IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý 75 câu trắc nghiệm Chất khí cơ bản

75 câu trắc nghiệm Chất khí cơ bản

75 câu trắc nghiệm Chất khí cơ bản ( P2)

  • 13722 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phương trình trạng thái của khí lý tưởng đúng cho trường hợp:

Xem đáp án

Đáp án: B

Phương trình trạng thái của khí lý tưởng đúng cho trường hợp với cùng một lượng khí không đổi → khối lượng khí không đổi.


Câu 2:

Điều kiện nào sau đây đúng với quy tắc điều kiện tiêu chuẩn?

Xem đáp án

Đáp án: A

Người ta quy ước điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và áp suất như sau:

+ Nhiệt độ:

+ áp suất: p0 = 760mmHg ↔ p0 = 1,013.105 Pa.

Hằng số của khí lí tưởng (R): Đối với 1 mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn thì

gọi là hằng số của khí lí tưởng.

 Với p0 = 1,013.105 Pa; T0 =273oK; V0 = 22,4l/mol, các phép tính cho thấy giá trị của R là: R = 8,31J/mol.K


Câu 3:

Gọi µ là khối lượng mol, NA là số Avogadro, m là khối lượng của một khối chất nào đó. Biểu thức xác định số phân tử (hay nguyên tử) chứa trong khối lượng m của chất đó là:

Xem đáp án

Đáp án: C

Từ khối lượng mol (µ) và số Avogadro (NA) có thể suy ra:

+ Số mol (v) chứa trong khối lượng m của một chất:

+ Số phân tử (N) chứa trong khối lượng m của một chất: 


Câu 4:

Khi khối lượng của khí thay đổi, ta chỉ có thể áp dụng:

Xem đáp án

Đáp án: D

Phương trình cla-pê-rôn men-đê-lê-ép:

 

Trong đó p, V, T là các thông số trạng thái, m là khối lượng khí, μ là khối lượng mol của khí,

 là số mol khí và R là hằng số của khí lí tưởng.

Khi khối lượng của khí thay đổi, ta chỉ có thể áp dụng phương trình này.


Câu 5:

Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến định luật Sác-lơ?

Xem đáp án

Đáp án: C

Định luật Sác – lơ: Áp suất p của một lượng khí có thể tích không đổi thì phụ thuộc vào nhiệt độ của khí như sau: . Trong đó có giá trị như nhau đối với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và bằng 1273

→ Các hiện tượng liên quan đến định luật Sác-lơ phải có thể tích khí không đổi.→ Xe đạp để ngoài nắng sẽ khiến cho áp suất bên trong tăng do nhiệt độ tăng → áp lực lên săm lốp lớn→ có thể bị nổ lốp.


Câu 6:

Các chất khí được coi là khí lý tưởng khi:

Xem đáp án

Đáp án: B

Theo quan điểm của cấu trúc vi mô, khí lí tưởng là khí mà ở đó các phần tử khí có thể coi là chất điểm, chuyển động hổn loạn không ngừng, chỉ tương tác với nhau khi va chạm.


Câu 7:

Trong hình vẽ là đường đẳng tích của hai lượng khí giống nhau kết quả nào sau đây là đúng khi so sánh các thể tích V1 và V2?

Xem đáp án

Đáp án: A

Vẽ đường đẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T’ bất kỳ (vuông góc với trục OT), đường đẳng nhiệt này cắt các đường đẳng tích tại các điểm 1 và 2, từ 1 và 2 xác định p1 và p2; với quá trình đẳng nhiệt (ứng với nhiệt độ T’) ta có:

p1V1 = p2V2; vì p2 < p1 → V1 < V2


Câu 8:

Cho một quá trình được biểu diễn bởi đồ thị như hình vẽ. Các thông số trạng thái p, V, T của hệ đã thay đổi như thế nào khi đi từ 1 sang 2:

Xem đáp án

Đáp án: A

Trong hệ trục tọa độ OpV đồ thị là đường hypebol → đây là quá trình đẳng nhiệt

→ khi đi từ 1 sang 2 thì T không đổi, p tăng, V giảm.


Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt:

Xem đáp án

Đáp án: C

Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi.

+ Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.p ~ 1V → pV = hằng số

+ Trong hệ trục tọa độ OpV đường đẳng nhiệt là đường hypebol.


Câu 10:

Quả bóng bay dù được buộc chặt, để lâu ngày vẫn bị xẹp vì:

Xem đáp án

Đáp án: D

Chất khí bao gồm các phân tử, kích thước của phân tử nhỏ, trong phần lớn thời gian các phân tử ở xa nhau, khi đó lực tương tác giữa các phân tử rất yếu, phân tử chuyển động hỗn loạn về mọi phía. Trong khi đó giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách lớn hơn phần tử khí nên các phân tử không khí có thể thoát ra.


Câu 11:

Hiện tượng nào liên quan đến lực đẩy phân tử ?

Xem đáp án

Đáp án: A

Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút. Do vậy, đối với khối chất lỏng khi đang ổn định thì khoảng cách giữa các phân tử nước là nhỏ, nên lực đẩy phân tử lớn → Không thể làm giảm thể tích của một khối chất lỏng.


Câu 12:

Các câu sau đây, có bao nhiêu câu đúng,

(1). Trong quá trình đẳng tích, áp suất cuả một lượng khí tỉ lệ với nhiệt độ.

(2). Trong quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng từ 200oC lên 400oC thì áp suất tăng lên gấp đôi.   

(3). Trong quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng từ 200K lên 400K thì áp suất tăng lên gấp đôi         

(4). Đường biểu diễn quá trình đẳng tích trong hệ toạ độ (p, T) là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.

Xem đáp án

Đáp án: C

Trong nhiệt giai Ken-vin, công thức của định luật Sác-lơ là: pT= hằng số.

→ phát biểu (1), (3) đúng, phát biểu (2) sai vì từ 200oC lên 400oC tương ứng với 473K lên 673K, không tăng gấp đôi được.

Đường đẳng tích (p, T) là nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ → (4) đúng.


Câu 13:

Phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép so với phương trình trạng thái thì

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép:

 

Trong đó p, V, T là các thông số trạng thái, m là khối lượng khí, μ là khối lượng mol của khí,

  là số mol khí và R là hằng số của khí lí tưởng.

 Phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép cho ta nhiều thông tin hơn như thông tin về khối lượng, số mol, khối lượng riêng của chất khí.


Câu 14:

Ở điều kiện nào, chất khí hòa tan vào chất lỏng nhiều hơn?

Xem đáp án

Đáp án: A

- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng (chuyển động nhiệt). Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động càng lớn. Do chuyển động hỗn loạn, tại mỗi thời điểm, hướng vận tốc phân tử phân bố đều trong không gian. Khi nhiệt độ cao, áp suất tăng sẽ khiến các phân tử ở xa nhau hơn → lực tương tác giữa các phân tử rất yếu, phân tử chuyển động hỗn loạn về mọi phía→dễ khuếch tán vào chất lỏng nhiều hơn.


Câu 15:

Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?

Xem đáp án

Đáp án: A

Phương trình xác định mối liên hệ giữa ba thông số trạng thái của chất khí gọi là phương trình trạng thái của khí lí tưởng. p1V1T1=p2V2T2 hay pVT = hằng số.


Câu 16:

Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình? 

Xem đáp án

Đáp án: D

Đun nóng khí trong một bình đậy kín thì thể tích của bìn không thay đổi, nhiệt độ tăng và áp suất tăng → có thể coi đây là quá trình đẳng tích.


Câu 17:

Nén một lượng khí lý tưởng trong bình kín thì quá trình đẳng nhiệt xảy ra như sau:

Xem đáp án

Đáp án: C

Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số: pV = const.

 Nén đẳng nhiệt một lượng khí lý tưởng trong bình kín thì V giảm → áp suất tăng, nhiệt độ không đổi.


Câu 18:

Chọn câu đúng: Đối với 1 lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng tích:

Xem đáp án

Đáp án: C

Trong nhiệt giai Ken-vin, đối với quá trình đẳng tích ta có: pT= hằng số


Câu 19:

Công thức nào sau đây thể hiện sự phụ thuộc của áp suất p của chất khí vào số phân tử khí n có trong đơn vị thể tích (còn gọi là mật độ phân tử khí)

Xem đáp án

Đáp án: A

Xét ν mol khí, lượng khí này chứa số phần tử là N: N = ν. NA

NA là số A-vô-ga-đrô, N= 6,02.1023 mol-1

Từ phương trình trạng thái ta được:


Câu 20:

Hai bình chứa khí thông nhau, có nhiệt độ khác nhau, mật độ phân tử khí (n) trong hai bình so với nhau thì

Xem đáp án

Đáp án: B

Ta có: p = n.k.T  (n là mật độ phân tử khí, k là hằng số Bôn-xơ-man)

Vì hai bình chứa khí thông nhau nên áp suất ở hai bình bằng nhau: p1 = p2

→n1.T1 = n2.T2 → Bình nóng (T> T2) có mật độ nhỏ hơn (n < n2).


Câu 21:

Khi nhiệt độ không đổi, khối lượng riêng của chất khí phụ thuộc vào thể tích khí theo hệ thức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: B

 Khối lượng riêng của chất khí:

  ρ = m/V

 Cùng một khối lượng khí

  → ρ12 = V2/V1 → ρ1.V1 = ρ2.V2  

 


Câu 22:

Trong quá trình nào sau đây cả ba thông số trạng thái của một lượng khí xác định đều thay đổi ?

Xem đáp án

Đáp án: B

Nung nóng khí trong một bình đậy kín → V không đổi

Nung nóng quả bóng bàn đang bẹp, quả bóng phồng lên.→cả p, V, T đều thay đổi

Ép từ từ pittông để nén khí trong xi lanh.→ có thể coi nhiệt độ T không đổi


Câu 23:

Khi nhiệt độ không đổi xét một khối khí, khối lượng riêng của chất khí phụ thuộc vào áp suất khí theo hệ thức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: C

Nhiệt độ không đổi, nên ta có: p1.V1 = p2.V2

Khối lượng riêng của chất khí: ρ = m/V

Cùng một khối lượng khí → ρ12 = V2/V1 = p1/p2 p2ρ1=p1ρ2


Câu 24:

Quá trình nào sau đây có thể xem là quá trình đẳng tích?

Xem đáp án

Đáp án: B

Bơm thêm không khí vào một ruột xe đang non hơi, trong quá trình bơm thể tích của ruột xe không đổi do nằm trong lốp xe có thể tích ổn định → có thể coi là quá trình đẳng tích.


Câu 25:

Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án: D

Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy → D sai.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương