IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 14 có đáp án

  • 36 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CÓ NHỮNG DẤU CÂU

Sau khi đánh mất dấu phẩy, anh chàng trong câu chuyện trở thành một người như thế nà (ảnh 1)

          Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.

Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.

Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.

Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.

          Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.

          Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.

          Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé !

(Theo Hồng Phương)

Sau khi đánh mất dấu phẩy, anh chàng trong câu chuyện trở thành một người như thế nà
Xem đáp án
A. Sợ những câu phức tạp, chỉ tìm những câu đơn giản.

Câu 2:

Sau khi đánh mất dấu chấm than, anh chàng trở thành một người như thế nào?

Xem đáp án
B. Trở thành một người không có cảm xúc

Câu 3:

Sau khi đánh mất dấu chấm hỏi, anh chàng trở thành một người như thế nào?

Xem đáp án

D. Chẳng bao giờ hỏi ai nữa, đánh mất khả năng học hỏi.


Câu 4:

Sau khi đánh mất dấu hai chấm, anh chàng trở thành một người như thế nào?

Xem đáp án

B. Không liệt kê được nữa, không giải thích được hành vi của mình nữa.


Câu 5:

Xem đáp án

A. Anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.


Câu 6:

Chỉ rõ từng điệp ngữ (từ ngữ được lặp lại) trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó. (Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)

a) 

Ai dậy sớm 

Đi ra đồng, 

Có vừng đông 

Đang chờ đón.

Ai dậy sớm 

Chạy lên đồi, 

Cả đất trời

Đang chờ đón.

                                          Võ Quảng

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

 

b)

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

Mồ hôi mà đổ xuống vườn,

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,

Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.

                                                   Thanh Tịnh

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Xem đáp án

Điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn và tác dụng của nó:

a. Ai dậy sớm… Đang chờ đón…

à Nhấn mạnh ý dậy sớm; gợi cảm xúc hào hứng đến với thiên nhiên.

b. Mồ hôi mà đổ…

àNhấn mạnh giá trị to lớn của những giọt mồ hôi – sức lao động của con người.


Câu 7:

Trong đoạn thơ dưới đây, tác giả đã dùng những điệp ngữ nào? Những điệp ngữ đó đã có tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc gì sâu sắc trong lòng người đọc?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

Tố Hữu

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Xem đáp án

- Những điệp ngữ trong đoạn thơ: nhớ, Người. 

- Tác dụng:

+ Gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu (Người).

+ Gợi cảm xúc nhớ thương gắn bó da diết với Việt Bắc – nơi căn cứ địa của Cách mạng, nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng.


Câu 8:

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho bài thơ em đã đọc, đã nghe.

* Gợi ý:

- Mở bài: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

- Thân bài:

+ Nêu những điều em thích ở bài thơ.

+ Nêu tình cảm cảm xúc của em về bài thơ

- Thân bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….
Xem đáp án

Bài làm tham khảo

"Ôi! Lòng Bác vậy cứ thương ta.

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy lặng phù sa"

("Theo chân Bác" - Tố Hữu)

Hình ảnh "dòng sông chảy nặng phù sa" là hình ảnh đpẹ và gây xúc động nhất bởi nó được dùng để so sánh với tấm lòng yêu thương quên mình vì dân vì nước của Bác. Dòng sông quê hương mang nặng phù sa hay tấm lòng của Bác lúc nào cũng chứa chan tình yêu thương dành cho mỗi chúng ta. Bác chia sẻ tình thương cho tất cả mọi người, cho cỏ cây hoa lá mà chẳng nghĩ đến riêng mình. Dòng sông cũng vậy cứ chảy mãi chảy mãi, đem đến cho đôi bờ những hạt phù sa đỏ hồng để làm nên hạt gạo, làm nên cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đoạn thơ là sự thể hiện tình cảm kính yêu, sự biết ơn của tác giả nói riêng và của nhân dân ta nói chung đối với Bác Hồ kính yêu.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương