75 câu trắc nghiệm Chất khí cơ bản ( P3)
-
13721 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
Đáp án: D
Phương trình trạng thái của khí lí tưởng được dùng cho một lượng khí xác định, do vậy khi nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín thì lượng khí có khối lượng thay đổi → không thể áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng cho trường hợp này.
Câu 2:
Chọn câu đúng: Khi giãn nở khí đẳng nhiệt thì:
Đáp án: C
Khi giãn nở khí đẳng nhiệt thì p.V = const và V đang tăng → p giảm
Đồng thời khối lượng riêng của khí ρ = m/V sẽ giảm.
Số phân tử khí trong bình không đổi do khối lượng không đổi, nhưng V tăng nên mật độ phân tử n = N/V sẽ giảm.
Câu 3:
Công thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp?
Đáp án: B
Định luật Gay-Luyt-xắc:Thể tích V của một lượng khí có áp suất không đổi thì tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khí:
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nhận xét về tích p.V của một lượng khí lí tướng nhất định.
Đáp án: A
Từ phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép:
Ta thấy tích p.V của một lượng khí lí tướng nhất định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối T.
Câu 5:
Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường
Đáp án: D
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:
= const → Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ.
Câu 6:
Câu nào phù hợp với quá trình đẳng tích của một lượng khí?
Đáp án: D
Định luật Sác – lơ: Áp suất p của một lượng khí có thể tích không đổi thì phụ thuộc vào nhiệt độ của khí như sau:
. Trong đó γ có giá trị như nhau đối với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và bằng 1/273. γ gọi là hệ số tăng áp đẳng tích.
Câu 7:
Xét một khối lượng khí xác định:
Đáp án: C
Với một khối lượng khí xác định, từ phương trình trạng thái ta có: = const
→ p ~ → Tăng nhiệt độ tuyệt đối 3 lần, đồng thời giảm thể tích 3 lần thì áp suất tăng 9 lần .
Câu 8:
Câu nào sau đây là không đúng ? Số Avôgadrô có giá trị bằng:
Đáp án: A.
Số phân tử hay nguyên tử chứa trong 1 mol của mọi chất đều có cùng một giá trị, gọi là số Avogadro, ký hiệu là:
16g khí ôxi ứng với 0,5 mol nên A sai.
4g hêli tương ứng với 1mol hêli, đồng thời hêli là khí trơ, ở trạng thái đơn nguyên tử, nên 4g He có 6,02.1023 nguyên tử He = NA
Câu 9:
Chọn câu trả lời đúng. Khi ở trên núi cao, nấu cơm không chín được vì:
Đáp án: D
Khi ở trên núi cao, áp suất khí giảm.
Mặt khác nước sôi khi áp suất khí quyển bằng áp suất riêng phần của hơi nước → nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC
Câu 10:
Phương trình trạng thái khí lí tưởng có dạng p.V = a.R.T với R = 8,31J/mol.K. Trong đó a là:
Đáp án: D
Phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép:
Trong đó p, V, T là các thông số trạng thái, m là khối lượng khí, là khối lượng mol của khí,
là số mol khí và R là hằng số của khí lí tưởng.
Đối chiếu với p.V = a.R.T → a = ν = Số mol khí trong thể tích V.
Câu 11:
Khi ta làm nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng, đại lượng nào sau đây là không đổi? (Trong đó n là số phân tử trong một đơn vị thể tích)
Đáp án: A
Từ phương trình trạng thái ta được:
Khi ta làm nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng thì V không đổi → n không đổi → p/T không đổi.
Câu 12:
Định luật Bôilơ – Mariot được áp dụng trong quá trình:
Đáp án: A
Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: Ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số: pV = const.
Câu 13:
Trên đồ thị (p,V), đồ thị biểu diễn đường đẳng áp là hình nào sau đây.
Đáp án: A
Trong quá trình đẳng áp thì áp suất p không đổi → trên đồ thị (p, V) thì đường biểu diễn đường đẳng áp là đường thẳng song song với trục OV.
Câu 14:
Trên đồ thị (V,T), đồ thị biểu diễn đường đẳng áp là hình nào sau đây:
Đáp án: B
Trong quá trình đẳng áp thì áp suất p không đổi → = const, trên đồ thị (V, T) thì đường biểu diễn đường đẳng áp là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc O.
Câu 15:
Quá trình biến đổi trong đó áp suất tỷ lệ với số phân tử chứa trong một đơn vị thể tích là quá trình:
Đáp án: A
Từ phương trình trạng thái ta được:
Để p tỷ lệ với số phân tử chứa trong một đơn vị thể tích (n) thì T phải không đổi
→ quá trình biến đổi là đẳng nhiệt.
Câu 16:
Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một khối khí lý tưởng xác định trong hệ tọa độ (V, T), từ trạng thái (1) đến trạng thái (2) (hình vẽ).
Đồ thị biểu diễn đúng quá trình biến đổi trạng thái của khối khí này trong hệ tọa độ (p, V) hoặc (p, T) là:
Đáp án: C
Quan sát đồ thị biến đổi trạng thái của một khối khí lý tưởng xác định trong hệ tọa độ (V, T), ta thấy đồ thị là 1 đường thẳng có đường kéo đi qua gốc O, nên quá trình biến đổi trạng thái (1) sang (2) là quá trình nén đẳng áp.
→ Trong đồ thị (p, V), đường biểu diễn quá trình đẳng áp từ (1) sang (2) là đoạn thẳng song song với trục OV, với V1 > V2.
Câu 17:
Gọi t1, t2 là trị số của hai nhiệt độ trong giai nhiệt bách phân. T1 và T2 là trị số của hai nhiệt độ ấy trong giai nhiệt tuyệt đối. Hệ thức đúng là:
Đáp án: B
Mối quan hệ giữa nhiệt độ trong trong giai nhiệt bách phân và nhiệt độ ấy trong giai nhiệt tuyệt đối là: T = t + 273
→ T2 – T1 = t2 – t1 → T1 = T2 – t2 + t1
Câu 18:
Trong hình vẽ là đường đẳng nhiệt của hai lượng khí giống nhau kết quả nào sau đây là đúng khi so sánh các thể tích T1 và T2?
Đáp án: A
Vẽ đường đẳng tích ứng với thể tích V’ bất kỳ (vuông góc với trục OV), đường đẳng tích này cắt các đường đẳng nhiệt tại các điểm 1 và 2, từ 1 và 2 xác định p1 và p2; với quá trình đẳng tích (ứng với thể tích V’) ta có:
Câu 19:
Hình bên biểu diễn đồ thị biến đổi trạng thái của một lượng khí. Hỏi trong quá trình này khí bị nén hay giãn?Chọn đáp án đúng.
Đáp án: B
Vẽ các đường đẳng tích ứng với các trạng thái 1 và 2 như hình vẽ. Ta thấy đường đẳng tích ứng với trạng thái 1 nằm phía trên đường đẳng tích ứng với trạng thái 2 nên V1 < V2. Vậy quá trình trên là quá trình dãn khí.
Câu 20:
Một chất khí lý tưởng được biến đổi theo các quá trình sau:
(1) → (2) là khí giãn nở đẳng áp
(2) → (3) là nén đẳng nhiệt
(3) → (1) là làm lạnh đẳng tích
Đồ thị biểu diễn đúng các quá trình trên trong các hệ tọa độ (p, V) là:
Đáp án: D
Hình D biểu diễn đúng các quá trình tương ứng.
Câu 21:
Trong quá trình nào, thể tích của khí là không đổi khi một lượng khí thực hiện 4 quá trình như hình vẽ
Đáp án: A
Quá trình 1-2 là đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc O trong đồ thị (p, T) nên đây là đường đẳng tích.
Câu 22:
Chọn hình biểu diễn khác biệt trong các đồ thị sau:
Đáp án: C
Đồ thị A, B, D đều biểu diễn quá trình đẳng áp. Đồ thị C biểu diễn quá trình đẳng tích.
Câu 24:
Hai bình cùng dung tích chứa cùng một loại khí với khối lượng m1 và m2. Các đồ thị cho biết áp suất của mỗi khí thay đổi theo nhiệt độ của nó. Giữa m1 và m2 có mối quan hệ nào?
Đáp án: A
Vẽ đường đẳng nhiệt T1 = T2 cắt 2 đường đẳng tích tại 2 điểm có p1 > p2
Câu 25:
Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn như hình vẽ.
Đồ thị nào sau đây cũng biểu diễn quá trình đó?
Đáp án: B
Trong đồ thị (V, T) ta thấy quá trình 1-2 là quá trình giãn nở đẳng nhiệt
→ V2 > V1 và p2 < p1
→ trong đồ thị (p, V) đường đẳng nhiệt là đường hypepol, trong đồ thị (T, p) là đường thẳng // với trục Op và theo chiều áp suất giảm.