IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 28 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 28 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 28 có đáp án

  • 35 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

VUA LÝ THÁI TÔNG ĐI CÀY

Em hiểu câu nói của vua Lý Thái Tông “Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo”? (ảnh 1)

           Lý Thái Tông (1000 – 1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân.

           Nhiều lần, vào đầu xuân, vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng. Có vị quan thấy vua cầm cày, nói: “Bệ hạ cần gì phải làm công việc của nông phu?” Vua bảo : Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo?”

            Để khuyến khích dùng hàng trong nước, năm 1040, vua dạy cho cung nữ dệt gấm vóc. Tháng hai âm lịch, vua cho đem gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra may áo phát cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý từ nay vua sẽ dùng gấm vóc tự dệt, không dùng hàng nước Tống nữa.

            Năm 1044, cả nước được mùa, vua xuống chiếu giảm một nửa tiền thuế cho dân. Nhà vua bảo : “ Trăm họ đã no đủ thì trẫm lo gì không no đủ?”.

Suốt một đời làm vua, Lý Thái Tông được ca ngợi là vị vua hiền, nhưng ông cũng tự răn mình là người ít đức. Thấy các quan xử án làm nhiều người oan uổng, vua cho soạn một bộ luật rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đó là bộ luật đầu tiên của nước ta.

            Năm 1049, vua chiêm bao thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen và dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy, vua đem việc ấy bàn với triều đình rồi cho xây một ngôi chùa hình tòa sen đặt trên một cột đá ở giữa hồ sen. Đó là Chùa Một Cột có kiến trúc rất độc đáo nằm ở thủ đô Hà Nội ngày nay.

Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ

Em hiểu câu nói của vua Lý Thái Tông “Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo”?
Xem đáp án
C. Vua đi cày để khuyến khích trăm họ noi theo, chăm lo việc nhà nông.

Câu 2:

Để khuyến khích dùng hàng trong nước và tỏ ý không muốn dùng hàng ngoại vua Lý Thái Tông đã làm gì?

Xem đáp án

A. Dạy cung nữ dệt gấm vóc, đem gấm vóc của nước ngoài ở trong kho để thưởng cho quan.


Câu 3:

Việc làm nào cho thấy vua Lê Thái Tông rất yêu thương và chăm lo cho dân chúng?

Xem đáp án
D. Giảm thuế cho dân, cho soạn bộ luật để giảm án oan

Câu 4:

Việc làm nào cho thấy vua rất quan tâm mở mang văn hóa?

Xem đáp án

B. Vua cho xây dựng công trình kiến trúc độc đáo Chùa Một Cột


Câu 5:

Từ những việc làm trên em thấy được vua Lý Thái Tông là người như thế nào?

Xem đáp án

C. Là người rất quan tâm phát triển sản xuất, chăm lo đời sống nhân dân và mở mang văn hóa.


Câu 6:

Gạch chân dưới các đại từ được dùng trong bài ca dao sau:

Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
 Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia

Xem đáp án

 

Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà  còn ngồi đây kia


Câu 10:

Viết đoạn văn trao đổi với người thân về một chương trình truyền hình có tác động tích cực tới học sinh.

* Gợi ý:

- Mở đầu: Khẳng định lại một lần nữa ý kiến tán thành sự việc.

- Triển khai: Giới thiệu sự việc, nêu ý kiến tán thành của người viết về sự việc.

- Kết thúc: Trình bày lí do và dẫn chứng để chứng minh ý kiến của mình là đúng.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….
Xem đáp án

Bài làm tham khảo

Chương trình đó tên là Sáng Tạo Vui Vẻ. Nó tập trung vào khám phá và khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Mỗi tập chương trình đều có các hoạt động tương tác, thử thách và trò chơi giúp học sinh phát triển tư duy, khám phá khả năng sáng tạo của mình. Ngoài việc khuyến khích sáng tạo, 'Sáng Tạo Vui Vẻ' còn truyền đạt cho học sinh những giá trị sống, kỹ năng xã hội và lòng tự tin. Các câu chuyện và ví dụ trong chương trình giúp học sinh hiểu về quá trình học tập, vượt qua thách thức và cùng nhau xây dựng một cộng đồng học tập tích cực.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương