Thứ bảy, 22/02/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 20 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 20 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 20 có đáp án

  • 13 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

Xem đáp án

Chọn C. Đêm khuya gió rét, mọi người đã yên giấc.


Câu 3:

Người chiến sĩ đi tuần ở thành phố nào?

Xem đáp án

Chọn B. Hải Phòng


Câu 6:

 Vì sao người chiến sĩ đi tuần ở Hải Phòng là khu vực phía Bắc nhưng lại có các cháu miền Nam xuất hiện ở đây?

Xem đáp án
Chọn B. Học sinh là con em cán bộ, nhân dân miền Nam ra miền Bắc, học ở các trường nội trú trong thời kì nước ta bị chia cắt (1954 – 1975).

Câu 7:

Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả của bài thơ muốn nói điều gì?

Xem đáp án

Chọn A. Tác giả muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tụy, quên mình vì hạnh phúc của mọi người, trong đó có các bạn nhỏ.

 


Câu 8:

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.

Biển luôn thay đổi màu tùy theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

(VŨ TÚ NAM)

Xem đáp án

Đoạn văn trên gồm 5 câu, chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu như sau:

Câu 1: “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.”

à Chủ ngữ: “Biển”, vị ngữ: “luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời”.

Câu 2: “Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.”

à Chủ ngữ: “Trời”, vị ngữ: “xanh thẳm”; chủ ngữ: “biển”, vị ngữ: “cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch”.

Câu 3: “Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.”

à Chủ ngữ: “Trời”, vị ngữ: “rải mây trắng nhạt”; chủ ngữ: “biển”, vị ngữ: “mơ màng dịu hơi sương”.

Câu 4: “Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.”

à Chủ ngữ: “Trời”, vị ngữ: “âm u mây mưa”; chủ ngữ: “biển”, vị ngữ: “xám xịt, nặng nề”.

Câu 5: “Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.”

à Chủ ngữ: “Trời”, vị ngữ: “ầm ầm dông gió”; chủ ngữ: “biển”, vị ngữ: “đục ngầu, giận dữ”.


Câu 10:

Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép ở đoạn văn trên thành một câu đơn được không? Vì sao?

Xem đáp án

Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong các câu ghép ở đoạn văn trên thành một câu đơn. Vì mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong câu ghép đều có thể tồn tại độc lập, mang một ý nghĩa hoàn chỉnh và không phụ thuộc vào cụm chủ ngữ – vị ngữ khác.


Câu 11:

 Hãy viết mở bài cho bài văn tả người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.

* Gợi ý

- Tìm người thân mà em sẽ định tả. 

- Nhớ lại những kỉ niệm, hoặc những sự kiện đặc biệt của em với người thân khiến em luôn ghi nhớ để làm mở bài

Xem đáp án

Bài làm tham khảo

* Mở bài trực tiếp tả người thân:

Mỗi bạn nhỏ đều có một thần tượng, một anh hùng của riêng mình. Bản thân em cũng vậy, và người đó không ai khác chính là bố của em.

* Mở bài gián tiếp tả người thân:

Hôm nay là thứ bảy cuối tuần, nhưng thay vì đi chơi với các bạn, em lại ở nhà để dọn dẹp nhà cửa cùng mẹ. Từ quét sân, phơi chăn ga, tưới rau, việc nào em cũng làm với sự vui vẻ và phấn chấn. Bởi vì em đang dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón thần tượng lớn nhất của mình. Đó chính là bố của em - một người lính biển đảo sắp về thăm nhà sau chuyến đi làm nhiệm vụ kéo dài suốt hai năm.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương