IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 30 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 30 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 30 có đáp án

  • 8 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Những hình ảnh nào được tả sau cơn mưa?

Xem đáp án

Chọn A. Mây xám đục, tia nắng, nước mưa; những chú chồn, con dũi, vòm lá, chim Klang, những chỏm núi, những dải mây, mưa dầm rả rích.


Câu 2:

Trong bài văn trên, tia nắng được miêu tả bằng cách nào?

Xem đáp án

Chọn  A. Dùng động từ chỉ trạng thái của người để tả về tia nắng.


Câu 3:

Câu văn nào nêu được ý chính của bài?

Xem đáp án

Chọn C. Sau trận mưa dầm rả rích, núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.


Câu 4:

Hoàn thành bảng sau:

Cảnh vật Trường Sơn

 

Tia nắng

 

Nước mưa

 

Những chú chồn, những con dũi

 

Chim Klang

 

Xem đáp án

Cảnh vật Trường Sơn

Hoạt động cho thấy sự bừng tỉnh.

Tia nắng

Mừng rỡ rọi xuống.

Nước mưa

Vẫn còn róc rác, lăn tăn, luồn lỏi chạy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh.

Những chú chồn, những con dũi

Nối tiếp nhau mừng rỡ nhảy ra.

Chim Klang

Bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch, cất lên những tiếng kêu khô sắc.


Câu 7:

 Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây?

Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kình cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

Xem đáp án

- Đoạn văn trên của tác giả Lê Vân sử dụng cách diễn đạt tốt hơn. Bởi vì: Nội dung chặt chẽ nhờ sự liên kết bằng phép thế. Tên gọi nhân vật Hưng Đạo Vương được thay đổi nhiều lần, không những tránh được sự lặp từ mà còn thể hiện chức vị của ông và gửi gắm cả tình cảm kính trọng của mọi người đối với vị chủ tướng tài ba ấy.

- Còn đoạn văn thứ hai cách diễn đạt thiếu sinh động và hấp dẫn với người đọc và người nghe. Bởi vì, cả đoạn văn gồm sáu câu những từ Hưng Đạo Vương được lặp lại nhiều lần. Vì vậy, đoạn văn thứ hai này không có được cách diễn đạt có nhiều sáng tạo như đoạn văn thứ nhất.


Câu 8:

 Kể sáng tạo một câu chuyện về thiếu nhi mà em đã đọc ở nhà.

* Gợi ý:

- Giới thiệu đó là câu chuyện gì.

- Các chi tiết trong câu chuyện có gì đặc biệt.

- Điều gì ở câu chuyện khiến em ấn tượng nhất.

Xem đáp án

BÀI LÀM THAM KHẢO

Những năm giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình tôi sơ tán về một vùng quê, ở nhờ nhà một bạn nhỏ tên là Mến. Cùng tuổi với nhau nên tôi với Mến nhanh chóng kết thành đôi bạn thân thiết. Mĩ ngừng ném bom, tôi và gia đình về lại thị xã. Xa Mến, tôi nhớ lắm!

Hai năm sau, bố tôi đón Mến ra chơi. Tôi dẫn Mến đi thăm khắp nơi. Cái gì Mến cũng thấy lạ, ở thị xã có nhiều đường phố, nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà mái rạ, vách đất ở quê. Ban ngày, trên đường người và xe đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa, thích ơi là thích!

Chỗ vui nhất là công viên, ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay và có cả một cái hồ lớn. Mến bảo hồ rộng thế này mà không trồng sen như ao làng của Mến. Nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng, tôi và Mến nhắc lại những kỉ niệm ngày trước, hai đứa bơi thuyền thúng ra giữa đầm để hái hoa sen. Sương đêm đọng trong lòng lá sen xanh, lóng lánh như những viên pha lê dưới ánh mặt trời buổi sớm.

Bỗng nhiên có tiếng kêu thất thanh làm cho chúng tôi phải ngừng câu chuyện:

- Cứu với! Cứu người chết đuối!

Tôi chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì Mến đã nhảy ùm xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy chới với. Trên bờ hồ, mấy chú bé hoảng hốt kêu la.

Mến bơi rất nhanh. Chỉ một loáng, Mến đã đến bên đứa bé, khéo léo nắm được tóc vừa đẩy lên vừa diu vào bờ. Mọi người xúm lại khen Mến dũng cảm.

Về đến nhà, sợ bố lo nên tôi không dám kể cho bố nghe việc đó. Lúc chia tay Mến, tôi quyến luyến mãi. Tôi thấy Mến rất đáng khâm phục! Sau khi Mến về quê, tôi mới nói cho bố biết chuyện. Bố bảo:

- Người dân ở làng quê là như thế đấy, con ạ! Lúc đất nước có chiến tranh họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho chúng ta. Cứu người, họ không hề ngần ngại.

Tôi thấy lời nhận xét của bố rất đúng. Bạn Mến của tôi là một người nhà quê đáng yêu như thế!


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương