Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Bài tập chuyên đề Toán 6 Dạng 2: Đoạn thẳng - Trung điểm của đoạn thẳng có đáp án

Bài tập chuyên đề Toán 6 Dạng 2: Đoạn thẳng - Trung điểm của đoạn thẳng có đáp án

Dạng 3: Vẽ đoạn thẳng trên tia có đáp án

  • 1134 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trên tia Ox, vẽ hai điểm M và N sao cho OM = 2 cm, ON = 4cm.

a. Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

Trên tia Ox, vẽ hai điểm M và N sao cho OM = 2 cm, ON = 4cm.  a. Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. (ảnh 1)
Xem đáp án

a. Trên tia Ox, vẽ hai điểm M và N sao cho OM = 2cm, ON = 4 cm (OM < ON  nên điểm M nằm giữa hai điểm O  N.


Câu 2:

b. Tính độ dài đoạn MN
Xem đáp án

b. Vì điểm M nằm giữa hai điểm O và N nên OM+MN=ON hay MN=ONOM=42=2cm


Câu 3:

Trên tia Ox, vẽ ba điểm A, B, C sao cho OA = 3 cm, OB = 5 cm và OC = 6 cm.

Trên tia Ox, vẽ ba điểm A, B, C sao cho OA = 3 cm, OB = 5 cm và OC = 6 cm.  a. Trong ba điểm O, B, C điểm nào nằm giữa ba điểm còn lại. (ảnh 1)

a. Trong ba điểm O, B, C điểm nào nằm giữa ba điểm còn lại.

Xem đáp án

a. Trên tia Ox, vẽ ba điểm B, C sao cho OB = 5 cm và OC = 6 cm ta có: OB < OC nên điểm B nằm giữa hai điểm O và C.


Câu 4:

b. Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Xem đáp án

b. Trên tia Ox, vẽ ba điểm A, B, C sao cho OA = 3cm, OB = 5cm và OC = 6cm ta có: OA < OB < OC nên điểm B nằm giữa hai điểm A và C.


Câu 5:

c. Tính độ dài đoạn AB và độ dài đoạn BC.
Xem đáp án

c. Vì điểm B nằm giữa hai điểm O và C nên OB+BC=OC hay BC=OCOB=65=1(cm)

Trên tia Ox có OA = 3cm, OB = 5cm (OA < OB) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B.

Do đó: OA+AB=OB

Hay AB=OBOA=53=2(cm)


Câu 6:

Trên tia Ax lấy hai điểm B và C sao cho AB = 3cm, AC = 4cm.

Trên tia Ax lấy hai điểm B và C sao cho AB = 3cm, AC = 4cm.  a. Tính độ dài đoạn BC. (ảnh 1)

a. Tính độ dài đoạn BC.

Xem đáp án

a. Trên tia Ax: AB = 3cm, AC = 4cm. Vì AB < AC nên điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

Do đó: AB+BC=AC

Hay BC=ACAB=43=1(cm)


Câu 7:

b. Vẽ tia Ay là tia đối của tia Ax, trên tia Ay lấy điểm D sao cho AD = 3cm. Tính BD và CD.
Xem đáp án

b. Vì tia Ay là tia đối của tia Ax, trên tia Ay lấy điểm D, trên tia Ax lấy hai điểm B và C nên điểm A nằm giữa hai điểm D và C; điểm A nằm giữa hai điểm D và B.

+ Ta có: DA+AB=DB

Hay BD=3+3=6(cm)

+ Có: DA+AC=CD

Hay CD=3+4=7(cm)

Vậy BD=6cm; CD=7cm


Câu 8:

Cho đoạn thẳng AB = 5cm. Trên đoạn AB lấy điểm C sao cho AC = 3cm.

a. Tính BC

Cho đoạn thẳng AB = 5cm. Trên đoạn AB lấy điểm C sao cho AC = 3cm.  a. Tính BC (ảnh 1)
Xem đáp án

a. Vì điểm C thuộc đoạn AB nên AC+CB=AB hay CB=ABAC=53=2(cm)


Câu 9:

b. Lấy điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD = 2cm. So sánh độ dài CD và AB .
Xem đáp án

b. Ta có điểm D thuộc tia đối của tia BC, điểm C thuộc đoạn AB nên điểm B nằm giữa hai điểm D và C.

Do đó: CB+BD=CD

hay CD=2+2=4(cm)

Vậy CD<AB (4cm<5cm)


Câu 10:

Cho đường thẳng xy. Điểm O thuộc đường thẳng xy. Trên tia Oy lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3cm, OB = 5cm.

a. Tính đoạn thẳng AB.

Cho đường thẳng xy. Điểm O thuộc đường thẳng xy. Trên tia Oy lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3cm, OB = 5cm.  a. Tính đoạn thẳng AB. (ảnh 1)
Xem đáp án

a. Trên tia Oy lấy hai điểm A và B: OA = 3cm, OB = 5cm có OA < OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B.

Do đó: OA+AB=OB

Hay AB=OBOA=53=2(cm)


Câu 11:

b. Lấy C điểm thuộc tia Ox sao cho AC = 6cm. Chứng minh OA = OC
Xem đáp án

b. Vì điểm O thuộc đường thẳng xy,mà điểm A thuộc tia Oy nên điểm O nằm giữa hai điểm A và C

Do đó: AO+OC=AC

hay OC=ACOA=63=3(cm)

Vậy OA=OC=3cm


Câu 13:

b. Tính độ dài đoạn OB.
Xem đáp án

b. Vì điểm O thuộc đường thẳng xy, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy nên điểm O nằm giữa hai điểm A và B.

Do đó: OA+OB=AB

hay OB=ABOA=63=3(cm)

Vậy OB=3cm


Câu 15:

Cho đoạn thẳng AB=4cm, Lấy điểm C trên đoạn AB sao cho AC=1cm

Cho đoạn thẳng AB = 4cm, Lấy điểm C trên đoạn AB sao cho AC = 1cm  a. Tính độ dài đoạn BC. (ảnh 1)

a. Tính độ dài đoạn BC.

Xem đáp án

a. Vì điểm C thuộc đoạn AB nên AC+CB=AB hay CB=ABAC=41=3(cm)

Vậy BC = 3cm


Câu 16:

b. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AD = 1cm . Tính độ dài đoàn BD.
Xem đáp án

b. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D hay điểm A nằm giữa hai điểm B và D.

Do đó: DA+AB=DB

Hay BD=1+4=5(cm)

Vậy BD = 5cm


Câu 18:

b. Trên tia đối của tia NM, lấy điểm I sao cho OI= 4cm. Tính độ dài đoạn NI.

Xem đáp án

b. Ta có điểm I thuộc tia đối của tia NM nên điểm N nằm giữa hai điểm M  I.

Do đó: MN+NI=MI

hay NI=MIMN=74=3(cm)

Vậy NI = 3cm


Câu 19:

Trên tia Oa, lấy ba điểm M, N, P sao cho OM = 2cm, ON = 4cm và OP = 5cm.

Trên tia Oa, lấy ba điểm M, N, P sao cho OM = 2cm, ON = 4cm và OP = 5cm.  a. Tính đoạn NP. (ảnh 1)

a. Tính đoạn NP.

Xem đáp án

Trên tia Oa có: OM = 2cm, ON = 4cm và OP = 5cm. Vì OM < ON < OP (2 < 4 <  5) nên điểm N nằm giữa hai điểm O  P; điểm M nằm giữa hai điểm O   P.

a. Ta có: ON+NP=OP hay NP=OPON=54=1 (cm)


Câu 20:

b. Tính đoạn MP.
Xem đáp án

b. Ta có: OM+MP=OP hay MP=OPOM=52=3 (cm)


Câu 21:

c. Trên tia đối của tia Oa lấy điểm Q sao cho OQ = 2cm. So sánh đoạn ON và đoạn MQ .
Xem đáp án

c. Trên tia đối của tia Oa lấy điểm Q, mà điểm M thuộc tia Oa nên điểm O nằm giữa hai điểm Q và M.

Do đó: OQ+OM=MQ

hay MQ=2+2=4(cm)

Vậy MQ=ON=4cm


Câu 22:

Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 4cm. Lấy tiếp điểm B sao cho AB = 2cm.

Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 4cm. Lấy tiếp điểm B sao cho AB = 2cm.  a. Có những trường hợp nào xảy ra? (ảnh 1)

a. Có những trường hợp nào xảy ra?

Xem đáp án

a. Có hai trường hợp lấy điểm B

Trường hợp 1: điểm B thuộc tia đối của tia AO.

Trường hợp 2: điểm B thuộc đoạn OA.


Câu 23:

b. Tính độ dài đoạn OB trong từng trường hợp.
Xem đáp án

b. Trường hợp 1: điểm B thuộc tia đối của tia AO.

Nên điểm A nằm giưa hai điểm O và B.

Do đó: OA+AB=OB

Hay OB=4+2=6(cm)

Trường hợp 2: điểm B thuộc đoạn OA.

Ta có: OB+BA=OA

Hay OB=OABA=42=2(cm)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương