Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 8 có đáp án (Đề 9)

  • 2578 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thế nào là hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học? Cho ví dụ?
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Kiến thưc sách giáo khoa lớp 8 - trang 47       

Giải chi tiết:

- Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lí.

Ví dụ:

mặt trời mọc sương tan dần

Hòa tan đường vào nước ta được dung dịch nước đường

- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học. 

Ví dụ: 

Cây xanh quang hợp, cây xanh lấy vào khí cacbonic thải ra khí oxi

Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc.


Câu 2:

Hãy tính hóa trị  của: Si trong  SiO2 

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Với hợp chất có công thức  Aax Bby với a, b lần lượt là hóa trị của A, B.

x, y là chỉ số số nguyên tử của A, B có trong hợp chất

áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

a × 2 = b × y

Đại lượng nào chưa biết thì ta sẽ đi tìm.

Giải chi tiết:

a)  Gọi hóa trị của Si có trong SiO2 là a

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

a = II × 2 : 1 = IV

Vậy Si có hóa trị IV


Câu 3:

Hãy tính hóa trị  của: (SO4) trong  Al2(SO4)3  (Biết Al có hóa trị (III) )

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Với hợp chất có công thức  Aax Bby với a, b lần lượt là hóa trị của A, B.

x, y là chỉ số số nguyên tử của A, B có trong hợp chất

áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

a × 2 = b × y

Đại lượng nào chưa biết thì ta sẽ đi tìm.

Giải chi tiết:

gọi hóa trị của nhóm (SO4)  trong Al2(SO4)3 là b

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

b = III × 2 : 3 = II 

Vậy (SO4)  có hóa trị II  


Câu 4:

Hãy lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau: Na + Cl2 NaCl  

Xem đáp án

Phương pháp giải:

B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.

B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.

B3: Hoàn thành phương trình.

Chú ý:

- Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

Giải chi tiết:

2Na+Cl2t02NaCl 


Câu 5:

Hãy lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau: Fe + O2  Fe3O4

Xem đáp án

Phương pháp giải:

B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.

B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.

B3: Hoàn thành phương trình.

Chú ý:

- Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

Giải chi tiết:

3Fe+2O2t0Fe3O4 


Câu 6:

Hãy lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau:  KClO KCl    +  O2

Xem đáp án

Phương pháp giải:

B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.

B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.

B3: Hoàn thành phương trình.

Chú ý:

- Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

Giải chi tiết:

KClO3t02KCl+3O2 


Câu 7:

Hãy lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau:

CuSO4 + NaOH Cu(OH)2+ Na2SO4

Xem đáp án

Phương pháp giải:

B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.

B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.

B3: Hoàn thành phương trình.

Chú ý:

- Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

Giải chi tiết:

CuSO4+2NaOHCu(OH)2+Na2SO4 


Câu 8:

Hãy tính  thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 11,2 gam khí C2H4
Xem đáp án

Phương pháp giải:

a) Tính phân tử khối của C2H4

Công thức tính số mol: nC2H4 = mC2H4 : MC2H4 = ?

Thể tích C2H4 là: VC2H4 (ĐKTC) = n × 22,4 = ?

a) Ta có: mC2H4 = 11,2 (g) ; MC2H4 = 28 (g/mol)  

=> nC2H4 = m: M = 11,2 : 28 = 0,4 (mol) 

=> VC2H4 (ĐKTC) = n × 22,4 = 0,4 ×22,4 = 8,96 (lít)

Vậy thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của 11,2 gam khí C2H4 là 8,96 lít.


Câu 9:

Hãy tính khối lượng của 5,6 lít khí metan -  CH4 ở điều kiện tiêu chuẩn.
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Công thức tính mol  nCH4 = VCH4(đktc) : 22,4 = ? (mol)          

Tính phân tử khối của CH4 =?  (g/mol)

Khối lượng phân tử CH4 là: mCH4 = nCH4 × 22,4 = ?

Giải chi tiết:

Ta có: VCH4 (ĐKTC) = 5,6 lít

=> nCH4 = VCH4(đktc) : 22,4 = 5,6 : 22,4 = 0,25 (mol) 

MCH4 = 12 + 1×4 = 16 (g/mol)  

=> mCH4 = n × M = 0,25 × 16 = 4 (g)

Vậy khối lượng của 5,6 lít khí CH4 ở điều kiệ tiêu chuẩn là 4 gam


Câu 10:

Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng ở điều kiện tiêu chuẩn để đốt cháy hết 4,8 g magie, biết sản phẩm thu được là magie oxit(MgO). Tính khối lượng magie oxit(MgO) bằng hai cách.  (Mg = 24; O = 16 )

Xem đáp án

Phương pháp giải:

nMg = m : M = ?  (mol)                                 

PTHH:                  2Mg  + O2  t0 2MgO                        

Tính theo PTHH số mol của O2 theo số mol của Mg

=> VO2 (ĐKTC) = n × 22,4 = ? (lít) 

Giải chi tiết:

Ta có: mMg = 4,8 g

=> nMg = m : M = 4,8 : 24 = 0,2 (mol)

PTHH:                  2Mg  + O2 t0 2MgO 

Theo PTHH    cứ 2 mol Mg phản ứng với 1 mol O2

Vậy theo Đề Bài  0,2 mol Mg phản ứng với ? mol O2

=> nO2 = 0,2 × 1 : 2 = 0,1 (mol) 

=> VO2 (ĐKTC) = n × 22,4 = 0,1 × 22,4 = 2,24 (lít)

Vậy thể tích khí oxi cần dùng ở điều kiện tiêu chuẩn để đốt cháy hết 4,8 g magie là 2,24 lít.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương