Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 12 có đáp án_ đề 13
-
3471 lượt thi
-
48 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2/OH– thấy xuất hiện màu
Đáp án A
Phương pháp giải:
Các peptit (trừ đipeptit) phản ứng với Cu(OH)2/OH– tạo hợp chất màu tím (phản ứng màu biure).
Giải chi tiết:
Lòng trắng trứng là một polipeptit nên có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH– tạo hợp chất màu tím.
Câu 2:
Đáp án A
PTHH: 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Câu 3:
Trong các chất dưới đây, chất nào thuộc loại đisaccarit?
Đáp án C
Phương pháp giải:
Đisaccarit là phân tử chứa 2 gốc monosaccarit liên kết với nhau.
Giải chi tiết:
– Saccarozo thuộc loại đisaccarit (được tạo bởi 1 gốc glucozo và 1 gốc fructozo).
– Xenlulozo và tinh bột là polisaccarit.
– Glucozo là monosaccarit.
Câu 4:
Tơ nào sau đây thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét?
Đáp án B
Tơ nitron có CTCT [CH2–CH(CN)]n dùng để dệt vải may quần áo len.
Câu 5:
Kim loại nào sau đây tan trong nước tạo dung dịch kiềm?
Đáp án D
Ở nhiệt độ thường, Na có thể tan trong nước tạo dung dịch kiềm: Na + H2O → NaOH + ½ H2
Chú ý: Be thuộc nhóm kim loại kiềm thổ IIA nhưng không tan trong nước.
Câu 6:
Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Đối với các chất có liên kết cộng hóa trị:
– Các yếu tố ảnh hướng tới nhiệt độ sôi:
(1) Liên kết H (Các chất có lực liên kết hidro càng lớn thì nhiệt độ sôi càng lớn)
VD: –COOH > –OH > –COO– > –CHO > –CO–)
(2) Khối lượng phân tử (Các chất có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao)
(3) Hình dạng phân tử (Phân tử càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp)
– Các chất có lực liên kết hidro càng lớn thì nhiệt độ sôi càng lớn.
–COOH > –OH > –COO– > –CHO > –CO–
– Đối với các chất cùng nhóm chức:
Đối với các chất có cùng nhóm chức, gốc R– liên kết với nhóm chức ảnh hưởng đến lực liên kết Hidro
+ Gốc R– là gốc hút e (gốc không no: CH2=CH, CH2=CH–CH2) sẽ làm cho lực liên kết H tăng lên
+ Gốc R– là gốc đẩy e (gốc no: CH3, CH3CH2) làm giảm lực liên kết H
Giải chi tiết:
Dựa vào phương pháp so sánh nhiệt độ sôi của các chất => CH3COOC2H5 có nhiệt độ sôi thấp nhất.
Câu 7:
Amin nào dưới đây là amin bậc hai?
Đáp án A
Phương pháp giải:
Bậc amin = số gốc hiđrocacbon gắn với nguyên tử N.
Giải chi tiết:
Amin bậc 2 có dạng R – NH – R'
Vậy trong các amin đề bài cho thì C2H5NHCH2 là amin bậc 2.
Câu 8:
Hợp chất thuộc loại este là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Hợp chất nhóm este có CTTQ: RCOOR1 (R là H hoặc gốc hiđrocacbon, R là gốc hiđrocacbon).
Giải chi tiết:
Trong các chất đề cho, chất thuộc loại este là etyl axetat có CTCT là CH3COOC2H5.
Câu 9:
Đáp án B
Glucozo trong phân tử có chứa nhóm –CHO nên có phản ứng tráng gương.
Câu 10:
Trùng hợp chất nào sau đây thu được poli(vinyl clorua)?
Đáp án C
PVC là: (CH2–CHCl–)n => Monome là CH2=CHCl
Câu 11:
Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Sự đổi màu của quỳ tím:
*Amin:
– Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
– Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.
*Amino axit:
– Số nhóm NH2 = số nhóm COOH => Không làm đổi màu quỳ tím
– Số nhóm NH2 > số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa xanh (VD: Lysin)
– Số nhóm NH2 < số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa đỏ (VD: Axit glutamic)
Giải chi tiết:
– Anilin có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.
– Alanin và glyxin có số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH => Không làm đổi màu quỳ tím.
– Lysin số nhóm NH2 (2 nhóm) > số nhóm COOH (1 nhóm) => Làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 12:
Anilin không phản ứng với
Đáp án D
Anilin có tính chất hóa học của 1 bazo yếu => Không phản ứng với dd NaOH.
Câu 13:
Kim loại có tính chất vật lí chung (tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo và tính ánh kim) là do trong tinh thể kim loại có
Đáp án B
Kim loại có tính chất vật lí chung (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và ánh kim) do có các e chuyển động tự do.
Câu 14:
Xà phòng hóa hoàn toàn triolein bằng dung dịch KOH vừa đủ, tỉ lệ số mol giữa triolein và KOH là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Thuỷ phân este đa chức:
(RCOO)nR’ + nKOH → nRCOOK + R’(OH)n => nKOH = n.neste
Giải chi tiết:
Triolein là: (C17H33COO)3C3H5
(C17H33COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H33COOK + C3H5(OH)3
=> Tỉ lệ số mol giữa triolein và KOH là 1 : 3
Câu 15:
Este X có công thức phân tử C4H8O2, khi thủy phân X trong môi trường axit thu được axit propionic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
Đáp án A
X có CTPT là C4H8O2 => X là este no, đơn chức, mạch hở
Phản ứng thủy phân có dạng: RCOOR’ + HOH RCOOH + R’OH (H2SO4, to)
Mà sản phẩm thu được là axit propionic (C2H5COOH) nên suy ra este là C2H5COOCH3.
Câu 16:
Thủy tinh hữu cơ plexiglas là chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính o tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm… Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên là:
Đáp án A
Thủy tinh hữu cơ plexiglas là poli(metyl metacrylat).
Câu 17:
Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?
Đáp án A
Phương pháp giải:
HS ghi nhớ một số kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội: Al, Fe, Cr.
Giải chi tiết:
– Phương án A: Zn thỏa mãn
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
Zn + HNO3 đặc → Zn(NO3)2 + spk + H2O
– Phương án B: Al bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội => Không thỏa mãn
– Phương án C: Ag không phản ứng với FeSO4 => Không thỏa mãn
– Phương án D: Cr bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội => Không thỏa mãn
Câu 18:
Cacbohiđrat Y là một polisaccarit phân tử gồm nhiều gốc b–glucozo liên kết với nhau, khi đun nóng Y trong axit vô cơ đặc thu được glucozo. Y là
Đáp án B
– Xenlulozo gồm nhiều gốc b–glucozo liên kết với nhau
– 3 chất còn lại gồm nhiều gốc a–glucozo liên kết với nhau
Câu 19:
Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ nitron. Những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Phân biệt các loại tơ:
– Tơ nhân tạo (hay tơ bán tổng hợp) là tơ có nguồn gốc tự nhiên và được con người chế biến.
– Tơ tự nhiên là tơ có nguồn gốc 100% từ tự nhiên.
– Tơ tổng hợp là tơ do con người tạo ra.
Giải chi tiết:
– Tơ nhân tạo: tơ axetat, tơ visco (đều có nguồn gốc từ xenlulozo và được con người chế biến)
– Tơ tự nhiên: tơ tằm
– Tơ tổng hợp: tơ nitron
Câu 20:
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng cả ba phương pháp (thủy luyện, nhiệt luyện, điện phân)?
Đáp án D
Phương pháp giải:
Phương pháp thủy luyện:
– Nguyên tắc: Dùng dung dịch thích hợp (HCl, HNO3, nước cường toan, CN–…) hòa tan nguyên liệu sau đó lấy kim loại mạnh (không tan trong nước) đẩy kim loại yếu khỏi dung dịch của nó.
– Phạm vi sử dụng: Thường dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế các kim loại sau Mg (thường là kim loại yếu).
Phương pháp nhiệt luyện:
– Nguyên tắc: Dùng chất khử CO, C, Al, H2 khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
– Phạm vi sử dụng: Thường dùng trong công nghiệp với kim loại sau Al.
Phương pháp điện phân:
– Nguyên tắc: Dùng dòng điện một chiều để khử các ion kim loại.
– Phạm vi sử dụng: Điều chế được hầu hết các kim loại.
Giải chi tiết:
– Loại Na vì Na chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân
– Loại Al vì Al2O3 không bị khử bởi C, CO, H2… nên không thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện
– Loại Mg vì MgO không bị khử bởi C, CO, H2… nên không thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện
– Cu thỏa mãn
Câu 21:
Cho các chất sau: saccarozo, metyl axetat, triolein, Ala–Gly–Ala, fructozo. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Các chất phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam:
– Axit hữu cơ.
– Phân tử có nhiều nhóm –OH gắn vào những nguyên tử C cạnh nhau.
Giải chi tiết:
Có 2 chất phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam là saccarozo và fructozo.
Câu 22:
Peptit T có công thức sau: Gly–Ala–Gly. Khối lượng mol phân tử của peptit T là
Đáp án C
Phương pháp giải:
A1 + A2 + … + An → A1–A2–…–An + (n–1) H2O
=> Cách tính khối lượng phân tử của peptit A1–A2–…–An (peptit có chứa n mắt xích) là:
M peptit = MA1 + MA2 + … + MAn – 18(n–1)
Giải chi tiết:
MT = 75 + 89 + 75 – 18.2 = 203
Câu 23:
Thủy phân hoàn toàn b gam đipeptit Glu–Gly trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 11,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của b là
Đáp án A
M peptit = 147 + 75 – 18 = 204
Glutamic có 2 nhóm COOH nên Glu–Gly có 2 nhóm COOH và 1 nhóm CONH
Glu–Gly + 3NaOH → Muối + 2H2O
Mol x → 3x → 2x
BTKL: mpeptit + mNaOH = m muối + mH2O => 204x + 40.3x = 11,52 + 18.2x => x = 0,04
=> b = 204.0,04 = 8,16 gam
Câu 24:
Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 4,704 lít khí CO (đktc). Giá trị của m là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Bài toán khử oxit KL bằng CO: nCO = nO(oxit)
Giải chi tiết:
Khi oxit bị khử bởi CO: nO(oxit) = nCO = 4,704/22,4 = 0,21 mol
BTNT "O": 3nFe2O3 = nO(oxit) = 0,21 => nFe2O3 = 0,07 mol
=> m = 160.0,07 = 11,2 gam
Câu 25:
Cho các nhận định sau:
(a) Nồng độ glucozo không đổi trong máu người là khoảng 0,1%.
(b) Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 phân biệt glucozo và fructozo.
(c) Có thể rửa sạch các đồ dùng bám dầu mỡ động thực vật bằng nước.
(d) Nhỏ vài giọt dung dịch loãng I2 vào mặt cắt của củ khoai lang, xuất hiện màu xanh tím.
(e) Lực bazo của metylamin mạnh hơn đimetylamin.
(f) Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.
Số nhận định đúng là
Đáp án C
(a) Đúng
(b) Sai. Vì trong MT kiềm thì glucozo và fructozo chuyển hóa lẫn nhau nên chúng đều phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra Ag
(c) Sai. Vì dầu mỡ động thực vật không tan trong nước nên không thể rửa sạch
(d) Đúng. Vì củ khoai lang có tinh bột + I2 xuất hiện màu xanh tím
(e) Sai. Nhóm CH3 có tác dụng đẩy electron làm cho mật độ điện tích âm trên nguyên tử N tăng → khả năng nhận H+ tăng → tính bazo tăng. Ta thấy đimetyl amin có 2 nhóm CH3 còn metyl amin chỉ có 1 nhóm CH3
=> Tính bazo CH3–NH–CH3 > CH3NH2
(f) Đúng
Vậy có 3 nhận định đúng.
Câu 26:
Đáp án C
Phương pháp giải:
– So sánh thấy nCO2 = nH2O => X là este no, đơn chức, mạch hở
Đặt công thức của X là CnH2nO2 (n ≥ 2)
CnH2nO2 → nCO2
← 1,05 (mol)
Lập phương trình về khối lượng của este => giá trị của n => CTPT
– Viết các CTCT este ứng với CTPT vừa tìm được
Giải chi tiết:
nCO2 = 23,52 : 22,4 = 1,05 mol; nH2O = 18,9 : 18 = 1,05 mol
Ta thấy: nCO2 = nH2O => X là este no, đơn chức, mạch hở
Đặt công thức của X là CnH2nO2 (n ≥ 2)
CnH2nO2 → nCO2
← 1,05 (mol)
Ta có phương trình:
=> CTPT là C3H6O2
Các đồng phân cấu tạo este của C3H6O2: HCOOC2H5; CH3COOCH3
Câu 27:
Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam bột kim loại M vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 8,40 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
Đáp án A
Giả sử M có hóa trị n
nH2 = 8,4 : 22,4 = 0,375 mol
2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2
0,75/n ← 0,375 (mol)
Ta có:
Thay các giá trị n = 1, 2, 3 thì thấy với n = 3, M = 27 thỏa mãn
Vậy M là Al.
Câu 28:
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo trung tính X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,3 mol glixerol và 274,8 gam muối khan. Giá trị của m là
Đáp án C
Phương pháp giải:
– Thuỷ phân chất béo:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
=> nNaOH = 3nGlixerol
– Áp dụng BTKL tính được khối lượng chất béo.
Giải chi tiết:
Chất béo có dạng (RCOO)3C3H5
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
=> nNaOH = 3nGlixerol = 0,9 mol
Bảo toàn khối lượng: mX = mancol + mmuối – mNaOH = 274,8 + 0,3.92 – 40.0,9 = 266,4 gam
Câu 29:
Cho 4,59 gam glucozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Glucozo → 2Ag
Giải chi tiết:
nglucozo = 4,59 : 180 = 0,0255 mol
Glucozo → 2Ag
0,0255 → 0,051 (mol)
=> mAg = 0,051.108 = 5,508 gam
Câu 30:
Cho m gam anilin tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được 16,5 gam kết tủa trắng (2,4,6–tribromanilin). Giá trị của m là
Đáp án B
C6H5NH2 + 3Br2 → Br3C6H2NH2 ↓ + 3HBr
nkết tủa = 16,5 : 330 = 0,05 mol = nanilin
=> manilin = 0,05.93 = 4,65 gam
Câu 31:
Cho 11,2 gam Fe vào 400 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1,2M thu được khí NO và m gam chất rắn. Xác định m biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3–, không có khí H2 bay ra và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Đáp án A
nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol; nCu(NO3)2 = 0,4.0,5 = 0,2 mol; nHCl = 0,4.1,2 = 0,48 mol
NO là sản phẩm khử duy nhất, không có khí H2 bay ra, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn
=> H+ hết trước NO3–
Còn chất rắn sau phản ứng => Dung dịch chỉ có Fe2+
3Fe + 8H+ + 2NO3– → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
Mol 0,18 ← 0,48 → 0,12
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Mol 0,02 → 0,02
Chất rắn là Cu => m chất rắn = mCu = 0,02.64 = 1,28 gam
Câu 32:
Dùng x kg tinh bột để điều chế 5 lít dung dịch ancol etylic 460 (khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml). Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. Giá trị của x là:
Đáp án B
Vancol = 5.(46/100) = 2,3 lít => mancol = 2,3.0,8 = 1,84 kg
Để đơn giản ta coi tinh bột là C6H10O5.
C6H10O5 → C6H12O6 → 2C2H5OH
162 kg 2.46 = 92 kg
3,24 kg ← 1,84 kg
Do lượng thực tế cần dùng nhiều hơn lượng tính toán => m tinh bột cần dùng = 3,24.(100/80) = 4,05 kg
Câu 33:
Công thức cấu tạo của tristearin là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Một số chất béo thường gặp:
+ Tristearin: (C17H35COO)3C3H5
+ Triolein: (C17H33COO)3C3H5
+ Trilinolein: (C17H31COO)3C3H5
+ Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5
Giải chi tiết:
Công thức cấu tạo của tristearin là (C17H35COO)3C3H5
Câu 34:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Alanin G H.
Chất H là chất nào sau đây? Biết rằng H là sản phẩm hữu cơ và các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Đáp án C
NH2–CH(CH3)–COOH + HCl → NH3Cl–CH(CH3)COOH (G)
NH3Cl–CH(CH3)COOH + 2NaOH → NH2–CH(CH3)COONa (H) + NaCl + 2H2O
Câu 35:
Cho 14,6 gam amin đơn chức A tác dụng với vừa đủ dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B. Làm bay hơi dung dịch B được 21,9 gam muối khan. Số đồng phân amin bậc 2 ứng với CTPT của A là
Đáp án B
Amin + HCl → Muối
BTKL: mHCl = m muối – m amin = 21,9 – 14,6 = 7,3 gam => nHCl = 0,2 mol
Do amin là đơn chức nên: n amin = nHCl = 0,2 mol
=> M amin = 14,6 : 0,2 = 73 => CTPT của A là C4H11N
Các CTCT amin bậc 2 có CTPT C4H11N là:
CH3 – CH2 – CH2 – NH – CH3;
(CH3)2CH – NH – CH3;
CH3 – CH2 – NH – CH2 – CH3
Câu 36:
Cho các chất: tinh bột, xenlulozo, fructozo, saccarozo. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là
Đáp án D
– Fructozo: monosaccarit
– Tinh bột, xenlulozo: polisaccarit
– Saccarozo: đisaccarit
Câu 37:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng
– Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4
– Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3
– Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết ăn mòn điện hóa:
(*) Định nghĩa:
– Là sự oxy hoá kim loại có phát sinh dòng điện.
(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:
– Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL–KL, KL–PK,…)
– Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li
– Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)
Giải chi tiết:
– TN1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng
=> Không xảy ra ăn mòn điện hóa vì không tạo 2 cặp điện cực khác nhau về bản chất
– TN2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4
=> Cu bám vào Zn tạo thành cặp điện cực Zn–Cu, nhúng trong dung dịch điện li
=> Xảy ra ăn mòn điện hóa
– TN3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3
=> Ag bám vào Cu tạo thành cặp điện cực Cu–Ag, nhúng trong dung dịch điện li
=> Xảy ra ăn mòn điện hóa
– TN4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
=> Không xảy ra ăn mòn điện hóa vì không tạo 2 cặp điện cực khác nhau về bản chất
Vậy số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là 2.
Câu 38:
Trong số các kim loại sau: Zn, Al, Fe, Mg. Kim loại có tính khử yếu nhất là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Lý thuyết về dãy hoạt động hóa học của kim loại
Giải chi tiết:
Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại
=> Tính khử: Mg > Al > Zn >Câu 39:
Đốt cháy hoàn toàn 1 cacbohiđrat X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Tên gọi của X là
Đáp án C
Glucozo: C6H12O6
Saccarozo: C12H22O11
Xenlulozo, tinh bột: (C6H10O5)n
Đốt cháy hoàn toàn 1 cacbohiđrat X thu được số mol CO2 = số mol H2O
=> X có số H gấp 2 lần số C
=> Trong 4 chất chỉ có glucozo thỏa mãn.
Câu 40:
Thủy phân 11,10 gam metyl axetat bằng 500 ml dung dịch KOH 0,5M. Sau phản khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Bài toán về phản ứng thuỷ phân este đơn chức thường
Trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá): Phản ứng một chiều, cần đun nóng
RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH
Giải chi tiết:
neste = 11,1 : 74 = 0,15 mol; nKOH = 0,5.0,5 = 0,25 mol
CH3COOCH3 + KOH → CH3COOK + CH3OH
Mol 0,15 → 0,15 → 0,15
Vậy chất rắn sau phản ứng: CH3COOK (0,15 mol) và KOH dư (0,25 – 0,15 = 0,1 mol)
=> mrắn = 0,15.98 + 0,1.56 = 20,3 gam
Câu 41:
Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan muối nào sau đây?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Nước cứng
Nước cứng là loại nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ (do trong chu trình vận chuyển của nước có giai đoạn nước ở trong đất nên hòa tan các hợp chất chứa Ca và Mg). Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên là nước mềm.
– Nước cứng có 3 loại là:
+ Nước cứng tạm thời (là loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng do muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân thành muối không tan). Tính cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gây ra.
+ Nước cứng vĩnh cửu. Tính cứng vĩnh cửu của nước do các loại muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4 gây ra.
+ Nước cứng toàn phần là nước cứng có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
(*) Phương pháp làm mềm nước cứng:
– Với nước cứng tạm thời:
+ Đun sôi.
+ Thêm Ca(OH)2 vừa đủ.
+ Thêm các dung dịch kiềm khác, dung dịch muối CO32–, dung dịch PO43–.
– Với nước cứng vĩnh cửu:
Thêm các dung dịch muối CO32–, dung dịch PO43–.
Giải chi tiết:
Theo đề bài loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng
=> Đây là nước cứng tạm thời. Tính cứng tạm thời do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gây ra.
Câu 42:
Có 4 hóa chất sau đây: etylamin, phenylamin, amoniac, metylamin; thứ tự giảm dần lực bazo là:
Đáp án C
Phương pháp giải:
Cách sắp xếp tính bazơ của các amin: R–N
+ R đẩy e => làm tăng mật độ electron trên N => tăng tính bazơ.
+ R hút e => làm giảm tính bazơ.
Ghi nhớ: Amin thơm < NH3 < amin no < NaOH;
Amin no bậc 1 < amin no bậc 2.
Giải chi tiết:
Thứ tự giảm dần lực bazo là: etylamin > metylamin > amoniac > phenylamin
Câu 43:
Có các phát biểu sau:
(a) H2NCH2CO–HNCH2CH2COOH có chứa 1 liên kết peptit trong phân tử.
(b) Etylamin, metylamin ở điều kiện thường đều là chất khí, mùi khai, độc.
(c) Anilin làm xanh giấy quỳ tím.
(d) Thủy phân đến cùng protein đơn giản trong môi trường axit chỉ thu được các a–amino axit.
(e) Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa vàng.
Số phát biểu đúng là
Đáp án B
Phương pháp giải:
Lý thuyết về hợp chất chứa Nito
Giải chi tiết:
(a) Sai, vì liên kết peptit tạo từ các a–amino axit mà H2NCH2CH2COOH không phải là a–amino axit
(b) Đúng
(c) Sai, vì Anilin chỉ có tính bazo rất yếu không làm đổi màu quỳ tím
(d) Đúng
(e) Đúng, đây là hiện tượng đông tụ protein
Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 44:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Cách gọi tên este: Tên gọi của este RCOOR' = Tên gốc R' + tên gốc axit (đuôi "at")
Giải chi tiết:
CH2=CH–COOCH3 có tên gọi là metyl acrylat
Câu 45:
Một học sinh tiến hành nghiên cứu dung dịch T đựng trong lọ không dán nhãn thì thu được kết quả sau:
– T phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3.
– T phản ứng với dung dịch HCl.
Vậy dung dịch T là dung dịch nào sau đây?
Đáp án D
Ta thấy X phản ứng được với cả axit và bazo => X có tính lưỡng tính => Ba(HCO3)2
Câu 46:
Hòa tan hoàn toàn 13,08 gam hỗn hợp gồm K, Na, Ca và Ba trong nước dư thu được 2,80 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Trung hòa Z bằng HCl vừa đủ rồi cô cạn dung dịch thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
Đáp án D
Phương pháp giải:
– Kim loại phản ứng với nước:
M + H2O → M(OH)n + 0,5nH2
=> nOH– = 2nH2
– Phản ứng trung hòa:
H+ + OH– → H2O
=> nH+ = nOH–
Giải chi tiết:
– Kim loại phản ứng với nước:
M + H2O → M(OH)n + 0,5nH2
=> nOH– = 2nH2 = 0,25 mol
– Phản ứng trung hòa:
H+ + OH– → H2O
=> nH+ = nOH– = 0,25 mol
Muối khan gồm các muối clorua của 3 KL.
Bảo toàn nguyên tố: nCl/muối = nHCl = nH+ = 0,25 mol
=> mmuối = mKL + mCl = 13,08 + 0,25.35,5 = 21,955 gam
Câu 47:
Kim loại có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện là
Đáp án D
Kim loại Ca có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diệnCâu 48:
Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy?
Đáp án D
Catot: Mg2+ + 2e → Mg => Quá trình khử Mg2+
Anot: 2Cl– → Cl2 + 2e => Quá trình oxi hóa Cl–
Vậy ở catot xảy ra quá trình khử Mg2+ thành Mg.