Chủ nhật, 26/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 11 có đáp án (Đề 14)

  • 3615 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công thức hoá học của supephotphat kép là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

- Supephotphat đơn: Ca(H2PO4)2 và CaSO4

- Supephotphat kép: Ca(H2PO4)2

Giải chi tiết:

Công thức hoá học của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.


Câu 2:

Oxit nào sau đây không tạo muối?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Oxit không tạo muối là các oxit trung tính như NO, CO, N2O.

Giải chi tiết:

Oxit không tạo muối là oxit trung tính → Oxit này là CO


Câu 3:

Axit HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, dễ bị phân hủy khi chiếu sáng vì vậy người ta đựng nó trong bình tối màu. Trong thực tế bình chứa dung dịch HNO3 đậm đặc thường có màu vàng vì nó có hòa lẫn một ít khí X. Vậy X là khí nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Khí này được tạo ra do quá trình phân hủy của HNO3 đậm đặc.

Khí này có màu khiến cho dung dịch HNO3 đặc có màu.

Giải chi tiết:

HNO3 là axit dễ bị phân hủy khi chiếu sáng: 2HNO3 → 2H2O + NO2 (nâu) + ½ O2 (không màu)

Khí X tạo màu cho dung dịch HNO3 đặc là NO2.


Câu 4:

Hỗn hợp A gồm Na2O, NaHCO3, CaCl2 (có cùng số mol). Cho hỗn hợp A vào nước dư, đun nóng sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Viết PTHH để suy ra sản phẩm trong dung dịch thu được.

Giải chi tiết:

Giả sử số mol của mỗi chất là 1 mol.

                 Na2O + H2O → 2NaOH

                    1           →        2       mol

                 NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

Ban đầu:        2            1                                   mol

Pư:                1 ←       1 →              1               mol

Sau pư:          1            0                  1               mol

                 CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

                    1             1           1              2

→ Dung dịch thu được sau phản ứng có chứa NaCl, NaOH


Câu 5:

Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Phản ứng nhiệt phân:

+ Muối cabonat:

Muối cacbonat kết tủa  oxit kim loại + CO2

+ Muối hiđrocacbonat: Tất cả các muối hidrocacbonat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

2X(HCO3)n → X2(CO3)n + nCO2 + nH2O

Giải chi tiết:

Ta có:  CaCO3 t0 CaO + CO2

           MgCO3 t0 MgO + CO2

           Na2CO3 không bị phân hủy bởi nhiệt

           2NaHCO3 t0 Na2CO3 + H2O + CO2


Câu 6:

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, PbO và Al2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn A. Chất rắn A gồm:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

CO + oxit kim loại (sau Al) t0  Kim loại + CO2

Giải chi tiết:

Ta có: CuO + CO t0  CO2 + Cu

          MgO + CO t0  không phản ứng

          PbO + CO t0  Pb + CO2

          Al2O3 + CO t0  không phản ứng

→ Chất rắn sau phản ứng thu được gồm: Cu, Pb, MgO và Al2O3


Câu 7:

Số đồng phân của C4H10
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Viết các đồng phân lần lượt theo mạch thẳng, mạch nhánh

Giải chi tiết:

C4H10 có các đồng phân sau:

CH3 - CH2 - CH2 - CH3

CH3 - CH(CH3) - CH3

→ Có 2 đồng phân


Câu 8:

Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân bằng hàm lượng % của X tương ứng. Vậy X là:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Để đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân người ta tính theo hàm lượng %P2O5


Câu 9:

Trong các phản ứng sau:

1) 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4;

2) 4NH3 + 3O2 → 2N2+ 6H2O;

3) 2NH3 + Cl2 → N2 + 6HCl;

4) 3NH3 + 3H2O + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 + 3NH4NO3;

5) 2NH3 → N2 + 3H2;

Số phản ứng trong đó NH3 thể hiện tính khử là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Chất khử là chất nhường electron (số oxi hóa tăng).

Xác định số oxi hóa của N trong các phản ứng → Các phản ứng mà NH3 thể hiện tính khử.

Giải chi tiết:

1) NH3 không phải chất khử vì N giữ nguyên số oxi hóa

2) NH3 là chất khử vì N-3→ N0

3) NH3 là chất khử vì N-3→ N0

4) NH3 không phải chất khử vì N giữ nguyên số oxi hóa

5) NH3 là chất khử vì N-3→ N0

→ Có 3 phản ứng NH3 thể hiện tính khử.


Câu 10:

Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

- A sai vì CO2 không được dùng để chữa cháy các đám cháy kim loại do CO2 + 2Mg t0  C + 2MgO

Phản ứng trên sinh ra C tiếp tục cháy khiến cho đám cháy lớn hơn.

- B, C, D đúng


Câu 11:

Ion NH4+ có tên gọi:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Ion NH4+ có tên gọi là amoni


Câu 12:

Tính chất đặc biệt của kim cương là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Tính chất đặc biệt của kim cương là rất cứng, là chất cứng nhất trong tất cả các chất.


Câu 13:

Khí NH3 bị lẫn hơi nước, chất nào dùng làm khô khí NH3?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Nguyên tắc làm khô khí bị lẫn hơi nước:

- Chất dùng làm khô có tính háo nước.

- Chất làm khô không phản ứng với chất cần làm khô.

Giải chi tiết:

Để làm khô khí NH3 lẫn hơi nước thì cần một chất tác dụng với nước hoặc lấy nước nhưng không tác dụng với NH3.

- Phương án A: CaO hấp thụ nước và không tác dụng với NH3 → thỏa mãn

- Phương án B: P2O5 tác dụng với nước tạo axit H3PO4 tác dụng được với NH3

  PTHH: P2O5 + H2O → H3PO4

             H3PO4 + nNH3 → (NH4)nH3-nPO4 (n = 1, 2, 3)

- Phương án C: CuSO4 khan hấp thụ nước nhưng có thể phản ứng với NH3

  PTHH: CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

             Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2

- Phương án D: H2SO4 đặc hấp thụ nước nhưng tác dụng với NH3

  PTHH: H2SO4 + 2NH3 → (NH4)2SO4


Câu 14:

Các chất nào trong dãy sau đều là chất hữu cơ?
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của C (trừ CO, CO2, muối cacbonat kim loại, xianua, cacbua, …).

Giải chi tiết:

A loại vì CO là chất vô cơ

B đúng

C loại vì NaCN là chất vô cơ

D loại vì (NH4)2CO3 là chất vô cơ


Câu 15:

Công thức hoá học của magie photphua là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Magie photphua tạo từ Mg và P nên có dạng MgxPy → Theo quy tắc hóa trị suy ra x và y

Giải chi tiết:

Magie photphua tạo từ Mg và P nên có dạng MgxII PyIII

Theo quy tắc hóa trị → II.x = III.y → xy=IIIII=32  → x = 3 và y = 2

Vậy công thức hóa học của magie photphua là Mg3P2


Câu 16:

Chất nào sau đây không phải là muối axit?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Muối axit là muối chứa gốc axit còn có khả năng phân li ra H+.

Chú ý: Muối HPO3- và HPO2- không phải là muối axit.

Giải chi tiết:

Na2HPO3 là muối trung hòa vì gốc HPO3- không có khả năng phân li ra H+.


Câu 17:

Trong dung dịch H3PO4 có chứa bao nhiêu loại ion? (bỏ qua sự phân li của H2O)
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Xét các phương trình phân li của H3PO4 (H3PO4 là chất điện li yếu).

Giải chi tiết:

Ta có: H3PO4   H+ + H2PO4-

          H2PO4-  H+ + HPO42-

          HPO42-   H+ + PO43-

→ Nếu bỏ qua sự phân li của H2O, trong dung dịch H3PO4 chứa 4 ion: H+, HPO42-, H2PO4-, PO43-.


Câu 18:

Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Thành phần chính của thủy tinh là SiO2. Dung dịch HF có khả năng hòa tan được SiO2 nên được dùng để khắc chữ lên thủy tinh.

PTHH: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O


Câu 19:

Dung dịch chất X có nồng độ 0,01M có pH = 2,125. Kết luận nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Vì X có pH = 2,125 < 7 nên X là axit → X có CTPT là HxA

- CM[X] = 0,01M → [H+] tối đa

- Từ giá trị pH → [H+] thực tế

Nếu X là axit mạnh thì [H+]thực tế = [H+] tối đa → Giá trị của x

+ Nếu x nguyên → X là axit mạnh

+ Nếu x không nguyên → X là axit yếu

Giải chi tiết:

Vì X có pH = 2,125 nên X là axit → X có CTPT là HxA (x là số nguyên)

- CM[X] = 0,01M nên nồng độ H+ tối đa là: [H+tối đa = 0,01x (mol/lít)

- Mà pH = 2,125 nên [H+]thực tế = 10-2,125 = 7,5.10-3 (mol/lít)

Nếu X là axit mạnh thì [H+]thực tế = [H+tối đa → 0,01x = 7,5.10-3 → x = 0,75 (loại)

→ X là axit yếu


Câu 20:

Phương trình ion rút gọn H+ + OH­– → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào sau đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

A đúng

B sai vì phương trình thu gọn của phản ứng là HSO4- + Ba2+ → BaSO4 + H+

C sai vì phương trình thu gọn của phản ứng là 3H+ + Fe(OH)3 → Fe3+ + 3H2O

D sai vì phương trình thu gọn của phản ứng là OH- + HCO3- → H2O + CO32-


Câu 21:

Dãy gồm toàn những kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc, nguội?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Những kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội là Fe, Cr, Al do những chất này thụ động khi cho vào dung dịch này.


Câu 22:

Dung dịch nào sau đây dẫn điện?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Dung dịch dẫn điện là dung dịch chứa chất điện li. Chất điện li gồm axit, bazo và các muối

Giải chi tiết:

Dung dịch muối ăn NaCl là dung dịch dẫn điện do NaCl là chất điện li.

Ngược lại saccarozơ, ancol etylic,benzen trong ancol etylic là những chất không điện li nên dung dịch của chúng không dẫn điện.


Câu 23:

Tính chất hóa học của NH3 là:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

NH3 là chất có tính bazơ yếu và tính khử (do N có số oxi hóa thấp nhất là -3).


Câu 24:

Số liên kết xích-ma (sigma: σ) trong phân tử C2H4 là:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Liên kết đơn = 1 σ

Liên kết đôi = 1 σ + 1 π

Liên kết ba = 1 σ + 2 π

Giải chi tiết:

C2H4 có công thức cấu tạo là CH2 = CH2

+ 4 liên kết đơn (C-H) → có 4 liên kết σ

+ Liên kết C = C có 1 liên kết σ

→ Phân tử C­2H4 có 5 liên kết σ


Câu 25:

Nguyên tố hóa học nào sau thuộc cùng nhóm với nguyên tố nitơ trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Giải chi tiết:

Nguyên tố P và N cùng thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.


Câu 26:

Hai chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Đồng phân là những chất có cùng CTPT nhưng khác nhau về công thức cấu tạo.

Giải chi tiết:

A sai vì 2 chất có CTPT khác nhau C3H8O và C2H6O

B sai vì 2 chất có CTPT khác nhau C2H6O và C2H4O

C đúng vì 2 chất có cùng CTPT là C2H6O

D sai vì 2 chất có CTPT khác nhau


Câu 27:

Khử hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm CuO và PbO bằng khí CO dư ở nhiệt độ cao. Khí sinh ra được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng Cu và Pb thu được là:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Ta có: (1) CO + O → CO2

          (2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

nCaCO3 → nCO2 → nO

→ mkim loại = moxit - mO

Giải chi tiết:

Ta có: (1) CO + O → CO2

          (2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Theo (2): nCO2 = nCaCO3 = 0,1 mol

Theo (1): nO = nCO2 = 0,1 mol

Bảo toàn khối lượng có: mkim loại = moxit - mO = 4 - 0,1.16 = 2,4 gam


Câu 28:

Hoà tan 14,2 gam P2O5 trong 250 gam dung dịch H3PO4 9,8%. Nồng độ % của dung dịch H3PO4 thu được là
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

PTHH: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

- Từ lượng P2O5 tính được lượng H3PO4 tạo thêm → mH3PO4 mới = mban đầu + mtạo thêm

- Tính lại khối lượng dung dịch H3PO4 sau phản ứng: m dd sau pư = mdd ban đầu + mP2O5

Giải chi tiết:

mH3PO4 ban đầu = 250.(9,8/100) = 24,5 gam

PTHH: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

            0,1                  → 0,2    mol

→ mH3PO4 mới = 24,5 + 0,2.98 = 44,1 gam

Mặt khác, áp dụng BTKL: mdd sau phản ứng = mdd ban đầu + mP2O5 = 250 + 14,2 = 264,2 gam

Dung dịch thu được có nồng độ phần trăm là: C% H3PO4 = 44,1264,2.100%  = 16,7%


Câu 29:

Cần thêm ít nhất bao nhiêu lít NH3 (đktc) vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M để làm kết tủa hoàn toàn ion nhôm dưới dạng Al(OH)3.
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Phương pháp giải:

Tính theo PTHH: 6NH3 + 6H2O + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4

Giải chi tiết:

6NH3 + 6H2O + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4

 0,3 mol     ←       0,05 mol

→ VNH3 = 0,3 .22,4 = 6,72 lít


Câu 30:

Nung 63,9 gam Al(NO3)3 một thời gian để nguội cân lại được 31,5 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là:
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

PTHH: 4Al(NO3)3­ t0 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2

                 4x                         2x            12x        3x    mol 

Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng của khí thoát ra → Phương trình khối lượng của khí → x

→ Hiệu suất H = mphanungmbandau.100%mphanungmbandau.100%

Giải chi tiết:

PTHH: 4Al(NO3)3­ t0  2Al2O3 + 12NO2 + 3O2

                 4x                       2x            12x        3x    mol 

Ta có: mrắn giảm = mkhí thoát ra = mNO2 + mO2 = 12x.46 + 3x.32 = 63,9 - 31,5 = 32,4 gam → x = 0,05 mol

Hiệu suất của phản ứng là H = mphanungmbandau.100%=0,05.4.21363,9.100%=66,67%


Câu 31:

Trộn 100 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch Z. Giá trị pH của dung dịch Z là:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Từ mol của Ba(OH)2 và NaOH tính được số mol của OH-

Từ mol của H2SO4 và HCl tính được số mol của H+

Khi X tác dụng với Y: H+ + OH- → H2O

+ Nếu H+ dư thì pH = - log [H+] = 2   

+ Nếu OH- dư thì pOH = - log [OH-] → pH = 14 - pOH

Giải chi tiết:

Dung dịch X: nOH- = 2nBa(OH)2 + nNaOH = 2.0,01 + 0,01 = 0,03 mol

Dung dịch Y: nH+ = 2nH2SO4 + nHCl = 2.0,015 + 0,005 = 0,035 mol

Khi X tác dụng với Y:    H+    +   OH- → H2O

                   Ban đầu:  0,035       0,03             mol

                          Pư:    0,03 ←   0,03             mol

                    Sau pư:   0,005                          mol

→ [H+] = 0,005 : (0,1 + 0,4) = 0,01 M

→ pH = - log [H+] = 2


Câu 32:

Thả 9,6 gam Cu vào 100ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và Ba(NO3)2 1M rồi nhỏ thêm vào đó 500ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thấy thoát ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

Tính toán theo PT ion: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 4H2O + 2NO

Giải chi tiết:

nCu = 0,15 mol       

nNO3- = nNaNO3 + 2nBa(NO3)3 = 0,1 + 0,1.2 = 0,3 mol

nH+ = nHCl = 0,5.2 = 1 mol

PT ion: 3Cu  +  8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Bđ:       0,15      1        0,3                                            (Ta thấy: 0,153<18<0,32  → Phản ứng tính theo Cu)

Pư:       0,15 → 0,4    →                            0,1               mol

→ VNO = 2,24 lít


Câu 33:

Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Xét tỉ lệ nNaOH : nH3PO4 = a

   NaOH + H3PO4 →  NaH2PO4 + H2O

   2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

   3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

+ Nếu a ≤ 1 thì phản ứng chỉ tạo ra NaH2PO4

+ Nếu 1 < a < 2 thì phản ứng tạo 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4

+ Nếu a = 2 thì phản ứng chỉ tạo Na2HPO4

+ Nếu 2 < a < 3 thì phản ứng tạo 2 muối Na2HPO4 và Na3PO4

+ Nếu a ≥ 3 thì phản ứng tạo muối Na3PO4

Giải chi tiết:

nNaOH = 0,2 mol và nH3PO4 = 0,1 mol

Ta thấy: nNaOH : nH3PO4 = 2 nên phản ứng tạo muối Na2HPO4

PTHH: 2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

              0,2          0,1                0,1mol

→ mNa2HPO4 = 0,1.142 = 14,2 gam


Câu 34:

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Xét tỉ lệ nOHnCO2  = a

+ Nếu a ≥ 2 phản ứng chỉ tạo CO32-

+ Nếu 1 < a < 2 thì phản ứng tạo 2 muối CO32- và HCO3-

+ Nếu a ≤ 1 thì phản ứng chỉ tạo HCO3-

Giải chi tiết:

nCO2 = 0,15 mol; nOH- = nNaOH  + 2nBa(OH)2 = 0,35 mol

nOHnCO2=0,350,15=2,33  > 2 nên phản ứng dư OH-, chỉ tạo CO32-

PTHH: CO2 + 2OH- → CO32-+ H2O

Bđ:      0,15     0,35

Pư:      0,15 → 0,3  → 0,15                 mol

           CO32- + Ba2+ → BaCO3

Bđ:      0,15      0,1                    mol

Pư:      0,1 ←   0,1 →     0,1      mol

→ mkết tủa = mBaCO3 = 0,1.197 = 19,7 gam


Câu 35:

Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu?
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

Tính được nNaOH và nNa2SO4

Phương trình phân li: NaOH → Na+ + OH-

                                   Na2SO4  → 2Na+ + SO­42-

→ nNa+ → [Na+]

Giải chi tiết:

nNaOH = 0,04 mol và nNa2SO4 = 0,12 mol

Phương trình phân li: NaOH → Na+ + OH-

                                   0,04 →  0,04                   mol

                                   Na2SO4  →   2Na+ + SO­42-

                                         0,06      → 0,12               mol

→ nNa+ = 0,16 mol → [Na+] = 0,16 : 0,5 = 0,32 M


Câu 36:

Hòa tan hoàn toàn 3,84 gam Cu trong dung dịch HNO3 dư, thu được hỗn hợp khí X gồm NO2 và NO (không còn sản phẩm khử khác). Trộn X với V lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y tác dụng với H2O, thu được dung dịch Z, còn lại 0,25V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
Xem đáp án

Chọn đáp án B

Phương pháp giải:

- Thí nghiệm 1: Cho Cu tác dụng HNO3 dư thu được NO2 và NO.

Tóm tắt: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2, NO2, NO, H2O

QT cho e: Cu → Cu2+ + 2e

QT nhận e: N+5 + 1e → N+4 ; N+5 + 3e → N+2

Áp dụng định luật bảo toàn e → nNO2 + 3nNO = 2nCu (1)

- Thí nghiệm 2: Cho hỗn hợp NO2 và NO tác dụng với O2 dư sau đó cho tác dụng với H2O:

Tóm tắt: NO, NO2 + O2 dư → NO2, O2 dư → HNO3

QT cho e: N+4 → N+5 + 1e; N+2 → N+5 + 3e

QT nhận e: O2 + 4e → 2O-2

Áp dụng định luật bảo toàn e → nNO2 + 3nNO = 4nO2 pư (2)

Từ (1) (2) → 2nCu = 4nO2 → Phương trình ẩn V. Giải tìm được V

Giải chi tiết:

- Thí nghiệm 1: Cho Cu tác dụng HNO3 dư thu được NO2 và NO.

Tóm tắt: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2, NO2, NO, H2O

QT cho e: Cu → Cu2+ + 2e

QT nhận e: N+5 + 1e → N+4 ; N+5 + 3e → N+2

Áp dụng định luật bảo toàn e → nNO2 + 3nNO = 2nCu (1)

- Thí nghiệm 2: Cho hỗn hợp NO2 và NO tác dụng với Odư sau đó cho tác dụng với H2O:

Tóm tắt: NO, NO+ Odư → NO2, O2 dư → HNO3

QT cho e: N+4 → N+5 + 1e; N+2 → N+5 + 3e

QT nhận e: O2 + 4e → 2O-2

Áp dụng định luật bảo toàn e → nNO2 + 3nNO = 4nO2 pư (2)

Từ (1) (2) → 2nCu = 4nO2 → 2.3,8464=4.V0,25V22,4  → V = 0,896 lít


Câu 37:

Hòa tan 3,82 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

HPO42- + OH- → PO43- + H2O

H2PO4-+ 2OH- → PO43- + 2H2O

PO43- + 3Ag+ → Ag3PO4

Gọi số mol của NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 lần lượt là a, b, c mol → Phương trình khối lượng

Và phương trình số mol OH-

→ a + b + c → mAg3PO4

Giải chi tiết:

HPO42- + OH- → PO43- + H2O

H2PO4-+ 2OH- → PO43- + 2H2O

PO43- + 3Ag+ → Ag3PO4

Gọi số mol của NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 lần lượt là a,b, c mol

+ mX = 120a + 142b + 164c = 3,82 (1)

+ nKOH = 2a + b = 0,05 mol (2)

→ 120a + 142b + 164b + 22.(2a + b) = 3,82 + 0,05.22 = 4,92

→ 164.(a + b + c) = 4,92 → a + b + c = 0,03

→ mAg3PO4 = nPO4 3- = a + b + c = 0,03.419 = 12,57 gam


Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn 9,942 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu trong không khí, khối lượng của Y là 5,18 gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được m gam chất rắn. Nung lượng chất rắn này đến khối lượng không đổi được 17,062 gam chất rắn. Giá trị gần đúng nhất của m là:
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

- Xét hỗn hợp khí Y: Khí không màu hóa nâu trong không khí là NO

→ MY = 5,18 : 0,14 = 37 → Khí còn lại có M > 37

→ Y có khí N2O và NO với số mol x và y mol → Lập hệ theo số mol và khối lượng của Y giải x và y

- Tóm tắt sơ đồ:

AlMg+HNO3khi:  NO,N2ODd:MgNO32;  AlNO33;  NH4NHO3cothecot°MgO,Al2O3

Đặt số mol Al và Mg lần lượt là a và b mol thì → pt (1)

Bảo toàn nguyên có có nAl2O3 = ½ a và nMgO = b mol → pt (2)

Giải hệ trên được a và b

- Bảo toàn electron: 3nAl + 2nMg = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 → nNH4NO3

Giải chi tiết:

- Xét hỗn hợp khí Y: Khí không màu hóa nâu trong không khí là NO

→ MY = 5,18 : 0,14 = 37 → Khí còn lại là khí không màu có M > 37 (N2O)

Giả sử Y chứa N2O (x mol)và NO (y mol) → 44x+30y=5,18x+y=0,14x=y=0,07mol

- Sơ đồ tóm tắt:

AlMg+HNO3khi:  NO,N2ODd:MgNO32;  AlNO33;  NH4NHO3cothecot°MgO,Al2O3

Đặt số mol Al và Mg lần lượt là a và b mol:

+ m hh = 27a + 24b = 9,942 (1)

+ Chất rắn sau nung chứa: nAl2O3 = 0,5nAl = 0,5a (mol) và nMgO = nMg = b (mol) (Áp dụng bảo toàn nguyên tố)

→ m chất rắn = 51a + 40b = 17,062 (2)

Giải hệ trên được a = 0,082 mol và b = 0,322 mol

Bảo toàn electron: 3nAl + 2nMg = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3

→ 3.0,082 + 2.0,322 = 3.0,07 + 8.0,07 + 8nNH4NO3

→ nNH4NO3 = 0,015 mol

→ Khi cô cạn dung dịch thu được: 0,015 mol NH4NO3; 0,082 mol Al(NO3)3 và 0,322 mol Mg(NO3)2

→ m = 0,015.80 + 0,082.213 + 0,322.148 = 66,322 gam gần nhất với 66,323 gam


Câu 39:

Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam chất hữu cơ A, rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trong dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình chứa tăng 4,08 gam. Biết rằng số mol CO2 gấp 0,75 lần số mol của nước. CTPT của A là: (biết A có 1 nguyên tử oxi trong phân tử):
Xem đáp án

Chọn đáp án A

Phương pháp giải:

A có CTPT là CxHyO

2CxHyO + 4x+y22O2 → 2xCO2 + yH2O

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Ta có: mbình tăng = mCO2 + mH2O  và nCO2 = 0,75nH2O → nCO2 và nH2O

BTKL → mO2 → nO2

Bảo toàn O → nO(A) = nA

Số C = x = nCO2 : nA

Số H = y = 2nH2O : nA

Giải chi tiết:

A có CTPT là CxHyO

2CxHyO + 4x+y22 O2 → 2xCO2 + yH2O

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Ta có: mbình tăng = mCO2 + mH2O =  4,08 gam → 44nCO2 + 18nH2O = 4,08 gam

Mặt khác: nCO2 = 0,75nH2O

→ nCO2 = 0,06 mol và nH2O = 0,08 mol

BTKL phản ứng cháy: mO2 = mCO2 + mH2O - m = 4,08 - 1,2 = 2,88 mol → nO2 = 0,09 mol

Bảo toàn O: n+ 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nA + 2.0,09 = 2.0,06 + 0,08 → nA = 0,02 mol

Số C = x = nCO2 : nA = 0,06 : 0,02 = 3

Số H = y = 2nH2O : nA = 2.0,08 : 0,02 = 8

Vậy CTPT của A là C3H8O


Câu 40:

Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3, 10,2% Al2O3 và 9,8% Fe2O3 về khối lượng. Nung đá ở nhiệt độ cao ta thu được chất rắn có khối lượng bằng 73,6% khối lượng đá trước khi nung. Hiệu suất phản ứng phân hủy CaCO3
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương pháp giải:

Giả sử khối lượng khối đá ban đầu là m (g)

CaCO3 → CaO + CO2

BTKL:  mCO2 = ∆mrắn → nCO2 → nCaCO3 phản ứng → mCaCO3 phản ứng

Hiệu suất của phản ứng là H = mphanungmbandau.100%

Giải chi tiết:

Giả sử khối lượng khối đá ban đầu là m (g)

PTHH: CaCO3 → Cao + CO2

BTKL: mCO2 = ∆mrắn = m - 0,736m = 0,264m → nCO2 = 0,006m

→ nCaCO3 phản ứng = 0,006m → mCaCO3 phản ứng = 0,6m

Hiệu suất của phản ứng là H = 0,6m0,8m.100%=75%


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương