng à môi trường dưới dạng nhiệt, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.

Vậy: D đúng


Câu 34:

Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái

Xem đáp án

Trong hệ sinh thái: năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao hơn. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm (do thất thoát phần lớn 90%). Năng lượng được truyền theo một chiều từ SVSX -- các bậc dinh dưỡng -- môi trường, còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng.

A à sai. Trong hệ sinh thái, năng lượng được sử dụng lại, còn vật chất thì không

C à sai. Trong hệ sinh thái, nhóm loài có sinh khối lớn nhất là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất. (Thuộc bậc dinh dưỡng thấp nhất là SVSX).

D à sai. Trong hệ sinh thái, hiệu suất sinh thái tăng dần qua mỗi bậc dinh dưỡng.

Vậy: B đúng


Câu 35:

Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm

Xem đáp án

Chu trình cacbon:

- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit ( CO2).

- Thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ đầu tiên nhờ có quang hợp.

- Khi sử dụng và phân hủy các hợp chất chứa cacbon, sinh vật trả lại CO2 và nước cho môi trường và 1 phần đi vào các lớp trầm tích.

Vậy: A đúng


Câu 36:

Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất

Xem đáp án

Độ đa dạng lớn nhất thuộc về rừng mưa nhiệt đới.

Độ đa dạng thấp nhất thuộc về hoang mạc.

Vậy: C đúng


Câu 37:

Trong một vùng bình nguyên, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất là 3.106 Kcalo/m2/ngày. Thực vật đồng hoá được 0,35% tổng năng lượng đó đưa vào lưới thức ăn. Động vật ăn cỏ tích luỹ được 25%, còn động vật ăn thịt bậc 1 tích lũy được 1,5% năng lượng của thức ăn. Hiệu suất chuyển hoá năng lượng ở động vật ăn thịt bậc 1 so với nguồn năng lượng từ thực vật là

Xem đáp án

Năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất là 3.106 Kcalo/m2/ngày

Thực vật đồng hóa 0.35%

Sinh vật sản xuất (3.106 x 0,35% = 10500 Kcal)

Động vật tiêu thụ bậc 1 tích lũy 25%

Sinh vật tiêu thụ bậc 1 ( 10500 x 25% = 2625 Kcal)

Động vật tiêu thụ bậc 2 tích lũy 1.5%

Sinh vật tiêu thụ bậc 2 ( 2625 x 1,5% = 39 Kcal)

Vậy hiệu suất chuyển hóa năng lượng ở động vật ăn thịt bậc 1 so với nguồn năng lượng từ thực vật là  3910500×100% 0,37%

Vậy: A đúng


Câu 38:

Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Tháp sinh thái là biểu đồ phản ánh mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã (B sai). Trong ba dạng tháp (số lượng, khối lượng và năng lượng) thì tháp năng lượng con mồi bao giờ cũng đủ hoặc dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình. Hai tháp còn lại (số lượng, khối lượng) đôi khi bị biến dạng. Ví dụ: giữa vật chủ và vật kí sinh, vật chủ có số lượng ít, vật kí sinh động nên tháp có đáy nhỏ và đỉnh lớn (A sai); trong các quần xã sinh vật nổi dưới nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo phù du rất thấp trong khi sinh khối của vật tiêu thụ lại lớn, tháp trở nên mất đối (D sai).


Câu 39:

Trong mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Phần các mối quan hệ trong quần thể và quần xã các em sẽ rất dễ nhầm lẫn khi đề cố tình hỏi lừa với các phát biểu tương đối giống nhau. Các em có thể đọc tham khảo thêm trong phần Sinh Thái Học (Trang 281 – Công Phá Lí Thuyết Sinh).

 


Câu 40:

Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 50 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Mật độ là chỉ số được xác định bằng số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích


Câu 41:

Loài sinh vật A có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 25 đến 33C0, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 70% đến 95%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

- Sinh vật chỉ sống được ở môi trường có giới hạn sinh thái hẹp hơn giới hạn chịu đựng của sinh vật.

- Ở môi trường A, và môi trường C loài A sẽ chết khi nhiệt độ xuống dưới 25

- Ở môi trường D, loài A sẽ chết khi nhiệt độ lớn hơn 33

Chỉ có môi trường B thỏa mãn


Câu 42:

Dấu hiệu nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Hệ sinh thái tự nhiên có một quá trình phát triển lịch sử lâu dài và có khả năng tự phục hồi. Hệ sinh thái tự nhiên thường phức tạp về loài do đó tính ổn định là lớn hơn so với hệ sinh thái nhân tạo. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao hơn.


Câu 43:

Xét 5 loài sinh vật: Châu chấu, cá chép, trâu rừng, thằn lằn, đại bàng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài này đều có cơ quan tiêu hóa dạng ống.

II. Tất cả các loài này đều có hệ tuần hoàn kín.

III. Có 3 loài hô hấp bằng phổi, trong đó chỉ có 2 loài xảy ra trao đổi khí ở các phế nang.

IV. Có 3 loài có hệ tuần hoàn kép.

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

- I đúng: Cơ quan tiêu hóa dạng ống được hình thành ở những động vật đa bào bắt đầu từ giun.

- II sai: Châu chấu có hệ tuần hoàn hở.

- III đúng: châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí, cá chép hô hấp bằng mang. 3 loài còn lại hô hấp bằng phổi, trong đó chỉ có trâu rừng và thằn lằn xảy ra trao đổi khí ở các phế nang; đại bàng tuy hô hấp bằng phổi nhưng thông qua các ống khí.

- IV đúng: Trâu rừng, thằn lằn, đại bàng có hệ tuần hoàn kép; châu chấu và cá chép có hệ tuần hoàn đơn.


Câu 44:

Khi nói về lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu biểu sau đây đúng?

I. Quá trình diễn thế nguyên sinh luôn dẫn tới làm thay đổi mạng lưới ding dưỡng của quần xã.

II. Quá trình diễn thế thứ sinh thường không làm thay đổi số lượng chuỗi thức ăn có trong quần xã.

III. Trong một chuỗi thức ăn thường có không quá 7 loài sinh vật.

IV. Một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau nhưng trong một chuỗi thì thường chỉ có 1 loài.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Các phát biểu I và III đúng.

Tuy kết quả của diễn thế thứ sinh thường không dẫn đến một đỉnh cực như diễn thế nguyên sinh, nhưng ở giai đoạn giữa của diễn thế thứ sinh vẫn có sự biến đổi tuần tự của các quần xã, thay thế lẫn nhau. Trong quá trình đó xảy ra sự thay đổi về thành phần loài, số lượng cá thể của mỗi loài và cả về những mối quan hệ giữa các loài với nhau và giữa quần xã với môi trường. Do đó, nói trong diễn thế thứ sinh, thường không làm thay đổi số lượng chuỗi thức ăn có trong quần xã là không đúng. Một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau nhưng trong một chuỗi thì không chỉ có 1 loài mà gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau.


Câu 45:

Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật A, B, C, D, E, F, G,H, I được mô tả bằng sơ đồ hình bên. Cho biết loài A và G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 chuỗi thức ăn gồm 5 mắt xích.

II. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài D.

III. Loài F và I có sự trùng lặp ổ sinh thái.

IV. Loài D chắc chắn là vi sinh vật.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Chỉ có phát biểu số III đúng.

Trong lưới thức ăn trên có 3 chuỗi thức ăn gồm 5 mắt xích (G-H-F-C-D; G-E-F-C-D; G-E-B-C-D).

- Loài D tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F.

- Loài F và I có sự trùng lặp ổ sinh thái do 2 loài này cùng sử dụng loài H làm thức ăn, tuy nhiên sự trùng lặp này chỉ là một phần do loài F còn sử dụng loài E làm thức ăn.

- Loài D có thể là vi sinh vật nhưng cũng có thể là động vật ăn thịt bậc cao.


Câu 46:

Khi nói về quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các sinh vật trong một loài có thể thuộc nhiều quần thể khác nhau nhưng các sinh vật trong một quần thể thì chỉ thuộc một loài.

II. Trong mỗi quần thể, các cá thể có thể có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.

III. Khi nguồn sống khan hiếm thì luôn xảy ra sự cạnh tranh giữa các cá thể.

IV. Cấu trúc tuổi của quần thể có ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản của quần thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Các phát biểu số I, II, IV đúng.

Khi nguồn sống khan hiếm, có thể một số cá thể trong quần thể sẽ tách ra khỏi đàn. Mặt khác ở một số quần thể có sự phân chia đẳng cấp, thì những cá thể thuộc đẳng cấp cao dù nguồn thức ăn khan hiếm thì những cá thể này khi có con mồi nó vẫn có quyền ăn trước. Trong một số trường hợp khi thức ăn khan hiếm cũng sẽ dẫn tới sự phân hóa những cá thể của cùng loài thành nhiều quần thể khác nhau thích ứng với môi trường có nguồn thức ăn khác nhau


Câu 47:

Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong 1 chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật sản xuất như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 275 ×105kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 2: 28 × 105kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 3: 21 ×104kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 4: 165 ×105kcal; sinh vật tiêu thụ bậc 5: 1490 kcal. Tỉ lệ thất thoát năng lượng cao nhất trong quần xã là:

Xem đáp án

Đáp án D.

Hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng lần lượt như sau:

-SVTT bậc 2/SVTT bậc 1

 

-SVTT bậc 3/ SVTT bậc 2

 

-SVTT bậc 4/ SVTT bậc 3

-SVTT bậc 5/SVTT bậc 4

Tỉ lệ thất thoát năng lượng cao nhất giữa các bậc dinh dưỡng là trường hợp hiệu suất sinh thái thấp nhất: là giữa SVTT bậc 3/SVTT bậc 2 (7,50%), tương ứng với bậc dinh dưỡng cấp 4 và bậc dinh dưỡng cấp 3 (vì sinh vật sản xuất nằm ở bậc dinh dưỡng 1, các sinh vật tiêu thu xếp từ bậc dinh dưỡng 2 trở lên).


Câu 48:

Mối quan hệ đối kháng giữa các cá thể trong quần thể (cạnh tranh, kí sinh đồng loại, ăn thịt đồng loại), thường dẫn đến tình trạng

Xem đáp án

Đáp án C.

Mối quan hệ đối kháng cá thể trong quần thể giúp duy trì ổn định số lượng các cá thể trong quần thể, cạnh tranh cùng loài giúp loại thải các con yếu, không có khả năng cạnh tranh – duy trì các cá thể khỏe mạng mang nhiều đặc điểm có lợi trong quần thể


Câu 49:

Ý có nội dung không đúng khi nói về tỉ lệ giới tính là:

Xem đáp án

Đáp án D.

-Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.

-Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: điều kiện sống của môi trường, mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật, điều kiện dinh dưỡng…

Tỉ lệ giới tính của quần thẻ là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.


Câu 50:

Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.

Xu hướng trong quá trình diễn thế nguyên sinh, tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm, ổ sinh thái mỗi loài thu hẹp lại.


Câu 51:

Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hoá của cả hai loài?

Xem đáp án

Đáp án D.

Trong các mối quan hệ nói trên thì quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể con mồi và quần thể vật ăn thịt.


Câu 52:

Cá cóc Tam Đảo là loài chỉ gặp ở quần xã rừng Tam Đảo

Xem đáp án

Đáp án C

-     Loài ưu thế là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng.

-     Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi hường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã.

Ví dụ: Bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ.

-    Loài đặc trưng: Trong số các quần thể ưu thế thường có 1 quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã.

Ví dụ: Quần thể cây dừa trong quần xã sinh vật ở Bến Tre.

Các em có thể đọc thêm phần Quần Xã Sinh Vật trong sách Công Phá Lý Thuyết Sinh 2018.


Bắt đầu thi ngay