IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 27 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 27 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 27 có đáp án

  • 8 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

Xem đáp án

Chọn  C. Bài văn tả cảnh đền Hùng, ở núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ).


Câu 2:

Đền Thượng nằm trên ngọn núi nào?

Xem đáp án

Chọn A. Núi Nghĩa Lĩnh.


Câu 4:

Con hiểu câu ca dao sau như thế nào?

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

 

Xem đáp án

Chọn D. Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. Dù đi đâu xa cũng luôn nhắc nhở nhau nhớ về ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn dân tộc.


Câu 6:

Ý nghĩa bài văn Phong cảnh đền Hùng?

Xem đáp án

Chọn D. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.


Câu 7:

Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ Em yêu nhà em”:

Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong.
Có ông ngô bắp rau hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em.

Xem đáp án

- Tác dụng của điệp từ “Có”:

+ Tạo ra một nhịp điệu nhẹ nhàng, du dương cho bài thơ, giúp người đọc cảm nhận được sự ấm áp, yên bình của không gian sống quen thuộc.

+ Nhấn mạnh và làm nổi bật sự phong phú, đa dạng của cuộc sống quanh em, từ thiên nhiên đến những sinh vật nhỏ bé, từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống hàng ngày đều mang lại niềm vui và sự ấm áp.

- Tác dụng của điệp ngữ “Chẳng đâu”:

+ Khẳng định tình yêu và niềm tự hào về ngôi nhà, mái ấm gia đình của bản thân, đồng thời thể hiện sự gắn bó, yêu thương không thể thay thế bởi bất cứ nơi đâu.

+ Tạo ra sự đối xứng, giúp kết thúc bài thơ một cách tròn trịa, khép lại với thông điệp mạnh mẽ về tình yêu quê hương, gia đình.


Câu 8:

 Thực hiện yêu cầu:

a) Chọn một từ phù hợp trong khung thay cho các chỗ trống trong bài ca dao sau:

(đợi, trông, chờ)

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn ................. nhiều bề

................ trời, ................. đất,  ................. mây

................. mưa, ................. nắng, .................ngày, ................. đêm

................. cho chân cứng đá mềm

Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao)

b) Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.

Xem đáp án

a)

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.

b) Tác dụng của từ “trông”:

- Phản ánh sự vất vả, lo lắng của người nông dân khi họ không chỉ làm việc cật lực mà còn phải “trông” - chờ đợi và hy vọng vào nhiều yếu tố tự nhiên như trời, đất, mây, mưa, gió, ngày và đêm để mùa màng có thể thuận lợi.

- Nhấn mạnh sự phụ thuộc mạnh mẽ của nông nghiệp vào điều kiện tự nhiên, cho thấy cuộc sống của người nông dân không chỉ gắn liền với công việc đồng áng mà còn với cả bầu trời, mặt đất và các yếu tố thiên nhiên khác.

- Thể hiện lòng kiên nhẫn, sự hy vọng và niềm tin sâu sắc vào thiên nhiên của người nông dân; họ luôn trông chờ vào sự êm đẹp của trời đất để đảm bảo một mùa màng bội thu.


Câu 9:

Viết 2 - 3 câu văn hoặc sáng tác 4 - 6 dòng thơ bày tỏ tình cảm về ngôi nhà em ở, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.

Xem đáp án

 

Ngôi nhà nhỏ em yêu,

Nắng ấm áp bình yên.

Góc vườn xanh chim hót,

Gia đình em vui vầy.

Mỗi sớm mai thức dậy,

Em yêu lắm ngôi nhà.


Câu 10:

Hãy kể lại một đoạn câu chuyện Thánh Gióng bằng sự tưởng tượng sáng tạo của em.

* Gợi ý

- Thời vua Hùng thứ 6 ở ngôi làng nhỏ có hai vợ chồng già nhưng vẫn chưa có con khiến họ rất buồn lòng.
- Một hôm bà vợ, đi thăm ruộng bất ngờ thấy dấu chân to, bèn ướm thử rồi hoài thai, 12 tháng sau mới sinh ra một đứa bé trắng trẻo xinh đẹp.
- Đứa bé 3 tuổi vẫn không biết đi đứng, nói cười, hai vợ chồng vô cùng lo lắng.
- Đợt ấy giặc xâm lược, vua sai sứ giả tìm người tài, cậu bé bèn xin đi giết giặc, với một chiếc roi sắt, bộ giáp sắt con ngựa sắt.
- Sau khi gặp sứ giả cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng phải chung tay góp gạo cho cậu bé ăn.
- Sau khi nhận roi, áo giáp và ngựa, tráng sĩ lên đường giết giặc, đi tới đâu giặc chết như ngả rạ đến đấy.
- Không may roi sắt gãy, tráng sĩ vươn mình nhổ tre làm vũ khí quét sạch quân thù, sau đó bỏ lại giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời.

 

Xem đáp án

BÀI LÀM THAM KHẢO

- Kể lại đoạn Gióng đánh giặc:

Mười ngày sau, mọi thứ mà Gióng yêu cầu đều được mang tới cả, lúc này đây từ một đứa bé ba tuổi, Gióng đã trở thành chàng trai cao lớn vượt trội, tầm vóc phi phàm, thân hình cao lớn, cơ bắp cuồn cuộn. Chàng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, từ biệt quê hương và lên đường diệt giặc, trước khi đi Gióng quay lại nhìn cha mẹ “Kiếp này đa tạ phụ mẫu đã sinh dưỡng!”, rồi hướng thẳng phía trước mà đi, con ngựa sắt vốn tưởng là khối sắt không có linh tính, thế nhưng lúc này đây nó lại phát ra tiếng hí vang trời, rồi phóng vụt đi, chốc lát chỉ còn lại cái bóng mờ mờ của người anh hùng, lẫn trong đám bụi thổi tung. Ngựa chạy một đường đến nơi đóng quân của giặc, ngựa đi đến đâu phun lửa đến đấy, thiêu trụi hết lương thực và lều trại của quân địch, chúng hoảng hồn bỏ cả vũ khí mà chạy thoát thân, kẻ giẫm đạp lên nhau, người thì chết dưới vó ngựa. Tráng sĩ vung roi sắt quất liên hồi vào lũ giặc cướp nước, khiến chúng chết như ngả rạ dưới vó ngựa, thế nhưng giặc quá đông, sau ba ngày chinh chiến thì không may roi sắt gãy làm đôi. Lúc này đây tráng sĩ vừa đuổi giặc đến khu vực có những lũy tre già hàng mấy chục tuổi, ngựa sắt phun lửa làm loài tre ấy trở nên vàng bóng. Nhanh trí, tráng sĩ đã dùng sức mạnh nhổ hẳn cây tre to nhất bên đường làm vũ khí thay roi sắt, kỳ diệu thay vốn chỉ là cây cỏ thế nhưng trên tay tráng sĩ, cay tre bỗng trở nên mạnh mẽ không kém gì so với những thứ vũ khí sắc bén khác. Sau bảy ngày chiến đấu, cuối cùng đất nước ta cũng sạch bóng quân thù, chỉ còn lại hàng vạn xác chết chốn sa trường, khung cảnh tiêu điều tan hoang.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương