Thứ bảy, 22/02/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 31 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 31 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 31 có đáp án

  • 12 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngờ ngàng vì điều gì?

Xem đáp án
Chọn B. Ngỡ ngàng vì thấy một dòng mương ngoằn nghoèo, vắt ngang những đồi cao.

Câu 2:

Dân bản gọi dòng mương ấy là gì?
Xem đáp án

Chọn B. Con nước ông Lìn


Câu 3:

Ông Lìn được giới thiệu như thế nào?

Xem đáp án
Chọn A. Ông Phàn Phù Lìn, người Dao, ở thôn Phìn Ngan.

Câu 4:

Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng và bảo vệ dòng nước?

Xem đáp án

Chọn A. Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.


Câu 6:

Câu chuyện giúp con hiểu điều gì?  

Xem đáp án

Câu chuyện giúp em hiểu: Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo và lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. Bằng trí thông minh và nghị lực phi thường ông Lìn không chỉ làm giàu cho bản thân mình mà còn giúp cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn khá giả. Muốn có được hạnh phúc, ấm lo và những điều mình muốn thì con người cần phải học cách dám nghĩ, dám làm.


Câu 7:

Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn.

(người anh, hai anh em, hai vợ chồng người em, nhưng)

(1) Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. (2) ....................... chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. (3) .......................... từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng người em. (4) ......................... thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. (5) Thấy thế, .......................... sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng.

(Truyện Cây khế)

Xem đáp án

(1) Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. (2) Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. (3) Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng người em. (4) Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. (5) Thấy thế, người anh sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng.


Câu 8:

 Viết đoạn văn (4 – 5 câu) giới thiệu về một phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước, trong đó có sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.

* Gợi ý:

- Đó là phương tiện gì?

- Phương tiện đó có đặc điểm như thế nào?

- Ý nghĩa của phương tiện.

Xem đáp án

Ở vùng sông nước, con thuyền là phương tiện đi lại quen thuộc của người dân. Thuyền không chỉ giúp họ di chuyển từ nơi này sang nơi khác mà còn là công cụ kiếm sống hàng ngày. Với chiếc thuyền, họ có thể ra đồng bắt cá, hái lúa hay chở hàng hóa. Bên cạnh đó, thuyền còn là nơi trú ẩn, nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc. Dù cuộc sống có khó khăn, gian lao nhưng với người dân vùng sông nước, chiếc thuyền vẫn luôn là biểu tượng của sự bình yên, giản dị và hạnh phúc.


Câu 9:

 Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong một cuốn sách đã đọc.

* Gợi ý

- Giới thiệu chung về nhân vật:

+ Tên cuốn sách. 

+ Tên nhân vật. 

+ Cảm nhận chung.

- Giới thiệu cụ thể về tên nhân vật

+ Hoàn cảnh: Tên/ Tuổi/?

+ Tính cách: Hiền lành/ Vui vẻ/?

- Nhận xét, đánh giá của em hoặc của mọi người về nhân vật đó.

Xem đáp án

Bài làm tham khảo

Trong cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài, Dế Mèn là nhân vật chính, được khắc họa vô cùng sinh động, chân thực. Nhà văn đã khắc họa nhân vật qua nhiều phương diện từ ngoại hình, tính cách đến hành động, lời nói. Ở đoạn mở đầu, Dế Mèn tự giới thiệu về ngoại hình của bản thân một cách đầy tự hào. Do ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên Dế Mèn rất chóng lớn, chẳng bao lâu đã trở thành một chàng dế thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Từng bộ phận trên cơ thể của Dế Mèn được miêu tả vô cùng chi tiết. Đôi càng thì “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Thân hình “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó, hình ảnh Dế Mèn hiện lên giống như một con người vậy. Bên cạnh ngoại hình, hành động và lời nói của Dế Mèn cũng được miêu tả cụ thể để làm nổi bật lên tính cách. Để thử sự lợi hại của những chiếc móng, Dế Mèn đã “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Cậu đã tự nhận xét về bản thân: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Dế Mèn có tính cách kiêu căng, ngạo mạn. Dế Mèn là một nhân vật trong truyện đồng thoại, vừa mang đặc điểm của loài vật, vừa mang những đặc điểm của con người. Qua nhân vật này, Tô Hoài cũng muốn gửi gắm bài học ý nghĩa cho bạn đọc.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương