IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Bài tập Toán 8 Chủ đề 16: Luyện tập hình thoi có đáp án

Bài tập Toán 8 Chủ đề 16: Luyện tập hình thoi có đáp án

Dạng 1. Dùng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình thoi có đáp án

  • 441 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tam giác ABC  cân tại A . Đường thẳng qua B  song song với AC  cắt đường thẳng qua C song song với AB  tại D. Chứng minh rằng tứ giác ABDC  là hình thoi.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC  cân tại A . Đường thẳng qua B  song song với AC  cắt đường thẳng qua C song song với AB  tại D. Chứng minh rằng tứ giác ABDC  là hình thoi. (ảnh 1)

Xét tứ giác ABDC  có:

AB // CD; AC // BD  (gt)

=> tứ giác ABDC là hình bình hành.

Lại có: AB = AC  (  cân tại A )

Nên tứ giác ABDC  là hình thoi. (đpcm)


Câu 2:

Cho hình chữ nhật ABCD . Gọi E, F, G, H  lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng tứ giác EFGH  là hình thoi.

Xem đáp án
Cho hình chữ nhật ABCD . Gọi E, F, G, H  lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng tứ giác EFGH  là hình thoi. (ảnh 1)

Vì E, F  lần lượt là trung điểm của AB, BC  nên:

EFlà đường trung bình của ΔABC . Do đó: EF//ACEF=12AC   1

Vì G, H  lần lượt là trung điểm của CD, DA  nên:

GH là đường trung bình của ΔADC . Do đó: GH//ACGH=12AC   2

Từ (1)  và (2)  suy ra:  EF//GHEF=GH

Vậy tứ giác EFGH  là hình bình hành  

Xét ΔAHE và ΔBFE có:

EA = EB (Giả thiết)

EAH^=EBF^=90

AH = BF (Vì AD = BC)

Suy ra: ΔAHE=ΔBFEc.g.c

=> HE = FE (**)

Từ (*) và (**) ta được tứ giác là hình thoi (đpcm).


Câu 3:

Cho hình bình hành ABCD AB = 2.AD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm cạnh CD, AB. Chứng minh tứ giác ANMD là hình thoi.

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD có AB = 2.AD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm cạnh CD, AB. Chứng minh tứ giác ANMD là hình thoi. (ảnh 1)

Hình bình hành ABCD  có M, N  lần lượt là trung điểm AB, CD nên: AN//DMAN=DM

Do đó tứ giác ANMD  là hình bình hành (*)

Ta có: AB = 2.AD  (giả thiết)

N là trung điểm AB  nên AB = 2.AN

Nên AD = AN 

Từ (*) và (**)  ta được tứ giác ANMD  là hình thoi. (đpcm).


Câu 4:

Cho tứ giác ABCD có AD = BC. Gọi E, F, M, N  lần lượt là trung điểm của AB, DC, DB, AC. Chứng minh tứ giác EFMN là hình thoi.

Xem đáp án
Cho tứ giác ABCD có AD = BC. Gọi E, F, M, N  lần lượt là trung điểm của AB, DC, DB, AC. Chứng minh tứ giác EFMN là hình thoi. (ảnh 1)

Vì E, M  lần lượt là trung điểm của AB, BD  nên:

EM là đường trung bình của ΔABD .

Do đó: EM//ADEM=12AD   1

Vì N, F  lần lượt là trung điểm của AC, DC  nên:

NF là đường trung bình của ACD . Do đó: NF//ADNF=12AD   2

Từ (1), (2) suy ra EMFN là hình bình hành.  (*)

Vì E, N  lần lượt là trung điểm của AB, AC  nên:

EN là đường trung bình của ABC . Do đó: EN//BCEN=12BC   3

Mà AD = BC  (giả thiết) (4)

Từ (1), (3), (4)  ta được: EM = EN (**)

Từ (*)  và (**)  ta được tứ giác EMFNlà hình thoi. (đpcm).


Câu 5:

Cho hình thoi ABCD . Trên các cạnh BC  và CD  lần lượt lấy hai điểm E  và F  sao cho BE = DF. Gọi G, H thứ tự là giao điểm của AE, AF với đường chéo BD. Chứng minh rằng tứ giác AGCH  là hình thoi.

Xem đáp án
Cho hình thoi ABCD . Trên các cạnh BC  và CD  lần lượt lấy hai điểm E  và F  sao cho BE = DF. Chứng minh rằng tứ giác AGCH  là hình thoi. (ảnh 1)

Gọi O  là giao điểm của AC  và BD  khi đó ACBD  (Vì O  là giao điểm của hai đường chéo của hình thoi)

Xét ΔABEΔADF có:

AB = AD (Vì ABCD là hình thoi)

  B^=D^      (Vì ABCD là hình thoi)

BE = DF (giả thiết)

Suy ra ΔABE=ΔADF(c.g.c)

Suy ra A1^=A4^  (hai góc tương ứng).

Mà AC là phân giác của A^A2^=A3^.

Do đó AO là phân giác của HAG^.    (*)

Xét ΔAGH  có:

AO là đường cao, đồng thời là đường phân giác nên ΔAGH  cân tại A.

Suy ra HO = OG   (1)

Lại có AO = OC  ( Vì ABCD  là hình thoi có trung điểm O )    (2)

Từ (1) và (2)  suy ra AGCH  là hình bình hành. (**)

Từ (*)  và (**)  ta được tứ giác AGCH  là hình thoi. (đpcm)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương