Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 24 có đáp án
-
7 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Bài học người ông muốn nhắn nhủ tới bạn nhỏ đó là?
Chọn C. Phải sống có trách nhiệm để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Câu 3:
Người ông đã làm gì với bạn nhỏ?
Người ông đã dẫn bạn nhỏ đến bên một hồ cá trong trang trại rồi bảo bạn nhỏ ném thử 1 viên đá xuống nước. Sau đó ông bảo tôi quan sát những vòng tròn toả ra trên mặt nước bởi chính viên đá bị ném.
Câu 4:
Người ông đã nói với cháu điều gì sau khi bảo cháu quan sát những vòng tròn tỏa ra trên mặt nước?
Sau khi bảo cháu quan sát những vòng tròn toả ra trên mặt nước, người ông đã bảo cháu rằng: “Cháu hãy thử hình dung mình giống như những viên đá kia. Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự bình yên của tất cả những người xung quanh.”.
Câu 5:
Tác giả câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
Tác giả câu chuyện muốn khuyên chúng ta rằng: Trong cuộc đời, mỗi một người đều có mối quan hệ qua lại và tương tác với những người khác nhau trong xã hội này. Mỗi một lời nói và hành động dù là nhỏ của mình đều sẽ có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh. Bởi vậy hãy sống thật trong sáng, lương thiện và hãy gửi những điều tốt đẹp và những thông điệp tích cực tới khắp mọi người.
Câu 7:
Viết các từ ngữ dưới đây vào nhóm phù hợp:
Trẻ em, hồn nhiên, chăm chỉ, ngây thơ, trẻ thơ, xinh xắn, nhân ái,
trung thưc, thiếu niên, yêu nước, trách nhiệm, nhi đồng.
Đặc điểm của thiếu nhi |
Phẩm chất thiếu nhi cần rèn luyện |
|
......................................... ......................................... ......................................... |
......................................... ......................................... ......................................... |
......................................... ......................................... ......................................... |
Thiếu nhi |
Đặc điểm của thiếu nhi |
Phẩm chất thiếu nhi cần rèn luyện |
Trẻ em, trẻ thơ, thiếu niên, nhi đồng. |
Hồn nhiên, ngây thơ, xinh xắn. |
Chăm chỉ, trung thực, yêu nước, trách nhiệm. |
Câu 8:
Viết một đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về một trong ba nội dung sau:
a) Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình.
b) Thiếu nhi là tương lai của đất nước.
c) Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.
Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực... của thế hệ trẻ. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường”, Bác Hồ viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế. Vì thế chúng ta cần chăm sóc, bảo vệ và yêu thương những mầm non tương lai của đất nước.
Câu 9:
Đóng vai một nhân vật trong truyện kể lại một đoạn trong truyện cổ tích Tấm Cám.
* Gợi ý
- Lựa chọn nhân vật mình sẽ nhập vai như Tấm, Cám, mụ dì ghẻ, nhà vua, ông Bụt...
- Nhớ lại chính xác các sự việc diễn ra trong câu chuyện và kể lại.
BÀI LÀM THAM KHẢO
- Đóng vai nhân vật Tấm:
Từ nhỏ ta đã phải làm lụng vất vả suốt ngày. Bởi ta sống cùng mẹ con mụ dì ghẻ độc ác. Hai mẹ con bà ta đã hãm hại ta hết lần này đến lần khác. Họ lừa gạt di giỏ tôm tép của ta để dành lấy chiếc yếm đào. Họ ăn thịt người bạn cá bống đáng yêu. Họ bắt ta nhặt từng hạt đậu bị trộn lẫn để không được đi chơi hội. Tuy nhiên, ta vẫn vượt qua tất cả và đến được vũ hội, may mắn trở thành vợ của vua, nhờ có ông Bụt tốt bụng giúp đỡ. Nhưng đâu chỉ có thế. Khi ta đã là vợ của vua, họ lại càng thâm độc hơn. Họ chặt cây cau hại ta ngã xuống ao chết, rồi lấy áo của ta vào cung vua hòng thay thế vị trí của ta. Khi ta hóa thành chim vàng anh trở về, họ ăn thịt ta, vứt lông ra vườn. Ta hóa thân thành cây xoan, thì họ chặt thân đem làm khung cửi. Rồi khung cửi cũng bị họ đốt cháy, đem tro đổ đi xa. Lần này, từ đống tro tàn, ta trở về trong hình dáng con người nương nhờ quả thị thơm. Bà lão bán nước đã đem ta về nhà, nhận ta làm con nuôi. Ngày ngày, ta têm trầu giúp bà bày bán và dọn dẹp nhà cửa. Cũng nhờ miếng trầu ấy mà nhà vua nhận ra ta và đón ta về cung.