Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 26 có đáp án
-
9 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
Chọn B. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
Câu 2:
Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì?
Chọn A. Trần Quốc Toản xin gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”.
Câu 3:
Quốc Toản nóng lòng gặp Vua như thế nào ?
Chọn D. Đợi từ sáng tới trưa không được gặp bèn liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm bước xuống bến.
Câu 4:
Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?
Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước.
Câu 5:
Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát của cam?
Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì bị Vua xem là trẻ con và nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình.
Câu 6:
Xác định điệp từ, điệp ngữ trong những câu thơ, đoạn văn ở cột A. Chọn câu, đoạn phù hợp với ý nêu tác dụng của biện pháp đó ở cột B.
A |
|
B |
a) Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ (Chế Lan Viên) |
Làm nổi bật các bộ phận của hoa sen, phần nào cũng đẹp đẽ, từ đó nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của loài hoa này. |
|
b) Trong đầm gì đẹp bằng sen (Ca dao) |
Làm nổi bật sự thay đổi nhanh chóng của vạn vật qua các mùa. |
|
c) Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh như một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa láy ơn màu đen nhung hiếm quý. (Nguyễn Phân Hách) |
Lặp lại lời vỗ về của “cò mẹ”, tạo nên âm hưởng của lời ru ngọt ngào, qua đó nhấn mạnh tình yêu thương của “cò mẹ” đối với con. |
Xác định điệp từ, điệp ngữ như sau:
Câu |
Điệp từ, điệp ngữ |
Tác dụng |
a |
Điệp ngữ “ngủ yên” lặp lại 2 lần. |
Lặp lại lời vỗ về của “cò mẹ”, tạo nên âm hưởng của lời ru ngọt ngào, qua đó nhấn mạnh tình yêu thương của "cò mẹ" đối với con. |
b |
Điệp ngữ “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng”, mỗi từ ngữ lặp lại 2 lần. |
Làm nổi bật các bộ phận của hoa sen, phần nào cũng đẹp đẽ, từ đó nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của loài hoa này. |
c |
Điệp ngữ “thoắt cái” lặp lại 3 lần. |
Làm nổi bật sự thay đổi nhanh chóng của vạn vật qua các mùa. |
Câu 7:
Xác định điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ đó.
Nếu thế giới không có trẻ con
Ai sẽ dạy bông hoa học nói
Ai sẽ tô biển hoa màu vàng
Ai sẽ nhốt hương thơm vào túi?
(Thục Linh)
– Điệp từ, điệp ngữ: Ai sẽ…
– Tác dụng: Làm nổi bật vai trò của trẻ con đối với cuộc sống.
Câu 8:
Viết 2 - 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc bài tập 2, trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
Trẻ con thật sự là những mầm non của thế giới, không có trẻ con, thế giới có lẽ đã thật nhạt nhẽo. Không ai thơ thẩn nói chuyện vui đùa cùng hoa lá, không ai hồn nhiên tô nước biển một màu vàng ươm, không ai nhốt hương thơm vào túi,… Những việc tưởng chừng vô nghĩa, vô lí nhưng là cách mà trẻ con đến với thế giới, cách mà thế giới đẹp hơn và vui hơn nhờ trẻ con.
Câu 9:
Hãy tưởng tượng một kết thúc khác cho câu chuyện em đã từng được đọc được nghe
* Gợi ý
- Kết thúc câu chuyện đó như thế nào?
- Kết thúc đó có ý nghĩa gì, để lại tình cảm, suy nghĩ gì với em?
BÀI LÀM THAM KHẢO
Sau khi bị rơi xuống biển, người anh bị sóng đánh trôi dạt vào một hòn đảo hoang. Nơi đây không có một bóng người sinh sống. Người anh phải ăn trái cây rừng, uống nước suối để tiếp tục sống. Sau nhiều ngày, anh ta cảm thấy vô cùng hối hận vì hành động của mình. Tưởng như sắp hết hy vọng, thì một ngày nọ có chiếc thuyền đi ngang qua. Anh ta tìm cách báo hiệu cho người trong thuyền biết. Người anh được đưa về đất liền, gặp lại vợ và em trai liền cảm thấy vô cùng sung sướng. Những ngày tháng sau đó, người anh chăm chỉ làm ăn, sống hạnh phúc bên gia đình.