IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 25 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 25 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 25 có đáp án

  • 7 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Mạc Đĩnh Chi là người nổi tiếng với tính cách như thế nào?

Xem đáp án

Chọn  A. Liêm khiết, thẳng thắn.


Câu 2:

Khi nhìn thấy 100 quan tiền trước cửa nhà mình Mạc Đĩnh Chi đã làm gì?

Xem đáp án

 Chọn C. Khăn áo chỉnh tề vào yết kiến nhà vua, trình bày sự việc.


Câu 3:

Theo em nhan đề nào dưới đây phù hợp với bài đọc.

Xem đáp án

Chọn B. Một viên quan liêm khiết.


Câu 4:

 Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”?

Xem đáp án

Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” là bởi ông vừa là trạng nguyên của Việt Nam, vừa được phong là trạng nguyên của Trung Quốc khi đi sứ nước này.


Câu 5:

Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để làm gì?

Xem đáp án

 Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để thử lòng chính trực và đức liêm khiết của Mạc Đĩnh Chi.


Câu 6:

Viết 1 câu ghép nói về tài năng và phẩm chất của Mạc Đĩnh Chi.

Xem đáp án

Chẳng những Mạc Đĩnh Chi có tài mà ông còn là người vô cùng chính trực và liêm khiết.


Câu 7:

Đọc bài ca dao dưới đây và trả lời câu hỏi.

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trong mây
Trông mưa, trông nắng, trong ngày, trắng đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

a) Từ trông được lặp lại mấy lần?
b) Theo em, việc lặp lại đó có tác dụng gì?

Xem đáp án

a) Từ trông được lặp lại 8 lần.

b) Tác dụng:

- Nhấn mạnh người nông dân có nhiều nỗi lo về công việc đồng áng.

- Nhấn mạnh sự đa dạng của các vấn đề ảnh hưởng đến việc trồng trọt, từ đó gợi lên sự lo lắng, ngóng chờ của người nông dân vào các yếu tố đó.


Câu 8:

Từ nào được lặp lại trong câu tục ngữ dưới đây? Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Xem đáp án

- Từ được lặp lại: học.

- Tác dụng: nhấn mạnh hành động học tập là vô cùng quan trọng, cần được thực hiện liên tục, không ngừng nghi, ở mọi lĩnh vực.


Câu 9:

 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

Tôi đạp vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ.

(Xuân Quỳnh)

a) Từ bỗng xuất hiện mấy lần trong đoạn thơ

b) Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng gì?

Xem đáp án

a) Từ bỗng trong đoạn thơ xuất hiện ba lần.

b) Việc lặp lại nhiều lần từ bỗng có tác dụng nhấn mạnh niềm vui của chú gà con vì được ra khỏi quả trứng, sự tươi đẹp của thiên nhiên mà chú gà con quan sát được.


Câu 11:

Đóng vai nhân vật Thạch Sanh kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh.

* Gợi ý

- Lựa chọn nhân vật mình sẽ nhập vai đó là Thạch Sanh.

- Nhớ lại chính xác các sự việc diễn ra trong câu chuyện và kể lại. 

Xem đáp án

BÀI LÀM THAM KHẢO

Ta là Thạch Sanh - một chàng trai trẻ sống ở dưới túp lều cũ cạnh gốc đa già. Hằng ngày, ta lên núi đốn củi để kiếm sống. Trước đây ta từng được một ông lão thần bí dạy cho võ nghệ nhưng hầu như ta rất ít khi dùng đến.

Một ngày nọ, ta được một người hàng rượu là Lý Thông mời kết nghĩa huynh đệ. Ta rất vui liền đồng ý ngay, sau đó dọn sang nhà hắn cùng chung sống và giúp hắn mọi việc nặng nhọc trong quán. Ngờ đâu, hắn ta chỉ muốn lợi dụng ta mà thôi. Đầu tiên, hắn lừa ta thay hắn đi nộp mạng cho Trăn Tinh. Khi ta bình an trở về thì lừa ta đó là trăn vua nuôi để dụ ta bỏ trốn còn mình thì cướp công trạng. Lần thứ hai, ta hợp tác với hắn giải cứu công chúa, nhưng hắn lại sai lính lấp cửa hang để giết chết ta. May sao ta đã chạy thoát được, trên đường đi còn giải cứu cho con trai của vua Thủy Tề. Nhờ vậy, ta được tặng cho rất nhiều châu báu, nhưng ta chỉ lấy một cây đàn thần mà thôi. Trở về nhà, ta lại bị hồn Trăn Tinh và Đại Bàng Tinh hãm hại bị nhốt oan vào ngục. Ở trong ngục tù, ta đã lấy đàn ra để giải sầu, ngờ đâu tiếng đàn lại thần kì bay vào trong cung chữa khỏi bệnh cho công chúa. Nhờ đó, ta được nhà vua triệu kiến và có cơ hội trình bày hết mọi chuyện. Thế là Lý Thông bị trừng trị thích đáng, còn ta nhận được những thứ vốn là của mình. Khi ta trở thành phò mã, hoàng tử các nước chư hầu đã đem quân đến tấn công do không đồng ý. Nhưng nhờ niêu cơm thần và tiếng đàn thần, ta đã đánh tan ý chí của quân giặc, khiến chúng rút lui về nước mà không tổn thất một điều gì.

Từ lần đó, ta được nhân dân yêu mến và tin tưởng. Khi vua cha qua đời, ta được ông chọn người nối ngôi, trở thành vị vua mới.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương