Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải
Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản (P4)
-
12213 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần nào của hệ mạch dưới đây sẽ có huyết áp lớn nhất
Đáp án C
Tiểu động mạch có huyết áp lớn nhất.
Câu 2:
Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp
Đáp án A
Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp.
SGK Sinh học 11, cơ bản trang 41
Câu 3:
Tại sao vận tốc máu ở mao mạch lại chậm hơn ở động mạch
Đáp án C
Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp,
Vận tốc máu ở mao mạch chậm hơn ở động mạch là vì Tổng tiết diện của các mao mạch lớn hơn nhiều so với tiết diện của động mạch
Câu 4:
Xét các đặc điểm sau:
1) Máu được tin bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể
2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu dịch mô
3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trức tiếp với tế bào sau đó trở về tim
5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Có bao nhiêu đặc điểm đúng đối với hệ tuần hoàn hở?
Đáp án B
Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở là:
- Máu được tim bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể (1)
- Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu dịch mô (2)
- Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào sau đó trở về tim (4)
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm (5)
Sơ đồ hệ tuần hoàn hở
Số đáp án đúng là 4
Câu 5:
Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào?
Đáp án C
Chiều hướng tiến hóa của các hình thức tiêu hóa là
Tiêu hóa nội bào (trùng roi, amip..) → tiêu hóa nội bào kết hợp với tiêu hóa ngoại bào (thủy tức…) → tiêu hóa ngoại bào (chim, thú….)
Câu 6:
Động vật nào sau đây có tim bốn ngăn và hệ tuần hoàn kép
Đáp án D
Chim và thú, cá sấu có tim 4 ngăn, hệ tuần hoàn kép
Câu 7:
Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
Đáp án D
Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
Câu 8:
Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?
(1)Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.
(2) ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người
(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.
(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.
(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển.
(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
Đáp án D
Các ý đúng là: (2),(3),(4),(6)
Ý (1) sai vì chỉ có động vật nhai lại mới có dạ dày 4 ngăn
Ý (5) sai vì thú ăn động vật manh tràng không phát triển
Câu 9:
Theo dõi chu kỳ hoạt động của tim ở một động vật thấy tỉ lệ thời gian của 3 pha : tâm nhĩ co : tâm thất co : dãn chung lần lượt là 1 : 2 : 3. Biết thời gian pha giãn chung là 0,6 giây. Thời gian (s) tâm thất co là
Đáp án C
Thời gian tâm thất co là: 0,6:3×2 = 0,4s = 2/5s
Câu 10:
Ở người, bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong trao đổi khí là
Đáp án C
Ở người bộ phận quan trọng nhất trong trao đổi khí là phế nang, ở đó có nhiều mạch máu giúp trao đổi không khí
Câu 11:
Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?
Đáp án B
Phổi chim có nhiều ống khí
Câu 12:
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là
Đáp án C
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là : Tim (tâm thất) → động mạch → mao mạch →tĩnh mạch → tim ( tâm nhĩ)
Câu 14:
Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở
Đáp án D
Ý sai là D, tim hoạt động vẫn tiêu tốn nhiều năng lượng
Câu 15:
Các nhóm động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là
Đáp án A
Động vật đơn bào chưa có cơ quan tiêu hóa
Câu 16:
Trong khoang miệng của người, tinh bột được biến đổi thành đường nhờ enzym?
Đáp án D
Câu 17:
Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau.
1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.
4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.
5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch
Có bao nhiêu kết luận không đúng?
Đáp án C
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch
1. đúng
2. đúng
3. đúng, thể tích máu giảm làm huyết áp giảm
4. sai, sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển làm thay đổi vận tốc máu
5. sai, đó là sự giảm dần của huyết áp
Câu 18:
Thứ tự các bộ phận trong hệ tiêu hóa của gà là
Đáp án B
Thứ tự đúng các bộ phận trong hệ tiêu hóa của gà là: Miệng → thực quản→ diều → dạ dày tuyến → dạ dày cơ → ruột → hậu môn
Câu 19:
Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng mà không vận chuyển khí?
Đáp án B
Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí, các ống khí dẫn khí trao đổi khí trực tiếp với các tế bào, hệ tuần hoàn không vận chuyển khí
Câu 20:
Hệ mạch của thú có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây?
I. Máu ở động mạch chủ giàu O2
II. Máu ở động mạch phổi nghèo CO2
III. Máu ở tĩnh mạch chủ giàu O2
IV. Máu ở tĩnh mạch phổi giàu O2
Đáp án C
Xét các phát biểu:
I,IV đúng
III sai, máu ở tĩnh mạch chủ nghèo oxi
II sai, máu ở động mạch phổi giàu CO2
Câu 21:
Ý kiến nào sau đây là sai về hướng tiến hóa của tiêu hóa
Đáp án B
Ý kiến sai là B. chiều hướng tiến hóa là tiêu hóa bằng túi → tiêu hóa bằng ống
Câu 22:
Phát triển nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật?
Đáp án D
Ý A sai vì manh tràng ở thú ăn thực vật phát triển vì có tác dụng tiêu hóa xenlulozo
Ý B sai, ruột non dài để hấp thụ các chất tốt nhất
Ý C sai, răng nanh không phát triển
Câu 23:
Xét các loài sau :
1) Ngựa 2) Thỏ
3) Chuột 4) Trâu
5) Bò 6) Cừu
7) Dê
Trong các loài trên, những loài có dạ dày bốn ngăn là :
Đáp án B
Những loài động vật ăn cỏ nhai lại có dạ dày 4 ngăn là: trâu, bò ,cừu , dê
Câu 24:
Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
1 – Huyết áp giảm dần từ động mạch đến mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
2 – Huyết áp phụ thuộc vào thể tích máu và độ đàn hồi của thành mạch máu.
3 – Huyết áp phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch máu.
4 – Huyết áp ở người trẻ thường cao hơn người già.
Đáp án A
Các phát biểu đúng là:1,2
Ý 3 sai vì: Nếu huyết áp phụ thuộc tổng tiết diện thì ở mao mạch sẽ thấp nhất nhưng thực tế là tĩnh mạch có huyết áp thấp nhất.
Ý 4 sai vì huyết áp ở người già cao hơn người trẻ
Câu 25:
Khi nói về hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
II. Máu đi từ động mạch sang mao mạch và theo tĩnh mạch trở về tim
III. Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình hoặc cao.
IV. Tốc độ máu chảy trong mạch nhanh.
Đáp án D
I sai, máu trao đổi chất với các tế bào qua thành mạch máu
II đúng
III đúng
IV đúng
Câu 26:
Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch vì
Đáp án A
Máu ở mao mạch chảy chậm hơn động mạch là vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với động mạch
Câu 27:
Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng
Đáp án A
Mỗi chu kỳ tim ở người dài 0,8s trong đó tâm nhĩ co: 0,1s; tâm thất co : 0,3s; pha giãn chung: 0,4s
Câu 28:
Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây
Đáp án B
Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì nhờ gan và thận
Câu 29:
Loại enzyme nào dưới đây có khả năng cố định nitơ phân tử thành NH4+?
Đáp án C
Enzyme xúc tác phản ứng cố định nitơ là nitrogenase
Câu 30:
Cá xương có thế lấy được hom 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch
Đáp án D
Cá xương có thế lấy được hom 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều.
Câu 31:
Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?
Đáp án D
Những động vật có tim 4 ngăn thì máu giàu O2 và CO2 không bị hoà trộn vào nhau: chim, thú, cá sấu
Ngoài ra cá xương có hệ tuần hoàn đơn thì máu giàu O2 và CO2 không bị hoà trộn vào nhau
Câu 32:
Khi nói về quá trình hô hấp của các loài động vật, trong số các phát biểu sau đây:
I. Tốc độ khuếch tán khí qua bề mặt trao đổi khí tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt traođổi.
II. Ở côn trùng, khí oxy từ ống khí được vận chuyển nhờ các phân tử hemoglobin trongmáu.
III. Hiệu suất quá trình trao đổi khí ở lưỡng cư, bò sát, thú thấp hơn so với ởchim.
IV. Ở người, chưa đến 50% lượng khí oxy đi vào phế nang được hấp thu vào máu.
Số phát biểu chính xác là:
Đáp án A
Xét các phát biểu:
I sai, tốc độ khuếch tán khí qua bề mặt trao đổi khí tỉ lệ nghịch với độ dày của bề mặt traođổi: bề mặt trao đổi càng mỏng thì trao đổi càng nhanh
II sai, các tế bào trao đổi khí trực tiếp qua hệ thống ống khí, hệ tuần hoàn không tham gia vận chuyển khí
III đúng, vì phổi chim có cấu tạo hệ thống ống khí, ngoài ra còn có các túi khí
IV đúng, VD: khi hít vào oxi chiếm 20,96% ; khi thở ra oxi chiếm 16,4%
Câu 33:
Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện lớn nhât?
Đáp án D
Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất
Câu 34:
Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất
Đáp án D
Phổi của chim có hiệu quả trao đổi khí lớn nhất vì có cấu tạo dạng các ống khí
Câu 35:
Những nguyên nhân nào sau đây làm huyết áp giảm dần trong hệ mạch?
(1) Do lực ma sát của máu với thành mạch.
(2) Do lực ma sát giữa các phân tử máu với nhau.
(3) Do sự co bóp của tim ngày càng giảm.
(4) Do độ dày của thành mạch giảm dần từ động mạch đến mao mạch. Số đáp án đúng là:
Đáp án A
Huyết áp giảm dần trong hệ mạch là do các nguyên nhân : (1),(2)
Ý (3) không đúng, huyết áp sẽ giảm khi lực co bóp của tim giảm
Ý (4) sai, độ dày của mao mạch nhỏ hơn của tĩnh mạch nhưng huyết áp ở tĩnh mạch thấp hơn ở mao mạch.