IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý 70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn cơ bản

70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn cơ bản

70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn cơ bản (P2)

  • 6422 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi vật rắn được treo bằng dây ở trạng thái cân bằng thì

Xem đáp án

Đáp án D

Khi vật rắn được treo bằng dây ở trạng thái cân bằng thì dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.


Câu 2:

Hình vẽ sau mô tả ba ô tô chở hàng leo dốc. Hình nào cho biết ô tô dễ gây tai nạn nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Hình C có trọng tâm gần đuôi xe nhất, dễ bị chệch ra khỏi mặt chân đế nhất → dễ gây tai nạn nhất.


Câu 3:

Ba vật dưới đây (hình a, b, c), vật nào ở trạng thái cân bằng bền?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng mà vật có thể tự trở về  vị trí cân bằng ban đầu được thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng bền →Vật ở hình a cân bằng bền.


Câu 4:

Một thước dẹt quay quanh một trục đi qua nó, ở ba vị trí khác nhau như hình vẽ. Trong ba trường hợp, trường hợp nào là cân bằng phiếm định?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong hình C, vật cân bằng phiếm định do có trục quay đi qua trọng tâm của vật.


Câu 5:

Chọn câu sai

Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng

Xem đáp án

Đáp án D

Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng phiếm định.


Câu 6:

Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng

Xem đáp án

Đáp án A

Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó M = Fd.


Câu 7:

Biểu thức hợp lực của hai lực song song cùng chiều là:

Xem đáp án

Đáp án B

Hợp lực là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực. 

- Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa 2 điểm thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn 2 lực. 


Câu 8:

Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Momen lực là nguyên nhân làm cho tốc độ góc của vật thay đổi.


Câu 9:

Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án A

Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào tốc độ góc của vật mà phụ thuộc vào khối lượng của vật và vào sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay. Khối lượng càng lớn và được phân bố càng xa trục quay thì momen quán tính càng lớn và ngược lại.


Câu 10:

Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc ω = 6,28 rad/s (bỏ qua ma sát). Nếu momen lực tác dụng lên nó mất đi thì

Xem đáp án

Đáp án C

Khi bị mất momen lực thì không còn lực nào tác dụng vào vật nhưng vật vẫn còn momen quán tính nên vật sẽ quay đều với tốc độ góc ω = 6,28 rad/s.


Câu 11:

Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Các điểm trên vật rắn (không thuộc trục quay)

Xem đáp án

Đáp án D

Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Các điểm trên vật rắn (không thuộc trục quay) ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc góc.


Câu 12:

Một vật rắn chịu tác dụng của một lực F. Chuyển động của vật là chuyển động

Xem đáp án

Đáp án D

Nếu chỉ có dữ kiện là vật rắn chịu tác dụng của một lực F thì chưa đủ để kết luận về chuyển động của vật.


Câu 13:

Tác dụng một lực F có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ

Xem đáp án

Đáp án B

Tác dụng một lực F có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ chuyển động tịnh tiến.


Câu 14:

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không chuyển động tịnh tiến dưới tác dụng của các lực khi

Xem đáp án

Đáp án D

Muốn vật rắn không chuyển động tịnh tiến thì hợp lực phải bằng 0.


Câu 15:

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay dưới tác dụng của các lực khi

Xem đáp án

Đáp án D

Muốn vật rắn không chuyển động quay thì tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0.


Câu 16:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Khối tâm của vật có thể không nằm trong vật, ví dụ khối tâm của vòng nhẫn.


Câu 17:

Vật rắn có chuyển động tịnh tiến khi

Xem đáp án

Đáp án A

Vật rắn có chuyển động tịnh tiến khi hợp lực các lực tác dụng có giá qua khối tâm.


Câu 18:

Đơn vị của momen ngẫu lực là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d

- Đơn vị là N.m


Câu 19:

Ngẫu lực có tác dụng làm vật rắn

Xem đáp án

Đáp án A

Ngẫu lực có tác dụng làm vật rắn chuyển động quay.


Câu 20:

Momen lực được xác định bằng công thức

Xem đáp án

Đáp án B

Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d

- Đơn vị là N.m

- Khoảng cách d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực


Câu 21:

Ngẫu lực là hệ hai lực

Xem đáp án

Đáp án A

Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một lực.


Câu 22:

Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực sẽ

Xem đáp án

Đáp án C

Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực sẽ chuyển động quay.


Câu 23:

Vật rắn không có trục quay cố định, chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì trọng tâm của vật

Xem đáp án

Đáp án A

Vật rắn không có trục quay cố định, chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì trọng tâm của vật đứng yên.


Câu 24:

Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh

Xem đáp án

Đáp án A

Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh trục đi qua trọng tâm


Câu 25:

Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh

Xem đáp án

Đáp án B

Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh trục cố định đó.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương