Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Bài tập Toán 8 Chủ đề 15: Hình vuông có đáp án

Bài tập Toán 8 Chủ đề 15: Hình vuông có đáp án

Dạng 7. Bài tập tự luyện số 4 có đáp án

  • 979 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hình vuông ABCD . Trên cạnh AB, BC, CD, DA, lần lượt lấy các điểm E, F, G, H sao cho AE = BF = CG = DH . Chứng minh EFGH là hình vuông.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD . Trên cạnh AB, BC, CD, DA, lần lượt lấy các điểm E, F, G, H sao cho AE = BF = CG = DH . Chứng minh EFGH là hình vuông. (ảnh 1)

Chỉ ra AH = BE = CF = DG . Từ đó suy ra: ΔAEH=ΔBFE=ΔCGF=ΔDHG (c-g-c).

Do đó HE = EF = FG = GH (1).

Mặt khác, vì ΔAEH=ΔBFEBEF^=AHE^

Suy ra AEH^+BEF^=900FEH^=900(2).

(1), (2) suy ra EFGH  là hình vuông.


Câu 2:

Cho hình chữ nhật ABCD  có ÂB = 2AD . Gọi E, F theo thứ tụ là trung điểm của AB, CD. Gọi M là giao điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE.

a) Tứ giác ADFE  là hình gì? Vì sao?

Xem đáp án
Cho hình chữ nhật ABCD  có ÂB = 2AD . Gọi E, F theo thứ tụ là trung điểm của AB, CD. a) Tứ giác ADFE  là hình gì Vì sao (ảnh 1)

a) E, F lần lượt là trung điểm của AB, CD nên ta có EF // AD // BC , do đó dễ thấy ADFE là hình chữ nhật.

Mặt khác AD=AE=12AB. Vậy ADFE  là hình vuông.


Câu 3:

b) Tứ giác EMFN là hình gì Vì sao
Xem đáp án

b) Chứng minh tương tự câu a, ta có BCFE cũng là hình vuông. Do đó hai tam giác MEF và NEF là hai tam giác vuông cân tại M, N. từ đó suy ra EMFN là hình vuông.


Câu 4:

Cho hình chữ nhật ABCD (AD < AB < 2AD). Vẽ các tam giác vuông cân ABI , CDF I=K=90°, I và K nằm trong hình chữ nhật. Gọi E là giao điểm của AI và DK, F là giao điểm của BI và CK. Chứng minh rằng:

a) EF song song với CD.

Xem đáp án
Cho hình chữ nhật ABCD (AD < AB < 2AD). Vẽ các tam giác vuông cân ABI , CDF Chứng minh rằng:  a) EF song song với CD. (ảnh 1)

a) Tam giác KCD cân tại K nên KD = KC (1).

ΔEAD=ΔFBC (g.c.g) nên DE = CF (2).

Từ (1) và (2) suy ra: KDDE=KCCFKE=KF.

Tam giác vuông KEF có KE = KF nên E1^=45°.

Ta lại có: D2^=45°EF//CD (2 góc đồng vị bằng nhau).


Câu 5:

b) EKFI là hình vuông.
Xem đáp án

b) Tam giác EAD có A1^=D1^=45° nên AED^=90°.

Tứ giác EKFI có E=K=I=90° nên AKFI là hình chữ nhật.

Lại có KE=KFEKFI là hình vuông.

Câu 6:

Cho hình bình hành ABCD. Ở phía ngoài hình bình hành vẽ các hình vuông ADEF và ABGH. Gọi O là giao điểm các đường chéo của hình vuông ADEF. Chứng minh rằng.

a) OAH^=ODC^
Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD. Ở phía ngoài hình bình hành vẽ các hình vuông ADEF và ABGH.  Chứng minh rằng.  a)  góc OAH = góc ODC (ảnh 1)

a) Ta có : OAOD (tính chất đường chéo hình vuông) ; AHDC  ( vì AHAB, AB // CD  ). Vậy OAH^=ODC^ (góc có cạnh tương ứng vuông góc).


Câu 7:

b) OH = OC

Xem đáp án

b) Xét ΔOAH và ΔODC :

OA = OD (tính chất đường chéo hình vuông)

OAH^=ODC^ ( câu a)

AH = DC (cùng bằng AB )

Vậy ΔOAH=ΔODC (c.g.c) suy ra OH = OC.


Câu 8:

c) OHOC

Xem đáp án

c) ΔOAH=ΔODCO^1=O^2 mà O^2+O^3=90 (tính chất đường chéo hình vuông ), nên O^1+O^3=90.Vậy OHOC .


Câu 9:

Cho hình vuông ABCD. Gọi M, N, P, Q theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.

a) Chứng minh AN = DM và ANDM 

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD. Gọi M, N, P, Q theo thứ tự là trung điểm  a) Chứng minh AN = DM và AN vuông DM (ảnh 1)

a) Xét hai tam giác ABN và DAM vuông tại B và A, có AB = AD và BN = DM , do đó ΔABN=ΔDAM

suy ra AN = DM và BAN^=ADM^.

BAN^+DAN^=900, do đó ADM^+DAN^=90°, hay AED^=900.

Vậy ta có AN = DM và ANDM .


Câu 10:

b) Chứng minh rằng các đoạn thẳng DM, AN, BP, CQ giao nhau tạo thành một hình vuông.

Xem đáp án

b) Giả sử các đoạn thẳng DM, AN, BP, CQ giao nhau tạo thành tứ giác EFGH.

MB // DP và MB = DP => là hình bình hành.

Suy ra BP // DM => ANBP.

Tương tự ta cũng có CQDM .

Như vậy tứ giác EFGH có E^=F^=H^=900.

* Ta chứng minh EF = EH :

Dễ thấy EM là đường trung bình trong tam giác ABF, E là trung điểm của AF.

Tương tự H là trung điểm của DE.

Xét hai tam giác ABF và DAE vuông tại F là E, có:

AB = DA ; BAF^=ADE^ (vì ΔABN=ΔDAM).

Suy ra ΔABF=ΔDAE⇒AF=DE.

Từ đó ta có EF = EH. Vậy EFGH là hình vuông.


Câu 11:

c) Gọi E là giao điểm của DM và AN. Chứng minh CE = CD.

Xem đáp án
c) H là trung điểm của DE và CHDE , do đó ta suy ra ΔCDE cân tại C, hay là CE = CD

Câu 12:

Cho tứ giác ABCD có ADC^+BCD^=90° và AD = BC . Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, AC, CD, BD. Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình vuông.

Xem đáp án
Cho tứ giác ABCD có góc ADC + góc BCD = 90 độ và  AD = BC . Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, AC, CD, BD. Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình vuông. (ảnh 1)

Trong tam giác ABC, MN là đường trung bình nên MN=12BC 

Lập luận tương tự, ta có PQ=12BC,MQ=12AD,NP=12AD 

Theo giả thiết, AD = BC suy ra MN=QP=MQ=NP . Vậy MNPQ  là hình thoi (1).

Mặt khác ta có:

DPQ^=DCB^,NPC^=ADC^ (góc đồng vị). theo giả thiết DCB^+ADC^=90° , suy ra DPQ^+NPC^=90° . Do vậy ta được góc QPN^=90°  (2).

Từ (1) và (2) cho ta MNPQ là hình vuông.


Câu 13:

Cho hình vuông ABCD. Gọi E, F lần lượt trên cạnh AB, AD sao cho AE = DF . Chứng minh rằng DE = CF và DECF 

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD. Gọi E, F lần lượt trên cạnh AB, AD sao cho AE = DF . Chứng minh rằng DE = CF và DE vuông góc CF  (ảnh 1)

Gọi I là giao điểm của DE và CF.

Xét hai tam giác ADE và DCF có:

AD = DC (vì ABCD là hình vuông).

EAD^=FDC^=90° .

AE = DF (theo giả thiết)

Vậy ΔADE =ΔDCF , khi đó ta có:

DE = CF và ADE^=DCF^ .

Mặt khác DCF^+DFC^=90° , suy ra ADE^+DFC^=90°DIF^=90° .

Vậy DECF .


Câu 15:

b) BH = CH
Xem đáp án

b) Ta có: ABC^=ACB^ mà ABD^=ACE^ (chứng minh trên)

ABC^ABD^=ACB^ACE^B3^=C3^.

=> BH = CH.

Câu 16:

c) Tam giác BOC vuông cân.
Xem đáp án

c) Tam giác OBC có B3^=C3^,B2^=C2^  nên B3^+B2^=C3^+C2^OBC^=OCB^

ΔOBC cân tại O (1).

Mặt khác, vì C2^=B1^ nên ta có:

B2^+B3^+C3^+C2^=B2^+B3^+B1^+C3^=90°

BOC^=90° (2).

Từ (1) và (2) suy ra ΔOBC vuông cân.


Câu 17:

d) MNPQ là hình vuông.
Xem đáp án

d) Tam giác OBC cân tại O nên OB = OC (3).

ΔBMH=ΔCQH (g.c.g), => BM = CQ (4).

Từ (3) và (4) suy ra: OBBM=OCCQOM=OQ

ΔBNQ cân tại B có đường cao BO cũng là đường trung tuyến nên O là trung điểm của QN hay ON = OQ.

Tương tự ta có OP = OM.

OM=ON=OQ=OPMNPQ là hình thoi.

Ta lại có: MPNQ nên MNPQ là hình vuông


Câu 18:

Cho hình vuông ABCD. Lấy điểm M tùy ý trên cạnh BC. Từ M, vẽ một đường thẳng cắt cạnh CD tại K sao cho: AMB^=AMK^. Chứng minh KAM^=450.

Xem đáp án
Cho hình vuông ABCD. Lấy điểm M tùy ý trên cạnh BC. Từ M, vẽ một đường thẳng cắt cạnh CD tại K sao cho: góc AMB = góc AMK. Chứng minh góc KAM = 45 độ (ảnh 1)

MA là phân giác góc BMK nên MA là trục đối xứng của hai đường thẳng MK và MB.

Gọi I là điểm đối xứng của K qua MA, suy ra I thuộc đường thẳng BC.

Ta có AI=AK , AB=AD .

Hai tam giác vuông ABI và ADK có hai cạnh bằng nhau nên ΔABI = ΔADK.

Từ đó ta có IAB^=KAD^.

IAK^=IAB^+BAK^=KAD^+BAK^=90°.

Vậy ta có: MAK^=12IAK^=45°.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương