Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 7 có đáp án
-
33 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂY LÁ ĐỎ
Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây, chẳng hiểu là cây gì. Hồi còn ở nhà, chị Phương rất quý nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.
Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà và bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo không kịp. Loan ơi, em nói với ông bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. Em còn nhớ chị Duyên không? Chị bạn thân nhất của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm việc có nhiều thứ cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hy sinh giữa lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ…”
Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.
Theo Trần Hoài Dương.
A. Chị Phương
Câu 2:
Vì sao ông bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ?
C. Vì muốn có đất để trồng nhãn
Câu 3:
Đối với chị Duyên, cây lá đỏ có ý nghĩa như thế nào?
Câu 6:
Cho các từ ngữ sau:
Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá,
đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.
a. Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
b. Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
a+b)
- Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn : làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy
- Nhóm 2 : đánh giày, đánh răng : làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát
- Nhóm 3 : đánh tiếng, đánh điện : làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi
- Nhóm 4 : đánh trứng, đánh phèn : làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng
- Nhóm 5 : Đánh cá, đánh bẫy : làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt
Câu 7:
Đặt 4 câu có tiếng nhà mang 4 nghĩa sau:
- Nơi để ở:.......................................................................................................................
- Gia đình:.......................................................................................................................
- Người làm nghề:...........................................................................................................
- Chỉ vợ ( hoặc chồng ) của người nói:...........................................................................
- Nhà em ở trên đồi cao.
- Nhà em có 4 người.
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa là tác giả của nhiều bài thơ được học ở tiểu học.
- Nhà tôi đi vắng rồi chị ạ.
Câu 8:
Xác định các nghĩa của quả trong những cách dùng sau đây:
- Cây hồng rất sai quả.
………………………………………………………………………………………….
- Mỗi người có một quả tim.
………………………………………………………………………………………….
- Quả đất quay xung quanh mặt trời.
………………………………………………………………………………………….
a. nghĩa là quả của cây hồng, loại trái cây ăn được.
b. nghĩa là quả tim của con người, là một bộ phận của cơ thể con người.
c. nghĩa là trái đất, nơi sinh tồn của con người và các loài sinh vật.
Câu 9:
Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh mà em ấn tượng nhất.
* Gợi ý
- Bước 1: Xác định chủ đề và mục tiêu của bài văn
- Bước 2: Xác định các chi tiết cần tả
- Bước 3: Sắp xếp dàn ý theo trình tự logic
- Bước 4: Viết bài văn theo dàn ý đã lập
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….1. Mở bài
- Vùng biển em định tả ở đâu? (miền Bắc, Trung hay miền Nam).
- Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em).
2. Thân bài
- Tả bao quát:
+ Bờ biển trải dài ngút tầm mắt.
+ Một không gian mênh mông, ngút ngàn là nước, nước xanh trong…
- Tả chi tiết:
+ Buổi sáng: Nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
+ Buổi trưa: Nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
+ Buổi chiều: Nước biển có màu xanh dương đậm.
+ Chiều tà: Nước biển đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan xa mãi.
+ Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít.
+ Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa.
+ Rặng phi lao trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát.
- Ích lợi của biển:
+ Thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến du lịch, tham quan, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
+ Là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng.
3. Kết luận
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển.
- Em làm gì để giúp vùng biển thêm giàu đẹp? (Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi).