635 câu lý thuyết tổng hợp Hóa học hữu cơ có giải chi tiết (P2)
-
10568 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước brom?
CH2=CHCOOH + NaOH CH2=CHCOONa + H2O
CH2=CHCOOH + Br2 CH2Br – CHBr – COOH
Chọn C
Câu 2:
Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, phenyl axetat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
Chọn C, gồm etyl axetat CH3COOH, axit acrylic CH2=CH-COOH, phenol C6H5OH, phenylamoni clorua C6H5NH3Cl, phenyl axetat CH3COOC6H5.
Câu 3:
Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta-1,3-đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp:
Điều kiện cần để tham gia phản ứng trùng hợp là monome phải có liên kết đôi C=C hoặc vòng kém bền.
Chọn A: CH2=CH2; CH2=CH-Cl; CH2=CH-CN; CH2=CH-CH=CH2.
Câu 5:
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
Nhiệt độ sôi của anđehit thấp hơn so với ancol có cùng số C do ancol tạo được liên kết hiđro liên phân tử
Liên kết hiđro liên phân tử giữa các phân tử axit bền hơn so với liên kết hiđro giữa các phân tử ancol nên nhiệt độ sôi của ancol thấp hơn so với axit
Các loại hợp chất giống nhau thì M càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao
Nhiệt độ sôi của CH3CHO < C2H5OH < HCOOH < CH3COOH
Chọn B.
Câu 6:
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là
C2H6 và CH3CHO không có liên kết hiđro nên có tos < ancol và axit. Mà phân tử khối của C2H6 < CH3CHO nên tos của C2H6 < CH3CHO.
Liên kết hiđro của CH3COOH bền hơn C2H5OH nên tos của CH3COOH > C2H5OH.
Như vậy, nhiệt độ sôi của C2H6< CH3CHO < C2H5OH < CH3COOH
Chọn D
Câu 7:
Chất hữu cơ nào dưới đây có số nguyên tử hiđro trong phân tử là số chẵn?
Đáp án là B.
Axit glutamic = C5H9NO4
Hexametylenđiamin = C6H14N2O2
Vinyl clorua = C2H3Cl
Clorofom = CHCl3
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án là A
B sai, không điều chế ancol etylic trong phòng thí nghiệm.
C sai, cả etanal (C2H5CHO) và axit acrylic (CH2=CHCOOH) đều là mất màu nước brom.
D sai, glucozơ có tham gia phản ứng tráng gương còn saccarozơ thì không.
Câu 9:
Cho các dung dung dịch sau: Na2CO3 (1); FeCl3 (2); H2SO4 loãng (3); CH3COOH (4); C6H5ONa (thơm) (5); C6H5NH3Cl (thơm) (6); (CH3)2NH2Cl (7). Dung dịch CH3NH2 tác dụng được với các dung dịch:
Đáp án là B.
Dung dịch metylamin tác dụng được với FeCl3 (2); H2SO4 loãng (3); axit axetic (4); phenylamoni clorua (6).
FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl
2CH3NH2 + H2SO4 loãng → (CH3NH3)2SO4
CH3NH2 + CH3COOH → CH3COOH3NCH3
C6H5NH3Cl + CH3NH2 → CH3NH3Cl + C6H5NH2
Câu 10:
Cho các dung dịch sau: glucozơ (1); mantozơ (2); saccarozơ (3); axit axetic (4); glixerol (5); axetanđehit (6). Số dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
Đáp án là C.
Dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: (1); (2); (3); (4); (5).
Câu 11:
Cho các phát biểu sau:
(a) Do có liên kết hiđro, nhiệt độ sôi của axit axetic cao hơn metyl fomat
(b) Phản ứng xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng là phản ứng thuận nghịch.
(c) Axit fomic là axit yếu nhất trong dãy đồng đẳng của nó.
(d) Dung dịch 37-40% fomanđehit trong nước (fomalin) dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, ...
(e) Trong công nghiệp axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic.
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, glucozơ được dùng để pha chế thuốc.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án là B.
Phát biểu đúng là: (a); (d); (e).
(b) Phản ứng xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH đun nóng là phản ứng một chiều.
(c) Axit fomic là axit mạnh nhất trong dãy đồng đẳng của nó.
(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Câu 12:
Cho các phát biểu sau:
(a) Alanin và anilin đều là những chất tan tốt trong nước.
(b) Miozin và albumin đều là những protein có dạng hình cầu.
(c) Tristearin và tripanmitin đều là những chất rắn ở điều kiện thường.
(d) Saccarozơ và glucozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh thẫm.
(e) Phenol và anilin đều tạo kết tủa trắng với dung dịch Br2.
(f) Axit glutamic và lysin đều làm đổi màu quỳ tím.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án là B.
Phát biểu đúng là: (c); (d); (e); (f).
(a) Alanin tan tốt trong nước; anilin ít tan trong nước.
(b) Miozin (trong cơ bắp) là protein hình sợi; anbumin (trong lòng trắng trứng) là protein hình cầu.
(f) Axit glutamic làm quỳ tím chuyển đỏ; lysin làm quỳ tím chuyển xanh.
Câu 13:
Cho phản ứng hóa học sau:
Kết luận nào dưới đây về X là không đúng?
Đáp án là C.
X = C2H5OOC-COOC2H3.
C sai, X không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
Câu 14:
Chất nào dưới đây còn gọi là “đường nho”?
Chọn đáp án A
Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho
Câu 15:
Chất hữu cơ nào dưới đây chỉ có tính bazơ?
Chọn đáp án B
A. Glyxin có CTCT: NH2- [CH2]3-CH(NH2)- COOH => có 2 gốc NH2 và 1 gốc COOH nên có cả tính axit và bazo
B. Anilin có CTCT: C6H5NH2 => chỉ có tính bazo
C. Axit glutamic: HOOC- CH2-CH2-CH(NH2)- COOH => có cả tính axit và bazo
Câu 16:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
Chọn đáp án D
A,B, C đúng
D sai vì phenol không hòa tan được Cu(OH)2
Câu 17:
Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với Na2CO3?
Chọn đáp án B
A. loại ancol etylic và natri axetat không tác dụng
B. đúng
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2↑
C6H5OH + Na2CO3 → C6H5ONa + NaHCO3
2C6H5COOH + Na2CO3 → 2C6H5COONa + H2O + CO2↑
C. Loại anilin không tác dụng được
D. Loại natri phenlat không tác dụng được
Câu 18:
Cho các phát biểu sau:
a, Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
b, Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen
c, Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một d, Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2
e, Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ
g, Trong công nghiệp, axeton được sản xuất từ cumen
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án B
Các phát biểu đúng là: a), c), d), g) => có 4 phát biểu đúng
Câu 19:
Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH, C6H5NH2 (anilin), CH3COOH và HCl. Ở 25oC, pH của các dung dịch (cùng có nồng độ 0,01M) được ghi lại trong bảng sau:
Chất |
X |
Y |
Z |
T |
pH |
8,42 |
3,22 |
2,00 |
3,45 |
Nhận xét nào dưới đây là đúng?
Chọn đáp án D
X có pH = 8,42 > 7 => có môi trường bazo => X là C6H5NH2
Z có pH = 2 => là axit mạnh => Z là HCl
Y có pH = 3,22 < pH của T = 3,45 => tính axit của Y mạnh hơn của T => Y là HCOOH và T là CH3COOH.
A. Sai vì C6H5NH2 không có phản ứng tráng gương.
B. Sai HCOOH không thể điều chế được từ C2H5OH
C. Sai vì HCOOH chỉ làm mất màu dung dịch nước brom chứ không tạo kết tủa với dd nước brom
D. Đúng vì CH3COOH có thể làm giấm ăn,…
Câu 20:
Hợp chất X có công thức C6H10O5 (trong phân tử không chứa nhóm –CH2–). Khi cho X tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol X đã phản ứng. Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X → Y + H2O
(2) X + 2NaOH → 2Z + H2O
(3) Y + 2NaOH → Z + T + H2O
(4) 2Z + H2SO4 → 2P + Na2SO4
(5) T + NaOH Na CO + Q
(6) Q + H2O → G
Biết rằng X, Y, Z, T, P, Q, G đều là các hợp chất hữu cơ mạch hở. Trong các phát biểu sau:
(a) P tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol P phản ứng.
