Bài tập amin cơ bản và nâng cao cực hay có lời giải ( phần 3)
-
3656 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?
Đáp án : C
Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước
=> Đáp án C
Câu 2:
Hợp chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
Đáp án : A
Chất có cấu tạo càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp
Do đó, butylamin có nhiệt độ sôi cao nhất
=> Đáp án A
Câu 3:
Ứng với công thức phân tử C4H11N, có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin bậc hai và z đồng phân amin bậc ba. Các giá trị x, y và z lần lượt bằng:
Đáp án : A
Đồng phân bậc nhất : CH3CH2CH2CH2NH2 ; CH3CH2CH(NH2)CH3 ; (CH3)2CHCH2NH2 ; (CH3)3C(NH2)
Đồng phân bậc hai : CH3CH2CH2NHCH3 ; CH3CH2NHCH2CH3 ; (CH3)2CHNHCH3
Đồng phân bậc ba : (CH3)2NCH2CH3
Do đó, x = 4 ; y = 3; z = 1
=> Đáp án A
Câu 4:
Tên gọi amin nào sau đây là không đúng?
Đáp án : D
C6H5NH2 là anilin
Alanin là CH3CH(NH2)COOH
=> Đáp án D
Câu 5:
Điều nào sau đây sai?
Đáp án : B
Tính bazo mạnh hay yếu của amin được quyết định bởi mức độ hút electron của gốc hdrocacbon. Do đó, có một số amin mạnh hơn NH3 (về lực bazo) , và một số yếu hơn (như C6H5NH2)
=> Đáp án B
Câu 6:
Cho các chất C4H10O, C4H9Cl, C4H10, C4H11N. Số đồng phân cấu tạo của các chất giảm theo thứ tự là
Đáp án : A
Hóa trị của các nguyên tố giảm dần : N > O > Cl
Do vậy, số lượng các đồng phân giảm theo thứ tự : C4H11N > C4H10O > C4H9Cl > C4H10
=> Đáp án A
Câu 7:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
Đáp án : A
Amin (CH3)2CHNH2 có tên gốc chức là izo-propylamin.
=> Đáp án A
Câu 8:
Hợp chất có CTCT: m-CH3-C6H4-NH2 có tên theo danh pháp thông thường là
Đáp án : B
m-CH3-C6H4-NH2 có tên thông thường là m-toludin
=> Đáp án B
Câu 9:
Trong số các chất sau: C2H6 ; C2H5Cl ; C2H5NH2 ; CH3COOC2H5 ; CH3COOH ; CH3CHO ; CH3OCH3 chất nào tạo được liên kết H liên phân tử?
Đáp án : D
Chất tạo được liên kết hidro liên phân tử là CH3COOH và C2H5NH2
=> Đáp án D
Câu 10:
Metylamin dễ tan trong H2O do nguyên nhân nào sau đây ?
Đáp án : D
Metylamin CH3NH2 tạo được liên kết hidro với H2O và gốc hidrocacbon nhỏ nên tan tốt trong nước.
=> Đáp án D
Câu 11:
Cho ba hợp chất butylamin (1), ancol butylic (2) và pentan (3). Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là:
Đáp án : C
Ta thấy, nếu xét to sôi:
Ancol > Amin > CxHy
Do đó : Ancol butylic > Butylamin > Pentan
(Chú ý rằng các hidrocacbon có nhiệt độ sôi rất thấp, so với các amin có số C kế cận)
=> Đáp án C
Câu 12:
Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất?
Đáp án : C
Nhiệt độ sôi giảm dần: Axit > ancol > Amin
Do có mạch hidrocacbon lớn hơn nên nhiệt độ sôi của etylic > metylic
=> Axit fomic > ancol etylic > ancol metylic > Metylamin
=> Đáp án C
Câu 13:
Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
Đáp án : C
Do C6H5- là gốc hút e, làm giảm mật độ e của N nên làm tính bazo của amin yếu đi
=> (C6H5)2NH có tính bazo yếu nhất
=> Đáp án C
Câu 14:
Nguyên nhân Amin có tính bazơ là
Đáp án : B
Amin có tính bazo do nguyên tử N còn 1 cặp e chưa dùng, có khả năng nhận proton (H+)
=> Đáp án B
Câu 15:
Khẳng định nào sau đây luôn đúng?
Đáp án : D
C6H5- là nhóm hút e, làm tính bazo của anilin giảm => D đúng
A sai do amin bậc 3 nguyên tử N bị án ngữ không gian nên lực bazo yếu hơn anilin bậc 2
B, C sai, vì tính bazo của anilin bị ảnh hưởng bởi -C6H5 , và anilin không làm đổi màu chỉ thị
=> Đáp án D
Câu 16:
Cho các chất sau: phenol, anilin, phenyl amoni clorua, amoni clorua, natriphenolat, axit axetic, natri axetat, natri etylat; natri clorua; natri cacbonat. Số chất có khả năng làm quỳ tím ẩm chuyển màu là
Đáp án : D
Những chất thỏa mãn là: phenyl amoni clorua, amoni clorua, natriphenolat, axit axetic, natri axetat, natri etylat; natri cacbonat.
=> Đáp án D
Câu 17:
Cho các chất CH3NH2, C2H5NH2, CH3CH2CH2NH2. Theo chiều tăng dần phân tử khối Nhận xét nào sau đây đúng?
Đáp án : C
Do gốc hidrocacbon lớn dần, nên nhiệt độ sôi tăng
Các gốc hidrocacbon kỵ nước => Độ tan giảm
=> Đáp án C
Câu 18:
Giải pháp thực tế nào sau đây không hợp lí ?
Đáp án : B
Amin no và HNO2 ở nhiệt độ sôi cao không tạo ra sản phẩm màu (muối điazoni)
=> Đáp án B
Câu 19:
Khi cho anilin vào ống nghiệm chứa nước, hiện tượng quan sát được là
Đáp án : D
Anilin ít tan, làm đục dung dịch rồi lắng xuống đáy (tách lớp)
=> Đáp án D
Câu 20:
Chọn câu đúng khi nói về sự đổi màu của các chất khi gặp quỳ tím?
Đáp án : C
Vì bazo của etylamin khá mạnh (mạnh hơn cả NH3) nên có khả năng làm xanh quỳ tím
=> Đáp án C
Câu 21:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
Đáp án : D
Metylamin là chất khí ở điều kiện thường
=> Đáp án D
Câu 22:
Anilin tác dụng được với những chất nào sau đây?
(1) dd HCl; (2) dd H2SO4; (3) dd NaOH ; (4) dd brom; (5) dd CH3 – CH2 – OH; (6) dd CH3COOC2H5
Đáp án : D
C6H5NH2 + HCl à C6H5NH3Cl
C6H5NH2 + H2SO4 à C6H5NH3HSO4
C6H5NH2 + Br2 à C6H2Br3NH2 kết tủa trắng
=> Đáp án D
Câu 23:
Nguyên nhân nào sau đây làm anilin tác dụng được với dung dịch nước brom ?
Đáp án : D
Do ảnh hưởng của nhóm -NH2 , làm mật độ e ở các vị trí o- , p- tăng , khả năng tham gia phản ứng thế tăng
=>Đáp án D
Câu 24:
Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây?
Đáp án : C
Vì HBr là axit mạnh => cả CH3NH2 và C6H5NH2 đều phản ứng
FeCl2 là một axit yếu => chỉ phản ứng với bazo mạnh, nên chỉ CH3NH2 phản ứng:
2CH3NH2 + 2H2O + FeCl2 à Fe(OH)2 + 2 CH3NH3Cl
=> Đáp án C
Câu 25:
Hợp chất hữu cơ B thành phần chứa: C, H, N có các tính chất sau: ở điều kiện thường là chất lỏng không màu, rất độc, ít tan trong nước, dễ tác dụng với dung dịch HCl và dễ làm mất màu dung dịch Br2 tạo kết tủa trắng. Công thức phân tử của B có thể là
Đáp án : B
B là anilin: C6H5-NH2 , có CTPT là C6H7N
=> Đáp án B