IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 15 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 15 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 15 có đáp án

  • 4 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân được bắt nguồn từ đâu?

Xem đáp án
Chọn B. Được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Câu 3:

 Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?

Xem đáp án
Chọn C. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên cây chuối đã bôi mỡ để lấy nén hương đã cắm trên đó, ai lấy được trước thì sẽ được phát 3 que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa.

Câu 4:

Công đoạn nấu cơm được miêu tả như thế nào? 

Xem đáp án
Chọn B. Mỗi người nấu cơm đều mang theo một cái cần cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo một cái nồi nho nhỏ. Người thổi cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

Câu 5:

Làm thế nào để đảm bảo sự công bằng cho hội thi nấu cơm?

Xem đáp án
Chọn A. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật cho giám khảo chấm.

Câu 6:

Cơm được chấm theo mấy tiêu chí?  

Xem đáp án
Chọn C. Ba tiêu chí: Cơm trắng, dẻo và không có cháy.

Câu 7:

Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?

Xem đáp án
Chọn C. Vì giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, khéo léo, nhanh nhẹn và thông minh của cả tập thể.

Câu 8:

 Ý nghĩa của bài văn Hội thi nấu cơm ở Đồng Vân? 

Xem đáp án

Ý nghĩa của bài văn Hội thi nấu cơm ở Đồng Vân: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.


Câu 9:

Chọn từ ngữ ở cột A phù hợp với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chỉ ra các kết từ trong mỗi câu.

a. Nước Áo được coi là đất nước của âm nhạc

 

thì các diễn viên đóng thế vẫn có thể gặp nguy hiểm.

b. Nếu không tính toán thật kĩ lưỡng và luyện tập tỉ mỉ trong mỗi cảnh quay

nhưng đó vẫn là những bức tranh đắt nhất thế giới.

c. Âm nhạc không những làm tăng sự lạc quan

mà còn giúp ta ngủ sâu và hoàn toàn thư giãn.

d. Mặc dù nhiều bức tranh của Van Gốc có màu vàng chói chang đến nhức mắt

bởi nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thế giới đều đã sống ở đây.

Xem đáp án

a. Nước Áo được coi là đất nước của âm nhạc bởi nhiều nhạc sĩ nổi tiếng thế giới đều đã sống ở đây.

à Kết từ trong câu là: coi là, của, bởi, đều

b. Nếu không tính toán thật kĩ lưỡng và luyện tập tỉ mỉ trong mỗi cảnh quay thì các diễn viên đóng thế vẫn có thể gặp nguy hiểm.

à Kết từ trong câu là: Nếu, thì; và, trong

c. Âm nhạc không những làm tăng sự lạc quan mà còn giúp ta ngủ sâu và hoàn toàn thư giãn.

à Kết từ trong câu là: không những, mà còn; và

d. Mặc dù nhiều bức tranh của Van Gốc có màu vàng chói chang đến nhức mắt nhưng đó vẫn là những bức tranh đắt nhất thế giới.

à Kết từ trong câu là: Mặc dù, nhưng; vẫn, là


Câu 11:

Hoàn thiện câu a hoặc b dưới đây với mỗi kết từ cho sẵn.

a. Tôi học chơi đàn ghi-ta:  .......................................................................................

    để ......................................................................................

      ......................................................................................

b. Môn ảo thuật luôn kích thích người xem :bởi ............................................................

             nên ...........................................................

              với............................................................

Xem đáp án

a.

- Tôi học chơi đàn ghi-ta và đàn pi-a-no.

- Tôi học chơi đàn ghi-ta để tham tham dự cuộc thi văn nghệ lần này.

- Tôi học chơi đàn ghi-ta vì tôi yêu những thanh âm của nó.

b.

- Môn ảo thuật luôn kích thích người xem bởi sự bí ẩn mà nó mang lại cho người xem.

- Môn ảo thuật luôn kích thích người xem nên thường thu hút được nhiều sự chú ý.

- Môn ảo thuật luôn kích thích người xem với cách diễn xuất tài tình của ảo thuật gia.


Câu 12:

 Kể sáng tạo kết thúc một câu chuyện mà em thích

* Gợi ý:

- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc.

- Các câu tiếp theo: Kể lại sự việc đã chọn với những chi tiết sáng tạo.

Xem đáp án

Tham khảo: Kể sáng tạo kết thúc câu chuyện “Cây khế”

Một hôm người anh nghe mọi người trong vùng bàn tán xôn xao về sự giàu có bất ngờ của người em. Sau khi nghe ngóng được toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, người anh vội vàng đề nghị người em đổi cả gia tài của mình để lấy cây khế. Người anh làm đúng như người em đã làm, chăm sóc cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, chim Thần đến ăn khế, người anh ngồi dưới gốc cây giả vờ than khóc. Quả nhiên con chim bảo người anh hãy mang túi ba gang để đựng vàng. Vợ chồng người anh bàn cãi nhau nên mang loại túi gì, sợ nhiều túi thì chim không ưng. Do đó, vợ chồng người anh đã may túi 12 gang. Đến đảo, hắn thấy vàng bày la liệt, hắn tha hồ hốt đầy túi và nhét thêm vào người. Trên đường về giữa biển, chim mỏi cánh bảo người anh bỏ bớt. Hắn tiếc quá không bỏ được, chim không thể gượng nổi chao nghiêng cánh. Thế là người anh cùng túi vàng rơi xuống biển và không còn biết gì nữa cả. Tỉnh lại người anh thấy mình nằm trên một hòn đảo. Có lẽ hắn đã bị sóng đánh dạt vào bờ. Trải qua sự việc này, người anh thấy mình thật dại dột đã để lòng tham làm mờ lí trí, hắn đã rút ra được bài học đích đáng cho mình. Từ đó, hắn phải sống cô đơn, lẻ loi trên hoang đảo đến suốt đời.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương