Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 19 có đáp án
-
2 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi loanh quanh trong rừng, tác giả đã bắt gặp điều gì?
Chọn D. Mối lối đi đầy nấm dại.
Câu 2:
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
Câu 3:
Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
Câu 4:
Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng?
Câu 5:
Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng.
Câu 6:
Điền vào chỗ trống để tạo nên câu ghép hoàn chỉnh:
a) Cây phượng đã nở hoa đỏ rực và………………................................………………
b) Trời đã bắt đầu đổ mưa to nên……………....................................…………………
c) Nếu sáng mai trời có nắng đẹp thì …………………..............................……………
d) Vì trường em đã thi học kì xong nên……………..........................…………………
a) Cây phượng đã nở hoa đỏ rực và các bạn học sinh bắt đầu bước vào kì thi học kì.
b) Trời đã bắt đầu đổ mưa to nên mấy chú chim nhỏ đã trốn hết về tổ để tránh mưa.
c) Nếu sáng mai trời có nắng đẹp thì chúng em sẽ đi picnic ở công viên.
d) Vì trường em đã thi học kì xong nên các tiết học trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
Câu 7:
Em hãy biến đổi những câu đơn sau đây thành câu ghép mà không làm thay đổi nội dung của câu
a) Ngoài vườn, mẹ em đang cuốc đất để trồng rau.
b) Bố em là bác sĩ đang khám bệnh cho bác Hòa ở trong phòng.
c) Trường học là nơi em yêu quý và mong được đến mỗi ngày.
a) Ngoài vườn, mẹ em đang cuốc đất để trồng rau.
→ Ngoài vườn, mẹ em đang cuốc đất để lát nữa mẹ sẽ trồng rau lên đấy.
b) Bố em là bác sĩ đang khám bệnh cho bác Hòa ở trong phòng.
→ Bố em là bác sĩ, ông đang khám bệnh cho bác Hòa ở trong phòng.
c) Trường học là nơi em yêu quý và mong được đến mỗi ngày.
→à Trường học là nơi em yêu quý và đó cũng là nơi em mong được đến mỗi ngày.
Câu 8:
Em hãy tìm và chỉ ra các câu đơn có trong các câu dưới đây.
a) Vì không học bài nên Hoa đã bị điểm kém trong bài kiểm tra ở lớp.
b) Vì trời mưa to nên chúng em không phải học thể dục.
c) Nếu cô giáo yêu cầu học thuộc bài thơ thì em sẽ làm theo lời cô dặn.
d) Buổi sáng thức dậy, thấy trời rét buốt, em biết là mùa đông đã về rồi.
Câu đơn là câu a, d.
Câu 9:
Lập dàn ý cho bài văn tả người thân mà em yêu quý nhất.
* Gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu về người thân mà em định tả.
- Thân bài: Tìm các ý miêu tả ngoại hình, tính cách của người em định tả.
- Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với người thân đó.
Bài làm tham khảo
a) Mở bài: Giới thiệu người thân yêu quý của em: Bố.
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát về bố:
+ Bố của em tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Bố có vẻ ngoài trẻ hơn hay già hơn tuổi thật?
+ Công việc của bố em là gì? Bố đã làm công việc đó lâu chưa? Đó có phải là công việc yêu thích của bố không? Hằng ngày, bố làm việc có vất vả và bận rộn không?
+ Bố có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Vóc dáng của bố như thế nào? (gầy gò, vạm vỡ, cân đối…)
+ Nước da của bố có màu sắc như thế nào? Màu sắc đó là do bẩm sinh hay do tác động từ môi trường?
- Miêu tả chi tiết về bố:
+ Khuôn mặt: hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, gò má, khuôn miệng, nụ cười, lông mày… - bộ phận nào của em giống với bố nhất? Em có thích điều đó không?
+ Kiểu tóc: độ dài, màu sắc, kiểu dáng… Bố để kiểu tóc như thế lâu chưa? Vì sao bố lại để kiểu tóc đó?
+ Bàn tay, bàn chân: đặc điểm làn da khi chạm vào, ngón tay ngón chân có gì đặc biệt? Vì sao bàn tay bố lại có đặc điểm như thế? Khi bố xoa đầu, vuốt tóc em thì em có cảm giác như thế nào?
+ Trang phục: khi đi làm, ở nhà, đi chơi… Bố có phải là người có nhiều quần áo và chú ý vào trang phục của mình không? Chủ yếu các trang phục ấy là do bố mua hay ai mua giúp bố?
+ Hành động: bố thường làm gì mỗi ngày? Bố thường làm gì cùng em? Bố thích làm gì vào ngày nghỉ, thời gian rảnh rỗi?
+ Tính cách: đặc điểm tính cách của bố là gì? Từ nhỏ bố đã có tính cách như thế hay là do thời gian dài rèn luyện mà có? Em học được nét tính cách gì của bố?
+ Các mối quan hệ: mọi người xung quanh có yêu quý bố của em không? Điều đó được thể hiện qua những hành động gì? Vì sao mọi người lại dành tình cảm như thế cho bố của em?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho bố của mình.