Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 12 có đáp án
-
38 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng?
Chọn A. Vì cả hai người đều lớn tuổi và bị ốm nặng.
Câu 2:
Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào?
Câu 3:
Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui?
Câu 4:
Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý?
Câu 5:
Qua câu chuyện trên, em học tập được điều gì tốt đẹp?
Qua câu chuyện trên em hiểu rằng phải luôn lạc quan, yêu đời, tin vào cuộc sống tươi đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực tới mọi người có như vậy cuộc sống mới có ý nghĩa và hạnh phúc.
Câu 6:
Các từ in đậm dưới đây có tác dụng gì? Xếp chúng vào nhóm phù hợp:
Cái gì quý nhất?
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất. Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”. Quý thì bảo quý nhất là vàng. Còn Nam cho rằng thì giờ mới là thứ quý nhất. Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai.
Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải. Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:
– Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ.
Theo TRỊNH MẠNH
a) Dùng để hỏi (đại từ nghi vấn)
b) Dùng để chỉ một người bất kì (đại từ thay thế)
a) Dùng để hỏi (đại từ nghi vấn): “Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?” “ Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?”
b) Dùng để chỉ một người bất kì (đại từ thay thế): Không ai chịu ai.
Câu 7:
Tìm các đại từ thay thế chỉ sự vật, số lượng, địa điểm trong những câu sau:
a) Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
Ca dao
b) Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người, sống để yêu nhau.
TỐ HỮU
c) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
NGUYỄN PHAN HÁCH
a) Đại từ thay thế: Ai, bao nhiêu, bấy nhiêu
b) Đại từ thay thế: Gì, thế
c) Đại từ thay thế: Đâu, đấy
Câu 8:
Viết 3 câu kể về những người bạn của em, trong câu có sử dụng đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô). Chỉ ra từ ngữ được thay thế bởi đại từ (hoặc danh từ dùng để xưng hô) đó.
- Lan học cùng lớp với em, bạn ấy là lớp trưởng. (Từ “bạn ấy” thay thế cho từ “Lan”)
- Bạn Minh học rất giỏi Toán, Hoàng Anh cũng thế. (Từ “thế” thay thế bởi cụm từ “học rất giỏi Toán”)
- Hoa mới mua bộ váy mới, nó rất đẹp. (Từ “nó” thay thế cho cụm từ “bộ váy mới”)
Câu 9:
Viết đoạn văn kể lại một sự việc sáng tạo trong câu chuyện mà em biết.
* Gợi ý:
- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc.
- Các câu tiếp theo: Kể lại sự việc đã chọn với những chi tiết sáng tạo
Ví dụ: Câu chuyện Sự tích cây thì là
Đoạn văn kể sáng tạo sự việc: Các loài cây được Trời đặt tên.
Tham khảo:
Những loài cây cỏ tranh giành đến trước đều được ông Trời đặt cho tên đúng ý muốn của chúng. Có cây tỏa hương dịu dàng thì đòi được tên Lan, còn cây õng a õng ẹo, uyển chuyển múa thân mình thì lại xin đặt tên là Tóc Tiên, cây cao lớn hiên ngang đến thì được ông Trời gọi là Thông. Còn các loài rau cỏ cũng không ngoại lệ. Chúng cứ thế chen chúc kéo tới mà nài nỉ ông Trời ban cho chúng cái tên đẹp như là Dấp Cá, Húng, Tía Tô, Quế,...