(b) Q có khả năng thúc cho hoa quả mau chín.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn T (Ni, to) thì thu được Z.
(d) G có thể dùng để sản xuất “xăng sinh học”.
Số phát biểu đúng là
Chọn đáp án C
C6H10O5 có độ bất bão hòa
X + NaHCO3 hoặc với Na đều thu được số mol khí = số mol X
=> X có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –OH
X không chứa nhóm –CH2− trong phân tử => X có CTCT là:
CH3- CH- COO- CH- COOH
OH CH3
(1) CH3-CH(OH)-COO-CH(CH3)-COOH (X) → CH2=CH(OH)-COO-CH(CH3)-COOH (Y) + H2O
(2) CH3-CH(OH)-COO-CH(CH3)-COOH (X) + 2NaOH → 2CH3-CH(OH)-COONa (Z) + H2O
(3) CH2=CH(OH)-COO-CH(CH3)-COOH (Y) + 2NaOH → CH3CH(OH)COONa (Z) + CH2=CHCOONa (T) +H2O
(4) 2CH3-CH(OH)-COONa (Z) + H2SO4 → 2CH3-CH(OH)-COOH (P) + Na2SO4
(5) CH2=CHCOONa + NaOH Na2CO3 + CH2=CH2 (Q)
(6) CH2 = CH2 (Q) + H2O → C2H5OH (G)
a) đúng: CH3-CH(OH)-COOH + Na → CH3-CH(ONa)-COONa + H2
b) đúng: C2H4 có thể làm hoa quả mau chín
c) sai vì CH2=CHCOONa + H2 → CH3CH2COONa
d) đúng vì “ xăng sinh học” là trộn 95% xăng thông thường với 5% etanol
=> có 3 phát biểu đúng
Câu 22:
Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức. Đun nóng hỗn hợp X với NaOH thu được 1 ancol và 2 muối. Kết luận nào dưới đây là đúng?
Đáp án C
Câu 23:
X là một hợp chất có công thức phân tử C6H10O5 và thỏa mãn tính chất:
X + 2NaOH 2Y + H2O
Y + HCl (loãng) → Z + NaCl
Nếu cho 0,1 mol Z tác dụng với Na dư thu được bao nhiêu mol H2?
Đáp án B.
X = HOC2H4COOC2H4COOH; Y = HOC2H4COONa;
Z = HOC2H4COOH =>
Câu 24:
Có các phát biểu:
1. Các axit béo no thường có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn axit béo không no.
2. Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C.
3. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (α và β).
4. Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng α (vòng 5 hoặc 6 cạnh).
5. Trong phân tử saccarozơ không có nhóm OH hemiaxetal.
6. Tinh bột và xenlulozơ đều thuộc loại polisaccarit.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B.
Phát biểu đúng là: (2); (3); (5); (6).
Câu 25:
Phản ứng nào dưới đây chứng tỏ rằng trong phân tử phenol có sự ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm hiđroxyl?
Đáp án A.
Gốc phenyl hút electron làm cho nguyên tử H trong nhóm -OH linh động hơn nên có thể phản ứng với NaOH
Câu 26:
Cho các nhận định sau:
(1) Axit béo là các axit monocacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh và có chẵn
nguyên tử cacbon (12C-24C).
(2) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(3) Lipit gồm nhiều loại: chất béo, sáp, steroit, photpholipit, ….
(4) Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường.
(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(6) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn.
Số nhận định đúng là
Đáp án A.
Nhận định đúng là: (1); (2); (3); (6).
(4) Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là các chất lỏng ở nhiệt độ thường. Chất béo chứa các gốc axit béo no thường là các chất rắn ở nhiệt độ thường.
(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm (hay phản ứng xà phòng hóa) là phản ứng một chiều.
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
a, Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.
b, Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.
c, Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính.
d, Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
e, Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
Số phát biểu đúng là
Đáp án A.
Phát biểu đúng là: (a); (c).
Câu 30:
Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
Đáp án A.
