IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 13 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 13 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 13 có đáp án

  • 35 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta quen nhau ở đâu?

Xem đáp án
Chọn C. Quen nhau ở trên một chiếc tàu thủy rời thành phố Li-vơ-pun.

Câu 3:

 Giu-li-ét-ta đã làm gì khi Ma-ri-ô bị thương?

Xem đáp án
Chọn B. Hốt hoảng chạy lại, quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

Câu 5:

Trong hoàn cảnh cơn bão dữ dội và bất ngờ xuất hiện ấy, Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta đang làm gì?

Xem đáp án
Chọn B. Hai bạn ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.

Câu 7:

Ý nghĩa của câu chuyện Một vụ đắm tàu? 

Xem đáp án

Câu chuyện ngợi ca một tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. Đề cao tình bạn thiêng liêng và cao cả.


Câu 8:

Các từ in đậm dưới đây được dùng để nối những từ ngữ hoặc những câu nào với nhau?

a) Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên  trăng sáng  lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì.

Theo Phạm Thị Bích Hường

b) Hai lớp chúng mình đã mang đến rất nhiều hoa đẹp. Nhưng các bạn xem có nên sắp xếp lại để phối hợp màu sắc cho đẹp hơn không?

Theo Đào Quốc Vịnh

Xem đáp án

a)

- Từ “” nối cụm từ “cụ Tạo rất ngạc nhiên” với “trăng sáng mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì”.

- Từ “” nối cụm từ “trăng sáng” với “lũ trẻ không nô đùa như mọi khi, chỉ túm tụm thầm thì”.

- Từ “như” nối cụm từ “nô đùa” với “như mọi khi”.

b)

- Từ “nhưng” nối câu trước đó với câu phía sau.


Câu 10:

Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng một số kết từ. Chỉ ra kết từ trong đoạn văn của em.

Xem đáp án

Thảo Vy trong câu chuyện “Tấm bìa các tông” đã thể hiện mình là một người lãnh đạo tài ba. Cô ấy không chỉ giải quyết mâu thuẫn giữa hai lớp mà còn tạo ra một không gian học tập tốt hơn. Đầu tiên, Thảo Vy đã lắng nghe  hiểu vấn đề từ cả hai phía. Sau đó, cô ấy đã đưa ra một giải pháp sáng tạo: không phân biệt hoa của lớp nào và cùng nhau chăm sóc hoa. Cuối cùng, cô ấy đã thực hiện ý tưởng của mình, mang đến một kết quả tốt đẹp: một không gian học tập đẹp mắt và hòa bình. Như vậy, Thảo Vy đã chứng minh rằng sự lãnh đạo tốt đẹp có thể giải quyết mâu thuẫn và tạo ra sự hòa hợp.


Câu 11:

Viết đoạn văn kể lại một sự việc sáng tạo trong câu chuyện mà em biết.

* Gợi ý:

- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc.

- Các câu tiếp theo: Kể lại sự việc đã chọn với những chi tiết sáng tạo

Xem đáp án

Ví dụ: Câu chuyện Sự tích cây thì là

Đoạn văn kể sáng tạo sự việc: Trời đặt tên cho cây Thì Là.   

Tham khảo:

Đến tận lúc cuối ngày, ông Trời cũng đã thấm mệt, lúc đó có một cành cây rất nhỏ bé hớt hải vội chạy tới. Vừa đến cổng thiên đình, nó thở hổn hển rồi tâu với Trời:

- Muôn tâu bệ hạ, bà con đang ốm nên con phải chăm bà giúp cha mẹ. Vì vậy mà con tới muộn. Xin ngài thứ lỗi cho con.

- Thôi được rồi, ta ghi nhận tấm lòng của con.

- Xin người ban cho con một cái tên thật kêu ạ. - Nhánh cây nhỏ nhanh nhảu đáp.

- Đợi ta suy nghĩ một chút nhé. Tên của con là…thì là…thì là…

Nó nghe ông Trời nói vậy thì mừng quá mà hét toáng:

- Tôi có tên gọi rồi! Từ nay tôi là Thì Là!

Vì vui mừng quá mà nó vội vã cảm ơn vì ông Trời đã đặt tên cho nó rồi lao nhanh về nhà để khoe cho bà nó biết chuyện này và cũng để chăm sóc cho bà. Chính vì nó hấp tấp vội vàng nên đâu hay chữ “thì là” kia đâu phải là tên ông Trời định đặt cho nó đâu, đó chỉ là do ông ngập ngừng vì chưa thể nghĩ ra một cái tên thật đẹp dành cho nó mà thôi.

 


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương