IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 31 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 31 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 31 có đáp án

  • 6 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của cây trám trong bài đọc?

Xem đáp án

Chọn B. Cây cổ thụ lâu năm rất gắn bó với dân làng.


Câu 2:

Tác giả miêu tả cây trám đen theo trình tự nào?

Xem đáp án

Chọn B. Tả từng bộ phận của cây.


Câu 3:

 Quả trám nếp có đặc điểm gì?

Xem đáp án

Chọn C. Có màu tím, quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập ngón tay cái mà không chạm hạt.


Câu 4:

Hình dáng thân cây trám đen được miêu tả như thế nào?

Xem đáp án
Chọn C. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống.

Câu 5:

Quả trám đen dùng để làm gì?

Xem đáp án
Chọn C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 6:

Cây trám đen trong bài văn trên được tả theo trình tự nào?

Xem đáp án
Chọn B. Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

Câu 7:

Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.

Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng.

(HỮU MAI)

Xem đáp án

- Phép thế được sử dụng trong trường hợp trên được biểu hiện như sau:

+ “Hai Long” được thay thế ở các câu khác là “anh”.

+ “Người đặt hộp thư” được thay thế ở các câu khác là “người liên lạc”.

→ Cách thay thế có tác dụng: Tránh lặp lại từ ngữ, lời văn trôi chảy hơn. Đồng thời việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.


Câu 9:

Hãy kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa theo tưởng tượng của em.

* Gợi ý:

1. Mở bài: Giới thiệu về truyện Sọ Dừa.

2. Thân bài

- Sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa.

- Sự hiện thân trở lại làm người và cuộc sống của vợ chồng Sọ Dừa:

+ Tài năng của Sọ Dừa:

+ Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa:

- Dã tâm của hai cô chị, cuộc đoàn tụ của vợ chồng Sọ Dừa.

3. Kết bài: Nêu ý nghĩa của truyện Sọ Dừa.

Xem đáp án

BÀI LÀM THAM KHẢO

Sọ Dừa là một câu chuyện cổ tích hay và tiêu biểu thuộc nhóm các câu chuyện có nhân vật xấu xí. Ngay từ lần đọc đầu tiên, em đã rất yêu thích câu chuyện này.

Câu chuyện kể về một người phụ nữ sau khi uống nước mưa đọng trong cái gáo dừa thì mang thai. Bà sinh ra một đứa con không tay không chân, tròn lông lốc như cục thịt, nên đặt tên con là Sọ Dừa. Khi lớn lên, tuy cơ thể khiếm khuyết, nhưng Sọ Dừa vẫn rất chăm chỉ. Cậu xin mẹ đi chăn bò cho nhà phú ông và làm việc rất tốt, khiến ai cũng bất ngờ. Nhờ làm việc ở đây, cậu biết đến cô Út hiền lành, tốt bụng, vì vậy đã nhờ mẹ hỏi cưới cô Út cho mình. Ngày hôn lễ diễn ra, Sọ Dừa trở về hình dáng của một chàng trai khôi ngô tuấn tú, lại còn biến ra ngôi nhà khang trang, có kẻ hầu người hạ. Điều đó làm hai chị gái của cô Út rất ganh ghét. Sau đám cưới, Sọ Dừa ra sức dùi mài kinh sử, và đỗ đầu trong năm đó. Chàng được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ nước ngoài. Nhân lúc Sọ Dừa đi vắng, hai cô chị xấu xa đã rủ cô Út đi chơi thuyền rồi đẩy cô xuống biển. May mắn thay, cô Út được chồng dặn dò từ trước đó, nên đã luôn mang theo một hòn đá, một con dao và hai quả trứng gà. Nhờ các đồ vật đó, cô đã sống sót được trên đảo hoang. Cho đến ngày có thuyền quan sứ đi qua, trên thuyền chính là Sọ Dừa. Hai vợ chồng đoàn tụ với nhau, hạnh phúc vô cùng. Trở về nhà, họ làm tiệc linh đình thiết đãi bà con. Hai cô chị nhục nhã quá nên đã bỏ đi biệt xứ.

Đọc câu chuyện, em thấm nhuần được bài học ý nghĩa về đạo làm người mà ông cha ta gửi gắm. Đó chính là ở hiền thì gặp lành, còn kẻ gieo gió thì ắt sẽ gặp bão.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương