Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Tuần 8 có đáp án
-
38 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN
Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn. |
Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt.
Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng.
Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống thuốc.
Theo Tô Hoài
Câu 2:
Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân?
Câu 3:
Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân?
C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác...
Câu 5:
Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của những loài cây nào?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của những loài cây sau: mạ, khoai, cà chua, cây sau sau, cây nhuội, bàng, bằng lăng.
Câu 6:
Em học tập được gì qua cách miêu tả của nhà văn qua bài văn trên?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Qua bài đọc tác giả học được cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh.
Câu 7:
Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc, và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
a. Mắt:
- Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt.
b. Chân:
- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.
c. Đầu:
- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Nghĩa gốc |
Nghĩa chuyển |
Đôi mắt của bé mở to. |
Quả na mở mắt. |
Bé đau chân. |
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. |
Khi viết, em đừng nghẹo đầu. |
Nước suối đầu nguồn rất trong. |
Câu 8:
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….- Lưỡi : Lưỡi cày, lưỡi hái, lưỡi liềm, lưỡi câu, lưỡi dao, lưỡi búa, lưỡi mác, lưỡi kiếm…
- Miệng : Miệng hầm, miệng vết mổ, miệng vết thương, miệng hang, miệng hố, miệng bát, miệng núi lửa, miệng hũ, …
- Cổ : Cổ áo, cổ tya, cổ chai lọ, cổ bình hoa, cổ xe, cổ đèn, …
- Tay : Tay áo, tay sai, tay đôi, tay nải, tay chơi, tay ngang, tay lưới, tay vợt, tay trống,…
- Lưng : Lưng đồi, lưng chừng, lưng đèo, lưng cơm, lưng gạo, lưng trời, …
Câu 9:
Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm:
a) Cắt, thái: ……………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………….
b) To, lớn: ………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
c) Chăm, chăm chỉ: …………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….a, Cắt, thái: băm, chặt, xẻ,....
à Nghĩa chung : chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ (bằng dụng cụ)
b, To , lớn: to tướng, to lớn, to tát, vĩ đại,...
à Nghĩa chung : Có kích thước , cường độ quá mức bình thường
c, Chăm, chăm chỉ: cần cù, chịu khó, siêng năng, chuyên cần,...
à Nghĩa chung : Làm nhiều và làm đều đặn một việc gì đó
Câu 10:
Viết bài văn tả phong cảnh mà em ấn tượng.
* Gợi ý
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát: Đó là cảnh đẹp nào? Ở đâu?
2. Thân bài
- Cảnh đẹp đó có gì đặc biệt:
+ Không gian, màu sắc
+ Sự thay đổi theo thời gian
+ Cảnh vật xung quanh
- Sinh hoạt của con người ở đó ra sao?
- Em có suy nghĩ gì về cảnh đẹp đó?
3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm của em với cảnh đẹp đó?
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Bài làm tham khảo
Những ngày đầu mùa đông, em có dịp đến thăm nhà người chị họ ở Đà Lạt. Ở đó, em được dịp chiêm ngưỡng những cánh rừng thông bạt ngàn.
Ngay từ lúc ở trên sân thượng nhà chị họ, em đã nhìn thấy thấp thoáng một vạt xanh ở phía xa xa. Nhưng đến tận khi đứng trước những đồi thông trập trùng, thì em mới thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp của nó. Bởi các đồi thông ở đây thật rộng lớn vô cùng. Những cây thông cao chừng cả 6m mọc thẳng lên cao, thân to như bắp đùi. Chúng mọc thẳng hàng thẳng lối, trải dài từ ngọn đồi này đến ngọn đồi kia, nhìn chẳng khác gì một ma trận không có điểm cuối. Dọc theo các đồi thông, là con đường trải nhựa lúc nào cũng sẫm màu xám xịt. Bởi tán thông đã che hết ánh nắng mặt trời. Quanh năm chẳng bao giờ có tia nắng nào chiếu được xuống mặt đất cả. Dưới gốc cây trong rừng, từng lớp lá thông khô rơi xuống tạo thành lớp thảm dày đặc, mỗi khi dẫm lên nghe lạo xạo. Những quả thông khô rơi xuống cũng chẳng nghe rõ âm thanh được, chỉ nghe lộp độp mà thôi. Thích nhất, có lẽ là bầu không khí đặc biệt trong rừng thông. Bước vào bên trong, như bước vào một thế giới khác. Ở đây yên tĩnh vô cùng, chỉ nghe tiếng lá thông rơi, tiếng quả thông rụng xuống, tiếng sóc chuyền cành, tiếng chim líu ríu. Và tràn ngập xung quanh ta sẽ là một mùi hương duyên dáng khó tả của thông. Mùi hương ấy khiến em mê say và thư giãn đến lạ lùng.
Những ngọn đồi thông ấy đã để lại ấn tượng cho em vô cùng sâu sắc. Mà chắc chắn, trong tương lai, em sẽ trở lại thăm nơi đây thêm nhiều lần nữa.