Bài tập Hóa học vô cơ có giải chi tiết (mức độ thông hiểu)
-
1459 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có 5 chất bột trắng đựng trong 5 lọ riêng biệt : NaCl ; Na2SO4 ; Na2CO3 ; BaCO3 ; BaSO4. Chỉ dùng nước và CO2 có thể nhận biết được mấy chất
Đáp án D
- Hòa vào nước :
- (1) Tan : NaCl, Na2CO3, Na2SO4
- (2) Tủa : BaCO3 ; BaSO4
- Sục CO2 vào nhóm (2)
- Tủa tan hoàn toàn: BaCO3 → Ba(HCO3)2
- Tủa còn nguyên : BaSO4
- Đổ dung dịch Ba(HCO3)2 vừa tạo được vào các bình nhóm (1)
- (3) Tủa : Na2CO3(BaCO3) ; Na2SO4 (BaSO4)
- Tan : NaCl
- Sục CO2 vào nhóm (3)
- Tủa tan hoàn toàn: BaCO3 → Ba(HCO3)2 (Na2CO3)
- Tủa còn nguyên : BaSO4 (Na2SO4)
Câu 2:
Cho các phản ứng sau:
Biết X là hợp chất hữu cơ mạch hở, có công thức C4H6O5. Cho 11,4 gam Z tác dụng với Na dư thì khối lượng muối rắn thu được là?
Đáp án B
Phương pháp : Tính toán dựa theo viết PT PƯHH
Hướng dẫn giải:
X + 2NaOH → 2Y + H2O
=> X vừa có nhóm este vừa có nhóm axit.
X là: HO-CH2-COO-CH2-COOH
Y là HO-CH2-COONa
Z là HO-CH2-COOH
HO-CH2-COOH + 2Na→NaO-CH2-COONa + H2
0,15 → 0,15
=> mMuối = 18 gam
Câu 3:
Hòa tan m gam hỗn hợp KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:
Đáp án D
nCO2 = 11,2 :22, 4= 0,5 (mol)
BTNT C: => nCO3 = 0,5 (mol)
Vì KHCO3 và CaCO3 có cùng PTK M= 100 (g/mol) => ∑ nHH = ∑ nCO2 = 0,5 (mol)
=> m = 0,5.100= 50 (g)
Câu 4:
Thực hiện các thí nghiệm sau :
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH
(II) Cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCL với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
Số thí nghiệm không xảy ra phản ứng hóa học là
Đáp án D
Các thí nghiệm không xảy ra PUHH: (I); (IV) => có 2 thí nghiệm
Câu 5:
Thiết bị như hình vẽ dưới đây :
Không thể dùng để thực hiện thí nghiệm nào trong số các thí nghiệm được trình bày dưới đây
Đáp án B
Thí nghiệm dùng để điều chế các khí không hoặc ít tan trong nước
=> Không thể điều chế NH3
Câu 6:
Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
Đáp án C
Dùng dd NaOH để phân biệt AlCl3 và KCl vì khi cho từ từ đến dư dd NaOH vào AlCl3 có hiện tượng xuât hiện kêt tủa sau đó kết tủa tan, còn KCl thì không có hiện tượng gì
AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3↓
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Câu 7:
Có các nhận xét sau:
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(HPO4)2. CaSO4.
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có K2CO3.
(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.
Số nhận xét sai là
Đáp án C
Các nhận xét sai:
b) sai vì độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng P2O5
c) sai vì thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
=> Có 2 nhận xét sai
Câu 8:
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 ( ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là
Đáp án D
nSO2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol) ; nNaOH = 16: 40 = 0,4 (mol)
Ta thấy nNaOH/ nSO2 = 2 => chỉ tạo muối Na2SO3
=> mNa2SO3 = 0,2. 126 = 25, 2(g)
Câu 9:
Cho 8,9 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 0,2 mol khí H2. Khối lượng của Mg và Zn trong 8,9 gam hỗn hợp trên lần lượt là
Đáp án B
Câu 10:
Cho 5,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí ở đktc, khối lượng muối có trong Y là
Đáp án D
nH2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol) => nSO42-= nH2 = 0,15 (mol)
BTKL : mmuối = mKL + mSO42- = 5,2 + 0,15.96 = 19,6 (gam)
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, KHCO3 ( có tỉ lệ mol lần lượt là 5 :4: 2) vào nước dư, đun nóng. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa
Đáp án C
BaO + H2O → Ba(OH)2
5 → 5 (mol)
Ba(OH)2 + NH4HCO3 → BaCO3↓ + NH3 + 2H2O
4 ← 4 (mol)
Ba(OH)2 + 2KHCO3 → BaCO3↓ + K2CO3 + H2O
1 ← 2 (mol)
Vậy dd Y chỉ chứa K2CO3
Câu 12:
Cho 9,8 gam một hiđroxit của kim loại M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 2M. Kim loại M là
Đáp án A
nHCl = 0,1.2 = 0,2 (mol)
M(OH)n + nHCl → MCln + nH2O
0,2/n ← 0,2 (mol)
Ta có:
Vậy n = 2 thì M = 64 (Cu)
Câu 13:
Chỉ dùng dung dịch KOH có thể phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm chất nào dưới đây
Đáp án C
Chỉ dùng dung dịch KOH có thể phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm chất Mg, Al, Al2O3
Câu 14:
Không dùng hóa chất nào có thể phân biệt mấy chất trong dãy các dung dịch K2SO4, Al(NO3)3, (NH4)2SO4, Ba(NO3)2 và NaOH
Đáp án C
Ta lấy các chất đổ lần lượt vào nhau thu được kết quả như bảng trên
Dd nào chỉ tạo 1 kết tủa với các chất còn lại là K2SO4
Dd nào tạo kết tủa keo trắng, xong đó kết tủa tan dần rồi lại xuất hiện, lại tan hết => đó là Al(NO3)3
Dd nào tạo 1 kết tủa và 1 khí bay lên ( mùi khai) với các chất còn lại là (NH4)2SO4
Dd tạo 2 kết tủa với các chất còn lại là Ba(NO3)2
Dd tạo 1 kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan và 1 chất khí với các chất khác là NaOH
Các PTHH xảy ra:
K2SO4 + Ba(NO3)2→ BaSO4↓ + 2KNO3
Al(NO3)3 + NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3
Al(OH)3↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
(NH4)2SO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4↓ + 2NH4NO3
2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
Từ bảng trên => nhận biết được cả 5 chất
Câu 15:
Có 4 chất bột màu trắng NaCl, AlCl3, MgCO3 và BaCO3. Chỉ dùng H2O và các dụng cụ khác có đầy đủ có thể nhận biết được bao nhiêu chất
Đáp án C
Bước 1:
- Hòa tan các chất trên vào nước sẽ thu được 2 nhóm
+ Các chất tan là: NaCl và AlCl3 ( nhóm I)
+ Các chất không tan là: MgCO3 và BaCO3 ( nhóm II)
Bước 2:
- Lấy 2 chất ở nhóm II. Đem nung đến khối lượng không đổi thu được 2 chất rắn là MgO và BaO.
Bước 3: Hòa tan 2 chất rắn này vào nước, chất rắn nào tan là BaO không tan là MgO => nhận biết được MgCO3 và BaCO3
Bước 4: Lấy dd Ba(OH)2 cho lần lượt vào các dung dịch ở nhóm I
+ Chất nào xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần là AlCl3 . Chất còn lại không có hiện tượng gì là NaCl.
Các PTHH xảy ra:
BaCO3 BaO + H2O
MgCO3 MgO + H2O
BaO + H2O → Ba(OH)2
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 2Al(OH)3↓ + 3BaCl2
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3↓ → Ba(AlO2)2 + 4H2O
Câu 16:
Để tách từng muối tinh khiết ra khỏi hỗn hợp gồm ZnCl2 và AlCl3 cần dùng các chất
Đáp án D
- Dùng dung dịch NH3 cho vào sẽ thu được kết tủa Al(OH)3 và muối phức của kẽm
NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 ↓ + NH4Cl
6NH3 + ZnCl2 + H2O → [Zn(NH3)4](OH)2 + 2NH4Cl
- Sục CO2 vào dd thu được ta thu được Zn(OH)2
[Zn(NH3)4](OH)2 + CO2 + H2O → Zn(OH)2 ↓+ NH4HCO3
- Cho HCl vào Al(OH)3 và Zn(OH)2 ta thu được muối ZnCl2 và AlCl3 ban đầu
6HCl + 2Al(OH)3 → 2AlCl3 + 3H2O
2HCl + Zn(OH)2 → ZnCl2 + 2H2O
Câu 17:
Ba cốc đựng dung dịch mất nhãn gồm FeSO4, Fe2(SO4)3 và MgSO4. Nhận biết các dung dịch trên bằng thuốc thử
Đáp án C
Dùng dd KOH
FeSO4 + KOH → Fe(OH)2↓trắng xanh + K2SO4
Fe2(SO4)3 + KOH → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ + K2SO4
MgSO4 + KOH → Mg(OH)2↓ trắng + K2SO4
Câu 18:
Dùng quỳ tím ẩm không thể phân biệt được các chất nào trong dãy sau
Đáp án D
A. HCl làm quỳ đổi đỏ, Na2CO3 làm quỳ đổi xanh ( do tạo bởi gốc cation kim loại mạnh và gốc axit yếu) => phân biệt được.
B. NaCl không làm quỳ đổi màu, Na2CO3 làm quỳ đổi xanh => phân biệt được.
C. Cl2 làm quỳ ẩm đổi sang màu đỏ, sau đó mất màu ; O2 không làm đổi màu quỳ tím => phân biệt được.
D. NaCl và Na2SO4 đều không làm đổi màu quỳ tím => không phân biệt được
Câu 19:
Chỉ dùng CO2 và H2O nhận biết được bao chất bột trắng (trong các lọ không nhãn) trong số các chất sau: NaCl , Na2CO3, Na2SO4, BaCO3 , BaSO4
Đáp án C
Dùng nước :
+) Nhóm Không tan : BaCO3 ; BaSO4
=> Sục CO2 vào => kết tủa tan là BaCO3 , còn lại là BaSO4
+) Nhóm tan : NaCl ; Na2CO3 ; Na2SO4
=> Cho 3 chất này vào bình có kết tủa tan lúc nãy (Ba(HCO3)2)
Nếu : không hiện tượng : NaCl
Có kết tủa : (BaCO3) Na2CO3 hoặc (BaSO4) Na2SO4
Sục tiếp CO2 vào nếu kết tủa tan => chất đầu là Na2CO3
Còn lại là Na2SO4
Câu 20:
Có các dung dịch riêng biệt không dãn nhãn: NH4Cl, AlCl3, FeCl3, Na2SO4, (NH4)2SO4, NaCl. Thuốc thử cần thiết để nhận biết tất cả các dung dịch trên là dung dịch
Đáp án C
Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng lần lượt với các mẫu thử nhận ra:
- Dung dịch NH4Cl : có khí mùi khai thoát ra
Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
- Dung dịch AlCl3: có kết tủa trắng xuất hiện , tan trong Ba(OH)2 dư
2AlCl3 + 2Ba(OH)2 → 2Al(OH)3 + 3BaCl2
2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2
- Dung dịch FeCl3: có kết tủa nâu đỏ
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3 + 3BaCl2
- Dung dịch Na2SO4 : Có kết tủa trắng
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH
- Dung dịch (NH4)2SO4 : có kết tủa trắng và khí mùi khai thoát ra
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
- Dung dịch NaCl: không hiện tượng
Câu 21:
Có 5 khí đựng riêng biệt trong 5 lọ là Cl2, O2, HCl, O3, SO2. Hãy chọn trình tự tiến hành nào trong các trình tự sau để phân biệt các khí:
Đáp án C
Cl2 có màu vàng lục, các khí còn lại không màu cho tác dụng lần lượt với dung dịch AgNO3 nhận ra HCl vì có kết tủa màu trắng xuất hiện.
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Sục lần lượt các khí còn lại vào dung dịch KI + hồ tinh bột nếu tạo ra dung dịch màu xanh đó là O3
2KI + O3 + H2O → O2 + I2 + 2KOH
I2 + hồ tinh bột → dung dịch màu xanh
Cho que đóm có tàn đỏ vào hai bình chứa hai khí còn lại nếu que đóm bùng cháy là O2. Còn lại là SO2 không có hiện tượng gì
Câu 22:
Cho 14,8 gam hỗn hợp gồm metyl axetat và axit propanoic tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được dung dịch Z. Số mol hỗn hợp muối có trong dung dịch X là
Đáp án C
Metyl axetat và axit propanoic có cùng CTPT: C3H6O2
=> nhh = 14,8 : 74 = 0,2 (mol)
=> nhh muối = nhh = 0,2 (mol)
Câu 23:
Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C4H11O2N. X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, sinh ra khí Y, có tỉ khối hơi so với H2 nhỏ hơn 17 và làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là
Đáp án A
Khí Y có M<34 => Y có thể là NH3 và CH3NH2
Vậy các công thức cấu tạo của X thỏa mãn là:
C-C-C-COONH4
C-C(C)-COONH4
C-C-COONH3-C
Câu 24:
Cho 27,6 gam hỗn hợp CH3COOH, C6H5OH, NH2CH2COOH tác dụng vừa đủ 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là
Đáp án B
nH2O = nNaOH = 0,35 mol
BTKL: m muối = m hỗn hợp + mNaOH – mH2O = 27,6 + 0,35.40 – 0,35.18 = 35,3 gam
Câu 25:
cần V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Giá trị của V là
Đáp án B
Axit axetic và metyl fomat đều có công thức phân tử là C2H4O2 và tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1.
nC2H4O2 = 3/60 = 0,05 mol => nNaOH = 0,05 mol => V = 0,05 lít = 50 ml