Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều Tuần 7 có đáp án
-
34 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hoàn cảnh gia đình Cay có gì đặc biệt?
Chọn C. Gia đình Cay sống một mình trong rừng, bố mẹ em đều bị câm và điếc.
Câu 2:
Vì sao Cay không được đi học?
Chọn A. Cay không được đi học là do gia đình Cay sống một mình trong rừng, bố mẹ em đều bị câm và điếc, nên em không nói được nhiều.
Câu 3:
Cay có thái độ như thế nào khi Na bị rơi sách?
Chọn C. Cay đã nhặt sách giúp bạn và bị thu hút bởi những hình vẽ bên trong.
Câu 4:
Khi Na kể chuyện của Cay với cô giáo, cô đã khuyên gia đình Cay điều gì?
Chọn B. Cô giáo đã vận động gia đình Cay về với dân bản, cho Cay đi học.
Câu 5:
Theo em, chúng ta cần cư xử thế nào đối với những người khuyết tật?
Chúng ta cần tôn trọng những người khuyết tật và giúp đỡ họ khi cần thiết.
Câu 6:
Hãy kể ra những việc làm tốt của cô giáo và bạn Na trong câu chuyện?
- Bạn Na: Hỏi Cay có muốn học chữ không, nói ngay với cô giáo về hoàn cảnh của bạn Cay.
- Cô giáo: Cô xúc động. Cô tới nhà Cay, kiểm tra khả năng nghe, nói của em. Cô tin rằng em hoàn toàn bình thường, chỉ vì sống tách biệt mọi người, không được tập nói từ bé nên em chưa nói được. Cô giáo vận động gia đình Cay về với dân bản, cho Cay đi học.
Câu 7:
Đọc đoạn thơ và các nghĩa của từ mắt rồi trả lời câu hỏi.
Xe có (1) mắt đèn Chân người: mắt cá! (2) Mắt chim, hình tròn (3) Mắt người, hình lá. (Phạm Hổ) |
Mắt: Nghĩa 1: cơ quan để nhìn của người hay động vật. Nghĩa 2: chỗ lồi ra, giống hình con mắt ở một số vật. |
a. Tìm nghĩa thích hợp cho từ mắt được in đậm.
b. Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển)?
c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau như thế nào?
a. Từ mắt (1) mang nghĩa 2; từ mắt (2) mang nghĩa 1; từ mắt (3) mang nghĩa 1.
b. Trong các nghĩa của từ mắt nêu trên, nghĩa 1 là nghĩa gốc, nghĩa 2 là nghĩa được phát triển từ nghĩa gốc (nghĩa chuyển).
c. Các nghĩa trên của từ mắt có liên hệ với nhau chặt chẽ, mang chức năng của đối tượng mắt như nhau, đều thực hiện một chức năng tương đương nhau (soi chiếu cho rõ, nhìn và quan sát).
Câu 8:
Xác định nghĩa của từ biển trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển.
a. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi)
b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
(Huy Cận)
c. Công cha như núi ngất trời.
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
(Ca dao)
– Xác định nghĩa của từ biển:
+ Trong câu thơ a. từ biển có nghĩa chỉ số lượng nhiều, muốn nói lúa nhiều như nước biển.
+ Trong câu thơ b. từ biển có nghĩa là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái đất.
+ Trong câu thơ c. từ biển có nghĩa là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái đất.
à Như vậy, nghĩa của từ biển trong câu a là nghĩa chuyển; nghĩa của từ biển trong câu b là nghĩa gốc.
Câu 9:
Viết đoạn thân bài cho bài văn tả người thân mà em yêu quý nhất.
* Gợi ý
- Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật)
+ Về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng.
+ Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác).
Bố em năm nay 40 tuổi rồi. Bố làm nghề thợ mộc, đây là nghề ông dạy bố từ nhỏ. Bố yêu nghề như yêu những con người luôn bên cạnh và đem niềm vui đến cho bố. Bố là người có dáng người cao, vạm vỡ dáng người ấy rất phù hợp với nghề nghiệp của bố. Bố có thể lấy dụng cụ một cách dễ dàng vì cánh tay bố dài và linh hoạt. Bố cũng di chuyển rất nhanh, từ khâu lấy gỗ, kiến tạo, mọi công việc bố đều sắp xếp rất chu đáo, gọn gàng. Có lẽ vì vậy mà bàn tay bố không hề mềm mại, thô và chai sần nhưng lại vô cùng khéo léo, sản phẩm của bố độc đáo và ưng ý với mọi người. Với em, đó là bàn tay rất đặc biệt. Bố em có khuôn mặt tròn, đôi mắt bố luôn nhìn mọi người thân thiện, có lẽ cũng do nghề nghiệp đem lại niềm vui nên đôi mắt bố không hề tỏ ra mệt mỏi mà luôn sáng lên một cách kỳ lạ. 40 tuổi nhưng mái tóc bố không còn đen. Ngoài thời gian giúp em học bài, cùng mẹ làm những việc nặng nhọc, bố luôn ngồi ở xưởng gỗ để làm việc. Những lớp bụi của gỗ bám vào tóc làm cho bố như già đi. Em nhìn rõ hơn những sợi tóc bạc khi bố xoa xoa lớp bụi bám ấy. Khi làm việc, bố thường mặc những bộ quần áo tối màu, bố lúc nào cũng cần mẫn, tỉ mỉ trong từng sản phẩm và bố thường cài bút chì trên đôi tai rất điệu nghệ.