Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 8 có đáp án (Đề 5)

  • 2581 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lưu huỳnh cháy theo phản ứng hóa học:

Lưu huỳnh + khí oxi → Khí lưu huỳnh đioxit

Cho biết khối lượng của lưu huỳnh là 6 kg, khối lượng khí oxi là 9 kg. Khối lượng khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành là

Xem đáp án

: Đáp án A

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: các chất phản ứng = sản phẩm tạo thành

Giải chi tiết:

Lưu huỳnh + khí oxi → Khí lưu huỳnh đioxit

Áp dụng ĐLBTKL ta có:

mlưu huỳnh + moxi  = m khí lưu huỳnh đioxit

=> m khí lưu huỳnh đioxit  = 6 + 9 = 15 (g)

Câu 2:

Chọn công thức viết đúng với hợp chất Nhôm, biết Al có hóa trị III.
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Áp dụng quy tắc hóa trị để tính hóa trị của Al trong các hợp chất

Quy tắc hóa trị sgk – hóa 8 – trang 37

Giải chi tiết:

A. AlCl2. Clo có hóa trị I => hóa trị của Al = I.21 = II loại

B. AlO. Oxi có hóa trị II => hóa trị của Al = II.11 = II loại

C. AlCl3. Clo có hóa trị I => hóa trị của Al = I.31 = III chọn

D. Al3O2. Oxi có hóa trị II => hóa trị của Al = II.23=43   loại

Câu 3:

Khí N2 nặng hơn khí H2 bằng bao nhiêu lần? (N = 14, H = 1)
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Lấy phân tử khối của N2 chia cho phân tử khối của H2

Giải chi tiết:

Phân tử khối của N2 = 14×2 = 28 (gam/mol)

Phân tử khối của H2 = 2×1 = 2 (gam/mol)

Suy ra : dN2/H2=282=14 

Vậy N2 nặng hơn H2 14 lần


Câu 4:

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào tính tan và khả năng bay hơi của muối

Giải chi tiết:

Nước biển rất giàu hàm lượng muối ăn (NaCl), làm bay hơi hết nước ta sẽ thu được muối ăn ở dạng rắn khan


Câu 5:

Chọn các cụm từ thích hợp trong khung điền vào dấu….trong cách phát biếu dưới đây?

hóa trị;

liên kết;

nguyên tử;

khả năng.

Hóa trị là con số biểu thị khả năng (1) ………………. của nguyên tử nguyên tố này với (2). ……………. nguyên tố khác. Hóa trị được xác định theo (3)…………… của hiđro được chọn làm đơn vị và (4) ………… của oxi là hai đơn vị.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung ghi nhớ bài hóa trị SGK hóa 8 – trang 37

Giải chi tiết:

Hóa trị là con số biểu thị khả năng (1) liên kết của nguyên tử nguyên tố này với (2) nguyên tử nguyên tố khác. Hóa trị được xác định theo (3) hóa trị của hiđro được chọn làm đơn vị và (4) hóa trị của oxi là hai đơn vị.


Câu 6:

Hãy ghép câu ở cột A với cột B sao cho đúng tính chất của chất vào cột A+B?

Cột A

Cột B

Cột A + B

1. Nước tự nhiên (ao, hồ)

A. Là hỗn hợp

1+ ……

2. Than (C)

B. Là hợp chất

2+……

3. Đường kính (C12H12O11)

C. Là chất rắn

3+……

4. Giấm ăn (CH3COOH)

D. Là đơn chất

4+……

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về đơn chất, hợp chất, chất rắn, hỗn hợp.

+ Đơn chất: tạo nên chỉ từ 1 nguyên tố hóa học.

+ Hợp chất: được tạo nên tử 2 nguyên tố hóa hoc trở nên.

+ Hỗn hợp: gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau

+ Chất rắn: tồn tại trạng thái rắn ở đk thường.

Giải chi tiết:

Nước tự nhiên (ao, hồ) là hỗn hợp  => 1 nối với A

Than (C) là đơn chất => 2 nối với D

Đường kính là chất rắn => 3 nối với C

Giấm ăn là hợp chất => 4 nối với B


Câu 7:

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào những câu phát biểu dưới đây?

Câu

Đúng (Đ), Sai (S)

A. Nước đá tan thành nước ở thể lỏng là hiện tượng hóa học.

B. Than cháy tạo ra khí cacbomic là hiện tượng hóa học.

C. Đường bị phân hủy thành nước và than là hiện tượng vật lí.

D. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi là hiện tượng vật lí.

A………….

B………….

C…………

D………….

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học sgk hóa 8 – trang 45-47

Giải chi tiết:

A. Nước chỉ biến đổi trạng thái: từ thể rắn sang thể lỏng còn không thay đổ tính chất => là HTVL => A sai

B. Than cháy tạo ra chất mới là khí cacbonic => đây là HTHH =>B đúng

C. Đường phân hủy tạo ra chất mới là nước và than => đây là HTHH => C sai

D. Cồn bay hơi là HTVL => D đúng


Câu 8:

Hãy tính:  Số mol của 22 g CO2 là bao nhiêu mol?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào các công thức chuyển đổi để tính toán:

nCO2=mCO2MCO2=?(mol) 

Giải chi tiết:

Phân tử khối của CO2 = 12 + 16×2 = 44 (gam/mol)

Số mol của 22 g CO2 là: nCO2=mCO2MCO2=2244=0,5(mol) 


Câu 9:

Hãy tính: Thể tích của 0,125 mol O2 ở đktc là bao nhiêu lít?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào các công thức chuyển đổi để tính toán: VO2(đktc) = nO2×22,4 = ? (lít)

Giải chi tiết:

Thể tích của 0,125 mol O2 ở đktc là: VO2(đktc) = nO2×22,4 = 0,125×22,4= 2,8 (lít)


Câu 10:

Ghi lại phương trình chữ của phản ứng: Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt (II) sunfua

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Khi viết phương trình chữ chú ý:

Cụm từ “ tác dụng” hoặc “phản ứng” thay bằng dấu cộng “+” khi viết phương trình hóa học

Cụm từ “sinh ra” hoặc “ tạo thành” hoặc “ phân hủy” thay bằng dấu “→” khi viết phương trình hóa học

Các chất đứng trước cụm từ “tạo thành” hoặc “ sinh ra” là chất tham gia phản ứng. Các chất đứng sau cụm từ này là sản phẩm.

Giải chi tiết:

lưu huỳnh + sắt → sắt (II) sunfua


Câu 11:

Ghi lại phương trình chữ của phản ứng:  Axit clohiđric tác dụng với canxi cacbonat tạo ra canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Khi viết phương trình chữ chú ý:

Cụm từ “ tác dụng” hoặc “phản ứng” thay bằng dấu cộng “+” khi viết phương trình hóa học

Cụm từ “sinh ra” hoặc “ tạo thành” hoặc “ phân hủy” thay bằng dấu “→” khi viết phương trình hóa học

Các chất đứng trước cụm từ “tạo thành” hoặc “ sinh ra” là chất tham gia phản ứng. Các chất đứng sau cụm từ này là sản phẩm.

Giải chi tiết:

 axit clohiđric + canxi cacbonat → canxi clorua + nước + khí cacbon đioxit


Câu 12:

Magie tác dụng với axit clohiđric: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Nếu có 12g Mg tham gia phản ứng, em hãy tìm:

a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Số mol của 12 g Mg là: nMg=mMgMMg=1224=0,5(mol) 

PTPƯ:            Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo PTP Ư:  1        2                           1      (mol)

Theo đề bài:  0,5      x=?                        y = ? (mol)

Tìm x, y từ đó tính được VH2(đktc) và mHCl = ?

Giải chi tiết:

Số mol của 12 g Mg là: nMg=mMgMMg=1224=0,5(mol) 

PTPƯ:            Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo PTP Ư:  1        2                           1      (mol)

Theo đề bài:  0,5      x=?                        y = ? (mol)

a) số mol H2 sinh ra là: y = nH2 =  0,5×11=0,5(mol) 

=> Thể tích của H2 thu được ở đktc là: VH2(ĐKTC) =nH2×22,4 = 0,5×22,4 = 11,2 (lít)

b) Số mol HCl phản ứng là: x = nHCl0,5×21=1(mol) 

Khối lượng HCl tham gia phản ứng là: mHCl = nHCl×MHCl = 1. 36,5 = 36,5 (g)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương