Bộ 25 đề thi Học kì 1 Sinh học 12 có đáp án - Đề 22
-
4822 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các phương pháp tạo giống sau , có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau :
(1) Tạo giống thuần chủng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
(2). Nuôi cấy hạt phấn
(3). Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên các giống lai khác loài
(4). Tạo giống nhờ công nghệ gen
Đáp án B
Các phương pháp tạo ra giống mới mang nguồn gen của 2 loài sinh vật là (3),(4)
Câu 3:
Việc sử dụng một số dạng côn trùng làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền là ứng dụng của dạng đột biến nào dưới đây?
Đáp án B
Đây là ứng dụng của đột biến chuyển đoạn NST, chuyển đoạn NST làm giảm sức sống của côn trùng
Câu 4:
Giả sử gen B ở sinh vật nhân thực gồm 2400 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại ađênin (A) gấp 3 lần số nuclêôtit loại guanin (G). Một đột biến điểm xảy ra làm cho gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có chiều dài không đổi nhưng giảm đi 1 liên kết hiđrô so với gen B. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen b là:
Đáp án D
Phương pháp giải:
CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G
Giải chi tiết:
Ta có hệ phương trình
Do đột biến không làm thay đổi chiều dài mà làm giảm 1 lk hidro nên đây là đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
Số nucleotit từng loại của gen đột biến là A = T = 901; G = X = 299
Câu 6:
Nội dung nào sau đây đúng với phương pháp nuôi cấy hạt phấn:
Đáp án C
Phát biểu đúng là C
A sai, đây là phương pháp dung hợp tế bào trần
B sai, đây là sinh sản vô tính
D sai, không thể tạo ra giống mới
Câu 7:
Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người là: nhiễm sắc thể giới tính
Đáp án A
Phát biểu sai là A, NST giới tính có ở tất cả các tế bào của cơ thể người
Câu 8:
Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
Đáp án A
Bệnh động kinh do gen nằm trong ti thể (gen ngoài nhân) nên nếu có mẹ bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bị bệnh (di truyền theo dòng mẹ)
Câu 9:
Một quần thể thực vật ban đầu có thành phần kiểu gen là 7AA: 2Aa: 1aa. Khi quần thể xảy ra quá trình giao phấn ngẫu nhiên (không có quá trình đột biến, biến động di truyền, không chịu tác động của chon lọc tự nhiên), thì thành phần kiểu gen của quần thể ở F3 sẽ là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa
Tần số alen pA
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1
Giải chi tiết:
Tần số alen: pA
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc 0,82AA + 2×0,8×0,2Aa +0,22aa =1 ↔ 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa
Câu 11:
Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là Aa, loài thứ 2 là Bb thể song nhị bội có bộ NST trong tế bào là?
Đáp án D
Thể song nhị bội mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài
Câu 13:
Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y. Gen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở tằm cái, còn trứng màu sáng luôn nở tằm đực?
Đáp án A
Phép lai XaXa × XAY → XAXa : XaY cho trứng màu sẫm luôn nở tằm cái, còn trứng màu sáng luôn nở tằm đực
Câu 14:
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án B
Phát biểu sai là B, đột biến gen có thể có lợi, hại hoặc trung tính nhưng đa số là có hại
Câu 15:
Sự không phân ly của bộ nhiễm sắc thể 2n trong quá trình giảm phân có thể tạo nên
Đáp án D
Câu 17:
Đáp án D
Ví dụ về thường biến là tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường, kiểu gen không thay đổi, kiểu hình thay đổi theo môi trường
Câu 19:
Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?
Đáp án C
Để tỷ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng = 1:1 thì bố mẹ phải có kiểu gen ♀XwXw × ♂XWY
Câu 20:
Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình ở cây F2 như thế nào ?
Đáp án C
Quy ước:
A- hạt vàng; a – hạt xanh
P: AA × aa → F1 × F1 : Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa
KH: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.
Câu 21:
Kỹ thuật thay thế các gen đột biến trong cơ thể người bằng các gen lành được gọi là:
Câu 22:
Đáp án B
Lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, di truền qua tế bào chất.
Câu 23:
Ở sinh vật giới dị giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là
Đáp án C
Giới dị giao tử là cơ thể tạo ra các giao tử mang NST giới tính khác nhau
Câu 24:
Bộ NST của người nữ bình thường là
Đáp án C
Người nữ bình thường có bộ NST 44A + XX
Câu 25:
Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:
Đáp án A
Phương pháp giải:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền
Giải chi tiết:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền:
Câu 26:
Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
Đáp án D
Do họ sinh được con gái mù màu nên cả 2 vợ chồng đều có Xm
Sinh được con trai bình thường nên người mẹ có XM
Kiểu gen của họ là: XMXm x XmY
Câu 27:
Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ
Đáp án B
Con trai nhận X từ mẹ
Câu 28:
Phát biểu về ưu thế lai, câu nào dưới đây là đúng?
Đáp án C
Phát biểu đúng là C
A sai, tuỳ từng tổ hợp P mới tạo ra ưu thế lai
B sai, Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ sau.
D sai: không sử dụng con lai F1 làm giống vì ưu thế lai giảm dần
Câu 29:
Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
Đáp án C
Câu 30:
Cho các biện pháp sau:
(1) Bảo vệ môi trường sống trong sạch.
(2) Tư vấn di truyền.
(3) Sàng lọc trước sinh.
(4) Liệu pháp gen.
(5) Mở các trung tâm bảo trợ xã hội dành cho người bị tật, bệnh di truyền.
Số phương án đúng để bảo vệ vốn gen của loài người là
Đáp án A
Ý (5) không thuộc bảo vệ vốn gen của loài người
Câu 31:
Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn Ecoli mà phân tử ADN của nó chứa N14 trong môi trường chứa N15. Sau 4 thế hệ nuôi cấy số tế bào chỉ chứa N15 là:
Đáp án A
1 phân tử ADN nhân đôi 4 lần tạo ra 24 = 16 phân tử trong đó có 2 phân tử mang mạch N14
Câu 32:
Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
Đáp án B
F1 biểu hiện kiểu hình của 1 bên bố mẹ → P: đồng hợp trội × đồng hợp lặn
F1 lai phân tích : 1:1 → di truyền liên kết hoàn toàn
Câu 33:
Ở ruồi giấm, Bướm, Tằm, hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở
Đáp án D
Ở ruồi giấm, Bướm, Tằm chỉ có HVG ở 1 trong 2 giới
Câu 35:
Đối với thể đa bội đặc điểm nào sau đây là không đúng?
Đáp án D
Ý không đúng là D, thể đa bội vẫn có khả năng sinh sản
Câu 36:
Đáp án C
Hội chứng Đao: 3 NST số 21
Câu 37:
Công nghệ nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen là ý nghĩa của phương pháp:
Đáp án C
Nuôi cấy mô tế bào có thể nhân nhanh 1 số lượng lớn cây từ 1 cây ban đầu mà vẫn giữ lại được các đặc tính tốt , các cây con đồng nhất về mặt di truyền
Câu 38:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 8 nhóm gen liên kết. Thể một của loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là
Đáp án C
Có 8 nhóm gen liên kết → 2n =16 →2n -1 =15