Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 12 có đáp án
-
30 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Thỏ gặp vấn đề gì với cách chống rét của mình?
Chọn B. Tấm vải của thỏ bị gió thổi bay xuống ao.
Câu 3:
Nhím đã đóng góp cho thỏ cái gì để may áo?
Chọn A. Nhím xù lông, rút một chiếc kim.
Câu 6:
Trước khi cắt vài, nhím bảo cần phải làm gì?
Chọn B. Cần người biết kẻ được vạch trên vài để cắt đúng kích thước.
Câu 8:
Để mùa đông năm ấy, ai cũng có áo ấm để mặc thì mọi người đã làm gì?
Chọn B. Tụ tập nhau lại thành lập xưởng may áo ấm, trong đó mỗi người sẽ đảm đương phần việc mà mình giỏi.
Câu 9:
Việc mỗi người đều góp công sức làm nên chiếc áo cho ta thấy điều gì?
Chọn A. Sự chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.
Câu 10:
Mọi người cùng nhau thành lập xưởng may quần áo vào thời gian nào?
Chọn D. Mùa đông.
Câu 11:
Gạch chân dưới các đại từ có trong đoạn văn, đoạn thơ sau:
a) Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
(theo Tố Hữu)
b) Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…
(theo Duy Khán)
c) Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Truyện ngụ ngôn)
a) Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
(theo Tố Hữu)
b) Cắt kiệt sức rồi, quay tròn xuống đồng xóc như cái diều đứt dây. Chúng tôi ùa chạy ra, con cắt còn ngấp ngoái. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…
(theo Duy Khán)
c) Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Truyện ngụ ngôn)
Câu 12:
Viết lại các câu văn sau bằng cách sử dụng đại từ để tránh lỗi lặp từ trong câu:
a) Con mèo đen đang nằm phơi nắng trên sân, bóng con mèo đen như hòa làm một với bộ lông, tạo thành một cục bông đen tròn.
b) Dì Na vừa về đến cổng, cu Tí đã chạy ra đón dì Na ngay.
c) Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng cái bàn gỗ vẫn còn dùng được.
a) Con mèo đen đang nằm phơi nắng trên sân, bóng nó như hòa làm một với bộ lông, tạo thành một cục bông đen tròn.
b) Dì Na vừa về đến cổng, cu Tí đã chạy ra đón dì ngay.
c) Cái bàn gỗ bên cửa sổ đã cũ nhưng bà chủ chẳng chịu thay vì nghĩ rằng nó vẫn còn dùng được.
Câu 13:
Chọn đại từ thích hợp để điền vào (...):
a) Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ (……………....) đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.
b) Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và (………………....) rất tự hào về sản phẩm của mình.
a) Con suối chảy róc rách suốt cả mùa hè, nên giờ nó đã thấm mệt, phải ngủ say để dưỡng sức.
b) Chiếc bánh quy này do chính tay cô Tư làm ra và cô ấy rất tự hào về sản phẩm của mình.
Câu 14:
Chọn các đại từ xưng hô thích hợp để thay thế cho từ “Ngọc Mai” trong đoạn văn sau:
Ngọc Mai là một học sinh chăm ngoan. Ở lớp, lúc nào Ngọc Mai cũng chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Ngọc Mai cũng năng nổ phát biểu và đặt câu hỏi trong giờ học. Lúc nào, Ngọc Mai cũng chăm chỉ làm bài tập về nhà, và hoàn thành các dặn dò của thầy cô. Nếu gặp bài tập khó, Ngọc Mai sẽ hỏi chị gái hoặc bố để có thể hiểu bài. Cuối tuần, Ngọc Mai thường đạp xe lên thư viện để đọc các tác phẩm văn học thiếu nhi hay. Nhờ vậy, thành tích học tập của Ngọc Mai lúc nào cũng dẫn đầu cả lớp.
Ngọc Mai là một học sinh chăm ngoan. Ở lớp, lúc nào bạn cũng chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Bạn cũng năng nổ phát biểu và đặt câu hỏi trong giờ học. Lúc nào, bạn Mai cũng chăm chỉ làm bài tập về nhà, và hoàn thành các dặn dò của thầy cô. Nếu gặp bài tập khó, bạn ấy sẽ hỏi chị gái hoặc bố để có thể hiểu bài. Cuối tuần, bạn thường đạp xe lên thư viện để đọc các tác phẩm văn học thiếu nhi hay. Nhờ vậy, thành tích học tập của Mai lúc nào cũng dẫn đầu cả lớp.
Câu 15:
Viết đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng một số bạn học sinh bắt nạt các em lớp dưới.
* Gợi ý
- Ý kiến của em là gì?
- Có những lí do nào khiến em đồng ý hoặc khôn đồng ý?
- Khẳng định lại ý kiến của mình.
Hiện tượng một số bạn học sinh bắt nạt các em lớp dưới là một hành vi xấu, cần lên án. Hành động bắt nạt này không chỉ gây tổn thương về tinh thần mà còn làm mất đi môi trường học tập tích cực và hòa đồng. Bắt nạt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh bị bắt nạt mà còn làm giảm sự tự tin và niềm tin vào bản thân của họ. Đồng thời, nó cũng tạo ra một tinh thần lo sợ và căng thẳng trong lớp học, khiến cho các em không thể tập trung vào việc học tập và phát triển cá nhân một cách toàn diện. Mỗi thành viên trong lớp học đều cần nhận ra trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một môi trường học tập lành mạnh và an toàn cho tất cả mọi người.