Chất tham gia phản ứng tráng gương là: HCHO; HCOOH; HCOOCH3
Câu 31:
Cho X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C8H12O5, mạch hở. Thủy phân hoàn toàn X thu được glixerol và 2 axit hữu cơ đơn chức Y, Z (trong đó Z hơn Y một nguyên tử cacbon). Kết luận nào dưới đây là đúng?
Đáp án B.
X có 5 nguyên tử oxi nên có 2 nhóm -COO- và 1 nhóm -OH → CY + CZ + 3 = 8; CZ = CY + 1 → CY = 2; CZ = 3 → X = CH3COO-C3H5(OH)-OOCC2H3 → B. A sai, X có 3 đồng phân. C sai, X có 3 liên kết π.
Câu 32:
Cho các dung dịch riêng biệt chứa các chất: anilin (1), metylamin (2), glixin (3), axit glutamic (4), axit 2,6- điaminohexanoic (5), H2NCH2COONa (6). Các dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là
Đáp án B.
Câu 33:
Cho các chất sau đây: CH3COOH; C2H5OH; C2H2; CH3COONa; HCOOCH=CH2; CH3COONH4. Số chất có thể được tạo ra từ CH3CHO chỉ bằng một phản ứng là
Đáp án A.
Chất có thể tạo ra từ CH3CHO chỉ bằng một phản ứng là: CH3COOH; C2H5OH; CH3COONa; CH3COONH4.
Câu 34:
Cho dãy các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p- crezol, cumen. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
Đáp án A.
Chất tác dụng với dung dịch NaOH là: etyl axetat; axit acrylic; phenol; phenylamoni clorua; p-crezol
Câu 35:
Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là
Đáp án B
Câu 36:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án A.
A đúng, các loại quần áo dệt từ tơ tằm, len lông cừu, … có thành phần là các protein, do đó không nên giặt trong xà phòng có tính kiềm.
B sai, từ hỗn hợp Gly và Ala có thể trùng ngưng thành tối đa 4 đipeptit là Gly-Gly; Gly-Ala; Ala-Ala; Ala-Gly
C sai, hemoglobin là protein phức tạp nên khi thủy phân ngoài thu được các α-amino axit còn thu được các thành phần phi protein.
D sai, Lysin có tính lưỡng tính, tức là có cả tính axit và tính bazơ.
Câu 37:
Cho các chất: phenylamoni clorua, phenol, đồng (II) axetat, glyxin, tơ nilon-6,6. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
Đáp án A.
Các chất tác dụng với dung dịch NaOH là: phenylamoni clorua; phenol; đồng (II) axetat; glyxin;tơ nilon-6,6
Câu 39:
Cho các phát biểu sau:
(1) Xà phòng hóa hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được muối và ancol
(2) Anhiđrit axetic tham gia phản ứng este hóa dễ hơn axit axetic.
(3) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, t0)
(4) Để phân biệt glucozơ và mantozơ có thể dùng nước brom
(5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau
(6) Để phân biệt anilin và phenol có thể dùng dung dịch brom
(7) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm
(8) Tơ nilon-6,6 có thể điều chế bằng phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng
(9) Chất giặt rửa tổng hợp có thể giặt rửa trong nước cứng
Số phát biểu đúng là
Đáp án A.
Phát biểu đúng là: (1); (2); (3); (7); (9).
(4) Cả glucozơ và mantozơ đều làm mất màu nước brom.
(5) Tinh bột và xenlulozơ có cùng công thức chung là (C6H10O5)n nhưng do hệ số n khác nhau nên chúng không là đồng phân của nhau.
(6) Cả anilin và phenol đều phản ứng với nước brom sinh ra kết tủa màu trắng.
(8) Tơ nilon-6,6 chỉ được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng axit ađipic và hexametylenđiamin.
Câu 40:
Có 3 chất hữu cơ thuần chức, mạch hở, thuộc các nhóm chức của chương trình phổ thông. Công thức phân tử lần lượt là C3H4O2, CH2O2 và C2H4O2. Nhóm chức của mỗi chất đều khác nhóm chức của 2 chất còn lại. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Đáp án A.
CH2O2 = HCOOH; C2H4O2 = HCOOCH3; C3H4O2 = CH2(CHO)2.