Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 27 có đáp án
-
1 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào?
Câu 2:
Những gì được Nguyễn Trọng Tạo miêu tả trong bức tranh phong cảnh mùa thu ở đồng quê?
Chọn C. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương thơm.
Câu 5:
Những sự vật nào được so sánh trong bài?
Câu 7:
Tìm và nêu tác dụng của điệp từ trong khổ thơ sau:
Chợt một tiếng chim kêu:
- Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.
Từ được lặp lại trong đoạn thơ là từ: Tức thì.
Việc lặp này giúp người đọc cảm nhận được sự khẩn trương và nhanh chóng của các sự vật được nhắc đến.
Câu 8:
Thay kí hiệu * bằng từ ngữ thích hợp để tạo thành điệp từ, điệp ngữ.
a) Buổi sáng, em thức giấc, bước ra vườn. Khu vườn nhỏ tràn ngập nắng. * nhảy nhót trên tán lá xanh. * dệt những sợi tơ mỏng manh trên thảm cỏ. * đọng vàng óng trên những bông cúc đại đóa kiêu sa.
b) Mâm cỗ trông trăng đang lặng lẽ tỏa hương. Hương thơm dịu mát của trái bưởi vàng rám nắng. * ngọt ngào của trái thị vàng ươm. * nồng nàn của những trái ổi ruột đỏ hồng hào,… Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị mùa thu.
a) Thay * thành từ “sương”.
b) Thay * thành từ “hương”.
Câu 9:
Các dấu gạch ngang dưới đây được dùng để làm gì?
Tôi đến nhà Xtác-đi – ở ngay trước trường – và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy, tôi thấy thèm quá.
Xtác-đi không mua được nhiều sách – nhà cậu ấy không giàu – nhưng cậu bảo quản sách rất cẩn thận và dành tất cả số tiền mình có vào việc mua sách. Bằng cách ấy, Xtác-đi đã có một tủ sách nhỏ.
(Theo A-MI-XI (Hoàng Thiếu Sơn dịch))
- Các dấu gạch ngang trên đươc dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
Câu 10:
Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn chuyện sau:
Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà.
- Sơn ơi! Chợt có tiếng mẹ gọi. Mẹ về rồi đây!
Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rất nước, mời mẹ:
- Mẹ uống nước đi ạ. Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ... Mẹ cười:
- Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!
(Theo VŨ ANH)
Sáng Chủ nhật, mẹ đi vắng, chỉ có hai anh em Sơn ở nhà.
- Sơn ơi! - Chợt có tiếng mẹ gọi. - Mẹ về rồi đây!
Sơn chạy vội ra đón mẹ rồi nhanh nhẹn rất nước, mời mẹ:
- Mẹ uống nước đi ạ. - Giọng Sơn đang hăm hở bỗng trở nên lúng túng. - Mẹ ơi, từ lúc mẹ đi chợ, em vẫn chơi ngoan nhưng con mới chỉ kịp quét nhà, đun nước thôi ạ... - Mẹ cười:
- Thế là con làm được nhiều việc giúp mẹ rồi. Này nhé: Con chơi với em, quét nhà sạch sẽ, lại còn đun nước. Vậy là được ba việc rồi. Con trai của mẹ ngoan quá!
(Theo VŨ ANH)
Câu 11:
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về hoạt động bảo vệ môi trường mà em đã từng được tham gia.
* Gợi ý:
1. Câu mở đầu:
- Giới thiệu về hoạt động.
+ Tên, thời gian, địa điểm,.... tổ chức hoạt động.
+ Ấn tượng chung của em.
2. Các câu tiếp theo:
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về hoạt động đó.
- Em đã thực hiện hoạt động đó như thế nào.
- Những điều bản thân em thấy ấn tượng.
3. Câu kết thúc
- Khẳng định tình cảm, cảm xúc ... đối với sự việc.
Bài làm tham khảo
Trường em tổ chức rất nhiều hoạt động hấp dẫn nhưng hoạt động em yêu thích nhất là vẽ tranh về chủ đề bảo vệ môi trường. Sau hơn 15 ngày phát động, nhà trường đã chọn ra 30 bức tranh xuất sắc nhất để trưng bày và trao giải. Vào ngày hôm ấy, em và các bạn có cơ hội nhìn ngắm rất nhiều bức tranh thú vị, độc đáo. Khi có hiệu lệnh từ ban giám hiệu, các thầy, cô trong ban giám khảo đi đến từng tranh và tiến hành chấm điểm. Cuối cùng, giải Nhất đã thuộc về bạn Minh Anh lớp 3A với tác phẩm mang tên “Trái Đất xanh”. Qua cuộc thi, chúng em được thỏa sức thể hiện khả năng hội họa. Đồng thời, nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Quả thực đây là một hoạt động ý nghĩa và cần được hưởng ứng mạnh mẽ.