Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 32 có đáp án
-
37 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.
Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.
Ôi! Khung của sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên của sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa..."
Câu 2:
Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì?
D. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách.
Câu 3:
Hà thích làm điều gì bên cửa sổ?
Câu 4:
Trong câu “Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân”. Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
Câu 5:
Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào?
Câu 6:
Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào?
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành đó là bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc long óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.
Câu 7:
Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây:
Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thuỷ – bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hưng và lên khóc.
– Làm sao thế con? – Mẹ hỏi.
– Anh Hà... – Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. – Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con!
– Không phải đâu. – Mẹ nói. – Tại con mèo đấy. Lúc nãy, nó làm đổ mực tung toé, anh Hà đã lau bản và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được.
Đêm hôm ấy, nằm cạnh anh Hà, Hưng rất khó ngủ và hình như anh Hà cũng thế. Hưng cố gắng lấy can đảm làm lãnh trước...
Theo Xuân Quỳnh
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................- Dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện gồm các dấu gạch ngang:
- Dấu gạch ngang thứ nhất: – Bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận.
- Dấu gạch ngang thứ 2: – Mẹ hỏi
- Dấu gạch ngang thứ 3: – Hưng vừa khóc vừa trả lời
- Dấu gạch ngang thứ 4: – Mẹ nói
Câu 8:
Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
“Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
Theo Nhật An
.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
“Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” – đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
Câu 9:
Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối của em về việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
* Gợi ý:
- Mở đầu:
+ Trình bày những lí do, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến phản đối.
- Triển khai:
+ Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
- Kết thúc:
+ Nêu sự việc, hiện tượng và ý kiến phản đối của người viết.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Bài làm tham khảo
Các bạn có biết việc sử dụng đồ nhựa có tác hại vô cùng nghiêm trọng tới môi trường.Đồ nhựa dùng một lần góp phần lớn vào tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhựa không phân hủy tự nhiên và tạo ra rác thải lâu dài. Việc tiêu thụ lượng lớn đồ nhựa dùng một lần dẫn đến việc sản xuất nguyên liệu hóa dầu tăng lên, khí thải CO2 gia tăng và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.Không chỉ tác hại nghiêm trong tới môi trường việc sử dụng đồ nhựa còn khiến ô nhiễm đại dương và động vật biển. Rất nhiều đồ nhựa dùng một lần bị vứt bỏ không đúng cách và cuối cùng rơi vào lòng biển. Đây là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho đại dương và động vật biển. Các loại nhựa này có thể gây chết chìm động vật biển và tạo ra hiệu ứng lan truyền trong chuỗi thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi tiêu thụ các loại hải sản. Gây ra sự lãng phí tài nguyên sử dụng đồ nhựa một lần tạo ra sự lãng phí tài nguyên. Thay vì tái sử dụng hoặc tái chế, chúng ta liên tục sản xuất và tiêu thụ nhựa mới. Việc này tiêu tốn năng lượng, nước và tài nguyên hóa dầu quý báu. Đồng thời, nó cũng tạo ra nhiều rác thải, đưa chúng vào quá trình xử lý rác thải phức tạp và tốn kém. Hơn hết nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Một số loại nhựa dùng một lần có chứa các hợp chất có thể gây hại cho sức khỏe con người. Các chất hóa học này có thể chảy ra từ nhựa và tiếp xúc với thực phẩm và nước uống. Nhiều nghiên cứu đã liên kết việc tiếp xúc với các chất độc hại trong nhựa với các vấn đề sức khỏe như rối loạn hormone, vấn đề sinh sản và ung thư. Có thể thấy việc sử dụng đồ nhựa rất nghiêm trọng hãy chung tay sử dụng tiết kiệm và tái chế các loại đồ nhựa để bảo vệ môi trường.