IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Chinh phục lý thuyết Sinh học có đáp án

Chinh phục lý thuyết Sinh học có đáp án

Chinh phục lý thuyết Sinh học có đáp án

  • 25 lượt thi

  • 735 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit nuclêic có tỷ lệ các loại nucleotit gồm 24%A, 24%T, 25%G, 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là

Xem đáp án

Vật chất di truyền của chủng virut này được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân A, T, G, X chứng tỏ nó là phân tử ADN. 

Ở phân tử ADN này có A = T = 24%, G = 25% và X = 27% chứng tỏ nó không được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. Chỉ có ADN mạch đơn mới có tỷ lệ % của G X. 

Vậy đáp án B đúng.

Câu 2:

Ở ADN mạch kép, số nuclêôtít loại A luôn bằng số nuclêôtít loại T, nguyên nhân là vì:

Xem đáp án

Trong 4 phương án trên thì chỉ có phương án A đúng. Vì chỉ khi ADN có cấu trúc mạch kép và A của mạch này chỉ liên kết với T của mạch kia thì A mới luôn bằng T. G của mạch này chỉ liên kết với X của mạch kia thì X mới luôn bằng G. → A đúng.


Câu 3:

Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên

Xem đáp án

Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên ADN hoặc ARN.


Câu 4:

Khi nói về gen phân mảnh, nhận định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Gen có 3 vùng là vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. Nếu vùng mã hóa của gen có các đoạn intron xen kẻ các đoạn exon thì được gọi là mã hóa không liên tục và loại gen này được gọi là gen phân mảnh.

       - Gen phân mảnh chỉ có ở tế bào sinh vật nhân thực mà không thấy có ở tế bào sinh vật nhân sơ, tuy nhiên không phải tất cả các gen ở sinh vật nhân thực đều là gen phân mảnh. → Đáp án A sai.

       - Ở tế bào nhân thực, gen nằm ở trong nhân tế bào hoặc nằm ở tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) nhưng tất cả các gen nằm ở trong tế bào chất đều là gen có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh). → Đáp án C sai.

       - Sau khi phiên mã, phân tử mARN do gen phân mảnh tổng hợp sẽ được cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon để tạo nên mARN trưởng thành, với các cách yas nối khác nhau sẽ tạo nên các loại mARN khác nhau. → Đáp án B đúng.

       - Sau phiên mã thì các đoạn intron bị cắt bỏ cho nên nếu bị đột biến ở đoạn intron thì không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin. → Đáp án D sai.


Câu 5:

Điều nào sau đây chỉ có ở gen của sinh vật nhân thực mà không có ở của sinh vật nhân sơ. 

Xem đáp án

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài kể cả sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn. Gen được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nucleotit: A, T, G, X. Các nucleotit trên hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với T và ngược lại, G liên kiết với X và ngược lại. Hai mạch của gen sắp xếp song song và ngược chiều nhau. Ở sinh vật nhân sơ thì gen có vùng mã hóa liên tục gọi là gen không phân mảnh, còn ở sinh vật nhân thực gen có vùng mã hóa không liên tục, xen kẻ các đoạn mã hóa (exon) là các đoạn không mã hóa (intron) gọi là gen phân mảnh. Tuy nhiên không phải tất cả các gen ở sinh vật nhân thực đều là gen phân mảnh. → Đáp án D đúng.


Câu 6:

Các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng

Xem đáp án

- Tất cả các tế bào sinh dưỡng (tế bào sôma) của bất kì một loài sinh vật nào đều chứa một hàm lượng ADN rất ổn định và đặc trưng cho loài, không phụ thuộc in vào sự phân hóa chức năng hay trạng thái trao đổi chất. Còn số lượng ARN thì biến đổi tùy thuộc vào trạng thái sinh lí của tế bào. Đáp án B đúng.

       - Các đáp án khác chưa chính xác, Vì

       + Các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sẽ luôn nhân đôi cùng nhau và diễn ra cùng lúc làm cơ sở cho sự nhân đôi của NST. Đáp án A sai.

       + ADN ở sinh vật nhân sơ mang các gen không phân mảnh còn ADN ở sinh vật nhân thực mang các gen phân mảnh. Đáp án C sai.

       + Các gen khác nhau có độ dài và số lượng nucleotit khác giống nhau. → D sai,


Câu 7:

Đặc điểm nào sau đây không có ở ADN của vi khuẩn?

Xem đáp án

       - Phân tử ADN là vật chất mang thông tin di truyền, ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit: T, A, G, X, đa số ADN đều được cấu tạo hai mạch đơn liên kết song song và có chiều ngược nhau, trong đó các nucleotit trên hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có một số điểm không giống nhau: đa số ADN ở sinh vật nhân sơ có cấu tạo mạch vòng khép kín còn ở sinh vật nhân thực có cấu tạo mạch thẳng. ADN ở sinh vật nhân thực có sự liên kết với prôtêin histon để tạo nên NST còn ở sinh vật nhân sơ thì không. Hiện nay khái niệm NST được dùng cho cả vi khuẩn, được hiểu là sợi ADN.

       → Đáp án D đúng.


Câu 8:

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ADN của ti thể mà không có ở ADN ở trong nhân tế bào.

Xem đáp án

       - Cả ADN ti thể và ADN trong nhân tế bào đều được cấu trúc từ bốn loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân, đều mang gen quy định tổng hợp protien cho ti thể.

       - Đối với ADN trong nhân thì hàm lượng của nó ổn định và đặc trưng cho loài. ADN của vi khuẩn cũng có cấu trúc dạng vòng như ADN ti thể. ADN trong nhân được phân chia đồng đều cho các tế bào con (trong trường hợp không xảy ra đột biến). 

       - Đối với ADN ti thể do trong quá trình phân bào tế bào chất phân chia không đều nên ADN ti thể cũng được phân chia không đều cho các tế bào con.

       → Vậy chọn D.


Câu 9:

Trong các đặc điểm nêu dưới đây, đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là:

Xem đáp án

Trong 4 đặc điểm nói trên thì điểm khác biệt là số đơn vị tái bản (số điểm khởi đầu quá trình nhân đôi). Phân tử ADN của sinh vật nhân thực có kích thước lớn nên có nhiều điểm khởi đầu tái bản để làm tăng tốc độ tái bản ADN. Các đặc điểm còn lại đều giống nhau ở tất cả các phân tử ADN.

       → Đáp án C đúng.


Câu 10:

Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN trong hệ gen của E. coli khoảng 100 lần, trong khi tốc độ tổng hợp và lắp ráp các nucleotit vào ADN của E. coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E. coli khoảng vài chục lần là do

Xem đáp án

Trong 4 đáp án mà bài toán đưa ra thì chỉ có đáp án D đúng.

       Nhờ có nhiều điểm khởi đầu tái bản nên tốc độ nhân đôi ADN được rút ngắn nhiều lần.


Câu 11:

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

      - Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, ở pha S của chu kì tế bào. Dưới tác động của enzim tháo xoắn làm hai mạch đơn tách nhau ra để lộ hai mạch đơn.

       Sau đó ADN polimerazaza sử dụng một mạch làm khuôn để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại. → C đúng.

       - Vì enzim ADN polimerazaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’–3′ nên trên mạch khuôn 3-5 thì mạch mới bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5-3 thì mạch mới bổ sung được tổng hợp gián đoạn tạo thành các đoạn Okazaki, sau đó nhờ enzim Ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau. Bắt đầu từ vị trí khởi đầu sự sao chép thì quá trình tháo xoắn và sao chép được diễn ra về hai phía của gen nên trên mỗi mạch gốc thì một nucleotit giữa mạch mới được tổng hợp liên tục còn ở nửa còn lại mạch mới được tổng hợp gián đoạn nên trong hai mạch đơn mới đều có sự tác động của enzim nối Ligaza → B sai.

       - Một điểm khác biệt về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực là ở sinh vật nhân sơ chỉ có một đơn vị tái bản (replicon), còn ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản. → D đúng.

       Như vậy so với chiều trượt của enzim tháo xoắn thì mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3–5. Đáp án C đúng.


Câu 12:

Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

     (1) Có sự hình thành các đoạn Okazaki.

     (2) Nucleotit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới. 

     (3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản. 

     (4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. 

     (5) Enzim ADN polimerazaza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN. 

     (6) sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.

Xem đáp án

Trong 6 đặc điểm nói trên thì điểm khác biệt là số đơn vị tái bản (số điểm khởi đầu quá trình nhân đôi). Phân tử ADN của sinh vật nhân thực có kích thước lớn nên có nhiều điểm khởi đầu tái bản để làm tăng tốc độ tái bản ADN. Các đặc điểm còn lại đều giống nhau ở quá trình nhân đôi của tất cả các phân tử ADN.

       → Trong 6 đặc điểm trên thì có 5 đặc điểm chung → Đáp án A đúng. 

       (Ở đặc điểm số (6), nhân đôi ADN sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu là vì hình thành đoạn ARN mồi cần 4 loại nucleotit A, U, G, X).


Câu 13:

Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế

Xem đáp án

Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử gồm có quá trình tái bản của ADN và quá trình phiên mã, dịch mã. Quá trình tái bản (nhân đôi) của ADN sẽ truyền đạt thông tin di truyền từ nhân của tế bào mẹ sang nhân của tế bào con. Quá trình phiên mã và dịch mã sẽ truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, nhờ đó mà thông tin di truyền lưu trữ trên ADN được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật. Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh giúp truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ cơ thể. → Đáp án B đúng.


Câu 14:

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, kết luận nào sau đây không đúng? 

Xem đáp án

Trong 4 phương án nêu trên thì chỉ có phương án B sai. Vì enzim ADN polimerazaza không làm nhiệm vụ tháo xoắn ADN, việc này do enzim tháo xoắn thực hiện. → Đáp án B.


Câu 15:

Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

       - Trong 4 kết luận thì kết luận B là đúng. Vì trong quá trình phiên mã, enzim ARNpolimeaza là enzim có khả năng thoá xoắn và tách 2 mạch của AND

       - Kết luận A sai vì enzim ADNpolimeaza không có khả năng tháo xoắn

       - Kết luận C sai vì enzim ligaza là enzim nối

       - Kết luận D sai vì ADNpolimeaza không thể tự tổng hợp nuclêotit đầu tiên để mở đầu mạch mới


Câu 16:

Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN? 

Xem đáp án

       - Kết luận A đúng, ở mạch khuôn có chiều 5’3 do ngược chiều với chiều hoạt động của enzim ADN-polimerazaza nên mạch mới được tổng hợp một cách gián đoạn, gồm nhiều đoạn okazaki, mỗi đoạn okazaki cần một đoạn mồi.

       - Kết luận B đúng vì enzim ADN-polimerazaza không tự tổng hợp được mạch polinucleotit mới nếu không có gốc 3’OH tự do, do đó cần đoạn mồi là một đoạn poliribonucleotit do enzim ARN-polmeraza tổng hợp nên. meo son

       - Kết luận C đúng vì mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y,các enzim ở mỗi chạc hoạt động ngược chiều nhau. Ở chạc thứ nhất nếu mạch khuôn này là mạch có mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn thì ở chạc thứ hai, mạch khuôn kia lại là mạch có mạch bổ sung với nó được tổng hợp gián đoạn. Do đó ở cả 2 mạch khuôn đều có sự hoạt động của enzim ligaza.

       - Kết luận D sai vì tổng hợp mạch này cũng cần có đoạn mồi.

       → Chọn đáp án D.


Câu 17:

Ở một loài động vật, hàm lượng ADN trên các NST của một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II là x. Hỏi hàm lượng ADN trên NST trong tế bào sinh dưỡng của loài này khi đang ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu?

Xem đáp án

       - Đối với loài có bộ NST là 2n thì ở kì sau giảm phân II bộ NST trong tế bào là 2n đơn (điều này đồng nghĩa với việc hàm lượng ADN trong tế bào ở kì sau giảm phân II bằng hàm lượng ADN trong tế bào ở trạng thái không phân chia). Vậy hàm lượng ADN trong tế bào ở trạng thái không phân chia là x.

       - Ở kì sau nguyên phân bộ NST của tế bào là 4n đơn = 2×hàm lượng ADN ở trạng thái không phân chia.

       - Vậy hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng của loài khi đang ở kì sau nguyên phân = = 2x.

       → Chọn đáp án C.


Câu 18:

Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4 thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là

Xem đáp án

       - Tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 1/4 → AG = 1/4. → G = 4A.

       Mà ở ADN mạch kép, A + G = 50%. → A = 10%; G = 40%.


Câu 19:

Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên

Xem đáp án

       - Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên ADN. Gen là một đoạn ADN nên gen được cấu trúc từ các đơn phân nucleotit.

       - Hoocmôn insulin, enzim ARN polimeraza, enzim ADN polimeraza là các loại protein (protein được cấu trúc từ các đơn phân là axit amin).


Câu 20:

Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

       - Trong các phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu B sai. Vì ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân được phân chia cho tế bào con nên được di truyền cho đời con. → Đáp án B. до гади ИЛА

       - Các phương án A, C, D đều đúng.


Câu 21:

Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là

Xem đáp án

       - Tất cả các ADN đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, từ 4 loại đơn phân A, T, G, X.

       - Tất cả các ADN đều được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.

       - Tất cả các ADN ở trong tế bào sinh vật đều có cấu trúc mạch kép (gồm 2 mạch). Điểm khác biệt cơ bản giữa ADN nhân sơ với ADN nhân thực là ADN nhân sơ có dạng mạch vòng còn ADN nhân thực có dạng mạch thẳng.

       → Đáp án C.


Câu 22:

Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN polimeraza là

Xem đáp án

- Enzim ADN polimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. → Đáp án C.

       - Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN là chức năng của enzim tháo xoắn ADN.

       - Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục là chức năng của enzim ligaza.

       - Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN là chức năng của enzim tháo xoắn.


Câu 24:

Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là

Xem đáp án

- Đáp án D. Vì ADN của sinh vật nhân thực có kích thước rất lớn nên việc hình thành nhiều đơn vị nhân đôi sẽ giúp rút ngắn thời gian nhân đôi ADN còn ADN của sinh vật nhân sơ có kích thước bé nên chỉ cần 1 điểm khởi đầu nhân đôi.

       - Nguyên liệu dùng để tổng hợp thì đều sử dụng 4 loại nucleotit là A, T, G, X.

       - Chiều tổng hợp (chiều kéo dài mạch mới) giống nhau (đều có chiều từ 3 đến 5). Nguyên tắc nhân đôi giống nhau (đều theo nguyên tắc bổ bán bảo tồn).


Câu 25:

Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

- Trong cùng một tế bào, các gen trong nhân có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì khi tế bào phân chia thì tất cả các ADN và NST đều thực hiện nhân đôi. Tế bào nguyên phân k lần thì các ADN, NST nhân đôi bấy nhiêu lần. → A hoặc D đúng. 

       - Các gen có số lần phiên mã khác nhau. Nguyên nhân là vì sự phiên mã của gen phụ thuộc vào chức năng hoạt động của gen. Trong cùng một tế bào, có gen thường xuyên phiên mã nhưng có gen không phiên mã. — A hoặc B, hoặc C đúng. 

       → Chỉ có A đúng.   


Câu 26:

Hãy chọn phát biểu đúng.

Xem đáp án

Trong 4 phát biểu nói trên thì chỉ có ý C đúng, các ý còn lại đều sai ở chỗ.

       - Ở ý A phải sửa lại thành: Mã di truyền có tính đặc hiệu cho nên mỗi mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.

       - Ở ý B phải sửa thành: Đơn phân cấu trúc của mARN gồm có 4 loại A, U, G, X chứ không phải là A, T, G, X.

       - Ở ý D phải sửa lại thành: Các loại phân tử ARN (mARN, tARN, rARN) đều có cấu trúc một mạch đơn. Chỉ có một số phân tử ARN ở một số virut mới có cấu

trúc mạch kép.


Câu 27:

Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng:

Xem đáp án

Có 61 mã di truyền mang thông tin mã hóa cho 20 loại axit amin cho nên có hiện tượng một axit amin được mã hóa bởi nhiều mã di truyền. Hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin được gọi là tính thoái hóa của mã di truyền.

       → Đáp án C.


Câu 28:

Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được prôtêin Insulin là vì mã di truyền có

Xem đáp án

- Trình tự đặc hiệu của các axit amin trên phân tử prôtêin được mã hóa băng trình tự các nucleotit trên phân tử ADN. Cứ 3 nucleotit đứng kế tiếp nhau trên mARN tạo thành 1 bộ ba mã hóa (gọi là mã di truyền), có tất cả 4 loại base khác nhau sẽ tạo nên 64 tổ hợp bộ ba khác nhau. Mã di truyền có các đặc điểm:

       - Mã di truyền là mã bộ ba, mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục từng bộ ba nucleotit (không chồng gối lên nhau).

       - Mã di truyền có tính đặc hiệu tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. - Mã di truyền có thoái hóa nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một axit amin (trừ methionin và tryptophan chỉ do một bộ ba mã hóa).

       - Mã di truyền có tính phổ biến tức toàn bộ thế giới sinh vật có chung bộ mã di truyền, trừ một số ngoại lệ. Điều này lý giải vì sao khi chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn thì ADN của người có thể dung hợp vào ADN của vi khuẩn nên tế bào vi khuẩn tổng hợp được prôtêin Insulin.

       → Đáp án B


Câu 29:

Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5'XXU3'; 5'XXA3'; 5'XXX3'; 5'XXG3'. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit.

Xem đáp án

       - Một trong những đặc điểm của mã di truyền là tính thoái hóa nghĩa là một axit amin có nhiều bộ ba mã hóa (trừ methionin và tryptophan chỉ do 1 bộ ba mã hóa). Có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5'XXU3'; 5'XXA3'; 5'XXX3'; 5'XXG3', 4 bộ ba trên được gọi là bộ ba đồng nghĩa tức là cùng mã hóa một axit amin, các bộ ba này thường có 2 base đầu tiên giống nhau nhưng khác nhau ở base thứ ba. Trên thực tế U và X luôn tương đương nhau ở vị trí thứ ba, còn A và G tương đương nhau trong 14 trên 16 trường hợp. Do đó thường thay đổi nucleotit thứ 3 trong các bộ ba sẽ không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit. Đáp án C.


Câu 30:

Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, kết luận nào sau đây không đúng? 

Xem đáp án

Trong các đáp án nêu trên thì đáp án A có nội dung không đúng: vì mã di truyền được đọc theo chiều từ 5 đến 3 chứ không phải là từ 3 đến 5. Các đáp án còn lại đều là đặc điểm của mã di truyền.

       → Đáp án A.


Câu 31:

Ở trong tế bào của vi khuẩn, loại ARN được tổng hợp nhiều nhất nhưng có hàm lượng ít nhất là

Xem đáp án

- Trong các loại ARN thì mARN được tổng hợp nhiều nhất vì tổng hợp mARN để tổng hợp protein. Tế bào cần rất nhiều loại protein để thực hiện các chức năng sống của tế bào và cơ thể.

- mARN được tổng hợp nhiều nhất nhưng hàm lượng lại ít nhất vì tuổi thọ của mARN rất kém bền, cho nên mARN bị phân hủy ngay sau khi tổng hợp xong protein. → Đáp án C đúng.


Câu 32:

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã của sinh vật nhân chuẩn mà không có ở phiên mã của sinh vật nhân sơ.

Xem đáp án

       - Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN từ khuôn mẫu ADN. Quá trình phiên mã của mọi loài sinh vật đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, chỉ có mạch gốc (mạch có chiều 3'-5' tính theo chiều tháo xoắn) của gen được dùng làm khuôn tổng hợp ARN và đều chịu sự điều khiển của hệ thống điều hoà phiên mã.

       - Gen của sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc phân mảnh cho nên sau phiên mã thì các đoạn intron bị cắt bỏ và nối các đoạn exon để tạo nên mARN trưởng thành. Còn gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục cho nên không có quá trình cắt bỏ các đoạn intron như sinh vật nhân chuẩn. → Đáp án C.


Câu 33:

Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit mới bổ sung với mạch khuôn?

Xem đáp án

       - Trong 4 enzim trên thì enzim ARN polimerazaza có khả năng làm tháo xoắn mạch ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit mới bổ sung với mạch khuôn. 

       - Enzim ADN polimerazaza có chức năng tổng hợp mạch mới bổ sung với mạch gốc chứ không tham gia tháo xoắn mạch ADN.

       - Enzim ligaza có chức năng nối các đoạn okazaki lại với nhau đồng thời tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN.

       - Enzim restrictaza là enzim cắt giới hạn sử dụng trong kỹ thuật di truyền. → Đáp án C.


Câu 34:

Khi nói về bộ ba mở đầu ở trên mARN, hãy chọn kết luận đúng. H (8)

Xem đáp án

       - Kết luận A đúng, trên mỗi mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba AUG làm nhiệm vụ mã mở đầu.

       - Kết luận B sai. Vì bộ ba AUG nằm ở đầu 5 của mARN chứ không phải nằm ở đầu 3.

       - Kết luận C sai. Vì trên mỗi mARN sẽ có nhiều bộ ba AUG, việc xuất hiện các bộ ba là ngẫu nhiên nên mỗi bộ ba sẽ được xuất hiện nhiều lần trên mARN.

       - Kết luận D sai. Vì chỉ có duy nhất một bộ ba AUG nằm ở đầu 5 của mARN thì mới có khả năng trở thành bộ ba mở đầu.


Câu 35:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình dịch mã?

Xem đáp án

       - Kết luận A sai vì: mã di truyền được đọc từ một điểm xác định trên phân tử mARN. Mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba mở đầu dịch mã và do vậy có duy nhất một điểm bắt đầu đọc mã. Trên mối mARN có nhiều riboxom tiến hành dịch mã nhưng các riboxom này đều đọc mã từ một điểm xác định. → Đáp án A thoả mãn điều kiện bài toán.

       - Kết luận B đúng vì trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba đối mã trên tARN khớp bổ sung với một bộ ba mã sao trên mARN.

       - Kết luận C đúng vì riboxom trượt theo từng bộ ba cho đến khi gặp mã kết thúc thì dừng lại, hai tiểu phần của riboxom tách nhau ra khỏi mARN.

       - Kết luận D đúng vì mã di truyền có tính đặc hiệu nên các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một phân tử mARN luôn có cấu trúc giống nhau.


Câu 36:

Một phân tử mARN có chiều dài 1224A. Trên phân tử mARN này có một bộ ba mở đầu và 3 bộ ba có khả năng kết thúc dịch mã (bộ ba UAA nằm cách bộ ba mở đầu 26 bộ ba; bộ ba UGA nằm cách bộ ba mở đầu 39 bộ ba; bộ ba UAG nằm cách bộ ba mở đầu 68 bộ ba. Chuỗi polipeptit do phân tử mARN này quy định tổng hợp có số aa là

Xem đáp án

Trong quá trình dịch mã, riboxom gặp bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã được dừng lại, riboxom tách ra khỏi phân tử mARN. Mã kết thúc chỉ quy định tín hiệu kết thúc dịch mã mà không quy định định tổng hợp aa.

Trên phân tử mARN nói trên có 3 bộ ba có khả năng làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã nhưng chỉ có 1 bộ ba làm nhiệm vụ này, đó là bộ ba mà riboxom bắt gặp đầu tiên (vì khi gặp bộ ba này, ngay lập tức dịch mã dừng lại).Bộ ba UAA nằm cách bộ ba mở đầu 26 bộ ba do vậy chuỗi polipeptít do phân tử mARN này tổng hợp sẽ có tổng số 27 aa (gồm aa mở đầu và 26 aa). Đáp án A.


Câu 37:

Trong quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polypeptit, loại tARN có bộ ba xin đổi mã nào sau đây sẽ được sử dụng đầu tiên để vận chuyển axit amin tiến vào tiểu phần bé của riboxom?

Xem đáp án

Bộ ba đối mã 5’XAU3 khớp với bộ ba mở đầu 3’GTA5. Trong quá trình dịch mã, tARN mang axit amin mở đầu tiến vào riboxom và tiến hành dịch mã đầu tiên → Đáp án D.


Câu 38:

Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: 

(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met –tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh.

(3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aal – tARN (aal: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(5) Riboxom dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aal.

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là:

Xem đáp án

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là 

(3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. 

(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh.

(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aal - tARN (aal: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.

(5) Riboxom dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’. 

       →Đáp án A.


Câu 39:

Mỗi phân tử ARN vận chuyển

Xem đáp án

Mỗi phân tử tARN có các đặc điểm:

       - là phân tử ARN mạch đơn, trong phân tử có một số đoạn các nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo nên cấu trúc đặc thù cho phân tử tARN, nhiều đoạn trong phân tử các nu không bắt cặp với nhau nên A U, G X.

       - Có ba thùy trong đó chỉ có một thùy mang bộ ba đối mã, bộ ba này khớp bổ sung với một bộ ba mã sao trên mARN.

       - Chỉ có chức năng vận chuyển ra khi dịch mã, không vận chuyển các chất khác.

       - Chỉ gắn với một loại aa, aa này được gắn vào đầu 3 của chuỗi polipeptit.

       → Chọn đáp án B.


Câu 40:

Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG-Gly; XXX-Pro; GXU-Ala; XGA-Arg; UXG–Ser; AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5’AGXXGAXXXGGG3. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

Xem đáp án

Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi polipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nucleotit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ 3’ đến 5’.

       - Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5’AGXXGAXXXGGG3’ thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3’GGGXXXAGXXGA5’.

       - Mạch ARN tương ứng là: 5’XXXGGGUXGGXU3’.

       - Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi polipeptit Trình tự các bộ ba trên mARN là 5’XXX GGG UXG GXU3’

Trình tự các aa tương ứng là    Pro - Gly- Ser - Ala.

       → Đáp án B đúng.


Câu 41:

Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa gen, mARN, prôtêin ở sinh vật nhân chuẩn.

Xem đáp án

       - Trong 4 kết luận nói trên thì chỉ có kết luận A đúng → Đáp án A. Các kết luận khác sai ở chỗ:

       - Biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit thì không thể suy ra được trình tự các nucleotit trên mARN vì mã di truyền có tính thoái hóa, một aa do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.

       - Biết được trình tự các nucleotit của gen cũng không biết được trình tự các axit amin ở trên chuỗi polipeptit vì gen có 2 mạch, không xác định được mạch nào là mạch gốc của gen thì không thể suy ra được ra tương ứng.

       - Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định trên mARN nên khi biết được trình tự các nucleotit ở trên mARN cũng không biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit. Trên mARN đó, không biết được điểm bắt đầu đọc mã là điểm nào nên không thể suy ra được trình tự các aa.

       - Chỉ khi nào biết được trình tự các bộ ba trên mARN tức là đã biết được điểm bắt đầu đọc mã và biết được các mã bộ ba đó thì sẽ suy ra được trình tự các aa trên chuỗi polipeptit. → Đáp án A đúng.


Câu 42:

Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3'ATGXTAG5'. Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là

Xem đáp án

Gen có hai mạch nhưng chỉ có một mạch được dùng làm khuôn để t hợp mARN, đó là mạch gốc. Phân tử mARN có trình tự các đơn phân bổ sung với mạch gốc và có chiều ngược với mạch gốc.

       Mạch gốc của gen là 3'ATGXTAG5'

thì mARN là 5'UAXGAUX3'.

       Vậy đáp án D đúng.


Câu 43:

Trong quá trình dịch mã, khi ribôxom cuối cùng của poliriboxom tiếp xúc với cô đon kết thúc trên mARN thì sự kiện nào sau đây sẽ xảy ra ngay sau đó?

Xem đáp án

Trong quá trình dịch mã, trên mỗi mARN thường có một số ribôxom cùng hoạt động được gọi là poliriboxom. Khi ribôxom cuối cùng của poliriboxom tiếp xúc với côđon kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã của các riboxom dừng lại, sau đó các ribôxom sẽ rời khỏi mARN và tách đôi trở lại thành hai tiếu đơn vị và sẵn sàng cho một đợt dịch mã mới. Khi ribôxom cuối cùng của poliriboxom tiếp xúc với côđon kết thúc trên mARN thì lúc này trên mARN không còn ribôxom nền không có ribôxom nào có thể dịch mã nữa. Đáp án A.


Câu 44:

Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGX-Gly; XXG-Pro; GXX-Ala; XGG-Arg; UXG-Ser; AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5’GGXXGAXGGGXX3. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

Xem đáp án

Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi polipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nucleotit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ 3’ đến 5’.

       - Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5’GGXXGAXGGGXX3 thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3’XXGGGXAGXXGG5’.

       - Mạch ARN tương ứng là: 5’GGXXXGUXGGXX3’.

       - Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi polipeptit

       Trình tự các bộ ba trên mARN là 5’GGX XXG UXG GXX3

       Trình tự các aa tương ứng là                Gly – Pro - Ser - Ala.

       → Đáp án D đúng.


Câu 45:

Mỗi phân tử ARN vận chuyển

Xem đáp án

       - tARN được tổng hợp từ các gen tương ứng trên ADN, chúng có thể ở dạng tự do hoặc gắn với prôtêin thành các phức hợp. tARN làm nhiệm vụ vận chuyển các axit amin đến riboxom để tiến hành quá trình dịch mã, mỗi loại tARN đặc hiệu cho một loại axit amin. Tuy nhiên tất cả các tARN có một số đặc tính cấu trúc chung: chiều dài từ 73 đến 93 nucleotit, cấu trúc gồm một mạch cuộn lại như hình lá chẻ ba (tạo thành các thùy) nhờ bắt cặp bên trong phân tử và đầu mút 3’ có trình tự kết thúc XXA, các axit amin luôn gắn vào đầu XXA. Đáp án C đúng. Các đáp án khác chưa chính xác:

       - Đáp án A sai vì tARN chỉ tham gia vận chuyển axit amin chứ không vận chuyển các chất khác.

       - Đáp án B sai vì có 61 bộ ba mã hóa khác nhau thì sẽ có 61 tARN đặc hiệu tương ứng.

       - Đáp án D sai vì tARN chỉ có cấu trúc 1 mạch đơn và chỉ có một số đoạn cuộn xoắn mới có liên kết hidro.


Câu 46:

Xét các phát biểu sau đây:

(1) Một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axít amin.

(2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, T, G, X.

(3) Ở sinh vật nhân thực, axít amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là metionin. 

(4) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép.

(5) Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì mARN có hàm lượng cao nhất. 

(6) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.

Trong 6 phát biểu nói trên thì có bao nhiêu phát biểu đúng?            

Xem đáp án

Trong 4 phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu số (3) và (6) là những phát biểu đúng, các ý còn lại đều sai ở chỗ.

       - Ở phát biểu số (1) phải sửa lại thành: Mã di truyền có tính đặc hiệu cho nên mỗi mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.

       - Ở phát biểu số (2) phải sửa thành: Đơn phân cấu trúc của mARN gồm có 4 loại A, U, G, X chứ không phải là A, T, G, X.

       - Ở phát biểu số (4) phải sửa lại thành: Các loại phân tử ARN (mARN, tARN, rARN) đều có cấu trúc một mạch đơn. Chỉ có một số phân tử ARN ở một số virut mới có cấu trúc mạch kép.

       - Ở phát biểu số (5) phải sửa lại thành: Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có hàm lượng cao nhất. Hoặc ở trong tế bào, trong các loại ARN thì mARN có tính đa dạng cao nhất.

       → Đáp án C đúng.


Câu 48:

Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong operon Lac, kết luận nào sau đây là đúng? cầu hôn Anh

Xem đáp án

       - Ở vi khuẩn, các gen cấu trúc (Z, Y, A) trong operon có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì các gen này nằm cạnh nhau trên một phân tử ADN của vi khuẩn. Khi phân tử ADN này nhân đôi bao nhiêu lần thì tất cả các gen đều nhân đôi bấy nhiêu lần.

       - Trong hoạt động của operon Lac, khi môi trường có đường lactozơ thì tất cả các gen cấu trúc Z, Y, A đều tiến hành phiên mã. Khi môi trường không có đường lactozơ thì tất cả các gen này đều không phiên mã. → Đáp án A đúng.


Câu 49:

Điều hòa hoạt động của gen chính là

Xem đáp án

Gen mang thông tin quy định tổng hợp chuỗi polipeptit hoặc ARN, sản phẩm của gen thực hiện các hoạt động sống của tế bào. Tùy vào từng loại tế bào trong cơ thể, tùy vào từng giai đoạn phát triển khác nhau mà nhu cầu về sản phẩm của gen là khác nhau. Lượng sản phẩm được tạo ra nhiều hay ít là do cơ chế điều hòa hoạt động của gen. → Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. → Đáp án A.


Câu 50:

Ở operon Lac, theo chiều trượt của enzim phiên mã thì thứ tự các thành phần là

Xem đáp án

Hình 3.1 sách giáo khoa Sinh học 12 cho ta thấy thứ tự các vùng trên operon là P, O, Z, Y, A. Gen điều hòa không thuộc operon nên không có trong thứ tự này. → Đáp án C đúng.


Câu 51:

Ở operon Lac, nếu có một đột biến làm mất 1 đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không tổng hợp được prôtêin.

Xem đáp án

Dựa vào chức năng của các vùng của operon, ta suy ra ngay được đột biến mất vùng vùng khởi động (P) thì operon không khởi động được nên các gen cấu trúc không phiên mã → Không tổng hợp được protein → Đáp án A.


Câu 52:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?

Xem đáp án

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac cho dù trong môi trường có lactozơ hay không có lactozơ thì gen điều hòa R vẫn tổng hợp prôtêin ức chế. Đáp án B đúng. Các còn các đáp án A, C, D chỉ diễn ra khi trong môi trường có lactozơ. Mặt khác các gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactozơ chứ không tạo ra mARN.


Câu 53:

Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen trong operon Lac, phát biểu sau đây là đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận nói trên thì chỉ có kết luận A đúng. Các kết luận B, C, D sai ở chỗ:

       - Khi môi trường không có lactozơ thì các gen trong operon không phiên mã nhưng vẫn nhân đôi. Vì khi vi khuẩn không có đường lactozơ thì nó sử dụng các loại đường khác làm nguồn dinh dưỡng nên vi khuẩn vẫn sinh sản. Khi vi khuẩn sinh sản thì ADN của nó nhân đôi (các gen nhân đôi). → B và C sai.

       - Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. → D sai.


Câu 55:

Trong cấu trúc Operon, vùng khởi động có vai trò

Xem đáp án

       - Trong 4 kết luận trên thì kết luận B là đúng. Vai trò của vùng khởi đầu trong cấu trúc Operon là nơi mà ARN polymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

       - Kết luận A là sai. Vì nơi gắn các enzim tham gia dịch mã tổng hợp prôtein là mARN và tARN

       - Kết luận C là sai. Vì nơi tổng hợp Protêin ức chế là gen điều hòa

       - Kết luận D là sai. Vì nơi gắn Protêin ức chế làm ngăn cản sự phiên mã là vùng vận hành

       - Đáp án B đúng.


Câu 56:

Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

       - Kết luận A sai. Vì côđon có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin là 5’AUG3’ chứ không phải 3’AUG5’.

       - Kết luận B sai. Vì có 3 côđon có chức năng kết thúc dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’. Côđon 3’UAA5’ không phải là côđon kết thúc.

       - Kết luận C sai. Vì tính thoái hóa là nhiều cô đon cùng mã hóa cho 1 loại axit amin.

       - Kết luận D đúng. Vì với ba loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 33 = 27 loại mã bộ ba, trong đó có 3 bộ ba kết thúc nên chỉ còn 24 mã bộ ba tham gia mã hoá các axit amin. → Đáp án D.


Câu 57:

Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã)

(2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'

(3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc theo gen có chiều 3' → 5'

(4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.

Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:

Xem đáp án

       - Trong quá trình phiên mã, sự kiện đầu tiên là ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa của gen làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'.

       - Sau đó enzim ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

       - Tiếp sau đó ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc theo gen có chiều 3'→5'.

       - Cuối cùng, khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.

       Như vậy trình tự đúng là (2) → (1) → (3) → (4). → Đáp án D.


Câu 58:

Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực,

Xem đáp án

       - Đáp án A đúng. Vì trong quá trình phiên mã, chỉ có 1 mạch của gen làm mạch gốc để tổng hợp mARN; Mạch còn lại không được enzim sử dụng làm mạch gốc.

       - Phương án B sai. Vì quá trình phiên mã không có sự hình thành các đoạn Okazaki nên không cần enzim ligaza (ligaza là enzim làm nhiệm vụ nối các đoạn okazaki để tạo nên mạch polinucleotit hoàn chỉnh).

       - Phương án C sai. Vì ở sinh vật nhân thực, gen nằm ở trong nhân (trên NST) và gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể, lục lạp). Gen ở ti thể, lục lạp cũng tiến hành phiên mã để tổng hợp mARN, sau đó dịch mã để tổng hợp protein cho các bào quan này.

       - Phương án D sai. Vì phiên mã không sử dụng nucleotit loại T của môi trường.


Câu 59:

Trong quá trình dịch mã,

Xem đáp án

       - Chỉ có phương án A đúng. Vì để tăng tốc độ dịch mã thì trên mỗi mARN có nhiều riboxom cùng dịch mã (mỗi riboxom tổng hợp một chuỗi polipeptit).

       - Phương án B sai. Vì trong quá trình dịch mã, bộ ba kết thúc không quy định tổng hợp axit amin nên không có bộ ba đối mã tương ứng. Do đó ở bộ ba kết thúc không co sự khớp bổ sung giữa côđon và anticôđon. 

       - Phương án C sai. Vì quá trình dịch mã không có sự tham gia trực tiếp của ADN. Phương án D sai. Vì riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 5’ → 3’ chứ không phải theo chiều từ 3’ → 5’.


Câu 60:

Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1) Phân tử ADN mạch kép.

(3) Phân tử protein.

(2) phân tử tARN. 

(4) Quá trình dịch mã.

 

 

Xem đáp án

       Đáp án B đúng. Vì ở phân tử tARN có sự kết cặp bổ sung giữa A và U; ở quá trình phiên mã có sự kết cặp bổ sung giữa A và U.


Câu 61:

Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực,

Xem đáp án

       - Đáp án A đúng. Vì trong quá trình phiên mã, chỉ có 1 mạch của gen làm mạch gốc để tổng hợp mARN; Mạch còn lại không được enzim sử dụng làm mạch gốc.

       - Phương án B sai. Vì quá trình phiên mã không có sự hình thành các đoạn Okazaki nên không cần enzim ligaza (ligaza là enzim làm nhiệm vụ nối các đoạn okazaki để tạo nên mạch polinucleotit hoàn chỉnh).

       - Phương án C sai. Vì ở sinh vật nhân thực, gen nằm ở trong nhân (trên NST) và gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể, lục lạp). Gen ở ti thể, lục lạp cũng tiến hành phiên mã để tổng hợp mARN, sau đó dịch mã để tổng hợp protein cho các bào quan này.

       - Phương án D sai. Vì phiên mã không sử dụng nucleotit loại T của môi trường.


Câu 62:

Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

Xem đáp án

Trong số 64 loại bộ ba thì chỉ có 3 bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã, đó là các bộ ba 5'UAA3; 5’UAG3'; 5’UGA3. → Đáp án B đúng.


Câu 63:

Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG-Gly; XXX-Pro; GXU-Ala; XGA-Arg; UXG-Ser; AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5’AGXXGAXXXGGG3. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là

Xem đáp án

       - Trình tự các nucleotit trên mạch gốc sẽ quy định trình tự các nucleotit trên mARN. Trình tự các nucleotit (các bộ ba) ở trên mARN sẽ quy định trình tự các axit amin ở trên chuỗi polipeptit.

       - Một đoạn mạch gốc 5’AGXXGAXXXGGG3’ thì qua phiên mã sẽ tạo ra mARN có trình tự các nucleotit 3’UXGGXUGGGXXX5’.

       - Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều từ đầu 5’ đến đầu 3’ của mARN. Do đó trình tự các bộ ba được đọc khi tiến hành dịch mã đoạn phân tử mARN nói trên là 5’XXX-GGGUXG-GXU3’.

       Do vậy, trình tự các axit amin tương ứng là Pro – Gly – Ser - Ala. → Đáp án B.


Câu 64:

Cho các thông tin sau đây: 

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. 

(2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là

Xem đáp án

- Trong 4 thông tin mà đề bài đưa ra, có 2 thông tin đúng với sự phiên mã và dịch mã cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ, đó là (2) và (3). → Đáp án C.

       - Thông tin (1) chỉ có ở tế bào nhân sơ mà không có ở tế bào nhân thực. Vì ở tế bào nhân thực, sau khi phiên mã thì phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon, gắn mũ, gắn đuôi poliA tạo nên mARN trưởng thành. Sau đó phân tử mARN trưởng thành mới đi ra tế bào chất để tiến hành dịch mã.

       - Thông tin (4) chỉ có ở tế bào nhân thực.


Câu 65:

Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng

Xem đáp án

Đáp án C đúng. Vì trong giai đoạn hoạt hóa axit amin thì ATP cung cấp năng lượng để aa trở nên hoạt động và gắn với tARN tạo phức hợp aa-tARN


Câu 66:

Cho các thành phần

(1) mARN của gen cấu trúc;

(2) Các loại nucleotit A, U, G, X;

 

 

(3) ARN polimeraza;

(4) ADN ligaza;

(5) ADN polimeraza.

  Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac & E.coli là

Xem đáp án

       Khi phiên mã, chỉ có enzim ARN polimerazaza thực hiện xúc tác và các nucleotit A, U, G, X được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp mạch ARN.

       →Đáp án A.


Câu 67:

Trong mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động

Xem đáp án

Vùng khởi động là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã → Đáp án C. 


Câu 68:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây tự diễn ra cả khi môi trường có lactozơ và khi môi trường không có lactozơ? 

Xem đáp án

Trong mô hình hoạt động của operon Lac, gen điều hòa thường xuyên hoạt động phiên mã để tổng hợp ra protein ức chế. Do đó khi môi trường có lactozơ hay không có lactozơ thì gen điều hòa vẫn thường xuyên hoạt động phiên mã.

       → Đáp án C.


Câu 69:

Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì

Xem đáp án

       - Gen bị đột biến thì sẽ tạo ra mARN bị đột biến. Tuy nhiên không phải lúc nào mARN bị đột biến cũng tạo chuỗi polipeptit bị đột biến vì có trường hợp trên gen xảy ra đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác dẫn tới làm thay đổi 1 nucleotit trong phân tử mARN → làm xuất hiện bộ ba mới trên mARN nhưng bộ ba mới này lại cùng mã hóa axit amin giống bộ ba cũ = chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định tổng hợp không bị thay đổi so với chuỗi polipeptit do gen không bị đột biến quy định tổng hợp.

       Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một aa → đây chính là tính thoái hóa của mã di truyền    

       Chọn A              

       - Đáp án C và D không liên quan đến việc chuỗi polipeptit tạo thành có bị đột biến hay không khi gen quy định tổng hợp nó bị đột biến.

       - Đáp án B mã di truyền có tính đặc hiệu = khi gen đột biến làm xuất hiện bộ ba mới trên mARN, bộ ba mới này sẽ mã hóa cho aa mới → chuỗi polipeptit tạo thành sẽ bị thay đổi  loại.


Câu 70:

Trong một gen có một bazơ Timin trở thành dạng hiếm (T*) thì sẽ gây đột biến thay cặp A-T thành cặp G-X theo sơ đồ

Trên phân tử ADN có bazơ nitơ Timin trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi sẽ gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp A-T bằng cặp G-X của bazơ nitơ dạng hiếm?

Xem đáp án

       - Khi xuất hiện bazơ nitơ dạng hiếm thì sẽ gây đột biến thay thế dạng đồng hoán (các bazơ bị thay thế có kích thước tương đương với bazơ ban đầu). T bình thường được bổ sung với A nhưng T* dạng hiếm được bổ sung với G. Vì vậy cặp A - T được thay bằng cặp G-X; hoặc thay thế cặp T-A bằng cặp X-G; hoặc thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.

       - Các nucleotit trên mỗi mạch được cố định trên mạch đó. Vì vậy khi nhân đôi thì T* dạng hiếm được liên kết với G, sau đó G được liên kết với X. Cho nên sơ đồ phải là A-T* → G-T* → G-X. → Đáp án C đúng.


Câu 71:

Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chúng ta phải đọc kỹ và xem xét từng kết luận để xác định kết luận nào đúng, kết luận nào không đúng.

       - Kết luận A đúng. Vì khi ADN nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì ADN con có cấu trúc khác nhau và khác ADN mẹ → phân tử ADN bị biến đổi về cấu trúc → Đột biến gen.

       - Thể đột biến là cơ thể mang đột biến và đột biến đó đã được biểu hiện thành kiểu hình. Đột biến trội luôn được biểu hiện thành kiểu hình, do vậy ở dạng dị hợp cũng có kiểu hình đột biến → Kết luận B đúng.

       - Khi ADN không nhân đôi thì ADN có cấu trúc bền vững, các tác nhân hóa học, vật lí không làm thay đổi được cấu trúc hóa học của ADN nên không trực tiếp gây ra đột biến gen. Chỉ khi ADN nhân đôi thì các tác nhân đột biến mới làm cho quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung dẫn tới gây đột biến.

       Kết luận D đúng.

- Chỉ có kết luận C là không đúng. Vì khi không có tác nhân đột biến vẫn thể phát sinh đột biến gen do tác động của các bazơ nitơ dạng hiếm hoặc do sai sót ngẫu nhiên của enzim ADN polimerazaza trong quá trình nhân đôi.

       → Đáp án C thỏa mãn.


Câu 72:

Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến

Xem đáp án

       - Trong quá trình nhân đôi của ADN, bazơ nitơ dạng hiếm trên mạch khuôn của ADN liên kết với đơn phân của môi trường nội bào không theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A dạng hiếm (A*) không liên kết với T mà liên kết với X (và ngược lại); G dạng hiếm (G*) không liên kết với X mà liên kết với T (và ngược lại).

       - Khi A dạng hiếm liên kết với X thì sẽ tạo nên cặp A* - X. Ở quá trình nhân đôi tiếp theo thì X liên kết bổ sung với G cho nên qua hai lần nhân đôi sẽ làm thay thế cặp A-T thành cặp G-X.

Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm (ảnh 1)

       - Khi có bazơ nitơ dạng hiếm thì quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung cho nên luôn dẫn tới làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.

       → Đáp án D đúng.


Câu 73:

Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nhất.

Xem đáp án

       - Đột biến gen thường ít gây hậu quả hơn so với đột biến NST, đặc biệt đột biến mất đoạn NST thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật.

       - Trong các dạng đột biến gen thì đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotit sẽ kéo theo làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen cho nên sẽ làm cho prôtêin bị thay đổi lớn → Hậu quả nghiêm trọng. Đột biến thay thế một cặp nucleotit chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba nên mức độ ảnh hưởng thường rất thấp, nếu bộ ba mới có tính thoái hóa (quy định aa giống như bộ ba ban đầu) thì không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin nên không gây hậu quả cho sinh vật. → Đáp án C.


Câu 74:

Ở sinh vật nhân sơ, tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nucleotit là đột biến trung tính.

Xem đáp án

       - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số cặp nucleotit. Hậu quả của đột biến gen có các mức độ khác nhau:

       - Đột biến đồng nghĩa: còn gọi là đột biến trung tính hay đột biến im lặng khi bộ ba mã hóa cho một axit amin bị biến đổi, thường ở bazơ thứ ba nên vẫn mã hóa cho axit amin đó (do tính thoái hóa của mã di truyền). Đáp án B đúng.

       - Các đáp án khác chưa chính xác:

       - Đáp án A: Đột biến phải là sự biến đổi và tạo ra alen mới, nếu bộ ba này không biến đổi thành bộ ba khác thì không thể gọi là đột biến.

       - Đáp án C: Đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng bộ ba mới có thể là bộ ba kết thúc hoặc bộ ba này quy định axit amin mới.

       - Đáp án D: Đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác làm prôtêin biến đổi thì đây là dạng đột biến sai nghĩa chứ không phải là đột biến trung tính.


Câu 75:

Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:

(1) Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST

(2) Số lượng gen trong quần thể rất lớn

(3) Đột biến gen thường ở trạng thái lặn

(4) Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp

Xem đáp án

       - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số cặp nucleotit. Nếu xét từng gen riêng lẻ thì tần số đột biến là rất thấp nhưng số lượng gen trong mỗi tế bào là rất lớn và số lượng cá thể trong mỗi quần thể cũng rất nhiều nên xét chung trong mỗi quần thể sinh vật, số lượng gen được tạo ra trong mỗi thế hệ là đáng kể.

       - Đột biến gen có thể có lợi, có hại hay trung tính, tuy nhiên so với đột biến NST thì đột biến gen ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể sinh vật hơn.

       - Đa số đột biến gen là đột biến lặn, đột biến phát sinh trong quá trình hình thành giao tử qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử tồn tại ở dạng dị hợp và không được biểu hiện ra kiểu hình. Nhờ quá trình giao phối, gen lặn đột biến được phát tán trong quần thể, khi hình thành tổ hợp đồng hợp tử lặn nó mới được biểu hiện.

       → Đáp án A.


Câu 76:

Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận C không đúng. Vì không phải đột biến gen nào cũng được di truyền cho đời sau (ví dụ đột biến làm cho thể đột biến mất khả năng sinh sản thì nó không được di truyền cho đời sau). Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì nó liên quan tới bộ máy di truyền của tế bào. → Đáp án C đúng.


Câu 77:

Cho các trường hợp sau:

(1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit

(2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit

(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit

(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit

(5) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin

(6) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin

Có bao nhiêu trường hợp có thể dẫn tới đột biến gen?

Xem đáp án

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một men hơn trường hơn nên trên thực hoặc một số cặp nucleotit. Trong các trường hợp nêu trên thì các trường hợp (1), (2) làm biến đổi cấu trúc của ADN dẫn tới phát sinh đột biến gen. Các u trường hợp khác không làm biến đổi cấu trúc của ADN nên không làm phát sinh đột biến gen. → Đáp án C đúng.


Câu 78:

Xét các phát biểu sau đây:

(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.

(2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được

biểu hiện.

(3) Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.

(4) Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein. 

(5) Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nucleotit thì không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Trong 5 phát biểu nói trên thì có 2 phát biểu đúng là (1), (3) → Đáp án B. 

       - Phát biểu (1) đúng. Vì đột biến gen có thể được phát sinh do sai sót ngẫu nhiên trong quá trình nhân đôi của ADN.

       - Phát biểu (2) sai. Vì gen ở tế bào chất có rất nhiều bản sao nên nếu xảy ra đột biến lặn thì vẫn bị các bản sao mang gen trội biểu hiện lấn át.

       - Phát biểu (3) đúng. Vì thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến và đã được biểu hiện thành kiểu hình. Nếu đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp thì kiểu hình đột biến chưa biểu hiện nên chưa được gọi là thể đột biến.

       - Phát biểu (4) sai. Vì có những đột biến thay thế một cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba thoái hoá (cùng quy định axit amin giống với bộ ba ban đầu)

       - Phát biểu (5) sai. Vì đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì tăng 1 liên kết hidro, đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì giảm 1 liên kết hidro.


Câu 79:

Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nucleotit loại timin và 2211 nucleotit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là

Xem đáp án

- Các phát biểu (2), (4), (5) là các phát biểu đúng. → Đáp án B.

       - Phát biểu (1) sai. Vì đột biến thay thế một cặp nucleotit chỉ làm thay đổi 1 bộ ba ở trên mARN nên có thể không làm thay đổi cấu trúc của protein hoặc chỉ làm thay đổi 1 axit amin trên protein. Cá biệt có một số trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba kết thúc dẫn tới kết thúc sớm quá trình dịch mã.

       - Phát biểu (3) sai. Vì đột biến điểm là dạng đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nucleotit.


Câu 80:

Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dich mã.

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.

(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.       

Xem đáp án

Trong các phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu A đúng.

       - Phát biểu A đúng. Vì đột biến điểm dạng thay thế 1 cặp nucleotit chỉ làm thay đổi 1 bộ ba trên mARN nên thường ít làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipetit. Trong khi đó, loại đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối phân tử mARN nên làm thay đổi nhiều axit amin.

       - Phát biểu B sai. Vì các gen khác nhau có tần số đột biến khác nhau (tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen).

       - Phát biểu C sai. Vì bazơ nitơ dạng hiếm sẽ làm cho quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung nên dẫn tới làm phát sinh đột biến dạng thay thế on ng mid cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác.

       - Phát biểu D sai. Vì có một số đột biến gen là đột biến trung tính hoặc có lợi cho sinh vật.


Câu 81:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng? Nếu

Xem đáp án

Phương án B không đúng. → Đáp án B.

       Vì đột biến gen chỉ làm biến đổi alen ban đầu thành các alen mới chứ không làm thay đổi vị trí locut của gen ở trên NST.


Câu 82:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A đúng. Vì khi thay đổi môi trường sống thì giá trị thích nghi của đột biến thay đổi.

       Khi thay đổi tổ hợp gen thì giá trị thích của một đột biến sẽ bị thay đổi. Ví dụ A-B- quy định quả dẹt; các đột biến A-bb hoặc aaB- quy định quả tròn nhưng đột biến aabb quy định quả bầu dục. Gen đột biến aa khi ở trong kiểu gen aaB- thì quy định quả tròn nhưng khi ở trong kiểu gen aabb thì quy định quả bầu dục sẽ có giá trị thích nghi khác nhau.


Câu 83:

Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án D đúng. Vì đột biến gen chủ yếu liên quan đến một cặp nucleotit (đột biến điểm), và đa số là đột biến gen lặn nên ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản.


Câu 84:

So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì

Xem đáp án

Phát biểu B không đúng. Vì phần lớn đột biến điểm là đột biến thay thế một cặp nucleotit. → Đáp án B.


Câu 85:

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

       - Hầu hết bệnh di truyền ở người là do đột biến gen (bệnh di truyền phân tử). Các đột biến gen gây bệnh là vì gen đột biến mã hóa phân tử protein có nhiều sai khác so với phân tử protein ban đầu hoặc gen đột biến không tổng hợp được protein. → (1), (2) và (4) → Đáp án B.

       - Trường hợp (3) không gây hại nên không gây bệnh. Vì gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của protein thì không có hại.


Câu 87:

Cho biết các sự kiện sau đây xảy ra trong quá trình tự sao của ADN:

(1) Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.

(2) Nhờ các enzim tháo xoắn, phân tử ADN được tách ra tạo chạc chữ Y. 

(3) Hình thành nên hai phân tử ADN con, mỗi phân tử chứa một mạch cũ của ADN ban đầu và một mạch mới. coin on chin Mua mặt non rod độc

(4) Enzim ADN polimeraza dựa trên mạch khuôn của ADN để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

Thứ tự đúng của các sự kiện trên là:                             

Xem đáp án

Có 2 dự đoán đúng, đó là

       (1) Sai.Vì khi nucleotit thứ 6 bị thay thành A thì bộ ba UAU sẽ trở thành bộ ba UAA. Vì UAA là bộ ba kết thúc cho nên chuỗi polipeptit tương sẽ bị mất toàn bộ các axit amin từ bộ ba này trở đi.

       (2) Đúng. Vì khi nucleotit thứ 9 bị thay thành A thì bộ ba UGG sẽ trở thành bộ bà UGA. UGA là bộ ba kết thúc nên chuỗi polipeptit tương ứng sẽ bị ngắn hơn chuỗi bình thường.

       (3) Đúng. Vì khi nucleotit thứ 6 bị thay thành X thì bộ ba UAU sẽ trở thành bộ ba UAX. Vì cả 5’UAU3’ và 5UAX3 đều quy định Tyr cho nên chuỗi polipeptit tương ứng không thay đổi.

       (4) Sai. Vì khi nucleotit thứ 8 bị thay thành A thì bộ bà UGG được chuyển thành bộ ba UAG. Vì UAG là mã kết thúc cho nên chuỗi polipeptit tương ứng sẽ ngắn hơn chuỗi bình thường.

       → Đáp án B.


Câu 89:

Mỗi phân tử Hêmôglôbin (Hb) là một prôtêin cấu trúc bậc IV gồm 2 chuỗi a và 2 chuỗi B liên kết với nhau. Nếu axit amin thứ 6 của chuỗi B là glutamic bị thay bằng valin thì hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm.

Cho biết trên mARN có các bộ ba mã hoá cho các axit amin:

Valin: 5'-GUU-3'; 5'-GUX-3'; 5'-GUA-3'; 5'-GUG-3'.m

Glutamic: 5'-GAA-3'; 5'-GAG-3'; Aspactic: 5'-GAU-3'; 5'-GAX-3'.

Phân tích nào sau đây đúng về việc xác định dạng đột biến cụ thể xảy ra trong gen mã hoá chuỗi B gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm?

Xem đáp án

Đáp án B.

       Vì trên mỗi phân tử ADN có nhiều gen, mỗi gen quy định tổng hợp 1 loại hoặc nhiều loại protein.


Câu 90:

Khi nói về mối liên quan giữa ADN, ARN và protein ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 91:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về prôtêin ức chế trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac?

(1) Khi môi trường không có lactozơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.

(2) Prôtêin ức chỉ được gen R tổng hợp khi môi trường không có lactozơ.

(3) Khi môi trường có lactozơ, một số phân tử lactozơ liên kết với prôtêin ức chế liên kết làm biến đổi cấu trúc không gian ba chiều của của nó.

(4) Prôtêin ức chế chỉ có hoạt tính sinh học khi có tác động của chất cảm ứng ở môi trường.

Xem đáp án

       - Có 2 mã di truyền không có tính thoái hoá, đó là 5’AUG3’ và 5’UGG3’.

       Ở trên mạch gốc của gen, hai mã di truyền này là 3'TAX5’ và 3’AXX5’.

       - Đột biến xảy ra ở bộ ba có tính thoái hoá thì ít ảnh hưởng đến cơ thể. Còn nếu đột biến xảy ra ở mã không thoái hoá thì sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein. → Đáp án A.


Câu 93:

Nhận xét nào không đúng về các cơ chế phiên mã và dịch mã?

Xem đáp án

       - Do mã di truyền có tính thoái hoá cho nên đột biến ở mã thoái hoá sẽ không làm thay đổi trình tự các axit amin ở trên chuỗi polipeptit.

       - Có 2 mã di truyền không có tính thoái hoá, đó là AUG và UGG. Vì vậy đột biến ở các mã bộ ba này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

       Mã AUG có trình tự tương ứng (trên mạch gốc) là 3’TAX5’

       Mã UGG có trình tự tương ứng (trên mạch gốc) là 3’AXX5’

       → Đột biến ở 3’–TAX-5’ gây hậu quả nghiêm trọng.

       → Đáp án A.


Câu 94:

Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:

3'....TAX-AAG-GAG-AAT-GTT-TTA-XXT-XGG-GXG-GXX-GAA-ATT....5'.

Đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác tại vị trí -5 ở bộ ba nào sau đây sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất?

Xem đáp án

Đáp án D. Vì:

       - Trong một opêron, các gen cấu trúc Z, Y, A có chung một cơ chế điều hoà cho nên có số lần phiên mã bằng nhau.

       - Trong một tế bào vi khuẩn, các gen luôn có số lần nhân đôi bằng nhau. Vì tất cả các gen đều nằm trên 1 phân tử ADN cho nên khi phân tử ADN này nhân đôi idd IV gaiG (2) thì tất cả các gen đều nhân đội giống nhau.


Câu 95:

Khi nói về hoạt động của opêron Lac, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 96:

Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABCDEGHK. Dạng đột biến này

Xem đáp án

Phải xác định dạng đột biến, sau đó mới suy ra được đặc điểm của dạng đột biến đó.

     - Muốn xác định dạng đột biến thì phải so sánh trình tự các gen trên NST lúc chưa đột biến với trình tự các gen trên NST lúc đã đột biến. Ta thấy NST đột biến có thêm gen K ở đầu mút, trình tự các gen khác không thay đổi so với ban đầu. Chứng tỏ đây là đột biến chuyển đoạn NST (chuyển đoạn nhỏ), đoạn NST mang gen K đã được chuyển từ một NST khác tới. (chú ý không nhầm với đột biến gen, vì đột biến gen chỉ làm biến đổi alen này thành alen khác chứ không làm thêm gen mới. Ví dụ đột biến gen biến gen A thành a).

     - Khi đã biết loại đột biến gì thì sẽ dễ dàng suy ra được đáp án đúng. Đột biến chuyển đoạn thì chỉ có phương án C đúng (sử dụng đột biến chuyển đoạn để chuyển một gen mong muốn nào đó từ loài này sang loài khác).


Câu 97:

Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABGEDCH. Dạng đột biến này

Xem đáp án

So sánh trình tự các gen của NST sau đột biến với trình tự các gen của NST trước đột biến thì thấy rằng NST sau đột biến, đoạn NST mang 4 gen CDEG được đảo 180° → đây là dạng đột biến đảo đoạn NST nên sẽ không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST. → Đáp án A.


Câu 98:

Một thể đột biến được gọi là thể tam bội nếu

Xem đáp án

Điểm khác biệt căn bản nhất giữa các thể đột biến là bộ NST của nó. Chúng ta không thể dựa vào kiểu hình hoặc dựa vào đặc điểm sinh sản để xác định loại đột biến vì điều đó sẽ không chính xác.

     - Đáp án A chưa đúng vì thể tam bội không có khả năng sinh sản hữu tính nhưng không có khả năng sinh sản hữu tính thì chưa thể khẳng định là thể tam bội.

     - Đáp án C sai ở chỗ, NST tồn tại thành từng bộ hai chiếc thì đó là thể lưỡng bội.

     - Đáp án D sai ở chỗ, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng khác nhau. Từng bộ ba chiếc là đúng nhưng hình dạng của các NST trong mỗi bộ này là giống nhau vì nó tương đồng với nhau.

     - Chỉ có đáp án B đúng.


Câu 99:

Ở thể đột biến nào sau đây, số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng là một số chẵn? 
Xem đáp án

Trong 4 thể đột biến nói trên, thì thể song nhị bội có bộ NST là số chẵn. Vì the song nhị bội là cơ thể mang bộ NST lưỡng bội của hai loài nên là số chẵn.

     → Đáp án C đúng.

     - Lệch bội thể ba có bộ NST 2n+1, lệch bội thể một có bộ NST 2n-1, thể tam bội có bộ NST 3n nên số NST trong tế bào sinh dưỡng luôn là số lẽ.


Câu 100:

Sự không phân li của một cặp NST ở một số tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên bố hoặc mẹ, qua thụ tinh có thể hình thành các hợp tử mang bộ NST là 
Xem đáp án

     - Sự không phân li của một cặp NST ở một số tế bào sẽ tạo ra giao tử có n-1 nhiễm sắc thể và giao tử n+1 nhiễm sắc thể. Ở các tế bào có các cặp NST phân li bình thường thì sẽ tạo ra giao tử có bộ NST đơn bội (n). Vậy cơ thể này tạo ra 3 loại giao tử có số NST lần lượt là n, n-1, n+1.

     - Ở cơ thể không bị đột biến thì sẽ tạo ra giao tử có số NST là n.

     - Qua thu tinh, giao tử n kết hợp với giao tử n tạo ra hợp tử 2n,

      Giao tử n kết hợp với giao tử n-1 sẽ tạo ra hợp tử 2n-1.

      Giao tử n kết hợp với giao tử n+1 sẽ tạo ra hợp tử 2n+1.

     Vậy tạo ra 3 loại hợp tử có bộ NST là 2n; 2n + 1; 2n - 1. → Đáp án A đúng.

Câu 101:

Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến 
Xem đáp án

Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit là nguyên nhân dẫn tới phát sinh các biến dị, trong đó sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit thuộc cùng một cặp NST sẽ dẫn tới các dạng:

      - Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit cùng nguồn gốc và trao đổi đoạn tương đồng thì không làm phát sinh biến dị, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn và lặp đoạn.

      - Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng và trao đổi các đoạn tương đồng với nhau thì sẽ dẫn tới hoán vị gen, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến lặp đoạn và mất đoạn.

     - Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit thuộc các NST khác nhau và trao đổi chéo thì sẽ dẫn tới đột biến chuyển đoạn giữa các NST.

     → Đáp án C.  

Câu 102:

Sử dụng consisin để gây đột biến đa bội hoá thì phải tác động vào pha nào của chu kì tế bào?

Xem đáp án

     - Consisin ngăn cản sự hình thành thoi tơ vô sắc nên khi không có thoi tơ vô sắc thì NST không phân li → gây đột biến đa bội.

     - Vì vậy muốn gây đột biến đa bội thì phải cho consisin tác động vào pha Ga của chu kì tế bào. Vì pha G, là giai đoạn sinh tổng hợp protein để hình thành thoi tơ vô sắc. → Đáp án C.


Câu 103:

Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là

Xem đáp án

- Thể dị đa bội được hình thành do quá trình lai xa kèm theo đa bội hóa nên cơ thể dị đa bội có bộ NST tồn tại theo từng cặp tương đồng, tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội của hai loài, có khả năng sinh sản hữu tính bình thường, có hàm lượng ADN tăng lên so với dạng lưỡng bội bình thường.

     - Thể tự đa bội được hình thành do quá trình tự đa bội nhờ nguyên phân hoặc nhờ giảm phân kết hợp với thụ tinh. Thể tự đa bội gồm có tam bội (3n), tứ bội (4n),. Thể tự đa bội có bộ NST tồn tại theo từng cặp tương đồng, có khả năng sinh sản hữu tính bình thường (đối với tứ bội), có hàm lượng ADN tăng lên so với dạng lưỡng bội bình thường.

     - Như vậy, đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau → Đáp án B. Câu 9. Bộ NST chỉ tồn tại theo cặp tương đồng đối với thể lưỡng bội, thể song nhị bội, thể không (2n-2). Các thể đột biến như tam bội (3n), tứ bội (4n), thể bốn (2n+2), thể một (2n-1),... đều có NST không tồn tại thành cặp tương đồng. Vi dụ thể tứ bội (4n) có NST là bộ 4 chiếc, thể tam bội (3n) có NST là bộ 3 chiếc,... → Đáp án B đúng.


Câu 104:

Ở tế bào sinh dưỡng của thể đột biến nào sau đây, NST tồn tại theo cặp tương đồng, mỗi cặp chỉ có 2 chiếc.


Câu 105:

Khi nói về các thể đột biến lệch bội, kết luận nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Trong các kết luận nói trên, kết luận C đúng còn các kết luận khác đều sai.

     - Kết luận A sai ở chỗ: Các thể ba đều có bộ NST giống nhau (2n+1) nhưng kiểu hình của các thể ba luôn luôn khác nhau do kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen, mà kiểu gen của các thể ba này không giống nhau. Đột biến lệch bội ở các NST khác nhau thì số lượng gen được thay đổi khác nhau (Ví dụ thừa một NST số 1 sẽ có các gen khác với thừa 1 NST số 5).

     - Kết luận B sai ở chỗ: Đột biến thể một kép có bộ NST là 2n-1-1 được sinh ra do sự kết hợp giữa giao tử n-1 của bố với n-1 của mẹ. Như vậy đột biến phải xảy ra ở cả hai bên bố và mẹ thì mới phát sinh dạng đột biến này. Đối với đột biến dạng thể một có bộ NST 2n-1 được sinh ra do sự kết hợp giữa giao tử n-1 với giao tử n nên chỉ cần đột biến ở một bên bố hoặc mẹ thì sẽ phát sinh đột biến ở đời con. Do vậy tần số xuất hiện đột biến thể một cao hơn rất nhiều lần so với tần số xuất hiện đột biến thể một kép.

     - Kết luận C đúng vì bộ NST của thể một kép là 2n-1-1, thể không là 2n-2, thể bốn là 2n+2, thể ba kép là 2n+1+1. Các bộ NST này đều là số chẵn.

     - Đột biến lệch bội được phát sinh do sự kết hợp giữa các giao tử đột biến nên nó xảy ra chủ yếu trong giảm phân tạo giao tử. Do vậy đột biến được phát sinh trong sinh sản hữu tính là chủ yếu. Đáp án D sai.


Câu 106:

Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AABBDDEE. Có một thế đột biến số lượng NST mang kiểu gen AABBBDDEEE. Thể đột biến này thuộc dạng
Xem đáp án

So sánh NST của thể đột biến với cơ thể trước khi đột biến ta thấy có thêm 2 nhiễm sắc mang gen B và gen E. Như vậy thể đột biến có thêm 2 NST sắc thể khác nhau. → đây là dạng đột biến thể ba kép. → Đáp án D.


Câu 107:

Vào kì đầu của giảm phân 1, sự trao đổi đoạn giữa hai crômatít thuộc hai NST khác nhau sẽ gây ra hiện tượng:

Xem đáp án

Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit là nguyên nhân dẫn tới phát sinh các biến dị, trong đó sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit thuộc cùng một cặp NST sẽ dẫn tới các dạng:

     - Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit cùng nguồn gốc và trao đổi đoạn tương đồng thì không làm phát sinh biến dị, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn và lặp đoạn.

     - Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng và trao đổi các đoạn tương đồng với nhau thì sẽ dẫn tới hoán vị gen, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến lặp đoạn và mất đoạn.

     - Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit thuộc các NST khác nhau và trao đổi chéo thì sẽ dẫn tới đột biến chuyển đoạn giữa các NST.

     → Đáp án C.


Câu 108:

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 (siêu xoắn) có đường kính 
Xem đáp án

Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit là nguyên nhân dẫn tới phát sinh các biến dị, trong đó sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit thuộc cùng một cặp NST sẽ dẫn tới các dạng:

     - Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit cùng nguồn gốc và trao đổi đoạn tương đồng thì không làm phát sinh biến dị, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn và lặp đoạn.

     - Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng và trao đổi các đoạn tương đồng với nhau thì sẽ dẫn tới hoán vị gen, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến lặp đoạn và mất đoạn.

     - Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit thuộc các NST khác nhau và trao đổi chéo thì sẽ dẫn tới đột biến chuyển đoạn giữa các NST.

     → Đáp án C.


Câu 109:

Khi nói về đột biến số lượng NST, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đơn vị cấu tạo nên NST là nuclêôxôm, mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 cặp nucleotit quấn quanh  vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và một phân tử histon. Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11nm, sợi cơ bản cuộn xoắn bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm, sợi nhiễm sắc lại được cuộn xoắn lần nữa tạo thành sợi siêu xoắn có đường kính 300nm, cuối cùng sợi siêu xoắn được xoắn tiếp một lần nữa tạo thành cromatit có đường kính 700nm. Ở kì giữa NST ở trạng thái kép gồm 2 cromatit nên đường kính của NST có thể đạt tới 1400nm. Như vậy mức xoắn 3 có đường kính 300nm. → Đáp án A.


Câu 110:

Những loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào?

Xem đáp án

Trong 4 đáp án nêu trên thì đáp án B có nội dung không đúng vì: trong các dạng đột biến số lượng NST thì chỉ có đột biến đa bội làm tăng hàm lượng ADN còn đột biến lệch bội có thể làm giảm số lượng NST nên làm giảm hàm lượng ADN. Đáp án B.


Câu 111:

Khi nói về đột biến đảo đoạn, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Chỉ có đột biến mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn giữa 2 NST thì mới làm thay đổi độ dài của NST dẫn tới làm thay đổi độ dài của ADN.

     Đột biến như đảo đoạn không Tru làm thay đổi độ dài của ADN.

     Đột biến số lượng NST (lệch bội, đa bội) không liên quan đến cấu trúc của NST nên không làm thay đổi độ dài của ADN. → Đáp án B.


Câu 112:

Xét các loại đột biến :

(1) Mất đoạn NST.

(3) Chuyển đoạsaun không tương hỗ.

(5) Đột biến thể một.

 

(2) Lặp đoạn NST.

(4) Đảo đoạn NST.

(6) Đột biến thể ba.

 

Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là

Xem đáp án

Đột biến đảo đoạn làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180° và nối lại nên vật chất di truyền không mất mát do đó đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.

     Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động này chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc giảm mức độ hoạt động nên đột biến đảo đoạn có thể gây hại hoặc giảm khả năng sinh sản cho thể biến. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa nên có thể dẫn tới làm phát sinh loài mới. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả động vật và thực vật. Đáp án C.


Câu 113:

Một loài thực vật có 2n = 24. Số NST có trong mỗi tế bào ở thể một của loài này đang ở kì sau của nguyên phân là

Xem đáp án

     - Loài thực vật này có 12 nhóm gen liên kết → bộ NST lưỡng bội của loài này là 2n = 24. Tế bào thể một của loài này có số NST là 2n-1 = 23 NST.

     - Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân có số NST gấp đôi lúc chưa phân bào → Số NST của tế bào tại thời điểm này là 2.(2n-1) = 2.23 = 46 NST.

     → Đáp án C đúng.


Câu 114:

Một loài có bộ NST 2n = 24. Một tế bào của đột biến lệch bội thể một kép đang ở kì sau của nguyên phân thì có số NST là

Xem đáp án

     - Thể một kép có bộ NST là 2n-1-1 = 22.

     - Ở kì sau của nguyên phân, mỗi NST kép đã tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn nên tế bào có số NST gấp đôi lúc chưa phân bào (44 NST)

     → Đáp án B.


Câu 115:

Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.

Xem đáp án

Chỉ có đột biến cấu trúc NST mới làm thay đổi số lượng gen trên NST (trừ đột biến đảo đoạn NST). Do vậy chỉ có phương án C thoả mãn.


Câu 116:

Có một bệnh nhân thuộc dạng thể ba kép ở NST số 21 và NST số 23. Một tế bào của bệnh nhân này đang ở kì sau của giảm phân I, số nhiễm sắc thể có trong tế bào tại thời điểm này là
Xem đáp án

     - Bệnh nhân vừa bị hội chứng Đao vừa bị hội chứng Claiphenter có bộ NST là 2n+1+1= 48 NST.

     - Tế bào đang ở kì sau của giảm phân I nên lúc này NST đang ở trạng thái kép chứ chưa tách nhau ra mà tiến về các cực của tế bào.

     → Số NST của tế bào tại thời điểm này là (2n+1+1) = 48 NST kép.

     → Đáp án D đúng.


Câu 117:

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, kết luận nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

     Kiểu hình của thể đột biến do kiểu gen quy định, các gen khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau nên trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án D đúng. Các đáp án khác sai ở chỗ:

     - Ở đáp án A: Nếu mất đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST thì các đoạn bị mất chứa các gen khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.

     - Ở đáp án B: Mất đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gen bị mất khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.

     - Ở đáp án C: Mất đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng một NST thì số lượng gen bị mất cũng khác nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau.


Câu 118:

Cho các thông tin:

(1) làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế

(2) làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN. 

(3) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST. 

(4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.

(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể. 

(6) làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. 

Trong số 6 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?

Xem đáp án

Đột biến lệch bội không liên quan đến cấu trúc NST nên không làm thay đổi chiều dài cũng như hàm lượng ADN trong nhân tế bào, không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.

     Đột biến lệch bội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.

     Đột biến lệch bội không làm biến đổi gen nên không làm xuất hiện alen mới và gen mới. Như vậy trong 6 đặc điểm trên thì chỉ có đặc điểm số (3) và số (4) là của đột biến lệch bội. Đáp án B.


Câu 119:

Cho các thông tin:

(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

(2) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.

(3) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.

(4) làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. Ư

Đột biến mất đoạn NST có các đặc điểm

Xem đáp án

Đột biến mất đoạn là đột biến làm mất từng đoạn NST. Có thể mất đoạn đầu hay đoạn giữa của NST. Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST. → Đáp án A đúng.


Câu 120:

Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

     - Trong 4 phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu A đúng. → Đáp án A.

     - Phát biểu B sai. Vì NST không phải là vật chất di truyền ở cấp phân tử mà nó là vật chất di truyền ở cấp tế bào. di 

     - Phát biểu C sai. Vì thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ADN và protein chứ không phải là ARN và protein. 

     - Phát biểu D sai. Vì cấu trúc cuộn xoắn làm ngăn cản sự nhân đôi nhiễm sắc thể chứ không tạo điều kiện cho sự nhân đôi của NST. 


Câu 121:

Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là 
Xem đáp án

     - Loài này có 8 nhóm gen liên kết → 2n = 16

     - Thể ba có bộ NST 2n + 1 = 16 + 1 = 17

     - Khi tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân, mỗi tế bào có bộ NST 2n kép. Thể ba thì có bộ NST 2n + 1 = 17 NST kép. Đáp án D.


Câu 124:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

     - Chỉ có phương án D đúng. Vì đối với đột biến chuyển đoạn trên một NST thì không làm thay đổi số lượng và thành phân gen của một NST.

     - Phương án A sai. Vì đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy sắc thể thường và ở nhiễm sắc thể giới tính.

     - Phương án B sai. Vì đột biến đảo đoạn chỉ xảy ra trong một NST nên không chuyển gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác.

     - Phương án C sai. Vì đột biến mất đoạn làm mất một số gen nên làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.


Câu 125:

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn?

Xem đáp án

     Đột biến lặp đoạn làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắn thể đơn. → Đáp án D.


Câu 126:

Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể là

Xem đáp án

Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể. → Đáp án A

   - Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên một NST.

     - Đột biến mất đoạn làm giảm số lượng gen trên một NST. 


Câu 128:

Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?

Xem đáp án

Khi xảy ra sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng thì sẽ dẫn tới hiện tượng mất đoạn NST và lặp đoạn NST. → Đáp án C.


Câu 129:

Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đột biến lệch bội xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. ví dụ ở người XO (hội chứng Tơcnơ). → Đáp án A.


Câu 131:

Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:

Thể đột biến

I

II

II

IV

V

VI

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng

48

84

72

36

60

108

 

     Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là

Xem đáp án

     - Loài này có 12 nhóm gen liên kết  2n = 24.

     → Kí hiệu bộ NST của các thể đột biến nói trên là:

     Thể đột biến số I có 48 NST = 4n

     Thể đột biến số II có 84 NST = 7n.

     Thể đột biến số III có 72 NST = 6n.

     Thể đột biến số IV có 36 NST = 3n.

     Thể đột biến số V có 60 NST = 5n.

     Thể đột biến số VI có 108 NST = 9n.

     → Các thể đột biến đa bội chẵn là (I) và (III).

Chọn C


Câu 132:

Con lại được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do

Xem đáp án

     Đáp án B. Vì con lai của 2 loài A và B có bộ NST n của loài A và n của loài B nên không tồn tại thành cặp tương đồng. Do đó cản trở tiếp hợp nên cản trở giảm phân tạo giao tử. Không có giao tử nên mất khả năng sinh sản hữu tính.


Câu 133:

Có ba tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb giảm phân, một trong 3 tế bào có cặp Aa không phân li trong giảm phân 1, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Có tất cả 6 loại giao tử được tạo ra. Trong các tỉ lệ giao tử sau đây, trường hợp nào đúng?

Xem đáp án

     - Khi không có hoán vị gen, mỗi tế bào sinh tinh giảm phân chỉ cho 2 loại giao tử. 3 tế bào giảm phân cho 6 loại giao tử → 6 tế bào này phải có 3 kiểu phân li NST khác nhau.

     - 2 tế bào có kiểu gen AaBb giảm phân có 4 loại giao tử thì 4 loại đó có tỉ lệ là 1AB, lab, 1Ab, 1aB.

     - 1 tế bào có kiểu gen AaBb giảm phân có cặp Aa không phân li sẽ tạo ra 2 loại giao tử là 1AaB, 1b hoặc 1Aab, 1B.

     Đối chiếu với các phương án của đề bài thì chỉ có phương án D đúng.

     (Có 6 loại giao tử là 1AaB : 1b : 1AB:lab:1Ab:laB).


Câu 136:

Cho biết 2 tế bào sau đang thực hiện quá trình phân bào bình thường. Các chữ cái kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?

Cho biết 2 tế bào sau đang thực hiện quá trình phân bào bình thường. Các chữ (ảnh 1)
Xem đáp án

     - Dựa vào kí hiệu của gen, cho phép suy ra khi kết thúc phân bào thì tế bào 1 sẽ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST đơn bội (ABcD); Tế bào 2 sẽ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội (AaBb).

     - Do vậy, → Đáp án D.

     - A sai. Vì hai tế bào này có bộ NST được kí hiệu khác nhau cho nên chúng không thể cùng loài.

     - C sai. Vì tế bào 2 đang nguyên phân cho nên 2 tế bào con sẽ có kiểu gen giống nhau.


Câu 139:

Ở chuột, alen A quy định di chuyển bình thường trội hoàn toàn so với alen đột biến a quy định chuột nhảy van, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Khi lai dòng chuột thuần chủng có khả năng di chuyển bình thường với dòng chuột nhảy van (P), ở F1 người ta thu được một con chuột nhảy van. Giả sử chuột nhảy van được hình thành từ một trong hai cơ chế sau:

(1) Giao tử mang đột biến alen A thành alen a của dòng bình thường kết hợp tin với giao tử bình thường mang alen a của dòng chuột nhảy van.

(2) Giao tử mang đột biến mất đoạn chứa alen A của dòng bình thường kết hợp với giao tử bình thường mang alen a của dòng chuột nhảy van.

     Bằng phương pháp nghiên cứu nào sau đây có thể phát hiện được cơ chế hình thành chuột nhảy van ở F1?

Xem đáp án

Đáp án D. Vì trong 4 phương pháp mà bài toán đưa ra thì chỉ có phương pháp làm tiêu bản tế bào học để quan sát bộ nhiễm sắc thế F. thì sẽ phân biệt được đột biến mất đoạn NST với đột biến gen. Nếu đột biến mất đoạn NST thì sẽ làm thay đổi độ dài của đoạn NST bị mất. Nếu đột biên gen thì không làm thay đổi độ dài của NST.


Câu 140:

Mèo bình thường có tai không cong. Tuy nhiên, ở một quần thể kích thước lớn người ta tìm thấy một con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Con đực này được lai với 20 con cái từ cùng quần thể. Sự phân ly kiểu hình ở đời con của mỗi phép lai này đều là 1 con đực tai cong: 1 con đực tai bình thường: 1 con cái tai cong: 1 con cái tại bình thường. Biết tính trạng do một gen quy định và không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể. Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với dữ liệu trên?

(1) Nhiều khả năng tính trạng tai cong là tính trạng trội và con đực tai cong là dị hợp tử.

(2) Sự xuất hiện con mèo tai cong đầu tiên trong quần thể có thể do di cư từ quần thể khác đến.

(3) Nhiều khả năng các con mèo cái trong quần thể đều có kiểu gen dị hợp. 

(4) Cho các cá thể tai cong ở đời con giao phối với nhau và quan sát kiểu hình ở đời con, ta có thể xác định chính xác tính trạng tai cong là trội hay lặn.

Xem đáp án

     Có 3 kết luận đúng, đó là (1), (2), (4) → Đáp án A.

     (1) đúng. Vì nếu là đột biến lặn thì thế đột biến có kiểu gen aa, khi lại với các cá thể không đột biến (A-) sẽ cho đời con với tỉ lệ kiểu hình là 100% bình thường hoặc 1 bình thường: 1 đột biến.

     (2) đúng. Vì tai cong có thể do di cư từ quần thể khác tới.

     (3) sai. Vì ở một quần thể bất kì thì các cá thể có kiểu hình kiểu hoang dại thường mang kiểu gen đồng hợp.

     (4) đúng. Vì khi cho lai thì đến đời F, sẽ có sự phân li kiểu hình và kết quả sẽ chính xác hơn.


Câu 141:

Mèo bình thường có tai không cong. Tuy nhiên, ở một quần thể kích thước lớn người ta tìm thấy một con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Con đực này được lai với 20 con cái từ cùng quần thể. Sự phân ly kiểu hình ở đời con của mỗi con cái trong các phép lai này đều là 1 con tai cong: 1 tin con tại bình thường. Biết một gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể. Trong các giả thuyết sau đây, những giả thuyết nào có thể dùng để giải thích sự xuất hiện của con mèo đực tai cong trong quần thể là phù hợp hơn cả?

(1) Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể do đột biến gen lặn thành gen trội.

(2) Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể do di cư từ quần thể khác đến.

(3) Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể là do sự mềm dẻo kiểu hình. 

(4) Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể do đột biến gen trội thành gen lặn.

Xem đáp án

Đáp án A.

     (1) và (2) đúng.

     (3) sai. Vì nếu thường biến (mềm dẻo kiểu hình) thì tất cả các cá thể đều mềm dẻo kiểu hình chứ không thể chỉ xuất hiện ở 1 cá thể riêng lẻ.

     (4) sai. Vì nếu là đột biến lặn thì mèo tai cong có kiểu gen aa. Khi đó mèo aa lai với các mèo bình thường (A-) thì đời con sẽ có kiểu hình là 100% bình thường hoặc 50% bình thường và 50% tai cong.


Câu 143:

Một cơ thể thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, cơ thể này dị hợp tử về tất cả các gen. Giả sử khi giảm phân tạo giao tử, trong mỗi tế bào ở kì đầu giảm phân I chỉ xảy ra trao đổi chéo ở nhiều nhất là một cặp nhiễm sắc thế và nếu có trao đổi chéo thì chỉ xảy ra tại một điểm cố định trên mỗi cặp nhiễm sắc thể. Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ cơ thể trên là: 
Xem đáp án

     - Trên mỗi cặp NST, nếu không có trao đổi chéo thì tạo ra 2 loại giao tử, nếu chỉ có trao đổi chéo tại 1 điểm thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử.

     - Loài này có 2n = 14, gồm có 7 cặp NST.

     - Do đó ở những tế bào chỉ có trao đổi chéo 1 điểm xác định tại cặp số 1 thì sẽ có số loại giao tử=4 x 2 × 2 × 2 × 2 × 2 × 2 =

     - Có 7 cặp NST, cho nên sẽ có 7 trường hợp (trao đổi chéo 1 điểm tại cặp 1; trao đổi chéo 1 điểm tại cặp 2, trao đổi chéo 1 điểm tại cặp 3, ... trao đổi chéo 1 điểm tại cặp 7).

     → Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ cơ thể trên là = 7 x  = 1792.

     → Đáp án B.


Câu 145:

Trong quá trình sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ cho đời con. 
Xem đáp án

- Trong quá trình giảm phân, các NST xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo cho nên cấu trúc của các crômatit bị thay đổi → NST ở đời con bị thay đổi so với đời bố mẹ. Nhân của hợp tử được tạo ra do kết hợp giữa nhân của giao tử đực với nhân của giao tử cái cho nên nhân của tế bào ở đời con có những sai khác nhất định so với nhân của tế bào cơ thể bố mẹ.

     - Bố mẹ không truyền đạt cho con các tính trạng có sẵn cho nên tính trạng cơ thể bố mẹ không được truyền nguyên vẹn cho đời con.

     - Theo quy luật phân li, các alen trong mỗi cặp phân li với nhau và đi về một giao tử, mỗi giao tử mang nguyên vẹn một alen của mỗi cặp.

     - Qua thụ tinh thì alen của giao tử đực kết hợp với alen tương ứng của giao tử cái tạo ra hợp tử có alen tồn tại theo từng cặp. Như vậy alen là đơn vị di truyền được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ sang đời con. → Đáp án C.


Câu 146:

Màu lông ở trâu do một gen quy định. Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất một nghé trắng (3), đẻ lần thứ hai một nghé đen (4). Con nghé đen lớn lên giao phối với một trâu đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Kiểu gen của 6 con trâu nói trên theo thứ tự là: 
Xem đáp án

     (6) màu trắng (4) và (5) đều có kiểu gen Aa

     (4) Aa  (2) có kiểu gen Aa

     Theo bài ra ta có: aa (1) x Aa(2)  aa(3) và Aa (4)

Aa(4) x Aa(5)  aa(6)

     → Đáp án A.


Câu 147:

Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?

Xem đáp án

Trong các thí nghiệm lai giống trong bài thực hành Sinh học 12 thì phải là các phép lai cùng loài;

     Phép lai ở phương án B là lai khác loài nên B sai. → Đáp án đúng là B.


Câu 148:

Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:

- Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu;

- Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.

 Kiểu gen của cây (P) là 

Xem đáp án

Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR chỉ cho 1 loại giử abh mà thu được các cây lại có 50% số cây hạt có màu nên P phải cho giao tử AB- với tỉ lệ 0,5 (dị hợp 1 cặp gen). (1) 

     Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr chỉ cho 1 loại giao tử aBr mà cây lại có 25% (1/4) số cây hạt có màu. → Kiểu gen P phải cho giao tử A-R với tỉ lệ = 0,25 (dị hợp 2 cặp gen). (2)

     Từ 1 và 2 = P có KG AaBBRr. → Đáp án A.


Câu 150:

Ở một loài thực vật có 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của loài là 
Xem đáp án

Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong giao tử. Loài này có bộ NST 2n = 24 cho nên trong mỗi giao tử chỉ có 12 NST. → Đáp án B.


Câu 151:

Khi nói về hoán vị gen, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận trên thì kết luận B là không đúng. Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân của sinh sản hữu tính và cả trong nguyên phân. Trong nguyên phân, vào kì đầu các cromatit tiếp hợp vào trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen


Câu 152:

Cho biết hai gen A và B cùng nằm trên một cặp NST và cách nhau 40cM.

Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AbaB tiến hành giảm phân, theo lí thuyết sẽ tạo ra loại giao tử Ab với tỉ lệ 

Xem đáp án

     - Một tế bào sinh tinh giảm phân nếu không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử, nếu có hoán vị thì sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1 (mỗi loại 25%)

     - Khoảng cách giữa hai gen A và B = 40cM, có nghĩa là tần số hoán vị giữa hai gen A và B là 40%. Khi tần số hoán vị 40% thì có nghĩa là khi giảm phân sẽ có 80% số tế bào có hoán vị, 20% số tế bào không hoán vị. Ở bài toán này, bài ra cho 1 tế bào, như vậy sẽ có 2 khả năng: Tế bào này có hoán vị hoặc không có hoán vị.

     - Như vậy, tế bào sinh tinh có kiểu gen AbaB giảm phân không có hoán vị thì sẽ tạo ra loại giao tử Ab với tỉ lệ 50%. Giảm phân có hoán vị thì sẽ tạo ra giao tử Ab với tỉ lệ 25%. → Đáp án B.


Câu 153:

Trong quá trình giảm phân của 1 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen  AbaB hoán vị gen xảy ra giữa a len A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:

Xem đáp án

Một tế bào sinh tinh dị hợp 2 cặp gen giảm phân, nếu không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử, nếu có hoán vị thì sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1 (mỗi loại 25%). → Đáp án A.


Câu 154:

Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen ADad đã xảy ra HVG giữa alen D và d với tần số 18 %. Tính theo lí thuyết cứ 1000 tế bào sinh tinh của thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra HVG giữa D và d là:

Xem đáp án

Tần số hoán vị = 18 % thì số tế bào có hoán vị = 18 % × 2 = 36 %.

     Số tế bào xảy ra hoán vị gen = 36% ×1000 = 360.

     Số tế bào không xảy ra hoán vị gen = 1000–360 = 640.

     → Đáp án C.


Câu 155:

Xét tổ hợp gen AbaBDd, nếu tần số hoán vị gen là 20% thì tỉ lệ các loại

giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là

Xem đáp án

Tổ hợp gen AbaBDd có tần số hoán vị 20% thì:

AB D = AB d = ab D = ab d = 0.1 x 0.5 = 0.05 → Đáp án A.


Câu 156:

Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, hãy chọn kết luận đúng. 

Xem đáp án

Trong 4 kết luận nói trên thì chỉ có kết luận C đúng.

     Các kết luận khác sai ở chỗ:

     - Gen nằm trên đoạn không tương đồng của Y thì không có alen trên X nên ở giới XY, gen chỉ có ở dạng đơn gen nằm trên Y mà không bao giờ tồn tại thành cặp.

     - Gen nằm trên đoạn không tương đồng của X thì không có alen trên Y nhưng ở giới XX, gen luôn tồn tại thành cặp tương đồng. Vì hai NST giới tính X tương đồng với nhau, có gen trên NST X này thì cũng có gen tương ứng trên NST X kia.

     - Đoạn không tương đồng của NST giới tính X có nhiều gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới tính Y. Ở người, bệnh mù màu, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định.


Câu 157:

Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận nói trên thì chỉ có kết luận D không đúng (Đáp án là D) vì đoạn không tương đồng của NST giới tính X có nhiều gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới tính Y. Ở người, bệnh mù màu, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định

     Các kết luận khác đều đúng.


Câu 158:

Ở đời con của phép lai nào sau đây, tỷ lệ kiểu hình ở giới đực khác với tỉ lệ kiểu hình ở giới cái?

Xem đáp án

Muốn biết chính xác thì chúng ta viết sơ đồ lai của từng phép lai.

     - Ở phép lai A, đời con có 100% cá thể mang kiểu hình trội nên tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là giống nhau.

     - Ở đời con của phép lai B, tỉ lệ kiểu hình của hai giới là giống nhau và = 1:1. Ở phép lai C, đời con có 100% cá thể mang kiểu hình lặn nên tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là giống nhau.

     - Ở đời con của phép lai D, kiểu hình lặn chỉ có ở giới XY → tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác với ở giới cái → Đáp án D đúng.


Câu 159:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai nào sau đây, ở giới đực và giới cái đều có tỉ lệ kiểu hình giống nhau?

Xem đáp án

Muốn biết chính xác thì chúng ta viết sơ đồ lai của từng phép lại. Ta chỉ quan tâm tới cặp gen nằm trên NST giới tính. (B,b)

     -  Ở đời con của phép lai A, Cá thể XBY luôn cho giao tử XB nên đời con giới XX đều có kiểu hình trội XB còn cá thể XBX cho giao tử X nên đời con có kiểu hình lặn XY. Tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là khác nhau.

     - Ở phép lai C, Cá thể XBY luôn cho giao tử XB nên đời con giới XX đều có kiểu hình trội XB còn cá thể XX cho giao tử X nên đời con giới XY có kiểu hình lặn XY. Tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là khác nhau.

     - Ở phép lai D, Cá thể XBY luôn cho giao tử XB nên đời con giới XX đều có kiểu hình trội XB còn cá thể XBX cho giao tử X nên đời con giới XY có kiểu hình lặn XY. Tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là khác nhau.

     - Ở phép lai B, đời con có 100% cá thể mang kiểu hình lặn (bb) nên tỉ lệ kiểu hình ở hai giới là giống nhau. → Đáp án B đúng.


Câu 160:

Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?

Xem đáp án

Câu A sai, vì các tế bào của cơ thể được nguyên phân từ hợp tử sẽ có đầy đủ bộ NST của hợp tử. Do đó các tế bào sinh dưỡng cũng có NST giới tính.

     Câu B sai, vì trên nhiễm sắc thể giới tính ngoài các gen quy định giới tính của cơ thể còn có các gen quy định các tính trạng thường (gọi là hiện tượng di truyền liên kết với giới tính)

     Câu C sai, vì tùy từng loài. Ví dụ ở gà thì XX là gà trống.

     - Kết luận D đúng (được trình bày trong SGK sinh học 12). → Chọn đáp án D. 


Câu 161:

Xét các ví dụ sau đây:

(1) Người bị bệnh bạch tạng kết hôn với người bình thường thì sinh con có thể bị bệnh hoặc không.

(2) Trẽ em bị bệnh phêninkêtô niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẽ có thể phát triển bình thường.

(3) Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp il alda khớp, suy thận,...

(4) Người bị hội chứng AIDS thì thường bị ung thư, tiêu chảy, lao, viêm phổi,... 

(5) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của môi trường đất.

(6) Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định có tóc bình thường, kiểu gen Aa quy định hói đầu ở nam và không hói đầu ở nữ.

Trong 6 ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?

Xem đáp án

     - Sự mềm dẻo kiểu hình là sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau. Sự mềm dẻo kiểu hình có được là nhờ sự tự điều chỉnh của kiểu gen giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

     - Trong 6 ví dụ trên chỉ có 2 ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình là ví dụ (2) và (5). → Chọn đáp án B.


Câu 162:

Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng? 

Xem đáp án

     - Tập hợp các kiểu hình khác nhau của mọt kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng. Mức phản ứng do kiểu gen quy định, được di truyền và không phụ thuộc vào môi trường → A, D đúng.

     - Ở các giống thuần chủng các cá thể có kiểu gen giống nhau nên có mức phản ứng giống nhau → C đúng.

     - Ở các loài sinh sản vô tính, kiểu gen của các cá thể con giống kiểu thể mẹ do đó các cá thể con có mức phản ứng giống cá thể mẹ → B sai.

     → Chọn đáp án B.


Câu 163:

Ở cừu, gen A nằm trên NST thường quy định có sừng, a quy định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F.. Nếu cho các cừu cái F, giao phối với cừu đực không sừng, theo lí thuyết thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là?

Xem đáp án

     P. cừu đực không sừng (aa) x (AA) cừu cái có sừng

     F1:                            Aa

     Cừu cái giao phối với cừu đực không sừng

          Aa x aa → Ở đời con có 1Aa, 1aa.

     Ở giới cái có 100% có không sừng, ở giới đực có 50% số con có sừng, 50% số con không sừng.

     Vì tỉ lệ đực: cái = 1:1 nên tỉ lệ kiểu hình của tất cả đời con là

         50 có sừng: 150 không sừng = 25% có sừng : 75% không sừng. → Đáp án B.


Câu 164:

Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Mức phản ứng là tập hợp tất cả các kiểu hình của cùng một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định và chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường sống. Đáp án B.

     - Các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau, các tính trạng khác nhau có mức phản ứng khác nhau, mức phản ứng quy định giới hạn về năng suất. 


Câu 166:

Ở quy luật di truyền nào sau đây, gen không di truyền theo quy luật phân li của Menđen? 
Xem đáp án

Quy luật phân li của Menđen là quy luật di truyền cơ bản của tất cả các quy luật khác. Khi gen nằm trên NST, do cặp NST phân li trong giảm phân nên gen sẽ di truyền theo quy luật phân li của Menden. quy luật di truyền liên kết giới tính, gen nằm trên NST giới tính cũng được phân li theo quy luật của Menden. 

     - Ở quy luật di truyền tương tác gen, gen cũng phân li theo quy luật của Menden. 

     - Ở quy luật di truyền hoán vị gen, gen cũng phân li theo quy luật của Menden.

     - Chỉ có trường hợp gen nằm ở tế bào chất thì do tế bào chất phân li không đều trong phân bào nên gen trong tế bào chất không được phân li đồng đều về các giao tử → Gen nằm ở tế bào chất thì không phân li theo quy luật Menden.

     → Đáp án A đúng.


Câu 167:

Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là

Xem đáp án

Trong quá trình phân bào, tế bào chất được phân chia không đều cho các tế bào con nên gen ngoài nhân không được phân chia đều trong phân bào

     Đáp án A đúng.

     Đáp án B sai vì gen ngoài nhân cũng có thể bị đột biến bởi tác nhân đột biến. 

     Đáp án C sai vì gen ngoài nhân tồn tại ở dạng đơn gen.

     Đáp án D sai vì gen ngoài nhân mã hóa cho protein tham gia cấu trúc ti thể,.


Câu 168:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật?

(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính. 

(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

Xem đáp án

     - Chỉ có phát biểu (4) đúng. Vì tất cả các NST (cho dù đó là NST thường hay NST giới tính) đều có thể bị đột biến về cấu trúc hoặc số lượng). → Đáp án C.

     - Phát biểu (1) sai. Vì nhiễm sắc thể giới tính có ở tất cả các tế bào trong cơ thể. Trong cùng một cơ thể, tất cả các tế bào sinh dưỡng đều được sinh ra từ một tế bào hợp tử nhờ quá trình nguyên phân. Do đó tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có bộ NST giống nhau.

   - Phát biểu (2) sai. Vì NST giới tính không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định một số tính trạng không phải giới tính. Ví dụ ở người, trên NST giới tính X mang gen quy định bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.

     - Phát biểu (3) sai. Vì ở các loài chim, hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY sẽ phát triển thành con cái

Câu 169:

Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?

Xem đáp án

Theo các kết quả nghiên cứu về cặp NST quy định giới tính thì ở các loài Chim, bướm tằm, con đực có cặp NST giới tính XX và con cái có cặp NST giới tính XY. → Đáp án C.


Câu 170:

Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuổi và mõm có lông đen. Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng này, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước; tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết quả đúng trong các kết luận sau đây? 

(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở các đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.

(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.

(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin

(4) Khi buộc cục nước đá vào từng lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.

Xem đáp án

     - Trong các kết luận nói trên thì có 3 kết luận đúng là (1), (2), (3)

     → đáp án C.

     - Kết luận (4) sai. Vì bài ra cho biết các tế bào của cùng một cơ thể, có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau. Điều đó chứng tỏ không có đột biến xảy ra. Mặt khác trong thực tế, nhiệt độ của nước đá không đủ để gây ra đột biến, và nếu có đột biến thì cũng không thể làm cho tất cả các tế bào ở vùng được buộc cục đá bị đột biến làm đồng loạt xuất hiện màu lông đen được.


Câu 171:

Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?

(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc. 

(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ

lông thưa màu vàng hoặc xám

(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phê, khe mắt xếch, lưỡi dày. 

(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường đất

Xem đáp án

     - Thường biến là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen trước các tác động khác nhau của môi trường. 

     - Các trường hợp (1), (2) và (4) đều thuộc thường biến.

     - Trường hợp (3) không phải là thường biến vì không thể hiện sự thay đổi của kiểu hình trước các tác động của môi trường.

      Đáp án A.


Câu 172:

Trong điều kiện không xảy ra đột biến, khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Phát biểu A sai. Vì hình thức sinh sản sinh dưỡng sinh ra các cá thể con có kiểu gen hoàn toàn giống nhau. Các cá thể có kiểu gen giống nhau thì có mức phản ứng giống nhau. → Đáp án A.

     - Các phát biểu B, C, D đều đúng.


Câu 173:

Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Phát biểu A đúng. Vì mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen. → Đáp án A.


Câu 174:

Một trong những đặc điểm của thường biến là

Xem đáp án

     Đáp án C. Vì thường biến xuất hiện đồng loạt ở tất cả các cá thể cùng loài, cùng sống trong một môi trường.

     - Phương án A sai là vì thường biến luôn có lợi cho sinh vật. 

     - Phương án B sai là vì thường biến chỉ phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể sinh vật.

     - Phương án D sai là vì thường biến không lien quan đến vật chất di truyền nên không di truyền được cho đời sau.


Câu 175:

Cho các bước sau (1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen (2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng (3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước lần lượt như sau 
Xem đáp án

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ta cần phải tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, sau đó mang đi trồng trong những điều kiện môi trường khác nhau. Tập hợp các kiểu hình của các cá thể có kiểu gen giống nhau chính là mức phản ứng của kiểu gen đó.


Câu 176:

Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

     - Trong các phát biểu nói trên, phát biểu A đúng. Vì ở trên vùng tương đồng thì gen tồn tại thành cặp alen. → Đáp án A.

     - Phát biểu C sai. Vì ở giới XX, gen luôn tồn tại thành cặp alen.

     - Phát biểu D sai. Vì ở giới XY, gen không tồn tại thành cặp.


Câu 177:

Chứng bạch tạng là do thiếu melanin trong các tế bào da, đặc biệt là các tế bào chân lông. Sự tổng hợp các sắc tố này qua hai phản ứng. 

     Phản ứng 1: Chất tiền thân P biến đổi thành tirozin dưới tác dụng của E1

     Phản ứng 2: tirozin biến thành melanin dưới tác dụng của E2

     Khi phân tích tế bào chân tóc của 2 cá thể A (nam) và B (nữ) đều bị bạch tạng tóc của A và B vào dung dịch có tirozin thì tóc của B có màu đen melanin còn của người ta thấy chúng đều có chất tiền thân P. Nhưng khi nhúng chân một số sợi của A thì không.

Biết rằng E1E2 là sản phẩm sinh tổng hợp của các gen trội nằm trên các NST khác nhau, các gen lặn đột biến không tạo ra enzim. Dự đoán nào sau đây đúng? 

Xem đáp án

     - Sơ đồ phản ứng sinh hoá phản ánh sự hình thành tính trạng màu tóc được mô tả như sau:

E1               E2

     Tiền chất P → tirozin → meladin.

     - Cả hai người này đều bị bạch tạng chứng tỏ sẽ thiếu 2 loại enzim E1 và E, hoặc chỉ thiếu 1 loại enzim trong 2 loại này.

     - Người ta nhúng chân một số sợi tóc của A và B vào dung dịch có tirozin thì tóc của B có màu đen melanin còn của A thì không. Điều này chứng tỏ người B có enzim E2 (enzim E2 làm nhiệm vụ chuyển hoá tirozin → meladin ), Người A không có enzim E2. → C đúng.


Câu 178:

Quá trình tổng hợp sắc tố ở cánh hoa của một loài thực vật do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp NST khác nhau quy định, trong kiểu gen nếu có cả A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Dự đoán nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

     Theo bài ra thì A-B- quy định hoa đỏ;

A-bb, aaB-, aabb quy định hoa trắng.

     A sai. Vì F1 có kiểu gen AaBb, F2 sẽ có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng.

     B sai. Vì cây hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen (AaBb) tự thụ phấn thu được F1 thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về 1 trong 2 cặp gen ở F1 sẽ có 2AABb, 2aaBb, 2AaBB, 2Aabb = 8 tổ hợp. → Chiếm tỉ lệ = 8/16 = 50%.

     C đúng. Vì cây hoa đỏ (P) giao phấn với cây hoa trắng thu được đời con có cả cây hoa trắng và cây hoa đỏ chứng tỏ cây hoa đỏ (P) có ít nhất 1 cặp gen dị hợp. Nếu cây hoa đỏ (P) đồng hợp (AABB) thì đời con có 100% cây hoa đỏ chứ không thể có cây hoa trắng.


Câu 179:

Ở ngô, có 3 cặp gen (Aa; Bb; Dd) thuộc các NST khác nhau, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho hạt có màu đỏ; kiểu gen có mặt A và B nhưng vắng mặt gen D cho kiểu hình vàng, các kiểu gen còn lại đều cho hạt màu trắng. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) P: AaBbDd × AabbDd tạo ra theo lí thuyết, tỉ lệ hạt màu trắng ở  là 0,625.

(2) Có tất cả 15 kiểu gen quy định kiểu hình trắng.

(3) P: AABBdd × AAbbDD, tạo ra ,  tự thụ phấn thu được  có tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.

(4) P: AABBDD x aabbDD, tạo ra ,  tự thụ phấn thu được  có tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 7 trắng.

Xem đáp án

D sai. Vì 2 cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau thì đời con không thể thu được tỉ lệ kiểu hình 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

Vì:

     - Nếu lai giữa cây AAbb với aaBB thì đời con có 100% cây hoa đỏ.

     - Nếu lai giữa cây AAbb với aaBb thì đời con có 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng. 

     - Nếu lai giữa cây AAbb với aabb thì đời con có 100% cây hoa trắng.

     - Nếu lai giữa cây Aabb với aaBB thì đời con có 50% cây hoa đỏ : 50% cây hoa trắng. 

     - Nếu lai giữa cây Aabb với aaBb thì đời con có 25% cây hoa đỏ : 75% cây hoa trắng. 

     - Nếu lai giữa cây Aabb với aaab thì đời con có 100% cây hoa trắng. 

     - Nếu lai giữa cây aaBB với aabb thì đời con có 100% cây hoa trắng. 

     - Nếu lại giữa cây aaBB với aaBb thì đời con có 100% cây hoa trắng. 


Câu 180:

Bảng sau đây cho biết một số thông tin về sự di truyền của các gen trong tế bào nhân thực của động vật lưỡng bội:

Cột A

Cột B

1. Hai alen của một gen trên một cặp nhiễm sắc thể thường

 

a. phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

2. Các gen nằm trong tế bào chất

 

b. thường được sắp xếp theo một trật t nhất định và di truyền cùng nhau tạo thành một nhóm gen liên kết.

3. Các alen lặn ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X

 

c. thường không được phân chia đồng đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào.

 

4. Các alen thuộc các lôcut khác nhau trên một nhiễm sắc thể

d. phân li đồng đều về các giao tử trong quá trình giảm phân.

 

5. Các cặp alen thuộc các lôcut khác nhau trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau

 

e. thường biểu hiện kiểu hình ở giới dị giao tử nhiều hơn ở giới đồng giao tử

 

     Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?

Xem đáp án

Theo bài ra ta có kí hiệu kiểu gen là:

     A-B-D- quy định hạt màu đỏ;

     A-B-dd quy định hạt vàng;

     Các kiểu gen còn lại quy định hạt trắng.

     (1) đúng. Vì: AaBbDd × AabbDd tạo ra F1.

     Tỉ lệ hạt màu đỏ (A-B-D-) ở F1=34×12×34=932.

     Tỉ lệ hạt màu vàng (A-B-dd) ở F1=34×12×14=332.

     → Tỉ lệ hạt trắng =1932332=2032=0,625

     (2) đúng. Vì tất cả có 27 kiểu gen, trong đó có 8 kiểu gen quy định hạt đỏ, 4 kiểu gen quy định hạt vàng.

     → Số kiểu gen quy định hạt trắng = 27 - 8–4 = 15.

     (Có 8 kiểu gen quy định hạt đỏ, vì A-B-D- sẽ có 8 kiểu gen; Có 4 kiểu gen quy định hạt vàng, vì A-B-dd sẽ có 4 kiểu gen).

     Có tất cả 15 kiểu gen quy định kiểu hình trắng.

     (3) đúng. Vì AABBdd × AAbbDD, tạo ra F1 có kiểu gen AABbDd. F. tự thụ phấn thu được F2 có kí hiệu kiểu gen gồm 9A-B-D-, 3A-B-dd; 3A-bbD-, 1A-bbdd.

     Vì A-B-D- quy định hạt đỏ → 9 hạt đỏ;

     A-B-dd quy định hạt vàng → 3 vàng;

     A-bbD- và 1A-bbdd quy định hạt trắng → 4 hạt trắng.

     → Tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 3 vàng :4 trắng.

     (4) đúng. Vì AABBDD × aabbDD, tạo ra F1 có kiểu gen AaBbDD. F. tự thụ phấn thu được F2 có kí hiệu kiểu gen gồm 9A-B-D-, 3A-bbD-; 3aaB-D-, laabbD-.

     Vì A-B-D- quy định hạt đỏ → 9 hạt đỏ;

     3A-bbD-; 3aaB-D-, laabbD- quy định hạt trắng → 7 hạt trắng.

     → Tỉ lệ kiểu hình là 9 đỏ : 7 trắng.

     Như vậy cả 4 phương án đều đúng. → Đáp án D.


Câu 182:

Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào

Xem đáp án

     - A sai. Vì nếu các gen cùng nằm trên 1 cặp NST thì liên kết với nhau.

     - B sai. Vì các gen khác nhau thì sẽ có số lượng, thành phần, trình tự nucleotit khác nhau.

     - C đúng. Vì mỗi gen chỉ biểu hiện ở một giai đoạn nhất định, theo những cơ chế khác nhau.

     - D sai. Vì nếu các gen này nằm trên các NST khác nhau thì không tạo thành nhóm gen liên kết.

     → Đáp án C.


Câu 183:

Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 184:

Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

- Đáp án C đúng. Nguyên nhân là vì ở các quần thể tự thụ phấn thì tỉ lệ dị hợp giảm dần và sau nhiều thế hệ thì tỉ lệ dị hợp tiến tới = 0 nên quần thể chủ yếu chỉ gồm các dòng thuần chủng. 

     - Phương án A sai. Vì đối với giống có kiểu gen đồng hợp (thuần chủng), khi tiến hành tự thụ phấn không gây ra thoái hóa giống. Chỉ có giống dị hợp mới dẫn tới thoái hóa giống.

     - Phương án B sai. Vì quá trình tự thụ phấn không làm thay đổi tần số alen của quần thể mà chỉ làm tăng tỉ lệ kiêu gen đồng hợp.

     - Phương án D sai. Vì quần thể giao phấn ngẫu nhiên có tính đa dạng di truyền cao hơn quần thể tự thụ phấn.


Câu 185:

Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D. Vì quá trình ngẫu phối làm cho quàn thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nên không làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen.


Câu 186:

Hai loại enzim được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là 

Xem đáp án

Trong kĩ thuật chuyển gen, cần phải sử dụng enzim cắt (restritaza) để cắt gen cần chuyển và mở vòng plasmid và sử dụng enzim nối (ligaza) để nối gen cần chuyển vào plasmid để tạo ADN tái tổ hợp. →Đáp án B.


Câu 187:

Hai phương pháp nào sau đây sẽ tạo ra được giống mới mang bộ NST lưỡng bội của hai loài.

Xem đáp án

Trong 4 phương pháp nêu trên thì chỉ có lai xa kèm theo đa bội hóa và phương pháp dung hợp tế bào trần mới tạo được giống có bộ NST song nhị bội (bộ NST lưỡng bội của hai loài). Các phương pháp khác không thể tạo ra thể song nhị bội. → Đáp án C.


Câu 188:

Người ta tiến hành cấy truyền một phôi cừu có kiểu gen AAbb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển thành 10 cá thể. Cả 10 cá thể này

Xem đáp án

Phương pháp nhân giống bằng cấy truyền phôi cho phép tạo ra được các cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau, giới tính hoàn toàn giống nhau. Do vậy:

     - 10 cá thể cừu nói trên được sinh ra từ một phôi nên chúng có giới tính giống nhau, vì vậy không giao phối được với nhau.

     - Chúng có kiểu gen giống nhau nên có mức phản ứng giống nhau → Đáp án B đúng.

     - Các cá thế cừu này có kiểu gen giống nhau nhưng kiểu hình thì có thể không hoàn toàn giống nhau vì kiểu hình còn phụ thuộc vào tác động của môi trường.


Câu 189:

Quy trình chuyển gen sản sinh prôtêin của sữa người vào cừu tạo ra cừu chuyển gen gồm các bước:

     1. tạo vectơ chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu.

     2. chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen.

     3. nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo.

     4. lấy nhân tế bào chuyển gen rồi cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân.

     5. chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.

     Thứ tự các bước tiến hành

Xem đáp án

Để chuyến gen thì phải thực hiện: tạo vectơ chứa gen người và chuyến vào tế bào xôma của cừu. Sau đó nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo và chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen. Sau đó lấy nhân tế bào chuyển gen cho vào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân. Sau đó chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu để phôi phát triển thành cơ thể.

     Như vậy thứ tự đúng là 1 → 3 →24→5 →Đáp án C đúng.


Câu 190:

Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDdEE thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa tạo thành các dòng lưỡng bội thuần chủng. Tối đa sẽ tạo ra được bao nhiêu dòng thuần chủng từ cây nói trên?

Xem đáp án

- Cứ mỗi loại hạt phấn sẽ tạo nên một dòng lưỡng bội thuần chủng. Cây có kiểu gen AabbDdEE (có 2 cặp gen dị hợp) tạo ra 4 loại hạt phấn, do đó sẽ tạo nên 4 dòng lưỡng bội thuần chủng. → Đáp án D đúng.

     - Kiểu gen của các dòng thuần chủng này là:

     Từ loại giao tử AbDE sẽ tạo nên dòng thuần chủng có kiểu gen AAbbDDEE.

     Từ loại giao tử AbdE sẽ tạo nên dòng thuần chủng có kiểu gen AAbbddEE.

     Từ loại giao tử abDE sẽ tạo nên dòng thuần chủng có kiểu gen aabbDDEE.

     Từ loại giao tử abdE sẽ tạo nên dòng thuần chủng có kiểu gen aabbddEE.


Câu 191:

Xét các quá trình sau:

1- Tạo cừu Dolli.

3- Tạo giống bông kháng sâu hại.

 

2- Tạo giống dâu tằm tam bội.

4- Tạo chuột bạch có gen của chuột cống.

 

Những quá trình nào thuộc ứng dụng của công nghệ gen? 

Xem đáp án

Công nghệ gen cho phép chuyển gen từ loài này sang loài khác. Vì vậy tạo

giống bông kháng sâu hại và tạo chuột bạch có gen của chuột cống là những thành tựu do ứng dụng công nghệ gen → Đáp án B.


Câu 192:

Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, các thao tác được thực hiện theo trình tự:

Xem đáp án

ADN tái tổ hợp là phân tử ADN được tạo ra bằng cách gắn gen cần chuyển với thể truyền (thể truyền là plasmid hoặc virut). Để tạo được 1 phân tử ADN tái tổ hợp thì trước hết phải tách ADN ra khỏi tế bào cho và tách thể truyền ra t khỏi vi khuẩn. Sau đó dùng enzim restritaza để cắt gen cần chuyển và mở vòng plasmid. Tiếp sau đó dùng enzim ligaza để nỗi gen cần chuyển vào plasmid tạo ra ADN tái tổ hợp và cuối cùng là chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

     → Phương án D đúng.


Câu 193:

Khi lai khác dòng thì con lai F1 có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng để nhân giống bằng phương pháp hữu tính vì.

Xem đáp án

Con lai F1 có kiểu gen dị hợp, do đó nó có ưu thế lai cao, cho năng suất cao. Tuy nhiên, người ta không dùng giống có ưu thế lai để nhân giống vì khi nhân giống thì đời con sẽ phát sinh biến dị tổ hợp làm cho tỷ lệ dị hợp giảm dần và xuất hiện các đồng hợp lặn gây hai nên giống sẽ giảm năng suất.

     Vậy đáp án B đúng.


Câu 194:

Để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải sử dụng gen đánh dấu. Trước khi tạo ra ADN tái tổ hợp, gen đánh dấu đã được gắn sẵn vào 
Xem đáp án

Trong công nghệ gen, gen đánh dấu được gắn sẵn vào thể truyền để trong phân tử ADN tái tổ hợp có gen đánh dấu. Gen đánh dấu không thể gắn vào enzim restritaza vì gen có bản chất là ADN còn enzim có bản chất là prôtêin.

     → Đáp án D đúng.


Câu 195:

Cho các bước lại tế bào sinh dưỡng trong công nghệ tế bào thực vật: (1) Cho các tế bào trần của hai loài vào môi trường đặc biệt để chúng dung hợp với nhau. (2) Đưa tế bào lại vào môi trường nuôi cấy đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài. (3) Loại bỏ thành xenlulozơ của tế bào. Trình tự đúng của các bước là: 
Xem đáp án

Để lại tế bào sinh dưỡng của 2 loài thực vật thì trước hết phải loại bỏ thành xenlulozơ để tế bào trở thành tế bào trần, sau đó cho tế bào trần vào trong môi trường đặc biệt để tế bào trần xảy ra dung hợp (nếu ở môi trường bình thường thì sẽ rất khó xảy ra sự dung hợp tế bào). Sau khi hình thành được tế bào lai thì phải nuôi tế bào lai trong môi trường đặc biệt để tế bào phát triển thành cơ thể trưởng thành. → Đáp án D.


Câu 196:

Từ một giống cây trồng ban đầu có thể tạo ra được nhiều giống cây trồng mới có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen nhờ áp dụng phương pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Nuôi cấy hạt phấn sẽ tạo ra các dòng tế bào đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hoá sẽ tạo được các dòng lưỡng bội thuần chủng. Trong 4 phương pháp nêu trên thì chỉ có phương pháp nuôi cấy hạt phấn mới mới tạo được dòng thuần chủng.

     → Đáp án A.


Câu 197:

Một phân tử ADN tái tổ hợp

Xem đáp án

Đáp án A đúng. Vì khi tạo ra một phân tử ADN tái tổ hợp thì chỉ sử dụng một loại enzim cắt để mở vòng plasmid và cắt gen cần chuyển ra khỏi ADN của tế bào cho. Việc sử dụng một loại enzim cắt sẽ tạo ra một mối cắt giống nhau, từ đó sẽ tạo ra các đầu nối giống nhau. Khi nối chỉ cần sử dụng & enzim nối ligaza để nối gen cần chuyển vào thể truyền.


Câu 198:

Ở các giống giao phấn, quá trình tự thụ phấn và giao phối cận huyết liên tục qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hoá giống. Nguyên nhân là vì sự tự thụ phấn và giao phối cận huyết đã làm cho

Xem đáp án

Thoái hoá giống là do tỉ lệ dị hợp giảm dần và xuất hiện các kiểu gen đồng hợp lặn có hại. → Đáp án C.

     Phương án A và B sai ở chỗ: “Xuất hiện các gen lặn có hại. Quá trình tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết không làm xuất hiện các gen lặn có hại (gen lặn có hại đã có sẵn trong quần thể giống) mà chỉ làm xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn biểu hiện thành kiểu hình có hại. 


Câu 199:

Con lại F, có ưu thế lai cao nhưng không dùng để làm giống vì

Xem đáp án

Không sử dụng con lai F1 để làm giống là vì nếu sử dụng làm giống thì ở đời con, tỉ lệ dị hợp giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tăng dần và xuất hiện các đồng hợp gen lặn biểu hiện thành kiểu hình có hại → Đáp án B.


Câu 200:

Tế bào trần là

Xem đáp án

Trong công nghệ tế bào thực vật, để lai tế bào sinh dưỡng của hai loài thì người ta làm mất thành tế bào để tạo ra tế bào trần, sau đó cho dung hợp tế bào trần của hai loài để tạo ra tế bào lại. → Đáp án B.


Câu 201:

Khi nói về vai trò của thể truyền plasmid trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Plasmid nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, là ADN vòng, mạch kép có khả năng tự nhân đôi, tồn tại độc lập trong tế bào và mang được gen cần chuyển. gen cần chuyển được gắn vào plasmid và được nhân lên trong tế bào vi khuẩn. Nếu không có plasmid thì gen cần chuyển không nhân lên trong tế bào vi khuẩn được.

     → Đáp án B.


Câu 202:

Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

     - Phương án B sai. Vì khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ.

     - Phương án C sai. Vì các con lai F1 có ưu thế lai luôn không được giữ lại làm giống (chúng có kiểu gen dị hợp nên nếu sử dụng làm giống sẽ gây thoái hóa giống) 

     - Phương án D sai. Vì khi lại giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng không cho con lại có ưu thế lai.

     - Chỉ có phương án A đúng → Đáp án A.


Câu 203:

Khi nói về thoái hóa giống, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

     - Thoái hóa giống có thể không biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng (2 dòng thuần giống nhau)

     - Thoái hóa giống được biểu hiện thấp nhất ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo. → Đáp án A.


Câu 204:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?

Xem đáp án

Trong các phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu D đúng.

     → Đáp án D.

     Các phát biểu khác sai ở chỗ:

     - Phát biểu A sai là vì ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo chứ không tăng dần.

     - Phát biểu B sai là vì có nhiều trường hợp lai khác dòng nhưng chưa hẳn đã có biểu hiện ưu thế lai.

     - Phát biểu C sai là vì các con lai F1 có ưu thế lai cao nhưng không được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu gen dị hợp nên khi dùng làm giống sẽ gây ra thoái hoá giống.


Câu 206:

Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Trong các phương pháp nói trên thì:

     - Lai khác dòng sẽ tạo ra con lai có kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen chứ không tạo ra dòng thuần chủng.

     - Sử dụng công nghệ gen chỉ cho phép chuyển gen chứ không tạo ra được dòng thuần. 

     - Lại tế bào xôma khác loài sẽ tạo ra dạng song nhị bội chứ không tạo ra dòng thuần chủng. Ví dụ lai tế bào xôma có kiểu gen AaBb với tế bào xôma có kiểu gen DdEe thì sẽ tạo ra tế bào lại có kiểu gen AaBbDdEe.

     - Nuôi cấy hạt phấn sẽ tạo nên dòng tế bào đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa sẽ tạo nên dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen. Ví dụ khi nuôi hạt phấn của cây có kiểu gen AaBb thì sẽ thu được 4 dòng đơn bội là dòng tế bào AB, dòng tế bào Ab, dòng tế bào aB, dòng tế bào ab. Tiến hành gây lưỡng bội hóa các dòng tế bào này thì sẽ thu được các dòng thuần chủng là:

     Dòng đơn bội AB sẽ trở thành dòng thuần chủng AABB.

     Dòng đơn bội aB sẽ trở thành dòng thuần chủng aaBB.

     Dòng đơn bội Ab sẽ trở thành dòng thuần chủng AAbb.

     Dòng đơn bội ab sẽ trở thành dòng thuần chủng aabb.

     Như vậy, đáp án D đúng.                


Câu 207:

Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là 

Xem đáp án

     - Phương án A đúng. Vì nuôi cấy mô cho phép tạo ra hàng nghìn mẫu mô có kiểu gen đồng nhất, từ đó nhân nhanh các giống cây quý hiếm.

     - Phương án B sai. Vì nuôi cấy mô không tạo ra được dòng thuần.

     - Phương án C sai. Vì nuôi cấy mô dựa trên cơ sở phân bào nguyên phân nên không làm phát sinh biến dị tổ hợp nên kiểu gen của cây con hoàn toàn giống cây mẹ.

     - Phương án D sai. Vì nuôi cấy mô tạo ra các cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống với cá thể mẹ nên cơ thể mới không có ưu thế lai so với cơ thể mẹ.


Câu 208:

Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này

Xem đáp án

Phương pháp trên được gọi là phương pháp cấy truyền phôi, khi đó các bò con sẽ:

     - Cùng giới tính (vì cùng 1 phôi ban đầu) nên không thể giao phối với nhau.

     - Có kiểu gen giống nhau, nhưng kiểu hình còn phụ thuộc vào sự tương tác với môi trường.

     - Sinh sản hữu tính bình thường.                                    

     → Qua đó suy ra chỉ có đáp án B thoả mãn.


Câu 209:

Bảng dưới đây là các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào và ứng dụng chủ yếu của mỗi phương pháp:

Phương pháp giải

Ứng dụng

 

1. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa

 

a. Tạo giống lai khác loài

 

2. Cấy truyền phôi ở động vật

 

b. Tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen

 

3. Lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật

 

c. Tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau

Trong số các tổ hợp ghép đôi giữa phương pháp tạo giống và ứng dụng của nó sau đây, tổ hợp nào đúng?

Xem đáp án

     - Phương pháp nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa sẽ tạo cơ thể lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen. → 1 ghép với b.

     - Phương pháp cấy truyền phôi ở động vật sẽ tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau. → 2 ghép với c.

     - Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng ở thực vật sẽ tạo ra giống lai khác loài. → 3 ghép với a.

     → Như vậy đáp án A thoả mãn.


Câu 210:

Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước: (1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp (2) Sử dụng enzim nổi đế gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp (3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt (4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào (5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận Thứ tự đúng của các bước trên là
Xem đáp án

Trong kĩ thuật chuyển gen, thử sự đúng là:

     Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào (4) → Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt (3) → Sử dụng enzim nổi đế gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp (2) → Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận (5) → Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp (1). → Đáp án B.


Câu 211:

Cho các thành tựu sau:

     (1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại.

     (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.

     (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp B-carôten trong hạt. 

     (4) Tạo giống dưa hấu tam bội.

     Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:

Xem đáp án

     -Trong các thành tựu mà đề bài đưa ra, có 2 thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là (2) và (4). → Đáp án D.

     - Thành tựu (1) và thành tựu (3) do công nghệ gen tạo ra

Câu 212:

Khi nói về vai trò của thể truyền plasmid trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Thể truyền plasmid làm nhiệm vụ đưa gen vào tế bào nhận. Gen cần chuyển được gắn kết với thể truyền để tạo nên ADN tái tổ hợp. Khi vào tế bào nhận, ADN tái tổ hợp sẽ nhân đôi độc lập với ADN của tế bào chủ. Sự nhân đôi độc lập này là do thể truyền có khả năng tự nhân đôi.

     Sự nhân đôi của thể truyền giúp cho gen cần chuyến được nhân lên trong tế bào nhận → Đáp án B.


Câu 213:

Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng? 

Xem đáp án

Phát biểu C sai. Vì con lai có ưu thế cao không được sử dụng để nhân giống. Vì con lại có kiểu gen dị hợp nên khi tiến hành nhân giống sẽ phát sinh biến dị tổ hợp làm thoái hóa giống. → Đáp án C.


Câu 214:

Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?

Xem đáp án

     - Cơ thể AabbDDEeGg có 3 cặp gen dị hợp nên sẽ tạo ra 8 loại giao tử. Mỗi loại giao tử sẽ tạo ra 1 dòng tế bào đơn bội.

     - Khi lưỡng bội hóa các dòng đơn bội thì mỗi dòng đơn bội sẽ tạo ra 1 dòng thuần chủng. → Số dòng thuần chủng = số dòng đơn bội.

    - Có 8 dòng thuần chủng. → Đáp án C.


Câu 216:

Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Trong các phương án mà bài toán đưa ra, phương án A không đúng. → Đáp án A.


Câu 217:

Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên

Xem đáp án

Đáp án B đúng.

Vì nuôi cấy mô, tế bào được dựa trên cơ sở sự phân bào nguyên phân và biệt hóa của tế bào. Chứ không dựa vào cơ chế giảm phân.


Câu 218:

Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?  

Xem đáp án

Kết luận D không đúng. Vì phương pháp nuôi cấy mô là sử dụng phân bào nguyên phân (sinh sản vô tính) nên không tạo ra nguồn biến dị tổ hợp. (biến dị tổ hợp chỉ được sinh ra thông qua sinh sản hữu tính).


Câu 219:

Bệnh phêninkêto niệu

Xem đáp án
Trong 4 phương án nói trên thì chỉ có phương án C đúng. Vì bệnh phêninkêto niệu do không có enzim chuyển hoá axit amin pheninalanin thành tirozin nên khi không có enzim này thì axit amin pheninalanin sẽ tích luỹ trong tế bào não gây ra bệnh. Vì vậy, nếu áp dụng chế độ ăn kiêng (thức ăn có ít axit amin pheninalanin thì sẽ hạn chế được tác hại của bệnh) → Đáp án C

Câu 220:

Người bị hội chứng Đao có 3 NST số 21 được phát sinh do sự kết hợp giữa

Xem đáp án

Đột biến thể ba ở NST số 21 gây ra hội chứng Đạo nhưng ngoài ra còn có thêm một số trường hợp đột biến ở cặp NST khác cũng có thể dẫn tới bị Đao. Người bị hội chứng Đao do có 3 NST số 21 được sinh ra do sự kết hợp giữa một giao tử (n+1) có 2 NST số 21 và một giao tử (n) có 1 NST số 21. → Đáp án A. 


Câu 221:

Ở người, xét các bệnh và hội chứng nào sau đây:

(1) bệnh ung thư máu.

(3) hội chứng Đao.

(5) bệnh bạch tạng.

 

(2) bệnh máu khó đông.

(4) hội chứng Claiphentơ.

(6) bệnh mù màu.

 

Có bao nhiêu trường hợp xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới?

Xem đáp án

     - Hội chứng Claiphentơ chỉ xuất hiện ở nam mà không gặp ở nữ.

     - Bệnh ung thư máu, bệnh bạch tạng, hội chứng Đao đột biến ở NST thường nên ở cả nam và nữ đều có thể bị bệnh với xác suất tương đương nhau.

     - Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định nên bệnh chủ yếu xuất hiện ở nam mà ít gặp ở nữ.

     → Trong số 6 bệnh nói trên thì có 2 bệnh thoả mãn điều kiện bài toán.

     → Đáp án B.


Câu 222:

Cho biết ở người, gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu các alen bình thường tương ứng là H và M. Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai mù màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế nào?

Xem đáp án

     - Chồng bình thường nên kiểu gen của chồng là XMHY

     - Con trai mù màu có kiểu gen là XmHY → Đã nhận XmH từ mẹ.

     - Con trai bị máu khó đông có kiểu gen là XMhY → Đã nhận XMh từ mẹ.

     Như vậy, mẹ phải có kiểu gen XMhXmH để có thể sinh ra giao tử XMh và giao tử YmH. Trong trường hợp có hoán vị gen thì cơ thể XMHXmh cũng có thể sinh ra 2 loại giao tử nói trên → Đáp án D.


Câu 223:

Xét các kết luận sau đây:

     (1) Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.

     (2) Bệnh máu khó đông và bệnh mù màu biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ. 

     (3) Bệnh phêninkêtô niệu được biểu hiện chủ yếu ở nam mà ít gặp ở nữ.

     (4) Hội chứng Tơcnơ do đột biến số lượng NST dạng thể một.

     Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

     - Trong 4 kết luận nói trên thì chỉ có kết luận số (2) và số (4) là đúng.

     → Đáp án A

     - Kết luận số (1) sai là vì bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường. N

     - Kết luận số (3) sai là vì bệnh phêninkêtô niệu do gặn lặn nằm trên NST thường quy định nên bệnh biểu hiện ở cả nam và nữ.


Câu 224:

Vật chất di truyền của HIV là

Xem đáp án

HIV là virut kí sinh trong tế bào bạch cầu lympho T của người, nó gây bệnh AIDS. HIV có vật chất di truyền là hai phân tử ARN sợi đơn, nó có quá trình phiên mã ngược. → Đáp án D đúng.


Câu 225:

Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm

Xem đáp án

     - Phương án B đúng vì: bố luôn truyền X cho con gái, khi bố bị bệnh sẽ truyền alen gây bệnh cho con gái. Vì alen gây bệnh là alen trội nên con gái luôn bị bệnh.

     - A Phương án A sai vì bệnh biểu hiện ở nam, nữ như nhau.

     - Phương án C sai vì bố mẹ không bị bệnh không thể sinh con bị bệnh (vì gen gây bệnh là gen trội).

     - Phương án D sai vì nếu mẹ có kiểu gen XAXa thì có thể sinh con trai không bị bệnh. 


Câu 226:

Xét một bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định. Đặc điểm di truyền của bệnh này là

Xem đáp án

Bố mẹ không bị bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh.

     Ví dụ: Aa x Aa → aa → Đáp án D.

     Phương án B sai vì AA x aa =Aa

     Phương án C sai vì ví dụ như: bố aa × mẹ AA = con Aa. 


Câu 227:

Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X ở người gây ra có đặc điểm di truyền nào sau đây?

Xem đáp án

     - Đáp án C vì: trong quá trình tạo hợp tử thì con gái được truyền giao tử X từ bố và giao tử Y từ mẹ. Khi bố mang gen trội gây bệnh sẽ có kiểu gen XAY thì bố truyền X* (alen gây bệnh) cho con gái, con gái sẽ mang gen trội gây bệnh nên mắc bệnh.

     - Phương án A sai vì: bệnh biểu hiện ở nam và nữ với tần số không xác định.

     - Phương án B sai vì: khi đó bố mẹ có kiểu gen: XaXa×XaYXaXaXaY (các con đều không bị bệnh)

     - Phương án D sai vì: khi mẹ có kiểu gen XAXa thì có thể sinh con trai XAY bị bệnh và XaY không bị bệnh.


Câu 228:

Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 229:

Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây?

Xem đáp án

A và C là ứng dụng của công nghệ gen.

              B là ứng dụng của đột biến.

              D là ứng dụng công nghệ tế bào.

     → Đáp án đúng là D


Câu 230:

Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là B.


Câu 231:

Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là A


Câu 234:

Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng?

Xem đáp án

     - Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng phân li còn cơ quan tương tự là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng.

     - Trong 4 cặp cơ quan nói trên thì cặp cơ quan cánh chim và cánh bướm là cặp cơ quan tương tự → Cặp cơ quan này là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng.

    - Đồng quy tính trạng có nghĩa là các loài có nguồn gốc khác xa nhau nhưng do có điều kiện môi trường sống giống nhau nên được chọn lọc tự nhiên tiến hành theo cùng một hướng, dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi giống nhau

     → Tạo nên sự đồng quy tính trạng.

     → Đáp án A đúng.


Câu 235:

Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng?

Xem đáp án

Trong các bằng chứng nói trên thì cánh chim và cánh bướm là cặp cơ quan tương tự, là bằng chứng chứng tỏ sinh vật có nguồn gốc khác nhau nhưng do sống trong một môi trường nên được CLTN tích luỹ biến dị theo một hướng bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng. → Đáp án A.


Câu 236:

Kết luận nào sau đây không đúng? Tin

Xem đáp án

Đáp án C vì cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.


Câu 237:

Cơ quan tương tự là những cơ quan

Xem đáp án

Cơ quan tương tự là những cơ quan có hình dạng bên ngoài tương tự nhau, có chức năng giống nhau nhưng không cùng nguồn gốc, kiểu cấu tạo khác nhau, cấu trúc bên trong khác nhau. → Đáp án D.


Câu 238:

Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là

Xem đáp án

Có 5 bằng chứng tiến hóa, trong đó tế bào học và sinh học phân tử là bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới. Tất cả các loài sinh vật đều có cấu tạo từ tế bào, tế bào là đơn vị chức năng của mọi cơ thể. Mọi loài đều có vật chất di truyền là ADN, ADN của mọi loài đều có cấu trúc theo nguyên tắc giống nhau. Prôtêin của mọi loài đều được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin.

     → Đáp án D.


Câu 240:

Cho các cặp cơ quan:

     (1) tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

     (2) vòi hút của bướm và đội hàm dưới của bọ cạp. 

     (3) gai xương rồng và lá cây lúa.

     (4) cánh bướm và cánh chim.

     Những cặp cơ quan tương đồng là

Xem đáp án

Trong 4 cặp cơ quan nói trên thì tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt bọ cạp là những cặp cơ quan tương đồng. Còn cánh bướm và cánh chim là cặp của người; gai xương rồng và lá cây lúa; vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của cơ quan tương tự. Như vậy tổ hợp các phương án (1), (2), (3) là tổ hợp đúng.

     → Đáp án C đúng.


Câu 241:

Kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các kết luận nói trên, thì các kết luận B, C và D đều là các kết luận đúng. Còn ở kết luận A, cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương tự chứ không phải là cơ quan tương đồng. → Đáp án A.


Câu 242:

Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi là rất giống nhau trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỷ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng tất cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân ly từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?

Xem đáp án

Trong 4 phương án nói trên thì chỉ có phương án B là phù hợp

     → Đáp án B.


Câu 243:

Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì rất nhiều thế hệ mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Giải thích nào dưới đây không hợp lý?

Xem đáp án

B đúng vì nếu cơ quan thoái hóa là những cơ quan có hại thì qua nhiều thế hệ đã bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.

     Cơ quan thoái hóa qua nhiều thế hệ không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ vì: gen quy định thoái hóa liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng, cơ quan thoái hóa không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng.


Câu 244:

Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?

Xem đáp án

Sự tiến hóa hội tụ được phản ánh qua các cơ quan tương tự. Gai cây liên hoàng và gai cây hoa hồng là 2 cơ quan tương tự. → Đáp án D.


Câu 245:

Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau. với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khi Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dẫn giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:

Xem đáp án

- 2 loài càng có họ hàng gần nhau khi mức độ giống nhau về ADN của chúng càng cao và ngược lại, 2 loài càng có họ hàng xa nhau khi mức độ giống nhau về ADN của chúng càng thấp.

     - Dựa vào số liệu ở trên ta thấy mức độ giống nhau về ADN giữa các loài thuộc bộ Linh trưởng và người giảm dần: Tinh tinh (97,6%), vượn Gibbon (94,7%), khi Rhesut (91,1%), khi Vervet (90,5%), khi Capuchin (84,2%).

     - Do đó ta xác định được mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo thứ tự đúng là:

     - Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. tr → Chọn đáp án B.


Câu 246:

Các nghiên cứu về giải phẫu cho thấy có nhiều loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau và thuộc các bậc phân loại khác nhau nhưng do sống trong cùng một môi trường nên được chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị theo một hướng. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá của sinh vật theo xu hướng đó

Xem đáp án

Trong các bằng chứng nói trên thì gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng

là cặp cơ quan tương tự, là bằng chứng chứng tỏ sinh vật có nguồn gốc khác nhau nhưng do sống trong một môi trường nên được chọn lọc tự nhiên tích luỹ biến dị theo một hướng. → Đáp án D.


Câu 247:

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

     - Phương án A sai. Vì những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan tương đồng (chứ không phải là tương tự).

     - Phương án B sai. Vì cơ quan thoái hóa là một loại cơ quan tương đồng, nó phản ánh sự tiến hóa phân li (cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy).

     - Phương án C sai. Vì những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nucleotit càng có xu hướng giống nhau.

     - Phương án D đúng. Vì tất cả mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.


Câu 248:

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

     - Trong các phát biểu mà đề bài đưa ra, chỉ có phát biểu A đúng.

     → Đáp án A.

     - Phát biểu B sai là vì những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự.

     - Phát biểu C sai là vì giai đoạn phát triển phôi của các loài động vật có những nét tương đồng nhau.

     - Phát biểu D sai là vì những cơ quan thuộc loại này được xếp vào cơ quan tương đồng.


Câu 249:

Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là

Xem đáp án

Theo Đacuyn:

     Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn và do vậy chỉ một số ít cá thể được sống sót qua mỗi thế hệ.

     Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản cao hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng các cá thể có biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Quá trình này gọi là chọn lọc tự nhiên.

     Chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua 2 đặc tính là biến dị và di truyền. → Đáp án D.


Câu 250:

Theo quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá là

 

Xem đáp án

Các cơ chế cách ly không thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể, các cơ chế cách li chỉ ngăn cản sự giao phối giữa các cá thể của quần thể mới với quần thể cũ, do đó duy trì sự thay đổi tần số alen của quần thể. Các cơ chế cách li không thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể. → Đáp án B. 


Câu 251:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

- Phương án A sai. Vì thường biến không phải là nguyên liệu của tiến hoá.

     - Phương án B sai. Vì khi môi trường không thay đổi (môi trường ổn định) thì quần thể vẫn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

     - Phương án C sai. Vì muốn hình thành loài mới cần có sự cải biến về vốn mà sự cải biến về vốn gen dứt khoát phải do các nhân tố tiến hóa tạo nên.

     → Đáp án phải chọn là D.


Câu 252:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 253:

Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 254:

Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên chủ yếu của quá trình tiến hóa là 
Xem đáp án

Đáp án C đúng.


Câu 255:

Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các phát biểu nói trên, phát biểu B sai. Vì các yếu tố ngẫu nhiên làm chết nhiều cá thể nên sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

     → Đáp án B.


Câu 256:

Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án A đúng.


Câu 257:

Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong quan điểm tiến hóa của Đacuyn, chưa có thuật ngữ kiểu Đacuyn, di truyền học chưa ra đời nên loài người chưa có khái niệm kiểu

     → Đáp án C.


Câu 258:

Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các phát biểu mà bài toán đưa ra, phát biểu B không đúng.

      → Đáp án B. Vì biến dị trong quần thể gồm có biến dị đột biến, biến dị tổ hợp và biến dị thường biến. Biến dị thường biến không phải là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.


Câu 259:

Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là

Xem đáp án

     - Giao phối ngẫu nhiên sẽ tạo biến dị tổ hợp. Biến dị tổ hợp là nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hóa. → Đáp án B.

     - Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.

     Phương án A sai.

     - Giao phối ngẫu nhiên không tạo ra alen mới. → Phương án C sai.

     - Giao phối ngẫu nhiên không quy định chiều hướng tiến hóa. Chỉ có chọn lọc tự nhiên mới quy định chiều hướng tiến hóa. → Phương án D sai.


Câu 260:

Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên

Xem đáp án

Trong 4 phương án nói trên chỉ có phương án C đúng. → Đáp án C.

     - Phương án A sai. Vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi mà nó chỉ làm nhiệm vụ sàng lọc những kiểu gen đã có trong quần thể. (Giao phối và đột biến tạo ra kiểu gen thích nghi).

     - Phương án B sai. Vì chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động lên quần thể, tác động lên cả quần thể.

     - Phương án D sai. Vì chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chỉ cho phép làm giảm tần số alen lặn chứ không loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thế. Các alen lặn vẫn tồn tại trong quần thể dưới dạng các thể dị hợp.


Câu 261:

Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D. Vì đột biến gen làm thay đổi tần số alen và làm phong phú vốn gen vì đột biến gen làm xuất hiện các alen mới từ một gen ban đầu. Di-nhập gen làm thay đổi tần số alen và có thể mang đến cho quần thể nhận (nhập gen) một số alen mới mà quần thể đó chưa có.

     - Phương án A sai. Vì chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể.

     - Phương án B sai. Vì các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể.

     - Phương án C sai. Vì các cơ chế cách li không làm thay đổi vốn gen của quần thể Chỉ có các nhân tố tiến hóa mới làm thay đổi vốn gen của quần thể.


Câu 262:

Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

     - Trong các phát biểu nói trên, phát biểu B đúng. → Đáp án B.

     - Phát biểu A sai. Vì giao phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

   - Phát biểu C sai. Vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen của cơ thể.

     - Phát biểu D sai. Vì có 4 nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể (đột biến, chọn lọc tự nhiên, di - nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên).


Câu 263:

Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?

(1) Đột biến

(3) Di - nhập gen

(5) Chọn lọc tự nhiên

 

(2) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

 

 

Xem đáp án

Trong các nhân tố tiến hóa thì chỉ có nhân tố giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể; Các nhân tố còn lại đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

     → Có 4 nhân tố là (1), (3), (4), (5) → Đáp án A.


Câu 264:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng? 

Xem đáp án

Trong các phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu B sai. Vì chỉ có chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. Vì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định, dẫn tới quy định chiều hướng hình thành đặc điểm thích nghi (quy định chiều hướng tiến hóa).

     → Đáp án B.


Câu 265:

Trong quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò:

Xem đáp án

     - Cả chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. → Đáp án B.

     - Phương án A sai. Vì cả chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều không làm xuất hiện alen mới (chúng loại bỏ alen).

     - Phương án C sai. Vì chọn lọc tự nhiên không loại bỏ alen có lợi ra khỏi quần thể.

     - Phương án D sai. Vì các yếu tố ngẫu nhiên không quy định chiều hướng tiến hóa.


Câu 266:

Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh giới? 
Xem đáp án

Trong các nhân tố trên thì chỉ có đột biến mới có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh giới. — Đáp án C.


Câu 267:

Nếu một alen đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong quá trình giảm phân thì alen đó

Xem đáp án

Chỉ có phát biểu C đúng. → Đáp án C.

     - Phát biểu A sai là vì alen đột biến lặn tổ hợp với alen trội thì sẽ tạo ra thể dị hợp. Vì alen đột biến là alen lặn nên chưa biểu hiện thành kiểu hình đột biến (chưa tạo thành thể đột biến).

     - Phát biểu B sai là vì đột biến lặn sẽ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp lặn.

     - Phát biểu C đúng là vì alen đột biến được phát tán trong quần thể thông qua quá trình giao phối.

     - Phát biểu D sai là vì chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn alen đột biến lặn ra khỏi quần thể.


Câu 268:

Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

- Trong các phát biểu nói trên thì phát biểu D không đúng. → Đáp án D.

- Phát biểu D không đúng là vì CLTN không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó dẫn tới hệ quả là tác động lên kiểu gen.


Câu 269:

Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:

     (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

     (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

     (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.

     (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

     (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:

Xem đáp án

     - Trong 5 thông tin mà đề bài đưa ra, chỉ có 2 thông tin nói về vai trò của đột biến gen, đó là (2) và (5). →Đáp án B.

     - Thông tin (1) không phải là vai trò của đột biến vì đột biến có tính vô hướng nên không thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

     - Thông tin (3) không phải là vai trò của đột biến vì đột biến không thể loại bỏ alen. Đột biến chỉ làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

     - Thông tin (4) sai là vì đột biến vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.


Câu 270:

Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của

Xem đáp án

Các yếu tố ngẫu nhiên tác động lên quần thể một cách ngẫu nhiên nên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể. Có khi yếu tố ngẫu nhiên sẽ loại bỏ alen có lợi; có khi loại bỏ alen có hại.

     Đáp án C.


Câu 271:

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu A không đúng. → Đáp án A.      Phát biểu A không đúng. Vì CLTN không tác động trực tiếp lên từng alen (CLTN tác động trực tiếp lên từng kiểu hình của cơ thế, qua đó làm thay đổi tần số kiểu gen và tần số alen của quần thể).


Câu 272:

Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây? 
Xem đáp án

Các yếu tố ngẫu nhiên tác động lên quần thể một cách ngẫu nhiên nên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể. → Đáp án C.


Câu 273:

Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định ổng vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau:

     (1) Các cá thế lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

     (2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

     (3) Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

     (4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp:

Xem đáp án

     - Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong trường hợp chọn lọc chỉ chống lại alen trội hoặc chỉ chống lại alen lặn.

     - Trong các trường hợp nêu trên thì trường hợp (1), chọn lọc đang chống lại alen trội A. Trường hợp (3), chọn lọc đang chống lại alen lặn a.

     - Ở trường hợp (2), chọn lọc chống lại thể dị hợp nên không làm thay đổi tần số alen.

     - Ở trường hợp (4), chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn nên không làm thay đổi tần số alen.

     → Đáp án A.


Câu 274:

Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?

Xem đáp án

- Đáp án D. Vì di nhập gen sẽ mang đến cho quần thể các alen mới và kiểu gen mới nên có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.

     - Chọn lọc tự nhiên loại bỏ các kiểu hình kém thích nghi nên sẽ loại bỏ các kiểu gen có hại, do đó làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

     - Các yếu tố ngẫu nhiên sẽ loại bỏ các kiểu gen của quần thể.

     - Gia phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng có thể làm giảm độ đa dạng di truyền vì giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể.


Câu 275:

Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?

Xem đáp án

     - Trong 4 nhân tố mà đề bài đưa ra, chỉ có yếu tố ngẫu nhiên mới có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu. → Đáp án A.

     - Giao phối không ngẫu nhiên, giao phối ngẫu nhiên không làm giảm kích thước quần thể.

     - Đột biến không làm thay đổi kích thước quần thể.


Câu 276:

Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, tính theo lý thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là:

Xem đáp án

     - Gọi tỉ lệ cá thể Aa trong quần thể (P) ban đầu là x, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa; ta suy ra:

     x.(12)3=0,05x=0,4=Aa

- Sau 3 thế hệ tự thụ, số tổ hợp AA và aa do cơ thể dị hợp sinh ra là:

     =0,4.1(12)3=0,175

→ Vậy số tổ hợp AA trong quần thể ban đầu là: 0,525 – 0,175 = 0,35.

Số tổ hợp aa trong quần thể ban đầu là: 0,425 - 0,175 = 0,25.

     → Đáp án C.


Câu 277:

Vốn gen của quần thể giao phối có thể được làm phong phú thêm do 

Xem đáp án

     - Trong các phương án mà đề bài đưa ra, chỉ có phương án B mới làm phong phú vốn gen của quần thể. → Đáp án B.

     - Chọn lọc tự nhiên đào thải các kiểu hình không thích nghi nên sẽ loại bỏ những kiểu gen có hại, do đó làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể.

     - Thiên tại làm giảm kích thước của quần thể thì sẽ loại bỏ các kiểu gen của quần thể, do đó làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể. Thiên tai làm giảm kích thước quần thể chính là các yếu tố ngẫu nhiên.

     - Sự giao phối giữa các cá thể cùng huyết thống hoặc giao phối có chọn lọc sẽ làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể.


Câu 278:

Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tử alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tông mang alen a chiếm 10%. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

     - Cá thể mang alen đột biến có tỉ lệ = 1-tỉ lệ cá thể không mang alen đột biến.

     - Ở bài toán này, giao tử đực có  = 0,95,  = 0,05;

                            Giao tử cái có  = 0,9,  = 0,1.

     → Cá thể mang alen đột biến có tỉ lệ = 1– 0,95 x 0,9 = 0,145.

     - Thể đột biến là cơ thể có kiểu hình đột biến (có kiểu gen aa) có tỉ lệ

        = 0,05 x 0,1 = 0,005.

     → Trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ

        = 0,005/ 0,145 = 3,45%. → Đáp án C.


Câu 279:

Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại khỏi quần thể nhanh nhất?

Xem đáp án

- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình. Do đó đột biến sẽ nhanh chóng bị CLTN loại bỏ nếu đó là đột biến gen trội. → Đáp án A.

     - Tất cả các đột biến lặn chỉ biểu hiện kiểu hình khi không có alen trội tương ứng.


Câu 280:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả

Thành phần kiểu gen

Thế hệ

 

Thế hệ

 

Thế hệ

 

Thế hệ

 

Thế hệ

 

AA

0,64

0,64

0,2

0,16

0,16

Aa

0,32

0,32

0,4

0,48

0,48

Aa

0,04

0,04

0,4

0,36

0,36

     Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là

Xem đáp án

Muốn xác định nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền thì phải dựa vào sự thay đổi tần số alen qua mỗi thế hệ.

-  có tần số alen A = 0,64 + 0,32/2 = 0,8.

-  có tần số alen A = 0,64 + 0,32/2 = 0,8.

-  có tần số alen A = 0,2 + 0,4/2 = 0,4.

-  có tần số alen A = 0,16 + 0,48/2 = 0,4.

-  có tần số alen A = 0,16 + 0,48/2 = 0,4.

     Như vậy, tần số chỉ thay đổi ở giai đoạn từ F, sang Fs. Và sự thay đổi này diễn ra một cách đột ngột (Tần số A từ 0,6 chuyển xuống còn 0,4) nên đây là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. → Đáp án A.


Câu 281:

Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là 
Xem đáp án

Hợp tử được gọi là đột biến nếu chỉ cần có ít nhất 1 alen đột biến. Hợp tử không đột biến nếu không có alen nào đột biến.

     Như vậy, hợp tử đột biến có tỉ lệ = 1-hợp tử không đột biến.

     Hợp tử không đột biến có tỉ lệ = 0,9 × 0,9 = 0,81.

     → Hợp tử đột biến có tỉ lệ = 1–0,81 = 0,19 = 19%. Đáp án A đúng.


Câu 282:

Trong quần thể của một loài động vật có bộ NST lưỡng bội đã xuất hiện một đột biến lặn gây chết cho thể đột biến. Trong trường hợp nào sau đây, đột biến sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

Xem đáp án

- Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà không tác động lên alen nên đột biến chỉ bị loại bỏ khi biểu hiện ra kiểu hình có hại.

     - Trong các phương án nêu trên, thì chỉ có phương án C đúng vì: khi gen nằm trên NST Y ở vùng không tương đồng thì không có alen trên X nên luôn ở dạng đơn gen (1 gen), do vậy đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình và bị loại bỏ. Các trường hợp khác đều có dạng dị hợp Aa nên a không bị loại bỏ khỏi quần thể.


Câu 283:

Trong một quần thể của một loài thực vật phát sinh một đột biến lặn, cá thể mang đột biến này có kiểu gen dị hợp. Trường hợp nào sau đây thể đột biến sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.

Xem đáp án

- Đột biến sau khi đã phát sinh thì phải qua giao phối để tổ hợp lại thành thể đồng hợp lặn rồi mới biểu hiện thành thể đột biến.

     - Các cá thể tự thụ phấn thì đột biến lặn nhanh chóng tổ hợp lại với nhau thành thể dột biến. Do đột biến có tần số rất thấp nên ở quần thể giao phối ngẫu nhiên, đột biến khó có cơ hội gặp nhau để hình thành nên thể đồng hợp lặn.

     Ở câu hỏi này, người ra đề muốn làm rõ vai trò của giao phối không ngẫu kiểu gen đồng nhiên đối với tiến hóa. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ hợp, do đó đột biến nhanh chóng biểu hiện thành thể đột biến để cung cấp nguyên liệu cho CLTN.

     → Đáp án B.


Câu 284:

Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?

Xem đáp án

     - Khả năng thích nghi của quần thể phụ thuộc vào độ đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể có độ đa dạng càng cao thì khả năng thích nghi càng cao.

     - Độ đa dạng di truyền thể hiện ở số loại kiểu gen và số loại kiểu hình của quần thể. Số loại kiểu gen của quần thể phụ thuộc vào hình thức sinh sản và số lượng cá thể có trong quần thể. Trong 4 trường hợp nêu trên thì quần thể sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối và số lượng cá thể đông thì độ đa dạng di truyền cao nhất. → Đáp án B.


Câu 285:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thế qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,49

0,42

0,09

0,49

0,42

0,09

0,4

0,2

0,4

0,25

0,5

0,25

0,25

0,5

0,25

     Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

     - Muốn biết quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào thì phải xác định tần số alen của quần thể qua các thế hệ nghiên cứu.

     - Xác định tần số alen A và alen a qua các thế hệ:

 

 

Thế hệ

Tần số A

Tần số a

0,7

0,3

0,7

0,3

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

     - Ta thấy tần số alen A và alen a chỉ thay đổi một cách đột ngột ở giai đoạn từ thế hệ F. sang thế hệ Fs, sau đó vẫn duy trì ổn định. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Vì chỉ có yếu tố ngẫu nhiên mới làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột như vậy → Đáp án C.


Câu 286:

Đối với tiến hoá, đột biến gen có vai trò

Xem đáp án

Đột biến gen chỉ tạo ra được các alen mới từ một gen ban đầu. Đột biến gen không tạo ra được các gen mới vì gen mới phải nằm ở một vị trí lôcut mới trên NST. Đột biến gen không tạo ra kiểu gen mới, không tạo ra kiểu hình mới.

     Đáp án D.


Câu 287:

Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 5%. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là

Xem đáp án

Hợp tử được gọi là đột biến nếu chỉ cần có ít nhất 1 alen đột biến. Hợp tử không đột biến nếu không có alen nào đột biến.

     Như vậy, hợp tử đột biến có tỉ lệ = 1 - hợp tử không đột biến.

     Hợp tử không đột biến có tỉ lệ = 0,95 x 0,95 = 0,9025.

     Hợp tử đột biến có tỉ lệ = 1–0,9025 = 0,0975 = 9,75%.

     Đáp án B đúng.


Câu 288:

Ở trường hợp nào sau đây, đột biến gen lặn sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.

Xem đáp án

     - Đột biến sau khi đã phát sinh thì phải qua giao phối để tổ hợp lại thành thể đồng hợp lặn rồi mới biểu hiện thành thể đột biến.

     - Đột biến thường có tần số rất thấp nên khi mới phát sinh thì đột biến đó thường ở dạng dị hợp và chưa biểu hiện ra kiểu hình. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi nó ở dạng đồng hợp lặn.

     - Các cá thể tự thụ phấn thì đột biến lặn nhanh chóng tổ hợp lại với nhau thành thể đột biến. Do đột biến có tần số rất thấp nên ở quần thể giao phối ngẫu nhiên, đột biến khó có cơ hội gặp nhau để hình thành nên thể đồng hợp lặn.

     Ở câu hỏi này, người ra đề muốn làm rõ vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, do đó đột biến nhanh chóng biểu hiện thành thể đột biến để cung cấp nguyên liệu cho CLTN.

     Đáp án C.


Câu 289:

Giá trị thích nghi của đột biến gen thay đổi phụ thuộc vào

Xem đáp án

- Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi phụ thuộc vào môi trường sống, có nghĩa là khi môi trường thay đổi thì đột biến từ chỗ có hại có thể trở nên có lợi hoặc ngược lại.

     - Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi phụ thuộc vào tổ hợp gen, có nghĩa là khi ở tổ hợp gen này thì đột biến là có hại nhưng khi ở tổ hợp gen khác thì đột biến có thể trở nên có lợi.

     → Đáp án C. Giá trị thích nghi của đột biến không phụ thuộc vào tốc độ đột biển, không phụ thuộc vào áp lực mạnh hay yếu của CLTN, không phụ thuộc vào vòng đời của sinh vật.


Câu 290:

Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi tần số alen A của quần thể ở các thế hệ cá con tiếp theo được mô tả rút bằng sơ đồ nào sau đây.

Xem đáp án

     - Từ khi được rải sỏi thì chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể theo hướng chống lại alen trội. Khi chọn lọc chống lại một alen nào đó thì tần số alen đó giảm dần.

     - Trong 4 phương án nói trên thì chỉ có phương án B đúng vì chỉ có ở phương án B thì tần số alen A mới giảm dần.

     - Ở đáp án D, tần số alen A giảm dần nhưng sau đó lại tăng dần là sai.

Câu 33. Trong 4 đặc điểm trên thì đặc điểm thứ (4) là không đúng. Đột biến có khả năng di truyền được cho đời sau nhưng không phải mọi đột biến đều luôn di truyền được cho đời sau. Vì nếu đó là đột biến có hại thì gây chết cho thế đột biến nên không sinh sản để truyền đột biến đó cho đời sau.

     Các đặc điểm 1, 2, 3 đều đúng. → Đáp án D đúng.


Câu 292:

Một quần thể đang cân bằng về di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể?

Xem đáp án

     - Giao phối ngẫu nhiên luôn làm xuất hiện các kiểu gen mới là tăng biến dị tổ hợp nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Đột biến làm xuất hiện các alen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Sự nhập cư thường mang đến cho quần thể các alen mới và các kiểu gen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Giao phối không ngẫu nhiên làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần và tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần nên sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

     → Đáp án B đúng.


Câu 293:

Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, CLTN có vai trò

Xem đáp án

Chọn lọc tự nhiên làm nhiệm vụ chọn lọc và loại bỏ những kiểu kém thích nghi. CLTN không tạo được kiểu gen thích nghi mà kiểu gen thích nghi do đột biến và giao phối tạo ra. → Đáp án B đúng.


Câu 294:

Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi 

Xem đáp án

Đột biến có tần số thấp nên khi mới phát sinh thường ở dạng dị hợp.

     - Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình nên đột biến có hại chỉ biểu hiện ra kiểu hình thì mới bị loại bỏ. Đối với đột biến gen trội thì đột biến luôn được biểu hiện ra kiểu hình (vì chỉ cần có 1 gen đột biến trội là kiểu hình được biểu hiện) nên ngay lập tức bị loại bỏ. → Đáp án A.

     - Đột biến gen lặn thì khi mới phát sinh ở dạng dị hợp nên kiểu hình đột biến chưa biểu hiện nên chưa bị loại bỏ.


Câu 295:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,25

0,5

0,25

0,28

0,44

0,28

0,31

0,38

0,32

0,34

0,32

0,34

     Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Muốn biết quần thế đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào thì phải xác định tần số alen của quần thể qua các thế hệ.

     Ở thế hệ  có tần số A = 0,5, ở  có tần số A = 0,5, ở  có tần số A = 0,5. ở  có tần số A = 0,5. Như vậy tần số alen không thay đổi qua các thế hệ nhưng tỉ lệ kiểu gen lại thay đổi theo hướng giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp → Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa: Giao phối không ngẫu nhiên → Đáp án D đúng.


Câu 296:

Gen đột biến có giá trị thích nghi phụ thuộc vào

     1- tần số đột biến.              2- tổ hợp kiểu gen.                  3- môi trường sống.

     Phương án đúng là

Xem đáp án

     - Giá trị thích nghi của đột biến gen tùy thuộc vào môi trường sống. Ví dụ sâu họ lá có hình dạng cơ thể giống với một chiếc lá cây. Đây là một đặc điểm thích nghi giúp cả thể sâu hòa mình với lá cây, nhưng nếu chuyển sang môi trường không có lá cây thì hình dạng của nó bị lộ rõ và dễ bị tiêu diệt.

   - Giá trị thích nghi của đột biến gen còn phụ thuộc vào gen đó nằm trong tổ hợp nào. Do sản phẩm của các gen tương tác với nhau cho nên khi ở trong tổ hợp gen này thì thể đột biến có sức sống tốt và thích nghi với môi trường nhưng khi chuyển sang tổ hợp gen khác thì có thể có hại.

     - Như vậy tổ hợp gồm các ý 2, 3 là tổ hợp đúng. → Đáp án B.


Câu 297:

Chọn lọc tự nhiên (CLTN) làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội, nguyên nhân là vì

Xem đáp án

Vi khuẩn có bộ NST đơn bội nên tất cả các đột biến khi đã phát sinh thì được biểu hiện ngay thành kiểu hình do đó alen đột biến nhanh chóng chịu tác động của chọn lọc tự nhiên dẫn tới nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. Mặt khác quá trình sinh sản nhanh làm cho các alen đột biến có lợi chóng được nhân lên trong quần thể. Vậy đáp án đúng là D.


Câu 298:

Ở một loài động vật, gen A quy định màu lông xám hoà mình với môi trường, từ gen A đã đột biến thành gen lặn a quy định lông màu trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù phát hiện. Trường hợp nào sau đây gen đột biến sẽ nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi quần thể

Xem đáp án

Gen lặn a quy định lông màu trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù phát hiện nên dễ bị tiêu diệt. Tuy nhiên vì đây là đột biến lặn nên nó chỉ biểu hiện thành kiểu hình đột biến và bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ khi không có gen trội tương ứng lấn át. Trong các trường hợp mà đề bài nêu ra, chỉ có trường hợp gen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X) thì khi bị đột biến thành gen a, kiểu hình đột biến được biểu hiện ngay và lập tức bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ. Các trường hợp khác đều không bị loại bỏ khi gen đột biến ở trạng thái dị hợp. → Đáp án B.


Câu 299:

Quá trình giao phối không ngẫu nhiên

Xem đáp án

     - Giao phối không ngẫu nhiên là hiện tượng các cá thể tự thụ phấn, tự giao phối hoặc giao phối có lựa chọn. Thụ phấn chéo là giao phối ngẫu nhiên.

     - Quá trình giao phối không ngẫu nhiên làm giảm dần tỷ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể chứ không làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tỷ lệ kiểu gen dị hợp cho nên giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. → Đáp án C.


Câu 300:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thế qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,49

0,42

0,09

0,18

0,24

0,58

0,09

0,42

0,49

0,09

0,42

0,49

     Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

     - Xác định tần số alen A và alen a qua các thế hệ:

Thế hệ

Tần số A

Tần số a

0,7

0,3

0,3

0,7

0,3

0,7

0,3

0,7

     - Ta thấy tần số alen A thay đổi đột ngột ở giai đoạn từ F. đến F. (từ 0,7 xuống còn 0,3), sau đó tần số không thay đổi. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Vì chỉ có các yếu tố ngẫu nhiên mới làm thay đổi tần số alen theo một cách đột ngột như vậy. → Đáp án B đúng

Câu 301:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thế qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,64

0,32

0,04

0,64

0,32

0,04

0,21

0,38

0,41

0,26

0,28

0,46

0,29

0,22

0,49

     Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

- Xác định tần số alen A và alen a qua các thế hệ:

Thế hệ

Tần số A

Tần số a

0,8

0,2

0,8

0,2

0,4

0,6

0,4

0,6

0,4

0,6

     - Ta thấy tần số alen A thay đổi đột ngột ở giai đoạn từ Fz đến Fs (từ 0,8 xuống còn 0,4) sau đó tần số không thay đổi. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

     - Mặt khác, ta thấy từ F3 trở đi thì tỉ lệ kiểu gen thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp và tăng dần tỉ lệ đồng hợp. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.

     - Khi bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên là giảm số lượng cá thể một cách đột ngột (giảm mạnh). Khi quần thể có số lượng cá thể ít thì các cá thể sẽ giao phối cận huyết (giao phối không ngẫu nhiên) làm giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ đồng hợp trong quần thể.

     - Như vậy, quần thể vừa chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, vừa chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên. Đáp án C đúng.


Câu 302:

Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?

     (1) Chúng đều là các nhân tố tiến hoá.

     (2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.

     (3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.

     (4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

     Câu trả lời đúng là:

Xem đáp án

     - Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên đều là nhân tố tiến hoá → (1) đúng.

     - Các yếu tố ngẫu nhiên mang tính ngẫu nhiên nhưng chọn lọc tự nhiên thì có tính định hướng (theo một hướng xác định) → (2) sai.

     - Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự thích nghi nhưng các yếu tố ngẫu nhiên thì thường không dẫn đến sự thích nghi →→ (3) sai.

     - Cả hai nhân tố các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên đều là nhân tố tiến hoá → (4) đúng.

     - Như vậy, tổ hợp đúng là (1) và (4) → Đáp án B.


Câu 303:

Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên?

Xem đáp án

     - Đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên khi đột biển đó được biểu hiện ra kiểu hình (CLTN chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình).

     - Đột biến gen sau khi đã phát sinh thì thường ở dạng dị hợp nên phải qua giao phố để tổ hợp lại thành thể đồng hợp lặn rồi mới biểu hiện thành thể đột biến.

     - Các cá thể tự thụ tinh thì đột biến lặn nhanh chóng tổ hợp lại với nhau thành thể đột biến. Do đột biến có tần số rất thấp nên ở quần thể giao phối ngẫu nhiên, đột biến khó có cơ hội gặp nhau để hình thành nên thể đồng hợp lặn.

     Ở câu hỏi này, người ra đề muốn làm rõ vai trò của giao phối không ngẫu nhiên đối với tiến hóa. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, do đó đột biến nhanh chóng biểu hiện thành thể đột biến để cung cấp nguyên liệu cho CLTN. → Đáp án C đúng.

     → Đáp án C.


Câu 304:

Đối với một quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng.

Xem đáp án

     - Trong các nhân tố tiến hóa thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng nhất. → Đáp án C đúng.

     - Đột biến có tần số rất thấp nên làm thay đổi tần số alen rất chậm.

     - Giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.


Câu 305:

Một quần thể đang cân bằng về di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể?

Xem đáp án

- Trong các nhân tố tiến hóa thì chọn lọc tự nhiên luôn đào thải những kiểu hình có hại nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Các yếu tố ngẫu nhiên luôn loại bỏ các cá thể một cách ngẫu nhiên và với số lượng lớn nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Đột biến làm xuất hiện các alen mới nên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Giao phối ngẫu nhiên làm cho các alen đột biến tổ hợp với nhau và tổ hợp với các alen khác nên tạo ra nhiều loại kiểu gen và nhiều loại kiểu hình khác nhau.

     - Do vậy, đột biến và giao phối ngẫu nhiên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể → Đáp án C đúng.


Câu 306:

Đặc điểm nào sau đây của vi khuẩn làm cho chúng có tốc độ hình thành tín đặc điểm thích nghi nhanh hơn các loài sinh vật bậc cao?

Xem đáp án

Tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, tốc độ đột biến, áp lực của chọn lọc tự nhiên.

     - Vi khuẩn có bộ NST đơn bội nên khi đột biến phát sinh thì được biểu hiện ngay thành kiểu hình và được chọn lọc tự nhiên tác động → Áp lực của chọn lọc lớn hơn các sinh vật lưỡng bội.

     - Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh hơn các sinh vật bậc cao nên tốc độ tích lũy đột biến nhanh hơn.

    Đáp án D đúng.


Câu 307:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,49

0,42

0,09

0,36

0,48

0,16

0,25

0,5

0,25

0,16

0,48

0,36

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

- Xác định tấn số alen A và alen a qua các thế hệ:

Thế hệ

Tần số A

Tần số a

0,7

0,3

0,6

0,4

0,5

0,5

0,4

0,6

   - Ta thấy tần số alen A thay đổi theo hướng giảm dần qua các thế hệ còn tần số alen a thay đổi theo hướng tăng dần qua các thế hệ. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên (chọn lọc chống lại alen trội). Vì chỉ có chọn lọc tự nhiên mới làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định như vậy.

     → Đáp án D đúng.


Câu 308:

Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hoá của tất cả các loài sinh vật?

Xem đáp án

Trong các nhân tố tiến hóa thì chỉ có CLTN là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định, là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới. → Đáp án A đúng.


Câu 309:

Trong một quần thể ngẫu phối, giả sử ở giới đực có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 20%, ở giới cái có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 25%. Loại hợp tử mang gen đột biến chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

     - Hợp tử không đột biến được hình thành do sự kết hợp giữa giao tử không đột biến của bố với giao tử không đột biến của mẹ.

     - Tỉ lệ hợp tử không đột biến là: 0,8 × 0,75 = 0,6.

     - Tỉ lệ hợp tử đột biến = 1–hợp tử không đột biến = 1–0,6 = 0,4 = 40%.

     → Đáp án B đúng.


Câu 310:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các nhận xét nói trên thì nhận xét C là không đúng, các nhận xét khác đều đúng. → Đáp án C.

     - CLTN loại bỏ những kiểu gen không thích nghi nên CLTN làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Cạnh tranh cùng loài dẫn tới loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi nên cạnh tranh cùng loài là một hình thức của CLTN

     - Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng nên nó quy định chiều hướng tiến hóa.


Câu 311:

Khi nói về nhân tố tiến hóa di - nhập gen, điều nhận xét nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các kết luận nói trên, kết luận C không đúng → Đáp án C.

     Vì di–nhập gen mang đến cho quần thể những kiểu gen không định trước hoặc đưa ra khỏi quần thể những kiểu gen nào đó một cách ngẫu nhiên nên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định.


Câu 312:

Theo thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là:

Xem đáp án

Chọn lọc tự nhiên làm nhiệm vụ sàng lọc và loại bỏ những kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. Mặt khác, mặt chủ yếu của tiến hóa là khả năng sinh sản để di truyền cho đời sau. Do vậy mặt chủ yếu của chọn lọc là làm phân hoá khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu trong quần thể.

     → Đáp án D.


Câu 313:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các kết luận nói trên, kết luận C không đúng. → Đáp án C.

     Vì khi sống trong cùng một khu vực địa lý nhưng cũng có thể có điều kiện sống khác nhau nên CLTN vẫn có thể tiến hành tích lũy biến dị theo các hướng khác nhau. Ví dụ ở phương thức hình thành loài bằng con đường sinh thái, trong cùng khu vực địa lý nhưng CLTN tiến hành theo các hướng khác nhau.


Câu 314:

Cả hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 300 cá thể, trong đó tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 tạo nên quần thể mới.

   Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA có tỉ lệ

Xem đáp án

     - Sau khi nhập cư thì tần số A=0,6.900+0,4.300900+300=0,55

     - Quần thể cân bằng thì kiểu gen AA có tỉ lệ = (0,55) = 0,3025. → Đáp án C.


Câu 315:

Trong quá trình tiến hoá, nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên?

Xem đáp án

     - Trong quá trình tiến hóa thì các yếu tố ngẫu nhiên không cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Chỉ có giao phối, đột biến, di-nhập gen mới tạo ra nguyên liệu cung cấp cho chọn lọc. Trong đó giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp nên cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho CLTN. → Đáp án A.

     - Di-nhập gen cung cấp nguyên liệu không đáng kể vì sự di-nhập gen không diễn ra thường xuyên, các quần thể thường có sự cách li nhau về không gian.

     - Đột biến có tần số thấp nên lượng biến dị mà đột biến tạo ra không đáng kể. Đột biến chỉ tạo ra nguồn biến dị sơ cấp, sau đó nhờ có giao phối mới tạo ra nguồn biến dị thứ cấp cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.


Câu 316:

Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa.

Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp (Aa) sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể?

Xem đáp án

     - Chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội A và ưu tiên cho alen a nên tần số a tăng dần.

     - Tỉ lệ kiểu gen Aa phụ thuộc vào tần số A và a. Kiểu gen Aa có tỉ lệ lớn nhất khi tần số A = a = 0,5. Tần số a lúc đầu 0,2 nên khi tần số a tăng dần thì tỉ lệ kiểu gen Aa tăng dần cho đến khi tần số A = a = 0,5.

     - Vì vậy ở giai đoạn đầu của chọn lọc, tỉ lệ kiểu gen Aa tăng dần cho đến giá trị 0,5 và sau đó giảm dần. → Đáp án A


Câu 317:

Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?

Xem đáp án

     - Chọn lọc tự nhiên loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi nên CLTN làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các cá thể trong quần thể nên loại bỏ một số kiểu gen có trong quần thể → Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Trong các nhân tố tiến hóa, chỉ có đột biến và sự nhập cư mới làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. Như vậy ở bài này chỉ có đáp án A đúng.


Câu 318:

Quần thể giao phối có khả năng thích nghi cao hơn quần thể tự phối, nguyên nhân là vì quần thể giao phối

Xem đáp án

Ở quần thể giao phối, các cá thể giao phối với nhau cho nên tạo ra vô số loại kiểu gen làm cho quần thể có tính đa dạng cao, khi quần thể có tính đa dạng cao thì khả năng thích nghi cao với môi trường. Đáp án C đúng.


Câu 319:

Các nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định là

1- đột biến.                                                        2- chọn lọc tự nhiên.

3- yếu tố ngẫu nhiên                                          4- di nhập gen.

Phương án đúng:

Xem đáp án

Trong các nhân tố tiến hóa thì chỉ có chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa, nó làm thay đổi tần số của các alen theo hướng xác định.

     → Đáp án B đúng.


Câu 320:

Khi nói về đột biến, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, nó là nguồn nguyên liệu sơ cấp, qua giao phối sẽ tổ hợp lại thành nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Trong tự nhiên, đột biến xuất hiện với tần số thấp và hầu hết là đột biến lặn và có hại cho cơ thể sinh vật. Đột biến có khả năng di truyền được cho đời sau nhưng cũng có những trường hợp đột biến không di truyền được. Ví dụ đột biến gây bệnh ung thư ở người không di truyền được cho đời sau.

     Trong các kết luận nói trên thì chỉ có kết luận D chưa đúng.


Câu 321:

Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn gây hại nằm trên nhiễm sắc thể có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của

Xem đáp án

Các yếu tố ngẫu nhiên có thể ngẫu nhiên loại bỏ hoàn toàn một kiểu gen, một alen nào đó ra khỏi quần thể. → Đáp án D.

     - Giao phối không ngẫu nhiên không thể loại bỏ alen ra khỏi quần thể vì giao phối không làm thay đổi tần số alen.

     - Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình nên alen lặn ở trạng thái dị hợp không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.

     - Đột biến gen chỉ làm phát sinh các alen mới mà không thể loại bỏ alen.


Câu 322:

Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò

Xem đáp án

Yếu tố ngẫu nhiên là những thay đổi bất thường của điều kiện môi trường làm cho số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh hoặc do một nhóm cá thể của quần thể di cư đến một vùng đất mới tạo thành kẻ sáng lập. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số các alen của quần thể một cách nhanh chóng dẫn tới thúc đẩy quá trình tiến hóa. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen một cách ngẫu nhiên, không theo một hướng xác định. → Đáp án B đúng.


Câu 323:

Đối với quá trình tiến hoá, đột biến gen có vai trò quan trọng hơn đối biến NST. Nguyên nhân là vì:

Xem đáp án

Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì đa số đột biến gen đều là đột biến lặn và có tần số cao hơn so với đột biến NST. Do có tần số cao hơn và hầu hết là lặn nên đột biến gen có vai trò quan trọng hơn đột biến NST.

     → Đáp án A.


Câu 324:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,49

0,42

0,09

0,49

0,42

0,09

0,21

0,38

0,41

0,25

0,30

0,45

0,28

0,24

0,48

Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

     - Xác định tần số alen A và alen a qua các thế hệ:

Thế hệ

Tần số A

Tần số a

0,7

0,3

0,7

0,3

0,4

0,6

0,4

0,6

0,4

0,6

     - Ta thấy tần số alen A thay đổi đột ngột ở giai đoạn từ F2 đến Fg (từ 0,7 xuống còn 0,4) sau đó tần số không thay đổi. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

     - Mặt khác, ta thấy từ Fs trở đi thì tỉ lệ kiểu gen thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dị hợp và tăng dần tỉ lệ đồng hợp. Điều đó chứng tỏ quần thể đang chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên.

     - Khi bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên là giảm số lượng cá thể một cách đột ngột (giảm mạnh). Khi quần thể có số lượng cá thể ít thì các cá thể sẽ giao phổi cận huyết (giao phối không ngẫu nhiên) làm giảm tỉ lệ dị hợp và tăng tỉ lệ đồng hợp trong quần thể.

     - Như vậy, quần thể vừa chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, vừa chịu tác động của giao phối không ngẫu nhiên. → Đáp án C đúng.


Câu 325:

Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?

Xem đáp án

     - Giao phối không ngẫu nhiên có các đặc điểm: Làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần; Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể; Không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

     - Các yếu tố ngẫu nhiên có các đặc điểm: Làm giảm số lượng cá thể trong quần thể; Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể; Làm thay đổi tần số alen của quần thể.

     - Như vậy, đặc điểm giống nhau của giao phối không ngẫu nhiên với các yếu tố ngẫu nhiên là làm giảm tính đa dạng di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể.

     → Đáp án B đúng.


Câu 326:

Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố đột biến và giao phối không ngẫu nhiên?

Xem đáp án

     - Giao phối không ngẫu nhiên có các đặc điểm: Làm cho tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần; Làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể; Không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

     - Đột biến có các đặc điểm: Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể; Làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể; Làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể; Làm thay đổi tần số alen của quần thể

     - Như vậy, đặc điểm giống nhau của giao phối không ngẫu nhiên với đột biến là làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể. → Đáp án D đúng.


Câu 327:

Trong quá trình nghiên cứu, người ta thấy rằng có nhiều trường hợp đột biến lặn có lợi nhưng vẫn bị CLTN loại bỏ ra khỏi quần thể. Điều giải thích nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Khi gen lặn đột biến liên kết chặt (liên kết hoàn toàn) với gen đột biến trội có hai thì chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ gen trội có hại làm cho cá thể có kiểu gen trội có hại đó bị chết (bị loại bỏ). Vì gen lặn có lợi liên kết với gen trội có hại nên khi cá thể có có kiểu gen này bị loại thì gen có lợi cũng bị loại.

     Đáp án D đúng.


Câu 328:

Trong các nhân tố tiến hoá sau đây, nhân tố nào có vai trò chủ yếu trong việc làm thay đổi tần số các alen của quần thể?

Xem đáp án

     - Đột biến có thể làm thay đổi tần số alen nhưng vì tần số đột biến rất thấp nên sự thay đổi tần số các alen không đáng kể

     - Giao phối (cả giao phối ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên) không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

     - Sự cách li làm ngăn ngừa giao phối tự do giữa các cá thể trong quần thể nhưng nó không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

     - Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. So với 3 nhân tố kia thì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số nhiều nhất.

     → Đáp án C.


Câu 329:

Khi nói về các nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hoá?

Xem đáp án

     - Trong các đặc điểm trên thì đặc điểm A không đúng. Vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

     - Đặc điểm B không đúng vì chỉ có đột biến và nhập gen mới làm tăng tính da dạng di truyền của của quần thể.

     - Đặc điểm D không đúng vì chỉ có đột biến và nhập gen mới làm xuất hiện các alen trong quần thể.

     - Đáp án C đúng. Vì tất cả các các nhân tố tiến hoá đều làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.


Câu 330:

Nhân tố nào trong các nhân tố sau đây vừa có khả năng làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có khả năng làm nghèo vốn gen quần thể?

Xem đáp án

     - Các nhân tố giao phối không ngẫu nhiên, cho lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên đều là các nhân tố làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Trong các nhân tố trên thì di nhập gen vừa có khả năng làm giảm tính đa dạng di truyền quần thể, vừa có khả năng làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. Vì khi di gen thì làm giảm tính đa dạng di truyền quần thể, khi nhập gen thì làm tăng tính đa dạng di truyền quần thể. → Đáp án A.


Câu 331:

Khi nói về nhân tố tiến hoá, xét các đặc điểm sau:

(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.

(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.

(3) Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

     Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là

Xem đáp án

     - Đột biến và di - nhập gen không làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể → (3) sai.

     - Đột biến và di - nhập gen đều là nhân tố có thể làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể; Đều có thể làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định; Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

     → Các đặc điểm (1), (2), (4), (5) đúng.

     → Có 4 đặc điểm đúng → Đáp án B. 


Câu 332:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

     - Trong 4 kết luận nói trên thì chỉ có kết luận C đúng. Vì: Khi CLTN chỉ chống lại thể đồng hợp trội thì sẽ làm giảm tần số alen trội và tăng tần số alen lặn. Còn khi chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm giảm tần số alen trội. Còn khi chống lại cả thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn với áp lực như nhau thì CLTN không làm thay đổi tần số alen của quần thể. → Đáp án C.


Câu 333:

Cho các đặc điểm của vi khuẩn như sau:

(1) Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.

(2) Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh hơn sinh vật nhân thực.

(3) Vi khuẩn có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn sinh vật nhân thực.

(4) Vi khuẩn có bộ gen đơn bội còn hầu hết sinh vật nhân thực là lưỡng bội.

(5) Vi khuẩn có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật nhân thực.

     Đâu là những đặc điểm chính làm cho tác động của chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực?

Xem đáp án

- Hai đặc điểm: (2) Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh hơn sinh vật nhân thực; (4) Vi khuẩn có bộ gen đơn bội còn hầu hết sinh vật nhân thực là những đặc điểm làm cho tác động của CLTN lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn lên quần thể sinh vật nhân thực. Vì: Tốc độ sinh sản nhanh sẽ làm cho đột biến được nhân lên và phát tán trong quần thể để cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc. Bộ gen đơn bội làm cho đột biến dù trội hay lặn đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình nên ngay lập tức bị tác động của CLTN.

     - Ở sinh vật nhân thực, hầu đều có bộ NST lưỡng bội nên đột biến lặn khi ở dạng dị hợp không bị CLTN loại bỏ.

     Đáp án C đúng.


Câu 334:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong các kết luận nói trên thì chỉ có kết luận thoả mãn. Vì khi kích thước quần thế càng nhỏ thì số lượng cá thể càng ít nên sự giảm số lượng cá thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen mạnh hơn so với khi quần thể có số lượng cá thể đông.

     Ví dụ một quần thể có 1000 cá thể AA, 2000 cá thể Aa, 1000 cá thể aa. Giả sử yếu tố ngẫu nhiên làm chết 200 cá thể aa thì tần số a sẽ thay đổi, giảm từ 0,5 xuống còn 0,487. Nhưng khi quần thể chỉ có 100 cá thể AA, 200 cá thể Aa, 100 cá thể aa và yếu tố ngẫu nhiên làm chết 100 cá thể aa thì tần số a giảm từ 0,5 xuống còn 0,333.

     - Các kết luận còn lại đều đúng. → Đáp án C.


Câu 335:

Khi nói về các nhân tố tiến hoá, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Kết luận A đúng. Vì những nhân tố có khả năng làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen thì mới có khả năng hình thành đặc điểm thích nghi mới, từ đó mới có thể làm phát sinh loài mới.

     - Kết luận B đúng. Vì nhân tố giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

     - Kết luận D đúng vì các yếu tố ngẫu nhiên tác động một cách ngẫu nhiên lên tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó nhưng cũng có thể không loại bỏ alen nào.

     - Kết luận C sai. Vì đột biến luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể. Đột biển làm xuất hiện các alen mới nên sẽ là thay đổi tần số alen của các alen vốn có trong quần thể. → Đáp án C.


Câu 337:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong các kết luận nói trên thì kết luận A không đúng. Vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen có tính ngẫu nhiên, không theo hướng xác định nào. → Đáp án A đúng.

     - Các kết luận B, C, D đều đúng.


Câu 338:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

     - Kết luận A sai. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình là đúng nhưng nó sẽ làm gián tiếp loại bỏ kiểu gen. Vì kiểu gen quy định kiểu hình. Khi kiểu hình có hại bị loại bỏ thì kiểu gen có hại cũng bị loại bỏ khỏi quần thể.

     - Kết luận B sai. Vì các alen có hại vẫn bị CLTN loại bỏ khi ở dạng đông hợp. Chính vì vậy alen lặn có hại bị loại bỏ với tốc độ chậm hơn so với alen trội có hại. Và dần dần sẽ loại bỏ đến một tỉ lệ nhỏ nhất. (luôn có một lượng alen lặn tồn trong quần thể ở dạng dị hợp).

     - Kết luận D sai. Vì thực tế CLTN chỉ làm nhiệm vụ sàng lọc và loại bỏ các kiểu hình có sẵn trong quần thể chứ không tạo ra kiểu gen mới và cũng không tạo ra kiểu hình mới. → Không tạo ra kiểu gen thích nghi.

- Chỉ có kết luận C đúng.


Câu 339:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Kết luận A đúng vì có 5 nhân tố tiến hóa, ngoài 3 nhân tố tiến hóa trên thì chỉ còn 2 nhân tố là yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên nhưng giao phối không ngẫu nhiên là không làm thay đổi tần số alen trong quần thể chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Vậy thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể bị thay đổi là do yếu tố ngẫu nhiên.

     - Kết luận B đúng vì lúc này điều kiện môi trường thay đổi, chỉ có các cá thể có kiểu hình khác với các cá thể chiếm số lượng lớn trong quần thể ban đầu mới tồn tại. Các cá thể này có kiểu hình khác nên cũng có vốn gen khác so với ban đầu.

     - Kết luận D đúng vì khi yếu tố ngẫu nhiên tác động sẽ làm giảm số lượng cá thể trong quần thể, làm mất một số alen có trong quần thể qua đó làm nghèo vốn của quần thể và giảm độ đa dạng di truyền. Khi đó quần thể sẽ dần bị suy thoái dưới tác động của các nhân tố tiến hóa khác.

     - Kết luận C sai vì quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng khó làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen.

     → Chọn đáp án C.


Câu 340:

Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?

Xem đáp án

Trong 4 đặc điểm trên thì chỉ có đặc điểm A mới là đặc điểm chung của đột biến và CLTN. (cả hai nhân tố này đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể). → Đáp án A đúng.

     - Đặc điểm B sai. Vì đột biến không làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. CLTN không làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Cả đột biến và CLTN đều không làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp (chỉ có giao phối không ngẫu nhiên mới làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp).

     - Chỉ có CLTN mới làm tăng tần số alen có lợi và giảm tần số alen có hại. Còn biến thì làm thay đổi tần số không theo một hướng xác định nên có thể làm tăng tần số alen có lợi hoặc làm giảm tần số alen có lợi.


Câu 341:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong các kết luận trên thì chỉ có kết luận C sai. Vì CLTN không có khả năng tạo ra kiểu gen thích nghi và cũng không có khả năng tạo ra kiểu hình thích nghi.

     → Đáp án C.

     - Các kết luận A, B và D đều đúng.


Câu 342:

Một quần thể đang sinh sản hữu tính bằng giao phối ngẫu nhiên. Giả sử có tác động của một nhân tố tiến hóa làm cho các cá thể chuyển sang giao phối cận huyết. Nhân tố tiến hóa đã tác động đến quần thể là

Xem đáp án

     - Khi quần thể có kích thước lớn (số lượng cá thể đông) thì các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên. Nhưng khi quần thể có kích thước bé (số lượng cá thể ít) thì xảy ra giao phối cận huyết (giao phối không ngẫu nhiên). Vì khi có ít cá thể thì chủ yếu các cá thể đó có quan hệ huyết thống với nhau và chúng giao phối với nhau.

     - Trong các nhân tố tiến hoá thì các yếu tố ngẫu nhiên khi tác động lên quần thể sẽ làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể nên sẽ chuyển quần thể từ ngẫu phối sang giao phối không ngẫu nhiên. → Đáp án A.


Câu 343:

Giả sử ở một quần thể đang chịu tác động của chọn lọc theo hướng chống lại alen trội và bảo tồn alen lặn. Kết quả của chọn lọc theo chiều hướng này sẽ dẫn tới

Xem đáp án

Khi CLTN chống lại alen trội thì tần số alen trội giảm dần và tần số alen lặn tăng dần nên kết quả của chọn lọc sẽ dẫn tới làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn. → Tăng tỉ lệ kiểu hình lặn → Đáp án C.


Câu 344:

Một quần thể đang cân bằng di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm tăng tính đa dạng của quần thể?

Xem đáp án

     - Đột biến sẽ tạo ra các alen mới; Giao phối ngẫu nhiên làm xuất hiện vô số biến dị tổ hợp. Vì vậy đột biến kết hợp với giao phối ngẫu nhiên sẽ làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. → Đáp án B.

     - CLTN loại bỏ các alen có hại và kiểu gen có hại nên CLTN làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

     - Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể vì giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể.

     - Các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các kiểu gen và tần số alen trong quần thể nên làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.


Câu 345:

Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Các kết luận A, B, D đều đúng. Chỉ có kết luận C sai.

     Kết luận C sai vì: Trong cùng một khu vực địa lý nhưng ở các điều kiện sinh thái khác nhau (ở các ổ sinh thái khác nhau) thì CLTN tiến hành theo các hướng khác nhau dẫn tới hình thành các nòi sinh thái rồi hình thành các loài mới.

     Ví dụ ở quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái, trong cùng 1 khu vực địa lý nhưng CLTN cũng tiến hành theo các hướng khác nhau.


Câu 346:

Có những đột biến gen trội gây chết nhưng vẫn được di truyền và tích luỹ cho đời sau vì

Xem đáp án

Đáp án D đúng. Vì khi kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản thì đột biến đó biểu hiện ra kiểu hình gây chết nhưng do nó đã sinh sản ra đời con nên đột biến đã được truyền lại cho đời sau. Vì vậy mặc dù cơ thể bị chết nhưng gen vẫn được truyền lại cho thế hệ sau. Ở thế hệ sau, gen tiếp tục được truyền lại cho các đời tiếp theo vì đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản → Đáp án D đúng.


Câu 347:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp được kết như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,49

0,42

0,09

0,18

0,24

0,58

0,09

0,42

0,49

0,09

0,42

0,49

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B đúng. Vì khi sử dụng thuốc kháng sinh thì sẽ tạo ra áp lực gen chọn lọc loại bỏ những kiểu gen không kháng thuốc và giữ lại những kiểu kháng thuốc. Kết quả sẽ dẫn tới chọn lọc dòng vi khuẩn kháng thuốc.


Câu 348:

Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì

Xem đáp án

Đáp án B đúng. Vì khi sử dụng thuốc kháng sinh thì sẽ tạo ra áp lực gen chọn lọc loại bỏ những kiểu gen không kháng thuốc và giữ lại những kiểu kháng thuốc. Kết quả sẽ dẫn tới chọn lọc dòng vi khuẩn kháng thuốc.


Câu 349:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp được kết như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,49

0,42

0,09

0,18

0,24

0,58

0,09

0,42

0,49

0,09

0,42

0,49

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

F1, tần số alen A = 0,7 nhưng đến F2 đột ngột thay đổi còn A = 0,3. Quần thể đang chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. → Đáp án B.


Câu 350:

Ở một loài động vật, có một đột biến khi biểu hiện sẽ gây chết. Trường hợp nào sau đây đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?

Xem đáp án

- Trong 4 kết luận trên thì kết luận A là đúng. Vì kiểu hình đột biến sẽ được biểu hiện hoàn toàn ở cả trạng thái đồng hợp và dị hợp ở giai đoạn trước tuổi sinh sản dẫn đến làm cho kiểu hình đột biến chết nên không thể sinh sản và di truyền cho đời sau. Đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

     - Kết luận B sai.Vì kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản nên gen gây bệnh vẫn được di truyền cho thế hệ sau qua quá trình sinh sản

     - Kết luận C sai. Vì Đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được biểu hiện nên không thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.

     - Kết luận D sai. Vì kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản nên gen gây bệnh vẫn được di truyền cho thế hệ sau qua quá trình sinh sản


Câu 351:

Một đột biến lặn có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi nó là

Xem đáp án

Đột biến lặn có hại chỉ sau một thế hệ đã bị loại bỏ hoàn toàn khi đột biến này được biểu hiện ngay thành kiểu hình.

     - A sai vì đột biến gen lặn nằm trong tế bào chất không biểu hiện thành kiểu hình ; tế bào chất là rất lớn, sản phẩm của các gen bình thường trong tế bào chất sẽ ức chế sự biểu hiện của sản phẩm của gen đơn lẻ này. (điều này giải thích vì sao bệnh do gen lặn trong tế bào chất thường không gây chết).

     - B sai vì gen này là gen đa alen nên alen lặn này sẽ không được biểu hiện thành kiểu hình do trong cơ thể có cả alen trội.

     - D sai vì đột biến gen nằm trên X chỉ được loại bỏ ở giới XY, còn giới XX không loại bỏ được vì có alen trội nằm ở vị trí tương ứng trên NST X kia (không biểu hiện ra kiểu hình).

- C đúng vì gen nằm trên Y không có alen tương ứng ở trong tế bào nên sẽ biểu hiện trực tiếp thành kiểu hình bị loại bỏ hoàn toàn.

     → Chọn C.


Câu 352:

Đột biến nào sau đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá.

Xem đáp án

Một đột biến muốn là nguyên liệu cho tiến hóa thì trước tiên phải tồn tại được trong quần thể.

     - Đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST đều là đột biến NST. Cả 2 loại đột biến này có cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa nhưng không phải là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì:

     + Đột biến NST xảy ra với tần số thấp = lượng đột biến tạo ra không nhiều.

     + Đột biến NST thường biểu hiện trực tiếp ra kiểu hình gây hại cho thể đột biển do đó thường bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.

     → Loại đáp án A và B.

     - Đột biến gen trội và đột biến gen lặn đều là đột biến gen.Hầu hết đột biến khi biểu hiện thành kiểu hình đều có hại. Nếu đột biến gen trội thì sẽ biểu hiện ra kiểu hình ngay cả khi ở thể dị hợp nên sẽ ngay lập tức bị CLTN loại bỏ = Đột biến gen trội không được giữ lại trong quần thể.

     - Đối với đột biến gen lặn thì chỉ biểu hiện thành kiểu hình ở thể đồng hợp nên khi đột biến này ở thể dị hợp sẽ không bị CLTN loại bỏ → Đột biến gen lặn vẫn được giữ lại trong quần thể.

     → Loại đáp án C, chọn đáp án D.


Câu 353:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 354:

Khi nói về nhân tố tiến hóa di - nhập gen, điều nhận xét nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 355:

Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?

Xem đáp án

- Trong các kết luận trên thì kết luận A là đúng. là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.

     - Kết luận B sai. chọn lọc tự nhiên luôn làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể

     - Kết luận C sai. Đột biến không làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp

     - Kết luận D sai. Vì đột biến không phải luôn làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.


Câu 356:

Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:

(1) Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST

(2) Số lượng gen trong quần thể rất lớn

(3) Đột biến gen thường ở trạng thái lặn

(4) Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp

Xem đáp án

Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:

     Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST

     Số lượng gen trong quần thể rất lớn

     Đột biến gen thường ở trạng thái lặn

     Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.

     → Đáp án A.


Câu 357:

Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên?

Xem đáp án

C đúng vì trong quần thể ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự trung t thì gen đột biến đó sẽ nhanh chóng phát tán trong quân thể. Do đó nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho CLTN.

     → Đáp án C.


Câu 358:

Điều kiện cần thiết để vốn gen của một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền không thay đổi qua nhiều thế hệ là:

Xem đáp án

Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể.

     A sai vì tự phối trong thời gian dài làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

     B sai vì nhập cư có thể xuất hiện alen mới.

     D sai vì thể dị hợp có sức sống cao hơn thể đồng hợp thì các thể đồng hợp sẽ bị CLTN loại bỏ vốn gen thay đổi.

     C đúng vì giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.


Câu 359:

Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Xét các trường hợp tác động của các nhân tố tiến hoá sau đây:

(1) Sự giao phối không ngẫu nhiên.

(2) Đột biến làm cho A thành a.

(3) CLTN chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.

(4) CLTN chống lại kiểu gen dị hợp.

(5) Di - nhập gen.

(6) CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.

Những trường hợp nào làm cho tỉ lệ kiểu gen biến đổi qua các thể hệ theo xu hướng giống nhau?

Xem đáp án

Xét các trường hợp tác động của các nhân tố tiến hoá sau đây:

     - (1) Sự giao phối không ngẫu nhiên: làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

     - (2) Đột biến làm cho A thành a: là giảm dần tỉ lệ kiểu gen AA và Aa, tăng t lệ kiểu gen aa

     - (3) CLTN chống lại kiểu gen đồng hợp lặn: là tăng dần tỉ lệ kiểu AA và Aa, giảm tỉ lệ kiểu gen aa

     - (4) CLTN chống lại kiểu gen dị hợp: làm giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp

     - (5) Di - nhập gen: làm cho tỉ lệ kiểu gen biến đổi không theo hướng xác định.

     - (6) CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn: làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

     → Những trường hợp làm cho tỉ lệ kiểu gen biến đổi qua các thể hệ theo Eu hướng giống nhau là (1) và (4)

     → Đáp án C


Câu 360:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 361:

Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là  0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác.

Theo lý thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số alen a là

Xem đáp án

- Khi aa bị đào thải hoàn toàn (bị chết ở giai đoạn phôi) thì tần số alen a ở thế hệ Fn  được tính theo công thức

qn=q01+n.q0 . Trong đó q0 là tần số alen a ở thế hệ xuất phát; n là số thế hệ.

     - Thế hệ xuất phát có tần số alen a=0,2.

     - Ở thế hệ F3, tần số alen a=0,21+3.0,2=18. Đáp án C.


Câu 362:

Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

     (1) Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể.

     (2) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.

     (3) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

     (4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

     (5) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

     (6) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn alen đó ra khỏi quần thể.

Xem đáp án

     - Có 4 phát biểu đúng là (1), (2), (3), (5). → Đáp án C.

     - (4) sai. Vì CLTN không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình.

     - (6) sai. Vì CLTN không thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn. Nguyên nhân là vì ở trạng thái dị hợp, alen lặn không biểu hiện thành kiểu hình nên không bị CLTN loại bỏ.


Câu 363:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng?

     (1) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, Tiền đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

     (2) Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.

     (3) Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.

     (4) Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu quần thể.

Xem đáp án

Chỉ có (3) đúng. Đáp án A.

     (1),(2) sai vì chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi.

     (4) sai vì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến có lợi( không phải các đột biến trung tính)


Câu 364:

Giả sử A nằm trên NST quy định hoa màu đỏ. Do tác nhân đột biến làm phát sinh một đột biến lặn a quy định hoa trắng. Ở trường hợp nào sau đây, kiểu hình hoa trắng sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.

Xem đáp án

Đáp án C vì khi các cá thể trong quần thể tự thụ phấn sẽ làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn aa làm kiểu hình lặn (hoa trắng) sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.


Câu 365:

Quá trình giao phối không ngẫu nhiên

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 366:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,49

0,42

0,09

0,36

0,48

0,16

0,25

0,5

0,25

0,16

0,48

0,36

 

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

Tính tần số

Thế hệ

Tần số alen A

Tần số alen a

0,7

0,3

0,6

0,4

0,5

0,5

0,4

0,6

     Tần số alen A giảm dần, tần số alen a tăng dần. Như vậy quần thể đang chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên vì sự thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

     Đáp án D


Câu 367:

Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, những xu hướng nào sau đây là đúng?

(1) Thay đổi chiều hướng chọn lọc.

(2) Chọn lọc tự nhiên sẽ tăng cường đào thải kiểu hình trội.

(3) Cả tỉ lệ kiểu gen AA và tỉ lệ kiểu gen Aa đều giảm dần.

(4) Chọn lọc chống lại alen lặn.

Xem đáp án

     - Lúc chưa rải sỏi xuống mặt hồ, đáy hồ có màu xám nên chọn lọc chống lại màu trắng (chống lại aa) và ưu tiên màu xám (ưu tiên AA và Aa). Khi rải sỏi xuống hồ thì hướng chọn lọc thay đổi. → (1) đúng.

     - Khi rải sỏi xuống mặt hồ làm mặt hồ trở nên có đốm trắng nên những con cá có màu đốm trắng sẽ trở nên có ưu thế hơn những con cá có màu nâu nhạt. Chọn lọc tự nhiên sẽ tác động chống lại alen A làm giảm dần tần số alen A và tăng dần tần số alen a. → (2) đúng; (4) sai.

     - Lúc đầu, tần số A = 0,9 cho nên kiểu gen Aa = 0,18. Khi chọn lọc chống lại A thì tần số A giảm dần, tần số a tăng dần sẽ làm tăng tỉ lệ kiểu gen Aa. Tỉ lệ kiểu gen Aa sẽ tăng dần lên và đạt cực đại khi A = a = 0,5. → (3) sai.

     Chỉ có 2 phương án đúng. → Đáp án B.


Câu 368:

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

0,64

0,32

0,04

0,64

0,32

0,04

0,21

0,38

0,41

0,26

0,28

0,46

0,29

0,22

0,49

Quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?

Xem đáp án

     - Ta thấy ở F1, F2 tần số alen A = 0,8; a = 0,2 nhưng đến F3 trở đi A = 0,6; a = 0,4.

     - Như vậy tần số alen bị giảm một cách đột ngột và nhanh chóng chứng tỏ quần thể đang bị tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

     - Mặt khác từ Fg đến Fs tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, dị hợp giảm dần là do giao phối không ngẫu nhiên.

     → Đáp án C.


Câu 370:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D vì kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng tác động làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt vong. N tác động làm thay đổi tần số alen không theo 1 chiều hướng nhất định. Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.


Câu 371:

Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh. một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lý nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản neup ish và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới.

Xem đáp án

     - Ở trong ví dụ này, loài mới được hình thành cùng khu vực địa lý với loài gốc nên đây không phải là hình thành loài bằng con đường địa lý.

     - Loài mới này không thể được hình thành bằng tự đa bội hoặc bằng lại xa và đa bội hóa. Vì đây là loài động vật và bài toán đã cho biết do đột biến gen đã có sẵn từ trước.

     - Loài mới này được hình thành do sự phân hóa ổ sinh thái nên đây là sự hình thành loài bằng con đường sinh thái.


Câu 372:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,                                                                   

Xem đáp án

Phương án A đúng. → Đáp án A.

     - Phương án B sai. Vì ngay cả khi điều kiện sống không thay đổi thì chọn lọc tự nhiên vẫn liên tục tác động lên cá thể và quần thể.

     - Phương án C sai. Vì những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh là những thường biến nên chúng không di truyền được.

     - Phương án D sai. Vì biến dị trong quần thể gồm có biến dị di truyền và biến dị không di truyền (thường biến). Biến dị không di truyền không phải là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.


Câu 373:

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

- Kết luận A đúng. Vì sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý thường gắn liền với sự chia cắt quần thể gốc thành 2 quần thể mới. Sự chia cắt quần thể này diễn ra một cách ngẫu nhiên nên có sự tham gia của yếu tố ngẫu nhiên.

     → Đáp án A.

     - Phương án B sai. Vì quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra ở 2 khu vực địa lý khác nhau (hình thành loài bằng con đường địa lý).

     - Phương án C sai. Vì con đường hình thành loài nhanh nhất là hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa chứ không phải là con đường sinh thái.

     - Phương án D sai. Vì hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chủ yếu diễn ra ở thực vật, ít gặp ở động vật.


Câu 374:

Khi nói về vai trò của cách li địa lý trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong các phát biểu nói trên thì có 3 phát biểu đúng là A, C, D. Chỉ có phát biểu B sai. → Đáp án B.

     - Phát biểu B sai là vì cách li địa lý không phải là nhân tố trực tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể mà cách li địa lý (do các chướng ngại địa lý gây ra) chỉ có tác dụng củng cố và tăng cường sự phân hóa vốn gen trong quần thể do các nhân tố tiến hóa gây ra.


Câu 375:

Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?

Xem đáp án

Trong các nhân tố nói trên thì cách li địa lý là nhân tố góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể. Vì cách li địa lý có vai trò ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các quần thể nên có tác dụng củng cố và tăng cường sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể. → Đáp án C.


Câu 376:

Theo qua niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới.

Xem đáp án

     - Đáp án D đúng. Vì sự hình thành loài mới là một quá trình làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. Kết quả của quá trình hình thành loài mới là là tạo ra quần thể mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

     - Phương án A sai là vì sự hình thành loài mới luôn gắn liền với hình thành quần thể thích nghi.

     - Phương án B sai là vì hình thành loài mới không phải là sự tích lũy các biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định.

     - Phương án C sai là vì hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp.


Câu 377:

Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử ?

     (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

     (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.

     (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

     (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

     Đáp án đúng là

Xem đáp án

     - Cách li sau hợp tử là hiện tượng có thụ tinh tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển được hoặc hợp tử phát triển thành con lai nhưng con lai bị bất thụ.

     - Đối chiếu với 4 phương án mà bài toán đưa ra thì có 2 phương án thuộc loại cách li sau hợp tử là (1) và (3) → Đáp án A.

     - Các phương án (2) và (4) thuộc loại cách li trước hợp tử.


Câu 378:

Loài Raphanus brassica có bộ NST 2n=36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n=18) x Brassica oleraceae (2n=18) → Raphanus brassica (2n=36).

     Hãy chọn kết luận đúng về quá trình hình thành loài mới này.

Xem đáp án

Ở quá trình này, loài mới có bộ NST bằng tổng bộ NST của 2 loài cũ, chứng tỏ loài mới này được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Loài được hình thành bằng con đường lại xa và đa bội hóa thì tốc độ hình thành loài nhanh và thời gian hình thành loài thường ngắn. → Đáp án C.

     Phương thức hình thành loài này phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.


Câu 379:

Sự lai xa và đa bội hóa sẽ dẫn tới hình thành loài mới trong trường hợp

Xem đáp án

Sự hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, Loài mà không thể được hình thành náu chỉ có một vài đột biến Hana là nhà BN phải có một quần thể thích nghi với môi trường, đứng vững. trh các tác động của chọn lọc tự nhiên. Do vậy, khi có sự lại xạ hình thành c lại thì em lại đó phải thích nghi với điều kiện môi trường và sinh sản được đi nhân lớn thành quần thể thì mới trở thành loài mới. Đáp án B


Câu 380:

Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?

Xem đáp án

Cách lí cơ học là loài cách li do sự không tương đồng trong cơ quan sinh sản của hai loài, dẫn tới cần trở sự thụ tinh tạo giao tử. Do đó trường hợp nối trên là cách là cơ học. Đáp án A.


Câu 381:

Trường hợp nào sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?

Xem đáp án

Cách li sau hợp từ là loại cách li mà do hợp tử bị chết mà không phát triển thành cơ thể hoặc có phát triển thành cơ thể nhưng có thể đó không có khả sinh sản hữu tính. Trong 4 phương án mà để bài đưa ra ở trên, chỉ có phương án A là cách li sau hợp tử.

      A đúng


Câu 382:

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lý, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     Trong 4 kết luận nổi trên thì kết luận C là không đúng. Vì điều kiện địa lý là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi. Nhân tố trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật là do đột biến, giao phối tạo ra các biến dị di truyền. → Đáp án C thỏa mãn.


Câu 384:

Sinh giới được tiến hoá theo các chiều hướng

1- ngày càng đa dạng và phong phú.          2- tổ chức cơ thể ngày càng cao.

3. từ trên cạn xuống dưới nước.                   4- thích nghi ngày càng hợp lý.

Phương án đúng:

Xem đáp án

     Sinh giới được tiến hóa theo nhiều chiều hướng, trong đó thích nghi là chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất. Tuy nhiên, từ trên cạn xuống dưới nước không phải là một chiều hướng vì sự sống đầu tiên xuất hiện dưới nước, sau đó mới phát tán và di cư lên cạn. Và trong quá trình tiến hóa, có một số loài di cư từ trên cạn xuống nước như cá voi, cá heo,... Do vậy không thể khẳng định sinh giới tiến hóa theo chiều hướng từ dưới nước lên trên cạn hay từ trên cạn xuống dưới nước được.

→ Đáp án C đúng.


Câu 385:

Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, điều kiện địa lý có vai trò

Xem đáp án

     Điều kiện địa lý chính là các yếu tố khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng. Điều kiện địa lý chính là nhân tố quy định chiều hướng của CLTN.

     → Điều kiện địa lý là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi → Đáp án B.

     Cần phân biệt điều kiện địa lý với các chướng ngại địa lý (chướng ngại địa lý chính là sông, núi, biển,...).


Câu 386:

Hai loài động vật A và B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau một thời gian dài, quần thể của loài A đã tiến hóa thành loài A' thích nghi hơn với môi trường còn quần thể loài B thì có nguy cơ bị tuyệt diệt. Điều giải thích nào sau đây về loài A là không hợp lý.

Xem đáp án

     - Loài A tiến hóa còn loài B thì sắp tuyệt diệt, điều đó chứng tỏ tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của loài A nhanh hơn tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của loài B.

     - Loài A có tốc độ thích nghi nhanh hơn là do có tốc độ sinh sản nhanh hơn, chu kì sống ngắn hơn, tốc độ phát sinh và tích lũy đột biến cao hơn. Đáp án C.


Câu 387:

Mô tả nào sau đây đúng với hiện tượng thoái bộ sinh học?

Xem đáp án

     Thoái bộ sinh học là hiện tượng suy giảm số lượng loài, suy giảm số lượng cá thể của loài, thu hẹp khu phân bố của loài. Đáp án B.


Câu 388:

Trong các hình thức cách li được trình bày dưới đây, loại cách li nào bao gồm các trường hợp còn lại?

Xem đáp án

     Trong các hình thức cách li nói trên thì cách li sinh sản bao gồm các hình thức cách li còn lại. Đáp án D.

     Vì cách li sinh thái, cách li tập tính, cách li cơ học đều là những trường hợp dẫn tới cách li sinh sản.


Câu 389:

Một nhóm cá thể của một loài chim di cư từ đất liền ra đảo. Giả sử rằng tất cả các cá thể đều đến đích an toàn và hình thành nên một quần thể mới. Nhân tố tiến hóa đầu tiên làm cho tần số alen ở quần thể này khác với tần số alen ở quần thể gốc là:

Xem đáp án

     Khi di cư ra đảo để sáng lập ra quần thể mới thì sự hình thành quần thể với cấu trúc di truyền như thế nào là hoàn toàn ngẫu nhiên, chưa phụ thuộc vào một yếu tố nào khác.   → Đáp án A.


Câu 390:

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng ?

Xem đáp án

     Cách li địa lý là những trở ngại địa lý làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không thể giao phối với nhau. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái, 2 quần thể cùng sống trong 1 khu vực địa lý nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau thì cũng cần sự cách li địa lý ngăn cản các quần thể cách li giao phối với nhau.

     → Đáp án D.


Câu 391:

Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, chướng ngại địa lý (cách li địa lý) có vai trò

Xem đáp án

     - Chướng ngại địa lý là các vật ngăn cản sự di cư giữa các quần thể như sông, núi, biển.

     - Chướng ngại địa lý có vai trò ngăn ngừa giao phối tự do giữa các quần thể nên góp phần làm phân hóa vốn gen giữa các quần thể. → Đáp án A.


Câu 392:

Hai loài thân thuộc A và B đều sinh sản hữu tính bằng giao phối, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt là:

Xem đáp án

     Có 4 tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc, trong đó để phân biệt hai loài vi khuẩn thì tiêu chuẩn quan trọng nhất tiêu chuẩn sinh lý - hóa sinh; Để phân biệt hai loài sinh sản hữu tính thì quan trọng nhất là tiêu chuẩn cách li sinh sản. Các cá thể thuộc hai loài khác nhau không giao phối với nhau hoặc giao phối nhưng không sinh con hoặc sinh con nhưng con không có khả năng sinh sản.

     Vậy đáp án D đúng.


Câu 393:

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     Trong 4 kết luận nổi trên, các kết luận A, B, D đều đúng. Kết luận C sai ở chợ trong cùng một nhóm đối tượng nhưng nếu sống ở các môi trường có điều kiện t nhiên khác nhau thì chọn lọc tự nhiên sẽ tích lũy biến dị theo các hướng khác nhau. Ở cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên chỉ tích lũy biến dị theo hướng khi chúng sống trong cùng một môi trường. Đáp án C.


Câu 394:

Nòi địa lý là

Xem đáp án

Nòi là đơn vị dưới loài, có 3 loại là nơi địa lý, nòi sinh thái và nổi sinh học, trong đó nội địa lý là một nhóm quần thể cùng loài phân bố trong một khu vực đại lý xác định. → Đáp án A đúng.


Câu 395:

Quá trình nào sau đây nhanh chóng dẫn tới hình thành loài mới?

Xem đáp án

     Lai xa và đa bội hóa sẽ nhanh chóng hình thành loài mới vì cơ thể con được tạo ra có bộ NST của hai loài bố mẹ nên thường có sức sống và khả năng thích nghi cao hơn các loài bố mẹ. Mặt khác quá trình lai xa và đa bội hóa sẽ tạo ra cơ thể có mę, do đó bộ NST khác với các dạng bố mẹ nên bị cách li sinh sản với các loài bố nó nhanh chóng dẫn tới hình thành loài mới. → Đáp án D đúng.


Câu 397:

Quá trình nào sau đây luôn gắn liền với quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi?

Xem đáp án

     Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với sự hình thành quần thể thích nghi mới → Đáp án C.

     Sự sinh ra cá thể mới chỉ đơn thuần là sự sinh sản của sinh vật. Vì vậy cá thể mới đó có thể thích nghi hoặc không thích nghi.

     Sự hình thành quần xã mới gắn liền với quá trình diễn thế nguyên sinh. Sự diễn thế nguyên sinh chưa hẳn đã hình thành đặc điểm thích nghi.

     Sự hình thành quần thể mới được bắt đầu từ sự di cư của một nhóm cá thể đến vùng đất mới. Quá trình này chưa hẳn đã hình thành các đặc điểm thích nghi.


Câu 398:

Khi nói về sự hình thành loài mới, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong 4 kết luận trên thì kết luận không đúng là kết luận B. Trong sự hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá, con lai bị cách li sinh sản do có NST không tương đồng với cây mẹ nhưng cần phải có sự tác động của chọn lọc tự nhiên nhằm phân hóa khả năng sinh sản và khả năng sống sót của cá thể. Qua đó làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen thích nghi dẫn đến hình thành loài mới.

     - Kết luận A là đúng. Sự hình thành loài mới luôn dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi mới.

     - Kết luận C là đúng. Con lai do có NST không tương đồng với cây mẹ nên bị cách li sinh sản. Dẫn tới có nhiều trường hợp, loài mới và loài cũ cùng sống trong một môi trường, ở cạnh nhau.

     - Kết luận D là đúng. Sự hình thành loài mới luôn dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi mới, mà các đặc điểm thích nghi mới luôn gắn liền với sự xuất hiện của các kiểu gen mới.


Câu 399:

Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lý, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong 4 kết luận trên thì kết luận A là không đúng. Trong sự hình thành loài bằng con đường địa lý, trong cùng một khu vực sống, các điều kiện địa lý giống nhau nên chọn lọc tự nhiên xảy ra các hướng giống nhau do đó không hình thành nên loài mới.

     - Các kết luận B, C, D đúng. Sự hình thành loài bằng con đường địa lý thường dễ xảy ra đối với các loài hay di động xa. Sự hình thành loài mới nhất thiết phải có sự cách li của các chướng ngại địa lý để cản trở dòng gen giữa các quần thể. Sự hình thành loài mới chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.

     → Đáp án A


Câu 400:

Hình thành loài bằng con đường địa lý

Xem đáp án

     Trong các phương án nói trên thì chỉ có phương án D đúng.

     Các phương án khác sai ở chỗ:

     Hình thành loài bằng con đường địa lý thì phải ở hai khu vực địa lý khác nhau.

     → Loài mới được hình thành ở khu vực địa lý khác với với loài gốc.

     - Những loài di chuyển xa thì mới có cơ hội mở rộng khu phân bố dẫn tới hình thành loài bằng con đường địa lý. Những loài ít di động ít có cơ hội để hình thành loài bằng con đường địa lý.


Câu 401:

Trường hợp nào sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?

Xem đáp án

     Cách li sau hợp tử là loại cách li là trường hợp có thụ tinh tạo nên hợp tử nhưng hợp tử bị chết hoặc hợp tử phát triển thành cơ thể nhưng cơ thể đó không có khả năng sinh sản hữu tính. → Đáp án A.


Câu 402:

Ví dụ nào sau đây là ví dụ minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử?

Xem đáp án

     Trong các ví dụ nói trên thì ví dụ về chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau vì tập tính giao phối khác nhau là cách li trước hợp tử (cách li tập tính).

     → Đáp án D.

     Các ví dụ khác đều thuộc loại cách li sau hợp tử.


Câu 403:

Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá chủ yếu gặp ở các loài

Xem đáp án

     Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá chủ yếu gặp ở các loài thực vật sinh sản hữu tính mà ít xảy ra ở các loài động vật vì đa bội hóa động vật sẽ dẫn tới gây chết mà không tạo nên loài mới. Thực vật sinh sản vô tính không thực hiện lại xa cho nên không hình thành được bằng con đường này.

     → Đáp án D đúng.


Câu 404:

Ví dụ nào sau đây không phải là hình thành loài mới bằng dị đa bội?

Xem đáp án

     Hình thành loài mới bằng dị đa bội là quá trình hình thành loài nhờ sự lai xa gắn liền với đa bội hóa. Trong 4 ví dụ nêu trên chỉ, chỉ có ví dụ C (Musa acuminata(n=22) x M.baisiana (2n=22) → Musa sp (2n= 33)), đời con không có bộ NST tứ bội.

     → Đáp án C.


Câu 405:

Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Lý do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?

1. chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.

2. nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.

3. chúng có mùa sinh sản khác nhau.

4. con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.

5. chúng có tập tính giao phối khác nhau.

6. chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.

Phương án đúng:

Xem đáp án

     - Sự cách li sinh sản giữa hai loài gồm có cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử. Sự không giao phối là thuộc loại cách li trước hợp tử.

     - Cách li trước hợp tử gồm có: Nơi ở khác nhau nên các cả thế không gặp gỡ nhau được. Có mùa sinh sản khác nhau. Có tập tính giao phối khác nhau. Có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau → Tổ hợp các ý 1, 3, 5, 6. → Đáp án D.


Câu 406:

Khi nói về nòi sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     Nòi là đơn vị dưới loài, các cá thể thuộc các nòi khác nhau của cùng một loài có những sai khác nhau về hình thái và đặc điểm sống nhưng vẫn có bộ NST giống nhau và giữa chúng chưa có sự cách li sinh sản.

     Trong các phương án nói trên thì chỉ có phương án C là chưa đúng.

     → Đáp án C.


Câu 407:

Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, mối liên quan giữa các cơ chế cách li trong quá hình thành loài mới là

Xem đáp án

     Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý thì đầu tiên sinh vật bị cách li địa lý dẫn tới ở mỗi điều kiện địa lý khác nhau thì chọn lọc tự nhiên được tiến hành theo một hướng khác nhau nên đã hình thành các nhóm sinh vật có hình thái, sinh lý khác nhau. Do vậy cách li địa lý sẽ dẫn tới cách li sinh sản ở mức trước hợp tử. Sau đó thì dẫn tới cách li sau hợp tử.

     → Đáp án A.


Câu 408:

Nhân tố nào sau đây giải thích nguồn gốc chung của các loài là

Xem đáp án

     Tất cả các loài sinh vật ngày này đều có cùng một nguồn gốc chung và được tiến hóa theo các hướng khác nhau. Nguyên nhân của quá trình tiến hóa theo các hướng khác nhau là do quá trình phân li tính trạng. Do vậy đáp án B đúng.


Câu 410:

Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, nhân tố tiến hoá nào sau đây nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm chậm sự hình thành loài mới?

Xem đáp án

- Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, nhân tố tiến hoá nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm chậm sự hình thành loài mới là dị - nhập gen.

- Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, nếu di - nhập gen diễn ra thường xuyên sẽ làm giảm sự sai khác giữa vốn gen của quần thể này với quần thể gốc. Do đó sẽ làm chậm sự hình thành loài mới. → Đáp án D.


Câu 411:

Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố, có giao phối với nhau và sinh con nhưng vẫn được xem là 2 loài. Xét các nguyên nhân sau:

     (1) Con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản.

     (2) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau

     (3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải.

     (4) Chúng có mùa sinh sản khác nhau.

     (5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau.  

     (6) Con lai không có cơ quan sinh sản.

     Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn tới được xem là 2 loài?

Xem đáp án

     Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố, có giao phối với nhau và sinh : nhưng vẫn được xem là 2 loài. Nguyên nhân dẫn tới được xem là 2 loài vì:

     - Con lại có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản.

     - Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải.

     - Con lại không có cơ quan sinh sản.

     → Có 3 nguyên nhân. → Đáp án C.


Câu 412:

Hai quần thể sống trong một khu vực địa lý nhưng các cá thể của quần này không giao phối với các cá thể của quần thể kia vì khác nhau về cơ quan sinh sản. Đây là dạng cách li nào?

Xem đáp án

Hai loài này không giao phối được vì khác nhau về cơ quan sinh sản, vậy đây là cách li cơ học. → Chọn C.


Câu 413:

Xét một số hiện tượng sau:

     (1) Ngựa vẫn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.

     (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

     (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

     (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

     Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?

Xem đáp án

     - Cách li sau hợp tử là hiện tượng hai loài có giao phối được với nhau nhưng hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi hoặc có tạo thành con lai nhưng con lai bị chết non hoặc không có khả năng sinh sản.

     - Dựa vào định nghĩa trên thì những hiện tượng là biểu hiện của cách li sau hợp tử là (2) và (3). Hai hiện tượng còn lại không đúng vì chùng không giao phối hoặc giao phấn với nhau. → Chọn B.


Câu 414:

Hiện tượng nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử?

Xem đáp án

     - Cách li trước hợp tử là hai loài không giao phối được với nhau do chênh lệch về mùa sinh sản, tập tính sinh sản và cơ quan giao cấu.

     - Trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án D là hiện tượng cách li trước hợp tử vì hai loài này không giao phối với nhau. 3 đáp án còn lại hai loài đều đã giao phối với nhau và đã tạo ra hợp tử nên không đúng (đây là cách li sau hợp tử). → Chọn D.


Câu 415:

Khi nói về sự hình thành loài mới, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     Hình thành loài do sự cải biến về thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc. Quá trình này diễn ra do CLTN tích lũy nhiều đột biến nhỏ trong thì gian dài hoặc ngắn.

     Đáp án C đúng vì quá trình hình thành loài mới do hình thành đặc điểm thích nghi mới và cách li sinh sản. do đó, loài mới và loài cũ vẫn có thể cùng tồn tại.


Câu 416:

Yếu tố nào trong số các yếu tố sau đây có thể không đóng góp vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý?

Xem đáp án

     Dòng gen giữa 2 quần thể rất mạnh có thể làm cho tỉ lệ kiểu gen và tần số alen của 2 quần thể không thay đổi. Do đó, không đóng góp vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý. → Đáp án B.


Câu 417:

Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lý, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C vì khi nói về hình thành loài bằng con đường địa lý là nói về sự gen các quần thể hình thành loài do các quần thể sống cách biệt trong các khu vực địa lý khác nhau. Các nhân tố tiến hóa có thể tạo nên sự khác biệt về vốn và khi xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới được hình thành.


Câu 418:

Cơ chế hình thành loài nào có thể tạo ra loài mới có hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào cao hơn nhiều so với hàm lượng ADN của loài gốc?

Xem đáp án

     - Hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình thay đổi vốn gen của quần thể cũng như kiểu gen của cá thể.

     - Ở cả 4 con đường hình thành loài trên đều làm thay đổi hàm lượng ADN có trong nhân tế bào (loài mới thường có hàm lượng ADN trong tế bào cao hơn loài cũ). Tuy nhiên hình thành loài bằng con đường lại xa và đa bội hóa tạo ra loài mới có hàm lượng ADN cao hơn nhiều so với loài gốc.

     - Hình thành loài mới bằng con đường lại xa và đa bội hóa tạo nên con lại chứa cả 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ nên hàm lượng ADN trong tế bào tăng lên rất nhiều so với 2 loài cũ.

     - Hình thành loài bằng 3 con đường còn lại, loài mới chỉ khác loài cũ ở một số đặc điểm thích nghi do chỉ có một số gen được biến đổi hoặc mới xuất hiện do đó hàm lượng ADN không lớn hơn loài cũ một cách đáng kể.

     → Chọn C.


Câu 419:

Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt:

     - Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.

     - Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mổ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.

     Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai?

Xem đáp án

     Đáp án C sai ở chỗ: kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ.

     → Chọn đáp án C.

     Sự biến đổi về kích thước là do đột biến, biến dị tổ hợp tạo ra. Thức ăn chỉ đóng vai trò là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi chứ không có khả năng tạo ra kiểu gen thích nghi.


Câu 420:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

Xem đáp án

 Đáp án D. Vì quá trình hình thành loài mới mới thì chắc chắn sẽ có sự hình thành đặc điểm thích nghi mới.


Câu 421:

Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do

Xem đáp án
Đáp án B.

Câu 422:

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá là

Xem đáp án

Đáp án B vì các cơ chế cách ly chỉ góp phần làm phân hóa vốn gen của quần thể được tạo ra do các nhân tố tiến hóa.


Câu 423:

Từ quần thể sống trên đất liền, một nhóm cá thể di chuyển tới một đảo và thiết lập nên một quần thể thích nghi và dần hình thành nên loài mới. Nhân tố tiến hóa nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này?

Xem đáp án

Nhóm cá thể này di cư đến đảo thiết lập nên quần thể mới nên nhóm cá thể này chính là kẻ sáng lập ra quần thể. Theo quan niệm của tiến hoá hiện đại thì kẻ sáng lập hình thành nên quần thể mới chính là một loại yếu tố ngẫu nhiên chứ không xếp vào di - nhập gen. Sau khi thiết lập thành quần thể mới thì chịu tác động của điều kiện tự nhiên trên đảo để hình thành quần thể thích nghi.

     → Đáp án C đúng.


Câu 424:

Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra kết luận nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 425:

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là

Xem đáp án

Khoa học hiện đại cho rằng ARN là vật chất mang thông tin di truyền đầu tiền vì ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần đến enzim. → Đáp án B.


Câu 426:

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, nhóm loài nào sau đây xuất hiện muộn nhất?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 427:

Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử quả đất thành các đại, các kỉ?

Xem đáp án

Khoa học hiện đại chia lịch sử quả đất thành 5 đại là đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cố sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. Cơ sở khoa học để phân chia thành các đại là những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái đất và các hoá thạch. → Đáp án A.


Câu 428:

Hóa thạch là

Xem đáp án

Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá (xác sinh vật, một mảnh xương, một dấu chân,...) đều được gọi là hoa thạch.

     Đáp án B đúng.


Câu 429:

Trong quá trình phát sinh loài người, sự hình thành con người có dáng đứng thẳng, có hộp sọ với kích thước lớn là kết quả của quá trình

Xem đáp án

Sự tiến hóa của loài người chịu tác động của các nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. Nhân tố sinh học (đột biến, giao phối, CLTN, ...) đã hình thành nên con người có cấu trúc sinh học như ngày hôm nay. Do vậy dáng đứng thẳng, cấu trúc của hộp sọ là kết quá của tiến hóa sinh học, do các nhân tố đột biến, CLTN,... → Đáp án C.


Câu 430:

Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Loài người xuất hiện ở kỉ thứ Tư của đại Tân sinh chứ không phải ở kỉ thứ Ba.

     Đáp án D.


Câu 431:

Trong khí quyển nguyên thuỷ của vỏ Trái Đất không có khí nào sau đây?

Xem đáp án

Trong khí quyển nguyên thuỷ của vỏ Trái Đất ( được hình thành cách đây 4,6 tỉ năm) có chứa các khí như hơi nước, khí cacbonic, khí amoniac, và rất ít khí nitơ.....và không có chứa ôxi.

     Đáp án A


Câu 432:

Đại diện nào sau đây là người vượn?

Xem đáp án

- Trong 4 đại diện nói trên thì Ôxtralopitec là người vượn → Đáp án B.

     - Đriôpitec là vượn người còn Parapitec và Neanđectan là người cổ.


Câu 433:

Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, ở những giai đoạn nào sau đây chưa có sự xuất hiện của cơ thể sinh vật?

Xem đáp án

- Khoa học hiện đại chia lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất thành 3 giai đoạn tiến hóa là giai đoạn tiến hóa học, giai đoạn tiến hóa tiền sinh học và giai đoạn tiến hóa sinh học.

     - Ở giai đoạn tiến hóa hóa học, có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ. Ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, có sự hình thành tế bào sơ khai đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ. Như vậy, ở giai đoạn tiến hóa học học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, Trái Đất chưa có sinh vật. Đáp án A đúng.

     - Ở giai đoạn tiến hóa sinh học, có sự hình thành các loài mới từ các loài ban đầu. Giai đoạn tiến hóa sinh học đang tiếp tục diễn ra cho đến khi nào toàn bộ sự sống trên Trái Đất bị hủy diệt.


Câu 434:

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

Xem đáp án

Đối với loại câu hỏi liên quan đến các kỉ, các đại thì rất khó nhớ. Tuy nhiên, chúng ta cần nắm một số vấn đề cơ bản như sau:

     - Ở đại Trung sinh đã bắt đầu xuất hiện cây có hoa, thú. Đại Tân sinh bắt đầu xuất hiện bộ khí.

     - Các nhóm sinh vật bao giờ cũng xuất hiện ở đại trước rồi mới phát thế ở đại tiếp theo.

     - Trong 4 kỉ nói trên thì kỉ Krêta là giai đoạn xuất hiện thực vật có hoa.

     → Đáp án C.


Câu 435:

Trong quá trình phát sinh loài người, tiến hoá sinh học có vai trò quan trọng ở giai đoạn

Xem đáp án

Sự tiến hóa của loài người chịu tác động của nhân tố sinh học (đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên,...) và nhân tố xã hội (đạo đức, pháp luật, văn hóa,...).

     - Nhân tố sinh học tác động mạnh mẽ ở giai đoạn chuyển biến vượn người thành người. Vì vậy đáp án B đúng.

     - Nhân tố xã hội tác động mạnh vào giai đoạn xã hội loài người. Hiện nay nhân tố xã hội vẫn còn tiếp tục tác động đến sự tiến hóa của loài người.


Câu 436:

Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng chủ yếu là nhờ

Xem đáp án

Loài người được phát sinh từ vượn người hóa thạch, quá trình phát sinh loài người chịu sự chi phối của các nhân tố sinh học (đột biến, chọn lọc tự nhiên,...) và các nhân tố xã hội trong đó kết quả của giai đoạn tiến hóa sinh học sẽ hình thành nên một con người sinh học có dáng đứng thẳng và ngoại hình gần chúng ta ngày nay. Kết quả của quá trình tiến hóa xã hội sẽ hình thành con người xã hội, con người có văn hóa, có trí tuệ,.... Như vậy dáng đứng thẳng và cột sống hình chữ S của con người là kết quả của quá trình tiến hóa sinh học trong đó chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên.

     → Đáp án B đúng.


Câu 437:

Trong quá trình phát sinh sự sống, hình thành sinh vật cổ sơ đầu tiên là kết quả của quá trình tiến hoá

Xem đáp án

Quá trình phát sinh sự sống và tiến hóa của sinh vật trải qua 3 giai đoạn là tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học. Kết thúc quá trình tiến hóa hóa học sẽ tạo nên các đại phân tử hữu cơ như axit nucleic, prôtêin, lipit,... Sau đó trải qua giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, từ các đại phân tử hữu cơ sẽ tương tác với nhau và kết thúc quá trình tiến hóa tiền sinh học sẽ hính thành nên sinh vật đơn bào đầu tiên, có biểu hiện đầy đủ các đặc điểm của một cơ thể sống như trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa, sinh sản và di truyền, cảm ứng và vận động,

     Như vậy, kết thúc giai đoạn tiến hóa học và tiền sinh học thì sẽ hính thành sinh vật cổ sơ đầu tiên → Đáp án A đúng.


Câu 438:

Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên trái đất trao đổi chất theo phương thức

Xem đáp án

Kết thúc giai đoạn tiến hóa học học và giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, sơ xuất hiện đầu tiên trên trái đất là sinh vật đơn bào và ngay từ khi mới hình trong đại dương nguyên thủy chứa một lượng lớn hợp chất hữu cơ. Sinh vật cổ thành thì do lượng chất hữu cơ tập trung trong môi trường quá nhiều nên phương thức trao đổi chất đầu tiên là dị dưỡng hoại sinh (lấy chất dinh dưỡng nhờ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có sẵn trong môi trường).

     Vậy đáp án đúng là D.


Câu 439:

Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Loài người được phát sinh từ vượn người hóa thạch. Từ dạng vượn người hóa thạch đã phát sinh nên loài người và các loài vượn người ngày nay. Như vậy vượn người ngày nay và loài người là các loài có chung nguồn gốc.

     Đáp án C.


Câu 440:

Ở Kỉ nào sau đây của Đại Cổ sinh xảy ra sự phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt nhiều loài động vật biển?

Xem đáp án

Theo tài liệu của cổ sinh vật học, người ta cho rằng ở kỉ Pecmi xảy ra sự phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt nhiều loài động vật biển

     Đáp án B.


Câu 441:

Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 442:

Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm

Xem đáp án

Kỉ Cacbon là giai đoạn Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát → Đáp án A đúng.


Câu 443:

Khi nói về hoá thạch, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 444:

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hoá thạch nhân sơ cổ nhất có ở

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 445:

Khi nói về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 446:

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, ở Kỉ nào sau đây xảy ra sự phân hoá bò sát; Cá xương phát triển; Phát sinh thú và chim?

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 447:

Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Phát biểu C không đúng. Vì hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới chứ không phải là bằng chứng gián tiếp.


Câu 448:

Trong quá trình phát sinh và phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây của đại Cổ sinh phát sinh các ngành động vật và phân hóa tảo?

Xem đáp án

Trong sự lịch sử phát triển sự sống, ở kỉ Cambri có sự và hình thành các ngành động vật và phân hoá tảo thành các bộ khác nhau → Đáp án C.


Câu 449:

Khi nói về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận trên thì kết luận B là không đúng. Vì:

     Địa chất và khí hậu biến đổi không phải là nguyên nhân duy nhất làm cho các loài xuất hiện và biến đổi. Trong quần thể sinh vật luôn có sẵn nguồn biến dị. Địa chất và khí hậu biến đổi là nhân tố chọn lọc để sàng lọc các kiểu gen thích nghi hình thành nên loài mới.


Câu 450:

Khi nói về hoá thạch, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận trên thì kết luận C là không đúng. Vì hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới,

     Đáp án C.


Câu 451:

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hoá thạch nhân sơ cổ nhất có ở

Xem đáp án

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hoa thạch nhân sơ cổ nhất có ở đại Thái cố → Đáp án B.


Câu 452:

Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?

Xem đáp án

Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, Dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Cacbon. Chọn đáp án A.


Câu 453:

Ở Kỉ nào sau đây của Đại Cổ sinh xảy ra sự phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt nhiều loài động vật biển?

Xem đáp án

Kỉ xảy ra sự phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt nhiều loài động vật biển là kỉ Pecmi. → Chọn B.


Câu 454:

Khi nói về chiều hướng tiến hóa của từng nhóm loài, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Thoái bộ sinh học là xu hướng số lượng cá thể giảm dẫn, khu phân bổ ngày càng thu hẹp, nội bộ ngày càng giảm phân hóa. → Đáp án A.


Câu 455:

Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?

Xem đáp án

Trong các bằng chứng mà bài toán đưa ra thì chỉ có hóa thạch mới là bằng chứng trực tiếp; Các bằng chứng khác thuộc loại gián tiếp. → Đáp án C.


Câu 456:

Quá trình tiến hoá dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng:

Xem đáp án

     - Đáp án C là đúng. Quá trình hình thành hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ chất vô cơ nhà năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,... không có sự tham gia của năng lượng sinh học.


Câu 457:

Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?

Xem đáp án

     - Trong 4 kết luận trên thì kết luận C là đúng.

     Vì theo tài liệu sách giáo khoa sinh học 12, hiện nay có một số bằng chứng khoa học chứng minh rằng các đơn phân nucleeotit có thể lắp ráp thành các đoạn ARN ngắn mà không cần đến enzim.


Câu 458:

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, loại phân tử hữu cơ nào sau đây là phân tử đầu tiên có khả năng tự nhân đôi?

Xem đáp án

Loại phân tử hữu cơ là phân tử có khả năng tự nhân đôi đầu tiên là ARN. 3 loại phân tử còn lại không đúng vì:

     - Lipit và protein không có khả năng tự nhân đôi.

     - ARN xuất hiện trước ADN.

     → Chọn đáp án D.


Câu 459:

Khi nói về hoá thạch, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Vì hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.


Câu 460:

Ví dụ nào sau đây không phải là hóa thạch?

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 461:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 462:

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?

Xem đáp án

     - Ở giai đoạn tiến hóa hóa học, chỉ mới có sự hình thành các phân tử và đại phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ của môi trường. Vì vậy chưa có sự hình thành tế bào sơ khai.

     Đáp án B.

     - Tế bào sơ khai được hình thành ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.


Câu 463:

Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh và bò sát phát sinh ở kỉ

Xem đáp án
Đáp án A.

Câu 464:

Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là:

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 465:

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 466:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 467:

Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B vì nhân tố sinh học thuộc nhân tố sinh thái hữu sinh.


Câu 469:

Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21 đến 35°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?

Xem đáp án

Sinh vật chỉ sống được trong môi trường mà giới hạn sinh thái của nó hơn biên độ dao động của các nhân tố sinh thái trong môi trường. Trong 4 môi trường nói trên thì ở môi trường C, loài sinh vật A có thể sống được. → Đáp án C đúng.

     Các môi trường khác đều bị chết. Vì:

     - Ở môi trường A, sinh vật A bị chết vì nhiệt độ môi trường có lúc xuống dưới 21°C (20°C). Mà 21°C là giới hạn dưới về nhiệt độ của loài này.

     - Ở môi trường B, sinh vật A bị chết vì nhiệt độ môi trường có lúc lên trên 3500 (40°C). Mà 35°C là giới hạn trên về nhiệt độ của loài này.

     - Ở môi trường D, sinh vật A bị chết vì nhiệt độ môi trường có lúc xuống dưới 21°C (12°C) và độ ẩm có lúc lên trên 96% (100%). Mà 21°C là giới hạn dưới về nsiy jódd iv nbb nhiệt độ của loài này, 96% là giới hạn trên về độ ẩm.


Câu 470:

Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là

Xem đáp án

Trong một giới hạn sinh thái có khoảng cực thuận và khoảng chống chịu. Ở khoảng chống chịu, sinh vật phải chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường vì vậy nhân tố sinh thái đã ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của sinh vật. → Đáp án D.


Câu 471:

Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Sinh vật sống trong môi trường nên phải thường xuyên phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái. Khi tác động lên cơ thể, các g nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau; Các loài khác nhau thì có phản ứng khác nhau với cùng một tác động tin của mỗi nhân tố sinh thái; Ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì sinh vật có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. Như vậy trong 4 kết luận nói trên thì kết luận B là sai.

     Đáp án B.


Câu 472:

Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Sinh vật thích nghi với môi trường cho nên loài sống ở vùng xích đạo có nhiệt độ môi trường khá ổn định nên sẽ có giới hạn sinh thái về nhiệt hẹp hơn loài sống ở các vùng cực.

     - Cơ thể lúc còn non có khả năng chống chịu kém nên có giới hạn sinh thái hẹp hơn các cá thể trưởng thành của cùng loài đó.

     - Sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái ngoài khoảng cực thuận thì sinh vật chuyển sang chống chịu và ngoài khoảng chống chịu là điểm gây chết.

     - Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì khả năng thích nghi thấp nên có vùng phân bố hẹp hơn các loài có giới hạn sinh thái rộng. → Đáp án A.


Câu 473:

Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 đến 32 °C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây.

Xem đáp án

Sinh vật chỉ tồn tại và phát triển được khi giới hạn sinh thái của nó rộng hơn biên độ giao động của môi trường sống. Trong 4 môi trường sống có giới hạn sinh thái nói trên thì chỉ có môi trường A có nhiệt độ giao động từ 10°C đến 30°C hẹp hơn giới hơn giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của loài sinh vật này (từ 8 đến 32 °C), có độ ẩm 85% đến 95% hẹp hơn giới hạn chịu đựng về độ ẩm của loài sinh vật này (từ 80% đến 98%). Vậy đáp án đúng là C.


Câu 474:

Mức độ ảnh hưởng của cơ thể trước tác động của nhân tố sinh thái phụ thuộc vào:

1. cường độ tác động.     2. liều lượng tác động.        3. cách tác động.

     Phương án đúng:

Xem đáp án

Cơ thể sinh vật chịu tác động của nhân tố sinh thái. Ở khoảng cực thuận thì sinh vật phát triển tốt nhưng ở khoảng chống chịu thì tác động của nhân tố sinh thái sẽ gây hại cho cơ thể. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật phụ thuộc vào cường độ tác động, liều lượng tác động, cách tác động.

Do vậy phương án đúng là D.


Câu 475:

Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.

     - Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện được các chức năng sống tốt.

     - Khoảng chống chịu là khoảng các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật.

     Đáp án B.


Câu 476:

Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Phương án C không đúng vì khi ở ngoài 1 giới hạn sinh thái nào đó sinh vật sẽ bị chết (dù cho các giới hạn khác ở khoảng cực thuận). → Đáp án C.


Câu 477:

Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các kết luận nói trên thì kết luận B không đúng. Vì môi trường không chỉ cung cấp nguồn sống mà ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. → Đáp án B.


Câu 478:

Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Kết luận B sai. Vì nhóm nhân tố vô sinh chỉ gồm các nhân tố vật lý, hóa học của môi trường. Nhân tố sinh học thuộc về nhân tố hữu sinh của môi trường.

     Đáp án B.   

Câu 479:

Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án
Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận C là đúng. Các kết luận khác đều sai.

Câu 480:

Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Trong các kết luận nói trên thì chỉ có kết luận A là đúng.


Câu 481:

Những nhân tố sinh thái nào sau đây được xếp vào nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ?

Xem đáp án

     - Nhân tố sinh thái vô sinh là những nhân tố không phụ thuộc mật độ, còn nhân tố hữu sinh là những nhân tố phụ thuộc mật độ.

     - Trong các nhân tố nói trên thì nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là các nhân tố vô sinh.

     → Đáp án B.


Câu 482:

Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Trong các kết luận nói trên thì chỉ có kết luận C đúng.


Câu 483:

Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Kết luận C không đúng. Vì khi ở ngoài giới hạn sinh thái của một nhân tố nào đó thì sinh vật sẽ bị chết. Đáp án C.


Câu 484:

Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

     - Trong các kết luận trên thì kết luận đúng là kết luận B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

     - Kết luận A sai. Các nhân tố sinh thái tác động cùng lúc lên sự sinh trưởng phát triển của sinh vật.

     - Kết luận C sai. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh không chỉ gồm các chất hữu cơ của môi trường xung quanh sinh vật. Mà còn là mối quan hệ giữa một sinh vật này với một sinh vật khác.

     - Kết luận D sai vì nhân tố con người là nhân tố hữu sinh.


Câu 485:

Khi nói về ổ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Kết luận không đúng là B vì cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái khác nhau của các loài khác nhau. 3 kết luận còn lại đúng vì:

     - Hai loài chỉ cạnh tranh nhau khi bị trùng ổ sinh thái (dùng chung thức ăn. nơi ở,...), khi hai loài không trùng ổ sinh thái thì không cạnh tranh nhau.

     - Sự hình thành loài mới luôn có sự thay đổi thói quen, tập tính,...do đó luôn có sự thay đổi ổ sinh thái cho phù hợp với nhu cầu sống mới luôn gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.

     - Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng khu phân bố của loài, làm mở rộng ổ sinh thái của loài. Khi ổ sinh thái được mở rộng thì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sẽ giảm. → Chọn đáp án B.


Câu 486:

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là D.

     Vì các loài khác nhau có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố là khác nhau.

     Ví dụ: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi từ 5,6 °C → 42 °C.

     Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép từ 2 °C → 44 °C.


Câu 487:

Có 4 loại môi trường sống. Giun đũa kí sinh sống ở trong môi trường nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 488:

Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 489:

Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.

Xem đáp án

Kích thước quần thể là số lượng( hoặc khối lượng hoặc năng lượng) cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

     Quần thể nào có số lượng cá thể nhiều hơn thì có kích thước lớn hơn.

Quần thể

Số lượng cá thể

A

800 . 34 = 27200

B

2150 . 12 = 25800

C

835 . 33 = 27555

D

3050 . 9 = 27450

     Đáp án C.


Câu 490:

Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 491:

Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 492:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 493:

Những nhân tố sinh thái nào sau đây được xếp vào nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ?

Xem đáp án

Đáp án B.

     Vì các nhân tố vô sinh được xếp vào nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ.


Câu 494:

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là A


Câu 495:

Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án phải chọn là C. Vì kích thước cá thể thường lớn thì kích thước quần thể thường nhỏ và ngược lại (tỉ lệ nghịch chứ không phải tỉ lệ thuận).


Câu 496:

Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau:

 

Quần thể

Số lượng cá thể

Diện tích môi trường sống (ha)

A

350

120

B

420

312

C

289

205

D

185

180

Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ tăng dần là

Xem đáp án

     - Mật độ = số lượng cá thể/ diện tích môi trường.

     - Tính mật độ của mỗi quần thể

Quần thể

Số lượng cá thể

Diện tích môi trường sống (ha)

Mật độ

A

           350

120

2,9

B

420

312

1,35

C

289

205

1,4

D

185

180

1,0

     Như vậy, mất độ tăng dần là D (1,0) → B (1,35) → C (1,4) → A (2,9)


Câu 497:

Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

     (1) Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. trang

     (2) Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

     (3) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

     (4) Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.

     (5) Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.

     (6) Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.

Xem đáp án

- Có 4 phương án đúng, đó là (2), (3), (4), (5). → Đáp án A.

     - (1) sai. Vì khi mật độ tăng cao và khan hiếm nguồn sống thì cạnh tranh xảy ra.

     - (6) sai. Vì cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy loài tiến hoá chứ không làm hại cho loài.


Câu 499:

Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau:

Quần thể

Số lượng cá thể

Diện tích môi trường sống (ha)

Quần thể

Số lượng cá thể

Diện tích môi trường sống (ha)

A

250

35

C

198

38

B

325

28

D

228

25

     Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ giảm dần là

Xem đáp án

Ta có mật độ = số lượng cá thể/ diện tích môi trường.

Quần thể

Số lượng cá thể

Diện tích môi trường

Mật độ

A

250

35

7,14

B

325

28

11,61

C

198

38

5,21

D

228

25

9,12

Theo thứ tự các quần thể trên có mật độ giảm dần là B → D → A → C.

     → Đáp án C.


Câu 500:

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 501:

Quá trình nào sau đây xảy ra do sự trùng lặp ổ sinh thái giữa các loài và kết quả cuối cùng sẽ làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 502:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 503:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B vì kích thước quần thể là số lượng cá thế (năng lượng, khối lượng) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.


Câu 504:

Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 506:

Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây.

Xem đáp án

Đáp án A vì nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo sự tồn tại và phát triển.


Câu 507:

Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại là thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là

Xem đáp án

   - Sự khôi phục kích thước quần thể chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ sinh sản của các cá thể trong quần thể. Do vậy, ở những loài mà tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học nên có tốc độ khôi phục số lượng cá thể nhanh nhất.

     - Trong 4 quần thể nói trên thì quần thể ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản nhanh nên tốc độ khôi phục số lượng nhanh nhất.


Câu 508:

Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất,

Xem đáp án

Kích thước quần thể là số lượng cá thể có trong quần thể.

     Số lượng cá thể = mật độ × diện tích môi trường.

     - Quần thể A có kích thước = 800 x 34 = 27200 cá thể.

     - Quần thể B có kích thước = 2150 × 12 = 25800 cá thể.

     - Quần thể C có kích thước = 835 × 33 = 27555 cá thể.

     - Quần thể D có kích thước = 3050 × 9 = 27450 cá thể.

     Như vậy, trong 4 quần thể nói trên thì quần thể C có số lượng cá thể đông nhất.

     → Có kích thước quần thể lớn nhất.


Câu 509:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D vì sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ phát triển của quần thể. Nếu cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng cá thể của quần thể được duy trì ổn định.


Câu 510:

Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây.

Xem đáp án

     - Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của loài, vì cạnh tranh sẽ giúp quần thể loại bỏ những kiểu gen kém thích nghi. Mặt khác cạnh tranh làm mở rộng ổ sinh thái và mở rộng khu phân bố của loài → Ý B và C đúng.

     - Cạnh tranh duy trì số lượng cá thể vì khi số lượng cá thể tăng lên thì mức độ cạnh tranh càng tăng làm giảm tỉ lệ sinh sản và tăng tỉ lệ tử vong của quần thể Khi mật độ quần thể giảm (số lượng giảm) thì mức độ cạnh tranh giảm dần làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm tăng số lượng cá thể. Như vậy, mức độ cạnh tranh cùng loài phụ thuộc vào mật độ quần thể nên nó duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa của môi trường. → Ý D đúng.

     - Cạnh tranh cùng loài mặc dù có lợi cho quần thể nhưng nó không phải là nhân tố làm tăng số lượng cá thể của quần thế. Vì vậy ý A sai đáp án A thoả mãn.


Câu 511:

Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận C sai vì mức sinh sản và mức tử vong thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là nguồn sống của môi trường, các mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật trong hệ sinh thái. Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên nó không ổn định mà thường xuyên thay đổi.

     → Đáp án C.


Câu 512:

Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận A là không đúng. Vì loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì khả năng thích nghi cao nên có vùng phân bố rộng lớn.

     - Loài sống ở biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn loài sống ở vùng cửa sông vì ở biển khơi có hàm lượng muối ổn định nên giới hạn sinh thái hẹp. Ở cửa sông có hàm lượng muối luôn thay đổi tuỳ thuộc vào thủy triều và mùa lũ trong năm nên sinh vật sống ở cửa sông có giới hạn chịu đựng về độ muối rộng.

     - Khi cơ thể đang bị bệnh thì giới hạn sinh thái về các nhân tố đều hẹp hơn so với cơ thể không bị bệnh.

     - Khi ở vùng cực thuận thì sinh vật sẽ sinh trưởng tốt nhất.


Câu 513:

Khi nói về kích thước quần thể, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có thể duy trì và phát triển. Các loài khác nhau thì kích thước quần thể tối thiểu là khác nhau → Đáp án B thoả mãn.

     - Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường. Kích thước tối đa phụ thuộc vào môi trường và tuỳ từng loài sinh vật.


Câu 514:

Trong trường hợp nào sau đây, kích thước của quần thể sẽ tăng lên?

Xem đáp án

Trong các trường hợp nêu trên thì ở trường hợp tỉ lệ sinh sản tăng lên → hoặc tỉ lệ tử vong giảm thì kích thước quần thể sẽ tăng → Đáp án D đúng.


Câu 515:

Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên của các cá thể có ý nghĩa

Xem đáp án

Phân bố ngẫu nhiên xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều và các cá thể không cạnh tranh với nhau. Sự phân bố ngẫu nhiên giúp các cá thể khai thác các nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường. → Đáp án A đúng.


Câu 516:

Ở tổ chức sống nào sau đây, các cá thể đang ở tuổi sinh sản và có giới tính khác nhau có thể giao phối tự do với nhau và sinh con hữu thụ?

Xem đáp án

     - Các cá thể đang ở tuổi sinh sản và có giới tính khác nhau có thể giao phối tự do với nhau và sinh con hữu thụ khi các cá thể đó thuộc cùng một quần thể. → Đáp án A đúng.

     - Quần xã là một tập hợp gồm nhiều quần thể khác loài nên các sinh vật trong quần xã không thể giao phối tự do để sinh con.

     - Ở hệ sinh thái và sinh quyển cũng giống như ở quần xã, các sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau nên không thể giao phối tự do để sinh con. Sự giao phối tự do chỉ diễn ra giữa các cá thể cùng loài, trong cùng quần thể.


Câu 517:

Theo lý thuyết, trường hợp nào sau đây sẽ dẫn tới làm tăng mức độ xuất cư của quần thể?

Xem đáp án

Xuất cư là hiện tượng một số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến nơi ở mới. Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi thì hiện tượng xuất cư thường diễn ra ít.

     → Đáp án A.


Câu 518:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.

     A sai vì số lượng cá thể trong từng nhóm tuổi tùy thuộc vào từng quần thể.

     C sai vì khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang suy thoái.

     D sai vì số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản thì quần thể đang suy thoái.


Câu 519:

Khi nói về hỗ trợ cùng loài, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Quan hệ hỗ trợ cùng loài là mối quan hệ các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống. → Đáp án D.


Câu 520:

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A vì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cấp cho quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, sinh sản, ...


Câu 521:

Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỷ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên.

Xem đáp án

     - Nhìn vào cấu trúc nhóm tuổi ta thấy quần thể này có tới 50% cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản và 15% cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản. Điều này chứng tỏ quần thể bị khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể của quần thể quá cao.

     - Khi nguồn sống bị khan hiếm thì mức độ sinh sản của quần thể giảm và mức độ tử vong cao. Do vậy nếu thả thêm vào ao các cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản thì các cá thể này cũng không thể sinh sản được. Nếu thả vào ao các cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản thì các cá thể con này cũng bị chết do không cạnh tranh được với các cá thể trưởng thành để tìm thức ăn.

     - Do vậy muốn tăng tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản thì chỉ có biện pháp đánh bắt các cá thể ở nhóm tuổi sau sinh sản để làm giảm mật độ quần thể. Khi mật độ quần thể giảm thì tỉ lệ sinh sản tăng.

     → Tăng số cá thể con → sẽ tăng tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản.

     → Đáp án C.


Câu 522:

Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, tỉ lệ sinh sản theo phần trăm của quần thể là.

Xem đáp án

     - Số cá thể vào cuối năm thứ nhất là: 0,25 × 5000 = 1250 cá thể.

     - Số lượng cá thể vào cuối năm thứ 2 là 1350 cá thể.

     - Tốc độ tăng trưởng =135012501250=0,08.

     Tốc độ tăng trưởng =Tỉ lệ sinh sản - Tỉ lệ tử vong.

     → Tỉ lệ sinh sản = Tốc độ tăng trưởng + Tỉ lệ tử vong

                            = 0,08+0,020,1 = 10%.

     → Đáp án C đúng.


Câu 523:

Trong quan hệ hỗ trợ cùng loài, sự quần tụ giúp cho sinh vật:

     1- dễ dàng săn mồi và chống kẻ thù được tốt hơn.

     2- dễ kết cặp trong mùa sinh sản.

     3- chống chịu các điều kiện bất lợi về khí hậu.

     4- cạnh tranh nhau để thúc đẩy tiến hóa.

     Phương án đúng:

Xem đáp án

Trong 4 ý nói trên thì ý thứ tư không do quần tụ gây ra.

     → Đáp án A (1, 2, 3).

     Vì cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi nguồn sống khan hiếm, không đủ cung cấp cho nhu cầu sống của quần thế. Các cá thể cùng loài quần tụ với nhau là để nhằm mục đích hỗ trợ nhau chứ không phải quần tụ để cạnh tranh nhau.


Câu 524:

Trong mỗi quần thể, sự phân bố cá thể một cách đồng đều xảy ra khi

Xem đáp án

Sự phân bố cá thể phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

     Khi môi trường sống đồng đều và các cá thể cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt thì sự phân bố cá thể đồng đều. → Đáp án C.


Câu 526:

Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

     → Đáp án A.


Câu 527:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể và không phản ánh tỉ lệ đực: cái trong quần thể, không phản ánh thành phần kiểu gen của quần thể.

     → Đáp án C.


Câu 528:

Khi điều kiện môi trường thuận lợi, quần thể của loài có đặc điểm sinh học nào sau đây có đồ thị tăng trưởng hàm số mũ?

Xem đáp án

Quần thể chỉ tăng trưởng theo hàm mũ khi loài có tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn, kích thước cá thể bé. → Đáp án C.


Câu 529:

Cho các đặc điểm sau:

     (1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.

     (2) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

     (3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.

   (4) Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau.

     Đặc điểm của kiểu phân bố ngẫu nhiên là

Xem đáp án

Kiểu phân bố ngẫu nhiên có các đặc điểm :

     - Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.

     - Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.

     - Không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. → Đáp án A


Câu 530:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

     - Trong 4 kết luận trên thì kết luận B là đúng. Kích thước quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

     - Kết luận A là sai. Vì kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

     - Kết luận C sai. Vì kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

     - Kết luận D sai. Vì kích thước của quần thể sinh vật luôn thay đổi phụ thuộc vào 4 nhân tố; mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và xuất cư.


Câu 531:

Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Kết luận B đúng. Vì cạnh tranh cùng loài xuất hiện khi mật độ cá thể tăng cao và nguồn sống khan hiếm, khi đó sự cạnh tranh sẽ làm giảm mật độ cá thể, nhờ đó làm duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể ở mức phù hợp.

     (Số lượng càng đông thì cạnh tranh càng khốc liệt và sẽ làm giảm số lượng).

     Ba kết luận còn lại sai vì:

     - Cạnh tranh cùng loài xảy ra khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm A sai.

     - Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng ổ sinh thái của loài C sai.

     - Sự gia tăng mức độ cạnh tranh sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể do các cá thể tử vong nhiều, tỉ lệ sinh sản giảm. D sai.

     → Chọn đáp án B.


Câu 532:

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

Xem đáp án

Sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có 2 ý nghĩa là giảm cạnh tranh giữa các cá thế trong quần thể và tăng khả năng khai thác nguồn sống. Tuy nhiên xét về mặt sinh thái thì ý nghĩa của việc này chính là giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

     Khi các cá thể phân bố đồng đều thì hỗ trợ trong quần thể cũng giảm.

     → Chọn đáp án C.


Câu 533:

Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

     - Kết luận đúng là D vì các điều kiện môi trường thay đổi theo chu kì mùa nên vào thời điểm có điều kiện môi trường thuận lợi thì trong quần thể có số lượng cá thể trước và sau sinh sản nhiều, khi điều kiện môi trường không thuận lợi thì trong quần thể chủ yếu là nhóm tuổi đang sinh sản, nhóm tuổi trước và sau sinh sản chiếm tỉ lệ ít. Ngoài ra loài có vùng phân bố càng rộng thì cấu trúc tuổi càng phức tạp do số lượng cá thể lớn và các cá thể trong quần thể có giới hạn sinh thái rộng về các nhân tố sinh thái.

     - Kết luận B sai vì đối với quần thể ổn định hay suy thoái thì nhóm tuổi sau sinh sản cũng ít hơn nhóm tuổi trước sinh sản.

     - Kết luận C sai vì các cá thể đang sinh sản sẽ tiếp tục sinh ra các cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản. Ngoài ra quần thể này có thể đang bị biến động số lượng cá thể theo chu kì.

     - Kết luận A sai vì có nhiều loài biến động số lượng cá thể theo chu kì ngày đêm. Ví dụ: các loài giáp xác vào ban đêm số lượng cá thể đang sinh sản nhiều, vào ban ngày số lượng cá thể sau sinh sản nhiều. → Chọn đáp án D.


Câu 534:

Cho các đặc điểm sau:

     (1) Số lượng cá thể của quần thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đa dọa sự tồn tại của quần thể.

     (2) Số lượng loài trong quần xã tăng làm gia tăng cạnh tranh khác loài dẫn tới làm giảm số lượng cá thể của quần thể.

     (3) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chơi với những thay đổi của môi trường.

     (4) Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.

     (5) Môi trường suy giảm nguồn sống, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.

     Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sẽ kéo theo những đặc điểm nào diễn ra tiếp theo?

Xem đáp án

Khi kích thước quần thể xuống mức tối thiểu thì:

     - Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm nên quần thể không có khả năng chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường như dịch bệnh, thiên tại, kẻ thù,...

     - Do số lượng cá thể ít nên khả năng gặp nhau giữa các cá thể khác giới thấp. Vì vậy, khả năng sinh sản giảm, nếu sinh sản thì cũng chủ yếu là giao phối cận huyết.

     Vậy ý đúng là (1), (3), (4). → Chọn đáp án C.


Câu 535:

Sử dụng phương pháp: “bắt, đánh dấu - thả, bắt lại” để xác định số lượng cá thể chim trĩ ở một khu rừng nhiệt đới, người ta thu được bảng sau:

Lần nghiên cứu

Thứ nhất

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Số cá thể được bắt và đánh dấu

13

9

12

10

10

Số cá thể bắt lại

6

12

7

9

16

Sô cá thể có dấu

3

4

3

3

5

 Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Ta có số lượng cá thể ở mỗi năm là

Lần nghiên cứu

Thứ nhất

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Số cá thể được bắt và đánh dấu

13

9

12

10

10

Số cá thể bắt lại

6

12

7

9

16

Số cá thể có dấu

3

4

3

3

5

Số lượng cá thể của quần thể

26

27

28

30

32

     Như vậy, số lượng cá thể của quần thể đang tăng lên từ 26 cá thể lên 32 cá thể

     → Đáp án D đúng.


Câu 537:

Ví dụ nào sau đây là ví dụ vé quan hệ hỗ trợ cùng loài?

Xem đáp án

     - Hỗ trợ cùng loài là hiện tượng các cá thể cùng loài giúp đỡ nhau để kiếm mồi, sinh sản, chống kẻ thù. Trong 4 ví dụ nói trên thì ví dụ về sự liền rễ ở cây thông là hiện tượng hỗ trợ cùng loài. → Đáp án B.

     - Sự liền rễ ở cây thông sẽ giúp chúng hút nước và chất khoáng được tốt hơn và khi một cây nào đó bị gãy thì bộ rễ của cây đó vẫn được nuôi sống bởi dòng chất hữu cơ từ cây khác truyền sang.


Câu 538:

Ở trường hợp nào sau đây, quần thể không tăng trưởng về kích thước?

Xem đáp án

     - Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất, khi đó tỉ lệ sinh sản giảm và tử vong tăng nên kích thước quần thể giảm xuống → quần thể không tăng trưởng.

     - Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sự hỗ trợ cùng loài giảm, các cá thể khó tìm gặp nhau để sinh sản nên tỉ lệ tử vong tăng và tỉ lệ sinh sản tiếp tục giảm.

     → Như vậy khi quần thể có kích thước đạt tối đa hoặc kích thước dưới mức tối thiểu thì quần thể không tăng trưởng → Đáp án B.


Câu 539:

Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Quần thể

Tuổi trước sinh sản

Tuổi sinh sản

Tuổi sau sinh sản

Số 1

150

149

120

Số 2

250

70

20

Số 3

50

120

155

 Hãy chọn kết luận đúng.

Xem đáp án

     - Quần thể số 1 có 419 cá thể, quần thể số 2 có 440 cá thể, quần thể số 3 có 325 cá thể → Quần thể số 3 có kích thước bé nhất, quần thể số 2 có kích thước lớn nhất.

     - Quần thể số 3 có nhóm tuổi trước sinh sản rất ít so với nhóm tuổi đang sinh sản Quần thể số 3 không được khai thác nên mật độ quá cao dẫn tới các cá thể đang ở tuổi sinh sản không sinh sản được nên tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản rất thấp. Quần thể số 3 là quần thể có cấu trúc tuổi đang suy thoái.

     - Quần thể số 2 có nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ rất lớn chứng tỏ nguồn sống của môi trường dồi dào. Quần thể này có nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn rất nhiều so với nhóm tuổi đang sinh sản nên số lượng cá thể đang tăng lên

     Kích thước quần thể đang tăng → Đáp án D đúng.


Câu 540:

Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động

Xem đáp án

Sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể được gọi là biến động số lượng quần thể, có 2 kiểu là biến động bất thường và biến động theo chu kỳ. Biến động theo chu kì có chu kì nhiều năm, chu kì mùa, chu kì ngày đêm, chu kì tuần trăng. Cứ 7 năm thì số lượng cá thể bị biến động một lần là dạng biến động theo chu kì nhiều năm. Vậy đáp án A đúng.


Câu 541:

Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể:

     1- do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh.

     2- do sự thay đổi tập quán kiếm mới của sinh vật.

     3- do thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh.

     4- do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.

Phương án đúng:

Xem đáp án

Biến động số lượng cá thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể. Nguyên nhân gây ra biến động là do sự thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh dẫn tới làm thay đổi tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ tử vong của quần thể gây ra biến động.

     → Đáp án B.


Câu 542:

Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều là vì:

Xem đáp án

Điều kiện tự nhiên phân bố không đều là nguyên nhân chính dẫn tới sự phân bố dân cư theo nhóm. Quần thể người cũng tương tự như quần thể của các loài sinh vật, sự phân bố của nó phụ thuộc vào sự phân bố nguồn sống có trong môi trường.

     → Đáp án A.


Câu 543:

Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?

Xem đáp án

- Một quần thể mà nhóm tuổi sau sinh sản chiếm tỷ lệ chủ yếu còn nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỷ lệ rất thấp thì chứng tỏ quần thể này có mật độ quá cao. Chỉ có mật độ cao thì sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt nên tỉ lệ sinh sản của cá thể rất thấp. → Đáp án C.

     - Nhóm tuổi trước sinh sản có tỉ lệ rất thấp so với nhóm tuổi đang sinh sản chứng tỏ quần thể đang suy thoái và số lượng cá thể đang giảm.


Câu 544:

Sau mỗi lần có sự giảm mạnh về số lượng cá thể thì quần thể thường tăng kích thước và khôi phục trạng thái cân bằng. Quần thể của loài sinh vật nào sau đây có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất.

Xem đáp án

Quần thể có khả năng khôi phục số lượng nhanh nhất là quần thể có tốc độ sinh sản nhanh và tuổi thọ ngắn, kích thước bé. Kích thước bé và tuổi thọ ngắn giúp cho quần thể sử dụng ít nguồn sống của môi trường nên số lượng cá thể dễ được khôi phục.

     → Đáp án A đúng.


Câu 545:

Nếu kích thước quần thể đạt đến giá trị tối đa thì quần thể sẽ điều chỉnh số lượng cá thể. Diễn biến nào sau đây là không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?

Xem đáp án

Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì dịch bệnh tăng lên, nguồn sống khan hiếm nên tỉ lệ tử vong tăng, tỉ lệ sinh sản giảm, có sự di cư rời khỏi quần thể.

     → Tỉ lệ sinh sản giảm nên tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản giảm.

     Đáp án C.


Câu 546:

Sự quần tụ giúp cho sinh vật:

     1- dễ dàng săn mồi và chống kẻ thù được tốt hơn.

     2- dễ kết cặp trong mùa sinh sản.

     3- chống chịu các điều kiện bất lợi về khí hậu.

     4- có giới hạn sinh thái rộng hơn.

     Phương án đúng:

Xem đáp án

Trong quần thể, các cá thể luôn có xu hướng quần tụ với nhau để giúp nhau cùng săn mồi, cùng chống kẻ thù, cùng chống các điều kiện bất lợi của môi trường và dễ dàng kết cặp trong mùa sinh sản.

     Tuy nhiên sự quần tụ không làm mở rộng giới hạn sinh thái vì giới hạn sinh thái là thuộc tính vốn có của loài, nó chỉ bị thay đổi khi loài tiến hóa thành loài mới.

     → Tổ hợp các ý 1, 2, 3 là tổ hợp đúng. → Đáp án A.


Câu 547:

Xét 3 quần thể của cùng một loài có số lượng cá thể của các nhóm tuổi như sau:

Quần thể

Tuổi trước sinh sản

Tuổi sinh sản

Tuổi sau sinh sản

Số 1

150

150

120

Số 2

200

120

70

Số 3

60

120

155

 

 

Hãy chọn kết luận đúng.

Xem đáp án

     - Quần thể số 1 có 150 cá thể trước sinh sản, 150 cá thể đang sinh sản chứng tỏ đây là quần thể có số lượng cá thể ổn định.

     - Quần thể số 3 có số cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản là 120 nhiều hơn số cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản là 60 → Đây là quần thể đang suy thoái cho nên số lượng cá thể đang giảm.

     - Quần thể số 2 có số lượng cá thể trước sinh sản (200) nhiều hơn rất nhiều so với số lượng cá thể của nhóm tuổi đang sinh sản (120) → Đây là quần thể có số lượng cá thể đang tăng lên. → Đáp án B.

     - Kích thước quần thể là tổng số cá thể có trong quần thể. Trong 3 quần thể nói trên thì kích thước của quần thể số 1 là lớn nhất (440 cá thể), kích thước của quần thể số 3 là bé nhất (315 cá thể).


Câu 548:

Trong cùng một môi trường sống, xét quần thể của các loài:

1- cá rô phi.                                  2- tép.                                   3- tôm.

     Kích thước quần thể theo thứ tự lớn dần là:

Xem đáp án

     - Kích thước quần thể là số lượng cá thể của quần thể. Loài nào có kích thước cá thể càng lớn thì số lượng cá thể càng ít cho nên kích thước quần thể bé.

     - Thứ tự về kích thước cá thể của các loài từ lớn đến bé là:

                   Cá rô phi → tôm → tép.

     Như vậy kích thước quần thể theo thứ tự lớn dần là:

                   Cá rô phi → tôm → tép.

     → Đáp án C.


Câu 549:

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Cạnh tranh cùng loài chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. Do vậy, trong điều kiện môi trường có đủ nguồn sống hoặc trong điều kiện mật độ cá thể quá thấp thì thường không diễn ra cạnh tranh cùng loài

     → Đáp án A.


Câu 550:

Trong trường hợp nào sau đây, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất?

Xem đáp án

Sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất khi mật độ cá thể cao và môi trường khan hiếm nguồn sống. Như vậy, khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì mật độ cá thể cao nhất, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất.

     → Đáp án A đúng.


Câu 551:

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

Xem đáp án

Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố 1 cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Do đó, làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

     → Đáp án A.


Câu 553:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu B sai. Vì kích thước quần thể là số lượng cá thể của quần thể chứ không phải là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển. → Đáp án B.


Câu 554:

Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Kích thước quần thể là tổng số cá thể (khối lượng hoặc năng lượng) có trong quần thể. Cùng một loài nhưng sống ở các điều kiện môi trường khác nhau thì kích thước quần thể khác nhau. Các loài khác nhau cũng có kích thước quần thể khác nhau. → Phương án A sai. → Đáp án A.

     - Khi điều kiện môi trường bị giới hạn thì quần thể chỉ tăng trưởng đến một giới hạn thì dừng lại. Do vậy đồ thị có dạng hình chữ S.

     - Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống. Nguyên nhân là vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong và ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của cơ thể.

     - Mật độ cá thể là số lượng cá thể có trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích của môi trường. Do vậy mật độ phụ thuộc vào số lượng cá thể, do đó mật độ thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.


Câu 556:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

Xem đáp án

     - Có 2 loại nhân tố sinh thái là nhân tố hữu sinh và nhân tố vô sinh.

     - Nhân tố vô sinh là những nhân tố thuộc nhóm khí hậu, các chất vô cơ trong môi trường.

     - Trong 4 nhân tố nói trên thì chỉ có ánh sáng thuộc loại nhân tố vô sinh.

      → Đáp án D.


Câu 557:

Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 558:

Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các phát biểu nói trên chỉ có phát biểu D không đúng. → Đáp án D.


Câu 559:

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối?

Xem đáp án

Độ đa dạng về loài không phải là đặc trưng của quần thể giao phối. Vì quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, trong quần thể chỉ có các cá thể của 1 loài nên không có độ đa dạng về loài.

     → Đáp án A.


Câu 560:

Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu C không đúng. → Đáp án C.

     Vì mật độ cá thể của quần thế thay đổi theo số lượng cá thể của quần thể. Khi môi trường sống thuận lợi thì số lượng cá thể tăng lên làm cho mật độ tăng k Khi môi trường bất lợi thì số lượng cá thể giảm làm cho mật độ giảm.


Câu 561:

Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

Xem đáp án

     - Đáp án C. Vì cạnh tranh cùng loài xảy ra khi mật độ cá thể tăng cao và nguồn sống khan hiếm. Kết quả của cạnh tranh sẽ làm giảm số lượng cá thể, cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

     - Phương án A sai. Vì cạnh tranh xảy ra ở tất cả các quần thể của tất cả các loài sinh vật.

     - Phương án B sai. Vì cạnh tranh chỉ xảy ra lúc mật độ quần thể quá cao và nguồn sống khan hiếm. Cạnh tranh chỉ loại bỏ những cá thể có sức sống kém nên cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể chứ cạnh tranh cùng loài không dẫn tới diệt vong quần thể.

     - Phương án D sai. Vì khi mật độ cá thể quá thấp thì không xảy ra cạnh tranh.


Câu 562:

Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì:

Xem đáp án

- Đáp án A. Vì khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì hỗ trợ cùng loài giảm, tốc độ sinh sản giảm (do con đực khó gặp được con cái), xảy ra giao phối cận huyết làm xuất hiện các đồng hợp lặn có hại, dễ bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên làm tiêu diệt quần thể.

     - Phương án B và D sai. Vì khi kích thước giảm xuống dưới mức tối thiểu thì mật độ quá thấp nên sự hỗ trợ cùng loài giảm, các cá thể không cạnh tranh.

     - Phương án C sai. Vì khi kích thước dưới mức tối thiểu thì khả năng sinh sản giảm.

Câu 563:

Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau :

Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau : (ảnh 1)

 

Quy ước:

A : Tháp tuổi của quần thể 1

B : Tháp tuổi của quần thể 2

C: Tháp tuổi của quần thể 3

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi đang sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

Quan sát 4 tháp tuổi trên có thể biết được

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 564:

Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là hợp lý?

Xem đáp án

     - Đáp án C đúng. Vì khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì việc xảy ra biến động di truyền (các yếu tố ngẫu nhiên) sẽ làm nghèo vốn gen của quần thể và làm biến mất (loại bỏ) nhiều alen có lợi của quần thể. Điều này càng làm cho số lượng cá thể của quần thể càng giảm và dẫn tới tuyệt chủng.

     - Phương án A sai là vì việc giao phối không ngẫu nhiên KHÔNG làm xuất hiện alen có hại. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp, tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.

     - Phương án B sai là vì tần số đột biến phụ thuộc vào tác nhân đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen chứ không phụ thuộc vào số lượng cá thể trong quần thể. Trong quần thể dễ xảy ra đột biến, làm tăng tần số alen đột biến có hại.

     - Phương án D sai là vì việc giảm di - nhập gen sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự đa dạng di truyền của quần thể nên không phải là nguyên nhân chính dẫn tới sự tuyệt diệt của quần thể.


Câu 565:

Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Kết luận D sai. Vì mức sinh sản và mức tử vong là các chỉ số không ổn định, nó phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. → Đáp án D.


Câu 566:

Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B. Vì chỉ trong điều kiện môi trường sống có đủ nguồn vật chất cung cấp cho sinh vật sinh trưởng, phát triển, sinh sản.


Câu 567:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.

     Vì khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì sự hỗ trợ cùng loài giảm, xảy ra giao phối gần làm xuất hiện các thể đột biến lặn biểu hiện kiểu hình gây chết dẫn tới tiếp tục làm số lượng cá thể và đi tới diệt vong.


Câu 568:

Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hoá của cả hai loài?

Xem đáp án

Trong các mối quan hệ nói trên thì quan hệ vật ăn thịt-con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể con mồi và quần thể vật ăn thịt.

     → Đáp án D đúng.

     Vì vật ăn thịt luôn tìm cách săn mồi. Quá trình săn mồi sẽ loại bỏ những cá thể có sức sống yếu kém nên quần thể vật ăn thịt là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi đối với quần thể con mồi. Ngược lại, các cá thể con mồi luôn luôn tìm cách chạy trốn khỏi vật ăn thịt nên chỉ có những vật ăn thịt khỏe thì mới săn bắt được con mồi, những vật ăn thịt ốm yếu thì không săn được mỗi → Con mồi là nhân tố chọn lọc quần thể vật ăn thịt.


Câu 569:

Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài chim này với động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ

Xem đáp án

Mối quan hệ giữa loài chim với động vật móng guốc nói trên là quan hệ hợp tác. → Đáp án B đúng.

     Vì cả hai loài đều có lợi, chim ăn các động vật kí sinh còn động vật móng guốc thì không bị động vật kí sinh gây hại.

     Mặc dầu cả hai cùng có lợi nhưng mối quan hệ này chưa được gọi là cộng sinh vì loài chim và động vật móng guốc không gắn bó mật thiết với nhau. Sự hợp tác chỉ mang tính nhất thời.


Câu 570:

Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi.

Xem đáp án

Đáp án A, B, C đều sai quần thể vật ăn thịt có số lượng cá thể ít và khi quần thể con mồi biến động số lượng thì quần thể vật ăn thịt sẽ biến động theo. Vì con mồi là nguồn cung cấp thức ăn cho vật ăn thịt nên hai quần thể này có số lượng cá thể phụ thuộc vào nhau và khống chế lẫn nhau (khống chế sinh học).

     → Đáp án D đúng.   


Câu 571:

Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính?

Xem đáp án

Hội sinh là mối quan hệ một loài có lợi còn một loài trung tính (không có lợi và không có hại) → Đáp án A.


Câu 572:

Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?

Xem đáp án

- Các mối quan hệ đối kháng thường làm cho một loài có lợi và một loài có hại. Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại là Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.

     → Đáp án B

     - Đáp án A sai. Vì Quan hệ cộng sinh làm cho cả hai loài có lợi

     - Đáp án C sai. Vì Quan hệ hội sinh làm cho một loài có lợi và một loài không bị ảnh hưởng.

     - Đáp án D sai. Vì quan hệ ức chế cảm nhiễm làm cho một loài bị hại và một loài không bị ảnh hưởng


Câu 573:

Trong một quần xã, nhóm loài nào sau đây có vai trò quan trọng nhất?

Xem đáp án

Trong một quần xã, loài ưu thế là loài có số lượng cá thể nhiều nhất, tính chất hoạt động mạnh nhất nên có vai trò quan trọng nhất.

     → Đáp án C đúng.


Câu 574:

Xét các mối quan hệ sinh thái:

1- Cộng sinh.                 2- Vật kí sinh và vật chủ.       3- Hội sinh.

4- hợp tác.                     5- Vật ăn thịt và con mồi.

 Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:

Xem đáp án

Đáp án B đúng.

     Vì: Cộng sinh thì không có đối kháng. Hợp tác bắt đầu có sự đối kháng. Hội sinh thì một loài có lợi còn một loài trung tính nên tính đối kháng bắt đầu xuất hiện. Vật kí sinh-vật chủ có tính đối kháng thấp hơn so với vật ăn thịt và con mồi. Vì vật kí sinh thường không tiêu diệt vật chủ, trong khi vật ăn thịt thì luôn tìm cách tiêu diệt con mồi.


Câu 575:

Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:

     (1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.

     (2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

     (3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

     (4) Cây tầm gửi sống trên tán các cây trong rừng.

     (5) Trùng roi sống trong ruột mối.

     Trong các mối quan hệ nói trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?

Xem đáp án

     - Các mối quan hệ hỗ trợ không gây hại cho các loài tham gia.

     (1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm → quan hệ ức chế cảm nhiễm.

     (2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng → quan hệ kí sinh vật chủ.

     (3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn → quan hệ hội sinh (4) Cây tầm gửi sống trên tán các cây trong rừng. → quan hệ kí sinh vật chủ

     (5) trùng roi sống trong ruột mối. → quan hệ cộng sinh

     → có 2 phép lai

     → Đáp án B


Câu 576:

Trong quần xã, loài chủ chốt có vai trò

Xem đáp án

     - Trong quần xã, loài chủ chốt là loài ăn thịt đầu bảng, là loài đứng cuối cùng của chuỗi thức ăn. Do đó loài chủ chốt có vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài trong chuỗi thức ăn → Đáp án A đúng.

     - Loài chủ chốt không có khả năng thay thế loài ưu thế vì loài chủ chốt đứng cuối cùng của chuỗi thức ăn nên luôn có số lượng cá thể ít, không thể trở thành loài ưu thế được.

     - Loài chủ chốt cũng không quyết định được chiều hướng phát triển của quần xã mà nó chỉ đảm bảo sự duy trì trạng thái cân bằng của quần xã.


Câu 577:

Trong quần xã, hiện tượng nào sau đây sẽ giảm cạnh tranh giữa các cá thể khác loài và tăng khả năng sử dụng và khai thác nguồn sống của môi trường?

Xem đáp án

     - Sự phân tầng sẽ làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã và tăng khả năng khai thác và sử dụng nguồn sống của mỗi loài

     → Đáp án B đúng.

     - Các phương án khác đều không làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể khác loài.


Câu 578:

Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

     (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

     (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

     (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

     (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

     Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:

Xem đáp án

     - Trong các thông tin nói trên thì diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh giống nhau ở thông tin số (2) và thông tin số (3). → Đáp án D đúng.

     - Thông tin số (1): Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Đặc điểm này chỉ có ở diễn thế thứ sinh chứ không có ở diễn thế nguyên sinh.

     - Thông tin số (4): Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Đặc điểm này là một điều không đúng. Vì diễn thế nguyên sinh luôn dẫn tới quần xã đỉnh cực nhưng diễn thế thứ sinh thì có trường hợp dẫn tới quần xã đỉnh cực, có trường hợp dẫn tới quần xã suy thoái.


Câu 579:

Mối quan hệ sinh học nào sau đây sẽ làm tăng lượng đạm trong đất?

Xem đáp án

Trong 4 mối quan hệ nói trên thì mối quan hệ giữa cây họ đậu với vi khuẩn cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu sẽ làm tăng lượng đạm trong đất. Vì vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ nitơ phân tử ().

     → Đáp án D.


Câu 580:

Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:

     1- bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

     2- được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

     3- quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

     4- kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

     Phương án đúng:

Xem đáp án

Trong 4 đặc điểm nói trên thì diễn thế nguyên sinh có 3 đặc điểm 1, 2 và 4.

     → Đáp án B đúng.

     Đặc điểm số 3 là sai vì diễn thế nguyên sinh là quá trình diễn thế bắt đầu từ môi trường trống trơn và cuối cùng dẫn tới quần xã đỉnh cực nên diễn thế nguyên sinh luôn gắn liền với cải tạo môi trường chứ không phá hại môi trường.


Câu 581:

Xét các nhóm loài thực vật:

1- thực vật thân thảo ưa sáng.                 2- thực vật thân thảo ưa bóng.

3- thực vật thân gỗ ưa sáng.                    4- thực vật thân cây bụi ưa sáng.

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là

Xem đáp án

     - Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những loài xuất hiện đầu tiên tạo nên quần xã tiên phong là những thực vật thân thảo ưa sáng, sau đó đến thân cây bụi ưa sáng, đến thân gỗ ưa sáng. Ở quần xã đỉnh cực thì bên cạnh các loài thân gỗ ưa sáng vẫn tồn tại các loài thân thảo ưa bóng sống dưới cây thân gỗ..

     - Thực vật ưa sáng luôn có biểu bì dày, mô dậu phát triển. Do vậy trong 4 nhóm thực vật nêu trên thì trong quá trình diễn thế nguyên sinh, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài này là: thực vật thân thảo ưa sáng (có mô dậu phát triển. biểu bì dày) → thực vật thân cây bụi ưa sáng (có mô đậu phát triển, biểu bì dày) → thực vật thân gỗ ưa sáng (có lá dày, mô dậu phát triển, biểu bì dày) → thực vật thân thảo có mô dậu kém phát triển, biểu bì mỏng.

     → Đáp án B.


Câu 582:

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, càng về sau thì

Xem đáp án

Kết quả của diễn thế nguyên sinh sẽ dẫn tới hình thành nên quần xã đỉnh cực, vì vậy càng về sau thì các loài có ổ sinh thái hẹp sẽ thay thế dần các loài có ổ sinh thái rộng. → Đáp án D đúng.


Câu 583:

Khi nói về diễn thế sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận B không đúng → Đáp án B.

 

     Vì diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một môi trường trống trơn chưa có quần xã sinh vật.


Câu 584:

Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất, dẫn tới hiện tượng diễn thế sinh thái?

Xem đáp án

Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể đông nhất, tính chất hoạt động mạnh nhất. Do vậy, khi bị mất loài ưu thế thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất. → Đáp án A.

     Loài ưu thế thường là loài đóng vai trò trung tâm của các hoạt động sống quần xã. Loài ưu thế là mắt xích chung của rất nhiều chuỗi thức ăn, là nơi làm tổ, nơi trú ngụ của rất nhiều loài khác, là loài quy định điều kiện môi trường sống. Vì vậy khi mất loài ưu thế thì sẽ gây biến động cả quần xã và gây diễn thế sinh thái.


Câu 585:

Khi nói về sự tác động qua lại giữa quần xã và môi trường sống trong quá trình diễn thế sinh thái, hãy chọn kết luận đúng.

Xem đáp án

Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận B đúng → Đáp án B.

     Các kết luận khác đều sai là vì:

     - Trong quá trình diễn thế, điều kiện tự nhiên bị thay đổi song song với quá trình biến đổi cấu trúc của quần xã.

     - Nguyên nhân của diễn thế là do tác động từ ngoại cảnh hoặc do tác động chính quần xã. Ví dụ khi một loài ưu thế nào đó trong quần xã bị giảm số lượng thì sẽ gây biến động số lượng ở các loài khác và gây ra diễn thế sinh thái.

     - Nếu môi trường sống có sự biến đổi lớn thì sẽ gây ra diễn thế sinh thái, nhưng nếu môi trường có biến đổi không đáng kể thì thường không gây ra diễn thế.


Câu 586:

Quan hệ đối kháng cùng loài thể hiện ở:

1- kí sinh cùng loài.                              2- hợp tử bị chết trong bụng cơ thể mẹ.

3- ăn thịt đồng loại.                             4- cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở.

Phương án đúng:

Xem đáp án

Trong tự nhiên, quan hệ đối kháng không chỉ xảy ra giữa các cá thể khác loài mà còn xảy ra giữa các cá thể cùng loài. Các cá thể cùng loài có thể kí sinh lên nhau, ăn thịt lẫn nhau, cạnh tranh nhau về thức ăn và nơi ở. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự phát triển của loài, là nguyên nhân làm mở rộng ổ sinh thái của loài.

     Như vậy tổ hợp đúng gồm các ý 1, 3, 4. → Đáp án C đúng.


Câu 587:

Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài có hại còn một loài không có hại ăn cũng không có lợi là mối quan hệ

Xem đáp án

     - Trong quần xã, các loài có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên trạng thái cân bằng và ổn định trong quần xã. Trong các mối quan hệ khác loài thì quan hệ ức chế - cảm nhiễm làm cho một loài có hại còn một loài trung tính.

     Đáp án C.

     - Vì ở quan hệ ức chế - cảm nhiễm, trong quá trình sống thì cơ thể tiết ra các sản phẩm trao đổi chất gây ức chế hoạt động sống của những loài xung quanh nó. Sự ức chế này gây hại cho các loài khác nhưng không có lợi cho loài tiết ra chất ức chế.


Câu 588:

Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:

     1. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.

     2. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

     3. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.        

     4. Cây tầm gửi sống trên tán các cây trong rừng.

     5. loài kiến sống trên cây kiến.

     Những mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia mối quan hệ đó là:

Xem đáp án

     - Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài nói trên, quan hệ giữa loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn là quan hệ hội sinh; quan hệ giữa loài kiến sống trên cây kiến là quan hệ cộng sinh → Đáp án D.

     - Quan hệ giữa cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng và quan hệ giữa dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng là quan hệ vật kí sinh...vật chủ → Có hại cho vật chủ (cây gỗ).

     - Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm là quan hệ ức chế - cảm nhiễm gây hại cho các loài cá tôm.


Câu 589:

Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:

     1- bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

     2- được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

     3- quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.   

     4- kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

     Phương án đúng:

Xem đáp án

Quá trình diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một môi trường trống trơn (chưa có sinh vật), quần xã được biến đổi tuần tự qua các dạng trung gian, kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực. → Đáp án B.


Câu 590:

Khi loài ưu thế bị tuyệt diệt thì loài nào sau đây có thể sẽ trở thành loài ưu thế của quần xã?

Xem đáp án

Dựa vào tính chất hoạt động và vai trò của từng loài đối với hoạt động sống của quần xã người ta chia các loài ra 3 nhóm là loài ưu thế (có số lượng cá đông nhất, tính chất hoạt động mạnh và có vai trò quan trọng đối với quần xã), loài thứ yếu (đứng thứ hai sau loài ưu thế), loài ngẫu nhiên. Nếu các loài ưu thế bị tuyệt diệt thì loài thứ yếu là loài có số lượng cá thể đông nhất và trở thành loài ưu thế của quần xã, khi đó quần xã sẽ bị diễn thế để thiết lập trạng thái cân bằng mới. Vậy ở bài này, A là đáp án đúng.


Câu 591:

Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì:

Xem đáp án

Sự phân tầng trong quần xã sẽ làm phân li ổ sinh thái của các quần thể. Khi các quần thể sống trong một môi trường được phân li ổ sinh thái thì sẽ giảm cạnh tranh và tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường.

     Vậy ở bài này đáp án B đúng.


Câu 592:

Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận A không đúng → Đáp án A.

Vì quần thể con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thế vật ăn thịt và quần thể vật ăn thịt là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể con mồi.


Câu 593:

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, càng về sau thì

Xem đáp án

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh thì càng về sau độ đa dạng của quần xã càng cao nhưng kích thước của quần thể càng bé (do có số lượng cá thể ít). Mạng lưới dinh dưỡng càng phức tạp và chuỗi thức ăn càng dài; Số lượng chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng mùn hữu cơ càng nhiều; Các loài có ổ sinh thái hẹp sẽ thay thế dẫn các loài có ổ sinh thái rộng.

Như vậy trong bốn phương án nêu trên thì chỉ có phương án B đúng.


Câu 594:

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sự cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã diễn ra khốc liệt nhất khi:

Xem đáp án

Sự canh tranh khác loài diễn ra khi các loài sống trong cùng môi trường và có ổ sinh thái trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, càng về sau thì số lượng loài càng tăng lên nên sự trùng nhau về ổ sinh thái giữa các loài càng lớn.

→ Cạnh tranh cùng loài càng khốc liệt. → Đáp án C.


Câu 595:

Kiến làm tổ trên cây kiến là mối quan hệ

Xem đáp án

     - Cây kiến và kiến có quan hệ cộng sinh với nhau → Đáp án B.

     - Cây kiến cung cấp cho kiến nhựa cây để kiến sống. Kiến bảo vệ cây trước các loài động vật ăn thực vật.


Câu 596:

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, năng suất sinh học của quần xã đạt cực đại vào thời điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Ở giai đoạn cuối cùng của diễn thế nguyên sinh, quần xã đạt đỉnh cực nên Ŏ mật độ đa dạng sinh học cao nhất, năng suất sinh học cao nhất. → Đáp án C.


Câu 597:

Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn thuộc mối quan hệ:

Xem đáp án

Cây phong lan sống bám trên cây gỗ lớn là mối quan hệ hội sinh.

     → Đáp án B.

     Cây phong lan bám lên cây gỗ nhưng không gây hại cho cây gỗ, không hút chất dinh dưỡng của cây gỗ. Đối với mối quan hệ này, cây phong lan có lợi nhưng cây gỗ thì không có hại và cũng không có lợi gì.


Câu 598:

Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất?

Xem đáp án

Trong một quần xã, loài ưu thế là loài có số lượng cá thể rất đông, tính chất hoạt động mạnh và có vai trò quan trọng đối với quàn xã. Nếu loài ưu thế bị mất khỏi quần xã thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh và dẫn tới diễn thế sinh thái.

     → Đáp án A.


Câu 599:

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Độ đa dạng của quần xã bao gồm đa dạng về thành phần loài, đa dạng về vào điều kiện sống của môi trường. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh độ ổ sinh thái, đa dạng về chuỗi dinh dưỡng. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc đa dạng của quần xã tăng dần và độ đa dạng cao nhất ở quần xã đỉnh cực. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự cạnh tranh khác loài càng mạnh dẫn tới sự phân hoá ổ sinh thái càng mạnh. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì sự phân hoá ổ sinh thái càng mạnh. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng ổn định, ít bị thay đổi. → Đáp án A.


Câu 600:

Trong một quần xã, quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống từ môi trường?

Xem đáp án

Trong một hệ sinh thái sự phân li ổ sinh thái của mỗi loài sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống từ môi trường.

     → Chọn đáp án A


Câu 601:

Khi nói về diễn thế sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D vì quá trình diễn thế thứ sinh có thể hình thành quần xã tương đối ổn định hoặc quần xã suy thoái.


Câu 602:

Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

     (1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).

     (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

     (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

     (4) Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.

     (5) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.

     (6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã.

     Trong các thông tin nói trên, diễn thế thứ sinh có bao nhiêu thông tin?

Xem đáp án

Diễn thế thứ sinh có các đặc điểm:

     - Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường .

     - Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

     - Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.

     - Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã

     Có 4 thông tin → Đáp án C.


Câu 603:

Ở mối quan hệ sinh thái nào sau đây, không có loài nào có lợi?

Xem đáp án

     - Mối quan hệ sinh thái mà không có loài nào có lợi là các cây tỏi, hành tiết các chất ra môi trường làm ảnh hưởng tới các loài khác. Đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm, các cây hành, tỏi đã vô tình làm hại các loài khác trong khi bản thân chúng không được lợi gì.

     - Ở ba mối quan hệ còn lại thì các loài có lợi lần lượt là: dây tơ hồng, cá ép, cây tầm gửi.

     Chọn đáp án A.


Câu 604:

Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

- Kết luận A sai vì mỗi quần xã có cấu trúc phân bố khác nhau, có thể là phân tầng theo chiều thẳng đứng hoặc theo mặt phẳng ngang và số lượng tầng của mỗi quần xã là khác nhau. Ví dụ: rừng mưa nhiệt đới gồm 5 tầng trong khi đó ở các quần xã trẻ hơn có ít tầng hơn.

     - Kết luận C sai vì ở các khu hệ sinh học khác nhau thì điều kiện môi trường khác nhau, thành phần loài khác nhau nên cấu trúc phân tầng và sự phân tầng khác nhau.

     - Kết luận D sai vì sự phân tầng làm thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.

     - Kết luận B đúng vì sự phân tầng trong quần xã làm cho ổ sinh thái của các loài bớt trùng nhau do đó giảm sự cạnh tranh trong quần xã, ngoài ra nhờ có sự phân tầng nên không gian sống được sử dụng triệt để do đó khai thác tốt nguồn sống của môi trường.

     → Chọn đáp án B.


Câu 605:

Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã có ý nghĩa

Xem đáp án

     - Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã có ý nghĩa giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

     → Đáp án C.


Câu 606:

Quá trình nào sau đây xảy ra do sự trùng lặp ổ sinh thái giữa các loài và kết quả cuối cùng sẽ làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài?

Xem đáp án

Đáp án B. Vì chỉ có cạnh tranh khác loài mới làm thu hẹp và phân hoá ổ sinh thái của mỗi loài.


Câu 607:

Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong mối quan hệ sinh thái giữa quần thể vật ăn thịt với quần thể con mồi thì quần thể vật ăn thịt thường có số lượng cá thể ít hơn rất nhiều so với quần thể con mồi, khi số lượng cá thể của quần thể con mồi bị biến động thì sẽ kéo theo sự biến động số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt và sự biến động thường bắt đầu từ quần thể con mồi sau đó mới dẫn tới sự biến động của quần thể vật ăn thịt.

     - Quần thể con mồi có tiềm năng sinh học cao hơn quần thể vật ăn thịt (Tốc độ sinh sản nhanh hơn, vòng đời ngắn hơn,..) nên khả năng tăng số lượng cá thể của → Đáp án B thỏa mãn. quần thể vật ăn thịt chậm hơn so với quần thể con mồi.


Câu 608:

Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 609:

Cá ép sống bám trên cá lớn là mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 610:

Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 612:

Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án D sai vì nếu có sự phân tầng ở thực vật sẽ kéo theo sự phân tầng ở động vật.


Câu 613:

Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 614:

Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 615:

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án
Đáp án C.

Câu 618:

Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ – con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 620:

Xét các ví dụ sau:

     1- Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.

     2- Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.

     3- Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh.

     4- Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.

     Những ví dụ nào phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?

Xem đáp án

     - Ức chế - cảm nhiễm là mối quan hệ giữa hai loài mà cá thể của loài này tiết ra các sản phẩm gây ức chế đến hoạt động sống đối với các cá thể của loài khác.

     - Trong các ví dụ trên thì ví dụ về tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và ví dụ về cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh là hai ví dụ về ức chế – cảm nhiễm → Đáp án B.


Câu 621:

Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Khi độ đa dạng của quần xã càng cao thì cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp nên tính ổn định của quần xã càng cao, thành phần loài ít biến động.

     Đáp án C.


Câu 622:

Trùng roi sống trong ruột mới thuộc mối quan hệ:

Xem đáp án

Trùng roi và mối là quan hệ cộng sinh → Đáp án B.

     Vì mối ăn gỗ vào trong ruột được trùng phân giải gỗ thành đường glucozơ cung cấp cho cả trùng roi và mối. Nếu không có trùng roi thì mới sẽ bị chết vì không tiêu hóa được gỗ. Nếu không có môi thì trung roi sẽ bị chết vì không có gỗ để tiêu hóa.


Câu 623:

Quần thể của loài nào sau đây có kích thước bé nhất?

Xem đáp án

Trong quần xã, loài ngẫu nhiên có số lượng cá thể ít nhất, loài ưu thế có lượng cá thể nhiều nhất. → Loài ngẫu nhiên có kích quần thể bé nhất.


Câu 624:

Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

- Chỉ có phát biểu C đúng. → Đáp án C.

     - Phát biểu A sai. Vì sinh vật ăn thịt có số lượng ít hơn số lượng con mồi thì con mồi mới cung cấp đủ thức ăn cho sinh vật ăn thịt.

     - Phát biểu B sai. Vì mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh không phải là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học. Mà ngoài mối quan hệ này thì còn có mối quan hệ vật ăn thịt-con mồi cũng là nhân tố gây ra hiện tượng khống chế sinh học.

     - Phát biểu D sai. Vì sinh vật kí sinh thường có số lượng cá thể đông hơn rất nhiều so với vật chủ (trên 1 vật chủ thường có rất nhiều vật kí sinh).


Câu 625:

Một quần xã có các sinh vật sau:

(1) Tảo lục đơn bào                                         (2) Cá rô

(3) Bèo hoa dâu                                               (4) Tôm

(5) Bèo Nhật Bản                                            (6) Cá mè trắng

(7) Rau muống                                                (8) Cá trắm cỏ

 Trong các sinh vật trên, những sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là

Xem đáp án

     - Trong hệ sinh thái, chỉ có sinh vật sản xuất mới thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

     - Trong các loài nói trên, thì Tảo lục đơn bào (1); Bèo hoa dâu (3); Bèo Nhật Bản (5); Rau muống (7) là các loài tự dưỡng (thực vật). → Đáp án D.


Câu 626:

Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong các kết luận nói trên thì kết luận C không đúng. → Đáp án C.

     Vì quần xã càng đa dạng thì độ đa dạng về loài càng cao. Khi quần xã có nhiều loài thì quan hệ dinh dưỡng giữa các loài rất phức tạp nên lưới thức ăn rất phức tạp.


Câu 628:

Mối quan hệ vật kí sinh...vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Quan hệ vật kí sinh-vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi đều là những mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã. → Đáp án D.


Câu 629:

Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau :

     (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

     (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

     (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

     (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

     Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là

Xem đáp án

     - Trong 4 thông tin mà đề bài đưa ra, có 2 thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là (2) và (3). → Đáp án D.

     - Thông tin (1) chỉ có ở diễn thế thứ sinh mà không có ở diễn thế nguyên sinh.     

     - Thông tin (4) không đúng. Vì ở diễn thế nguyên sinh sẽ dẫn tới quần xã đỉnh cực; Ở diễn thế thứ sinh có thể dẫn tới quần xã suy thoái nhưng cũng có thể dẫn tới quần xã ổn định.


Câu 630:

Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 631:

Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng

Xem đáp án

Sự phân bố theo chiều thẳng đứng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các loài và khi phân bố ở các vị trí khác nhau thì sẽ tăng khả năng khai thác nguồn sống từ môi trường. → Đáp án C.


Câu 632:

Trong một hệ sinh thái,

Xem đáp án

Trong 4 kết luận nói trên thì chỉ có kết luận A đúng. → Đáp án A.

     Kết luận B và D sai, vì năng lượng được trả lại môi trường dưới dạng nhiệt mà không được tái sử dụng.

     Kết luận C sai, vì vật chất được tái sử dụng theo chu trình tuần hoàn vật chất.


Câu 633:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào in sau đây không đúng?

Xem đáp án

Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

     Trong hệ sinh thái có 2 loại chuỗi thức ăn: chuỗi thức ăn có bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật tự dưỡng hoặc sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ. Đáp án C.


Câu 634:

Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án
Đáp án C.

Câu 635:

Trong các tổ chức sống sau đây, tổ chức sống nào nằm trong các tổ chức sống còn lại?

Xem đáp án

Thế giới sống tổ chức theo nguyên tác thứ bậc: Tế bào → Cá thể thể → Quần xã → Hệ sinh thái → Sinh quyển. Nên trong 4 tổ chức sống nói trên thì quần thể là cấp tổ chức sống cơ bản cấu trúc nên các cấp còn lại.


Câu 636:

Trong môi trường sống có một xác chết của sinh vật là xác của một cây thân gỗ. Xác chết của sinh vật nằm trong tổ chức sống nào sau đây?

Xem đáp án

Hệ sinh thái là một hệ thống gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của nó. Vì vậy, trong 4 tổ chức sống nói trên thì chỉ có hệ sinh thái mới có thành phần của môi trường. Xác sinh vật là chất hữu cơ, nó thuộc môi trường vô sinh nên nó là một thành phần cấu trúc của hệ sinh thái. → Đáp án D.


Câu 637:

Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ nào có sức sản xuất cao nhất?

Xem đáp án

Sức sản xuất của hệ sinh thái tức là khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ, từ đó cung cấp cho cả hệ sinh thái sử dụng. Sức sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ môi trường, dinh dưỡng, khoáng. Do vậy, trong 4 hệ sinh thái nói trên thì cửa sông có sức sản xuất cao nhất vì cửa sông thường xuyên được cung cấp chất khoáng do rửa trôi từ thượng nguồn về bồi tụ ở cửa sông.


Câu 638:

Hệ sinh thái nông nghiệp

Xem đáp án

Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân tạo nên có tính đa dạng thấp hơn, có tính ổn định thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên, có chuỗi thức ăn ngắn hơn HST tự nhiên nhưng lại có năng suất cao hơn HST tự nhiên.

      → Đáp án C đúng.

      HST nông nghiệp có năng suất cao là vì ở HST nông nghiệp được con người bổ sung nguồn vật chất và năng lượng nên tốc độ chuyển hóa vật chất cao hơn hệ tự nhiên nhiều lần.


Câu 639:

Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có khả năng tự điều chỉnh tốt nhất?

Xem đáp án

     - Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái có độ đa dạng cao nên có mạng dinh dưỡng phức tạp. Khi hệ có mạng lưới dinh dưỡng phức tạp thì khả năng tự điều chỉnh trước các tác động của môi trường.

     - Rừng mưa nhiệt đới là hệ sinh thái tự nhiên có tính đa dạng cao nên khả năng tự điều chỉnh tốt nhất → Đáp án C.

     - Các hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng thấp, số lượng loài ít, mạng dinh dưỡng có cấu trúc đơn giản nên khả năng tự điều chỉnh kém. Cánh đồng lúa.


Câu 640:

Trong các hệ sinh thái sau đây, ở hệ sinh thái nào có cấu trúc mạng lưới dinh dưỡng phức tạp nhất?

Xem đáp án

      - Cấu trúc mạng lưới dinh dưỡng phụ thuộc vào độ đa dạng về thành phần loài của quần xã. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc mạng lưới thức ăn càng phức tạp.

     - Trong 4 hệ sinh thái nói trên thì rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng về thành phần loài cao nhất. Đáp án D đúng.


Câu 641:

Trong các hệ sinh thái sau đây, ở hệ sinh thái nào có nhiều chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ nhất?

Xem đáp án

     - Để có chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ thì cần phải có mùn bã hữu cơ. Trong 4 hệ sinh thái nói trên thì hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có nhiều mùn hữu cơ nhất vì ở hệ sinh thái này thường xuyên có lá cây rừng rụng xuống tạo nên thảm thực vật phủ kín bề mặt đất rừng. → Đáp án A.

     - Biển khơi rất ít mùn bã hữu cơ. Cánh đồng lúa rất ít mùn hữu cơ vì sản phẩm lúa được thu hoạch mà không để lại trên cánh đồng. Rừng lá kim có thảm thực vật mỏng hơn rừng mưa nhiệt đới vì rừng lá kim có diện tích lá ít hơn rừng mưa nhiệt đới.


Câu 642:

Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây sẽ làm chậm tốc độ tuần hoàn vật chất của các nguyên tố?

Xem đáp án

     - Trong chu trình tuần hoàn vật chất, vật chất từ môi trường được đi vào quần xã qua sinh vật sản xuất. Nếu sinh vật sản xuất không bị động vật ăn thì xác của thực vật sẽ được vi sinh vật phân giải và trả lại các nguyên tố vô cơ cho môi trường

     → Không được động vật ăn thì chu trình tuần hoàn vật chất sẽ diễn ra nhanh hơn.

     → Đáp án C.

     - Vi sinh vật làm nhiệm vụ phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ để trả lại cho môi trường nên vi sinh vật làm tăng tốc độ của chu trình tuần hoàn vật chất.

     - Thực vật (vi tảo, rong, rêu, ...) làm nhiệm vụ tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nên sinh vật sản xuất có vai trò khởi đầu chu trình tuần hoàn vật chất.

     - Nếu không có sinh vật sản xuất và không có sinh vật phân giải thì không có chu trình tuần hoàn vật chất. Nhưng nếu không có động vật thì chu trình tuần hoàn vật chất vẫn diễn ra và với tốc độ nhanh hơn khi có động vật.


Câu 643:

Khi nói về cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng, kết luận nào sau đây đúng là đúng?

Xem đáp án

Mỗi hệ sinh thái chỉ có duy nhất một mạng lưới dinh dưỡng, mạng lưới dinh dưỡng càng đa dạng thì hệ sinh thái đó có tính ổn định càng cao. Cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng thay đổi theo từng mùa trong năm và thay đổi theo môi trường vì khi điều kiện môi trường thay đổi thì cấu trúc thành phần loài của quần xã thay đổi nên lưới dinh dưỡng cũng thay đổi. Khi bị mất một mắt xích nào đó thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng.

     → Đáp án C đúng.


Câu 644:

Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Hệ sinh thái nông nghiệp (ví dụ như cánh đồng lúa, đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, hồ nuôi cá,...) là một hệ sinh thái nhân tạo cho nên nó có tính đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên, kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên, có chuỗi thức ăn ngắn hơn (ít mắt xích hơn) so với chuỗi thức ăn của hệ sinh thái tự nhiên nhưng lại có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

     - Chuỗi thức ăn của hệ sinh sinh thái nông nghiệp có ít mắt xích là vì con người sử dụng các loài làm thức ăn. Mặt khác hệ sinh thái nông nghiệp có ít mùn hữu cơ nên số chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn hữu cơ rất ít.

      → Đáp án C đúng.


Câu 645:

Ở hệ sinh thái dưới nước thường có chuỗi thức ăn dài hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Điều giải thích nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

     - Trong các điều giải thích trên thì chỉ có điều giải thích cho rằng động vật dưới nước có hiệu suất sinh thái cao là đúng. → Đáp án C đúng.

     - Động vật dưới nước có hiệu suất sinh thái cao hơn động vật của hệ sinh thái trên cạn là vì môi trường nước nâng đỡ nên động vật di chuyển dễ dàng và cần ít năng lượng hơn so với động vật di chuyển trên cạn. Hầu hết động vật sống trong nước là động vật biến nhiệt, không mất năng lượng cho việc điều hòa thân nhiệt.


Câu 646:

Trong chu trình tuần hoàn vật chất, nhóm sinh vật có vai trò trả lại các chất vô cơ cho môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất là

Xem đáp án

Sinh vật phân giải làm nhiệm vụ phân giải các chất hữu cơ (xác chết, rác thải, chất thải của động vật,...) thành các chất vô cơ trả lại cho môi trường. Các chất vô cơ này lại tiếp tục được sinh vật sản xuất hấp thụ và tổng hợp thành chất hữu cơ.

     Như vậy, sinh vật phân giải có vai trò trả lại các chất vô cơ cho môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất → Đáp án B.


Câu 647:

Hệ sinh thái VAC cho năng suất cao là vì:

Xem đáp án

VAC là viết tắt của các chữ Vườn, Ao, Chuồng. Hệ sinh thái VAC là một hệ sinh thái nhân tạo gồm có 3 phân hệ cấu thành nó là vườn trồng rau, ao nuôi cá và chuồng chăn nuôi. Trong các hệ sinh thái nhân tạo thì hệ sinh thái VAC luôn cho năng suất cao nhất vì chất thải ở phân hệ này được tái sử dụng ở phân hệ khác, do đó làm tăng nguồn vật chất cung cấp cho sinh vật sản xuất, từ đó tăng sản lượng của cả hệ. → Đáp án C đúng.


Câu 648:

Người ta tăng năng suất sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Các phương pháp để tăng lượng chất chu chuyển:

     1- tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ.

     2- tăng cường sử dụng đạm sinh học.

     3- tăng cường sử dụng phân bón hoá học.

     4- làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi hệ sinh thái.

     Phương án đúng:

Xem đáp án

     - Muốn tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái thì phải tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ để tái tạo vật chất, tăng cường sử dụng đạm sinh học, làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi hệ sinh thái. → Đáp án B.

     - Nếu sử dụng phân bón hóa học một cách tràn lan thì sẽ là suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới mất cân bằng sinh thái và sẽ làm giảm lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái.


Câu 650:

Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:

Xem đáp án

Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh thấp hơn, độ đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.

     Hệ sinh thái nhân tạo là hệ khép kín còn hệ sinh thái tự nhiên là hệ mở.

     Đáp án C.


Câu 651:

Ở trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải có vai trò

Xem đáp án

Đáp án D.

     Vì: Ở trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải có vai trò biến đổi các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cung cấp cho sinh vật sản xuất.


Câu 652:

Người ta chia sinh vật trong hệ sinh thái thành 3 nhóm loài là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Cơ sở để chia thành phần sinh vật thành 3 nhóm đó là dựa vào

Xem đáp án

Người ta chia sinh vật trong hệ sinh thái thành 3 nhóm loài là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Cơ sở để chia thành phần sinh vật thành 3 nhóm đó là dựa vào hình thức dinh dưỡng của từng loài:

     Sinh vật sản xuất: tự dưỡng

     Sinh vật tiêu thụ: dị dưỡng

     Sinh vật phân giải: dị dưỡng hoại sinh.

     → Đáp án C.


Câu 653:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Trong các kết luận nói trên, chỉ có kết luận C đúng → Đáp án C.

     - Kết luận A sai vì: Giun đất là động vật nhưng được xếp vào sinh vật phân giải.

     - Kết luận B sai vì: Vi khuẩn lam sống tự dưỡng nên được xếp vào sinh vật sản xuất.

     - Kết luận D sai vì: Thực vật kí sinh không được xếp vào nhóm phân giải.


Câu 654:

Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là

Xem đáp án

     - Trong các kết luận trên thì kết luận A là đúng. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng loài thấp nên thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên

     - Kết luận B là sai. Vì do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái không có khả năng tự điều chỉnh so với HST tự nhiên.

     - Kết luận C là sai. Vì hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng thấp hơn HST tự nhiên.

     - Kết luận D là sai. Vì hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.


Câu 655:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Trong 4 kết luận trên thì kết luận C là không đúng. Một số vi sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất, có các loài vi sinh vật được xếp và nhóm sinh vật phân giải


Câu 656:

Khi nói về hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Kết luận A, B, D đúng (theo định nghĩa sgk).

     - Kết luận C sai vì đối với các hệ sinh thái tự nhiên, con người không cần bổ sung thêm nguồn vật chất và năng lượng. → Chọn C.


Câu 657:

Trong một khu vườn bỏ hoang có các loài cỏ dại phát triển và một số cây thân thảo có hoa. Một số loài gậm nhấm như chuột, sóc sử dụng thực vật làm thức ăn. Để ngăn chặn sự tấn công của chuột lên các loài cây thân thảo, một nhà nghiên cứu tiến hành xua đuổi các loài gậm nhấm và dùng lưới thép bao vây khu vườn để ngăn không cho chuột, sóc xâm nhập. Sau 2 năm vây lưới thì một số loài thân thảo (kí hiệu loài M) phát triển mạnh về số lượng nhưng các loài thân thảo còn lại (kí hiệu loài P) thì bị giảm mạnh về số lượng. Có bao nhiêu suy luận sau đây có thể phù hợp với kết quả nghiên cứu nói trên?

     (1) Các loài gậm nhấm không phải là những loài gây hại cho các loài thân thảo ở khu vườn trên.

     (2) Các loài gậm nhấm sử dụng các loài M làm nguồn thức ăn.

     (3) Các loài gậm nhấm giúp các loài P phát tán hạt.

     (4) Chất thải của các loài gậm nhấm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho các loài thân thảo.

     (5) Các loài P là nguồn thức ăn của các loài gậm nhấm.                  

Xem đáp án

     - Chỉ có 2 suy luận có cơ sở, đó là (2), (3). → Đáp án D.

     - (1) không phù hợp. Vì khi dùng lưới ngăn chặn gậm nhấm thì loài M phát triển mạnh, loài P giảm số lượng. Điều này chứng tỏ loài gặm nhấm đã kìm hãm loài M.

     - (4) không phù hợp. Vì nếu là nguồn thức ăn chủ yếu thì khi không có gậm nhấm, tất cả các loài thân thảo sẽ giảm mạnh số lượng.

     - (5) không phù hợp. Vì khi không có gậm nhấm thì loài P kém phát triển cho nên nếu P là thức ăn của gậm nhấm thì khi không có gậm nhấm, các loài P sẽ phát triển mạnh.


Câu 658:

Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các cá thể cùng loài?

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 659:

Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có tổng sinh khối lớn nhất?

Xem đáp án

Sinh vật sản xuất có tổng sinh khối lớn nhất. Vì hiệu suất sinh thái thường rất thấp (chỉ khoảng 10%) cho nên bậc dinh dưỡng cấp 1 thường có tổng sinh khối lớn nhất.  

     → Đáp án A.    


Câu 660:

Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột đồng, gà làm nguồn thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ. Từ mô tả này, một bạn học sinh khác đã rút ra các kết luận sau:

     (1) Ở hệ sinh thái này có 10 chuỗi thức ăn.

     (2) Châu chấu, dế là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

     (3) Giun đất là sinh vật phân giải của hệ sinh thái này.

     (4) Quan hệ giữa chuột và cào cào là quan hệ cạnh tranh.

     (5) Sự phát triển số lượng của quần thể gà sẽ tạo điều kiện cho đàn cừu phát triển.  

     Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Ở dạng bài này, chúng ta phải viết sơ đồ lưới thức ăn, sau đó dựa vào lưới thức ăn để làm bài.

     Theo mô tả của đề ra thì lưới thức ăn của hệ sinh thái này là

Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh (ảnh 1)

     Dựa vào sơ đồ lưới thức ăn, ta thấy:

     (1) sai. Vì ở lưới này có 12 chuỗi thức ăn.

     (2) đúng.

     (3) đúng.

     (4) đúng. Vì cả chuột và cào cào đều sử dụng cây cỏ làm thức ăn.

     (5) đúng. Vì gà phát triển số lượng thì sẽ dẫn tới cào cào, châu chấu, dế giảm số lượng. Khi cào cào, châu chấu, dế giảm số lượng thì sự cạnh tranh giữa cừu và các loài cào cào, châu chấu, dế sẽ giảm đi, ưu thế thuộc về các cá thể cừu.

     → Đáp án B.


Câu 661:

Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 662:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C vì vi khuẩn lam vẫn được xếp vào nhóm sinh vật sản suất.


Câu 663:

Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa đạng sinh học cao nhất ?

Xem đáp án

Đáp án D.


Câu 664:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 665:

Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

     A, D sai vì vi khuẩn lam có khả năng quang hợp nên thuộc nhóm sinh vật sản xuất.

     B sai vì vi khuẩn không được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.


Câu 666:

Khi nói về hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 667:

Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa đạng sinh học cao nhất?

Xem đáp án

Trong các loại hệ sinh thái thì hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới luôn có tính đa dạng cao. Tính đa dạng gồm có đa dạng về thành loài, đa dạng về ổ sinh thái, phức tạp về mạng lưới dinh dưỡng,... → Đáp án D đúng.


Câu 668:

Khi nói về hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C vì ở hệ sinh thái tự nhiên con người không cần bổ sung vật chất và năng lượng cho hệ.


Câu 669:

Chu trình sinh- địa- hoá của nguyên tố nào sau đây bị thất thoát nhiều nhất?

Xem đáp án

     - Chu trình sinh địa hóa là quá trình tuần hoàn của các nguyên tố hóa học, nó bắt đầu từ môi trường đi vào sinh vật sau đó trở lại môi trường. Trong đó chu trình sinh địa hóa của chất khí thì ít bị thất thoát sau mỗi vòng tuần hoàn còn chu trình của chất lắng đọng thì một lượng lớn vật chất bị thất thoát ở dạng trầm tích.

     - Trong các nguyên tố nói trên thì chỉ có phôtpho là chất lắng đọng nên chu trình sinh địa hóa của loại chất này bị thất thoát nhiều nhất. → Đáp án C.


Câu 670:

Cho chuỗi thức ăn:

     Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.

     Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 671:

Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật

Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật (ảnh 1)
Sơ đồ lưới thức ăn

     (1) Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.

     (2) Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn khác nhau.

     (3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F.

     (4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi.

     (5) Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể của loài F giảm.

     (6) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5.

     Phương án trả lời đúng là                          

Xem đáp án

- (1) sai. Vì lưới thức ăn này có 6 chuỗi thức ăn là:ABDH; AEH; ACFH; AEDH; ACFEH; ACFEDH.

     - (2) đúng. Vì D tham gia và 3 chuỗi thức ăn là ABDH, AEDH và ACFEDH.

     - (3) đúng.

     - (4) sai. Vì nếu loại bỏ B thì D vẫn còn nguồn dinh dưỡng là E.

     - (5) đúng.

     - (6) sai vì chỉ có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5 là D và H.

     → Vậy đáp án đúng là D.


Câu 672:

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong các kết luận trên thì kết luận không đúng là kết luận A. Vì trong lưới dinh dưỡng thì những sinh vật sản xuất được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.

     - Kết luận B đúng. Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất. Qua các bậc dinh dưỡng tiếp theo thì lượng sinh khối giảm dần do bị mất qua chất thải, không đòng hoá được.....

     - Kết luận C đúng. Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp và động vật tiêu thụ bậc 1.

     - Kết luận D đúng. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.


Câu 673:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích khác nhau.      

     Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.   

     Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có 1 loài.

     Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó thay đổi trước các tác động của môi trường.    

     → Đáp án B.


Câu 674:

Trao đổi vật chất trong quần xã được thực hiện thông qua

Xem đáp án

Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong quần xã, trong đó loài này sử dụng một loài khác hay sản phẩm của nó làm thức ăn, về phía mình, nó lại làm thức ăn cho các loài kế tiếp.

     Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn, trong đó có một số loài sử dụng nhiều dạng thức ăn hoặc cung cấp thức ăn cho nhiều loài trở thành điểm nối cao chuỗi thức ăn với nhau.

     → Đáp án D.


Câu 675:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

Xem đáp án

     - Trong các phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu C đúng. → Đáp án C.

     - Phát biểu A sai. Vì có 2 loại chuỗi thức ăn, một loại chuỗi được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất và một loại chuỗi được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ.

     - Phát biểu B sai. Vì khi đi từ vĩ độ thấp đến cao thì độ đa dạng của quần xã giảm dần → cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên đơn giản hơn.

     - Phát biểu D sai. Vì quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới dinh dưỡng càng phức tạp, các chuỗi thức ăn càng có nhiều mắt xích chung.


Câu 676:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B.


Câu 677:

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 678:

Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn học sinh đã mô tả như sau: Cỏ là nguồn thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ, cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, châu chấu, giun đất, dế là nguồn thức ăn của loài gà. Chuột đồng, gà là nguồn thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột đồng, gà làm nguồn thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ. Từ mô tả này, một bạn học sinh khác đã rút ra các kết luận sau:

     (1) Nếu xem cỏ là 1 loài thì ở hệ sinh thái này có 12 chuỗi thức ăn.

     (2) Cào cào, chuột đồng là sinh vật tiêu thụ bậc 1.

     (3) Giun đất là sinh vật phân giải của hệ sinh thái này.

     (4) Quan hệ giữa dế và châu chấu là quan hệ cạnh tranh.

     (5) Sự phát triển số lượng của quần thể gà sẽ tạo điều kiện cho đàn cừu phát triển.

     Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Ở dạng bài này, chúng ta phải viết sơ đồ lưới thức ăn, sau đó dựa vào lưới thức ăn để làm bài.

     Theo mô tả của đề ra thì lưới thức ăn của hệ sinh thái này là:

Khi nghiên cứu về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ, một bạn (ảnh 1)

     Dựa vào sơ đồ lưới thức ăn, ta thấy:

     (1) đúng. Vì ở lưới này có 12 chuỗi thức ăn.

     (2) đúng.                                

     (3) đúng.

     (4) đúng. Vì cả dế và châu chấu đều sử dụng cây cỏ làm thức ăn.

     (5) đúng. Vì gà phát triển số lượng thì sẽ dẫn tới cào cào, châu chấu, để giảm số lượng. Khi cào cào, châu chấu, dế giảm số lượng thì sự cạnh tranh giữa cừu và các loài cào cào, châu chấu, dế sẽ giảm đi, ưu thế thuộc về các cá thể cừu.

      → Đáp án B.


Câu 679:

Trong một mạng lưới thức ăn của một hệ sinh thái mà chuỗi thức ăn dài nhất chỉ có 5 mắt xích. Trong lưới thức ăn này, bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là

Xem đáp án

Hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng thường rất thấp nên càng lên bậc dinh dưỡng cao thì tổng năng lượng tích lũy càng ít. Để có đủ năng lượng để duy trì một kích thước quần thể phù hợp thì những loài ở bậc dinh dưỡng càng cao sẽ sử dụng nhiều bậc dinh dưỡng phía dưới làm thức ăn (ăn nhiều loài). Do vậy càng lên bậc dinh dưỡng cao thì số loài càng giảm. Ở bậc dinh dưỡng cuối cùng thì thường chỉ có 1 hoặc vài loài nào đó. Loài ở bậc dinh dưỡng cuối cùng được gọi là loài chủ chốt trong quần xã.

     → Đáp án C đúng.


Câu 680:

Khi nói về lưới thức ăn, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Lưới thức ăn là một tập hợp các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung. Mỗi mắt xích chung là một loài sinh vật sử dụng nhiều loài khác làm thức ăn cho mình hoặc nó là thức ăn của nhiều loài khác. Khi đi từ vĩ độ cao xuống xích đạo (vĩ độ thấp) thì độ đa dạng của quần xã càng cao nên lưới thức ăn càng phức tạp. Các quần xã đỉnh cực có độ đa dạng cao nên lưới thức ăn phức tạp hơn các hệ sinh thái khác. → Vậy chỉ có phương án C sai.


Câu 681:

Lưới thức ăn

Xem đáp án

Lưới thức ăn là một tập hợp gồm tất cả các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung. Mỗi hệ sinh thái có duy nhất một lưới thức ăn. Cấu trúc của mạng lưới thức ăn được thay đổi theo mùa trong năm và thay đổi trong quá trình diễn thế sinh thái.

     → Đáp án C.


Câu 682:

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:

Xem đáp án

Dựa vào các thông tin của bài toán, chúng ta thiết lập lưới thức ăn:

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các (ảnh 1)

     - Dựa vào lưới thức ăn, ta thấy kết luận A đúng. → Đáp án A.

     - Kết luận B sai. Vì rắn và thú ăn thịt sẽ cạnh tranh gay gắt vì chúng có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. Còn Rắn và thú ăn thịt cỡ lớn có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau 1 phần nên sự cạnh tranh chưa đến mức gay gắt.

     - Kết luận C sai. Vì chim ăn thịt cỡ lớn là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.

     - Kết luận D sai. Vì các loài các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có cùng một nguồn thức ăn nhưng chúng lại có sự phân hóa về mặt ổ sinh thái theo kiểu loài ăn quả (sâu hại quả), loài ăn thân (sâu đục thân), loài ăn rễ, loài ăn lá.


Câu 683:

Cho lưới thức ăn của một ao nuôi như sau

Cho lưới thức ăn của một ao nuôi như sau:       Nếu trong ao nuôi trên, cá mè hoa là đối tượng (ảnh 1)

     Nếu trong ao nuôi trên, cá mè hoa là đối tượng chính tạo nên sản phẩm kinh tế, cá mương và cá măng là các loài tự nhiên thì kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

     - Phương án B đúng. Vì cá mè hoa và cá mương cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn (động vật nổi) nên chúng cạnh tranh với nhau.

     - Phương án A sai. Vì nếu giảm thực vật nổi thì sẽ làm giảm nguồn thức ăn của động vật nổi dẫn tới động vật nổi giảm số lượng. Khi động vật nổi giảm số lượng thì cá mè hoa sẽ thiếu thức ăn nên sẽ làm giảm năng suất cá mè hoa (giảm hiệu suất kinh tế).

     - Phương án C sai. Vì cá mè hoa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 (động vật tiêu thụ cấp 2).

     - Phương án D sai. Vì khi tăng số lượng cá mương thì sẽ tăng sự cạnh tranh đối với cá mè hoa, do đó tăng số lượng cá mương sẽ làm giảm số lượng cá mè hoa (làm giảm năng suất kinh tế).


Câu 684:

Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế.

Xem đáp án

     - Chỉ có hệ sinh thái nhân tạo mới được con người cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế.

     - Trong các hệ sinh thái nói trên thì đồng ruộng là hệ sinh thái nhân tạo.

     → Đáp án B.


Câu 685:

Khi nói về chu trình nước trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong các phát biểu nói trên, phát biểu C là không đúng.  Vì nước là một nguồn tài nguyên tái sinh. Sau khi sử dụng, nước sạch trở thành nước thải được đổ ra sông hồ, biển và bốc hơi nước tạo thành mây, sau đó ngưng tụ thành mưa và trở thành nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của con người. → Đáp án C.

     - Các phát biểu A, B, D đều đúng.


Câu 686:

Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

     - Trong 4 phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu C đúng. → Đáp án C.

     - Phát biểu B sai. Vì có những chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ. Ví dụ: mùn hữu cơ — cá trê → rắn.

     - Kết luận B sai là vì trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài.

     - Kết luận D sai. Vì trong một quần xã, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau tạo nên các mắt xích chung.


Câu 687:

Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?

Xem đáp án

Sinh vật sản xuất luôn có tổng sinh khối lớn nhất. → Đáp án C.


Câu 688:

Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái

(1) Thực vật nổi.                                      (2) Động vật nổi.

(3) Giun.                         (4) Cỏ.              (5) Cá ăn thịt.

     Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:

Xem đáp án

- Sinh vật sản xuất thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

- Trong các nhóm sinh vật nói trên, thực vật nổi (1) và cỏ (4) thuộc sinh vật sản xuất, cho nên bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm có (1) và (4). → Đáp án B.


Câu 689:

Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong các phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu C không đúng. → Đáp án C.

     Vì khí CO, từ quần xã trở lại môi trường thông qua hô hấp, đốt cháy,..

     - Phương án A đúng. Vì không chỉ hợp chất của cacbon mà tất cả các hợp chất khi đi qua quần xã đều thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

     - Phương án B đúng. Vì có một lượng cacbon được lắng đọng thành trầm tích thông qua than, dầu khí,...

     - Phương án D đúng là vì cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp và một phần thông qua hấp thụ từ rễ cây (rễ cây hấp thụ ion HCO3)


Câu 690:

Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là

Xem đáp án

- Động vật ăn sinh vật sản xuất thì được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2.

     - Trong các loài nói trên thì cào cào, thỏ, nai là những loài được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2. → Đáp án B.


Câu 691:

Cho chuỗi thức ăn:

     Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.

     Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 692:

Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

- Phát biểu D đúng. Vì chuỗi và lưới thức ăn được xây dựng dựa trên mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. → Đáp án D.

     - Phát biểu A sai. Vì quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì quan hệ dinh dưỡng giữa các loài càng phức tạp nên mạng lưới thức ăn càng phức tạp.

     - Phát biểu B sai. Vì trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. 09 dab év go

     - Phát biểu C sai. Vì trong một chuỗi thức ăn thì mỗi mắt xích chỉ có 1 loài và mỗi loài chỉ thuộc 1 mắt xích.


Câu 693:

Khi nói về tháp sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

     - Trong 4 kết luận trên thì kết luận D là đúng.Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích của mỗi bậc dinh dưỡng.

     - Kết luận A sai. Tháp số lượng không phải luôn luôn ở dạng chuẩn.

     - Kết luận B sai. Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

     - Kết luận C sai. Tháp năng lượng luôn có đáy rộng và đỉnh hẹp.


Câu 694:

Trong quần xã, năng lượng được truyền theo một chiều từ

Xem đáp án

Quá trình chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng luôn gắn liền với nhau. Vật chất được chuyển hóa theo chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao, do vậy năng lượng cũng được truyền một chiều từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao và không quay vòng trở lại. → Đáp án B.


Câu 695:

Hãy chọn kết luận đúng về quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.

Xem đáp án

Sự chuyển hóa vật chất được thực hiện theo chuỗi thức ăn từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề. Sự chuyển hóa năng lượng được thực hiện gắn liền với chuyển hóa vật chất. → Đáp án D đúng.


Câu 696:

Theo lý thuyết, trong các loài sau đây thì loài nào có hiệu suất sinh thái cao nhất?

Xem đáp án

Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. Hiệu suất sinh thái rất thấp (khoảng 10%) vì do hiệu suất tiêu hóa thấp, do hô hấp tạo nhiệt, do bài tiết,.. Loài nào sử dụng nguồn thức ăn dễ tiêu hóa thì hiệu suất tiêu hóa cao hơn, do đó hiệu suất sinh thái sẽ cao hơn. Loài nào thuộc động vật đẳng nhiệt thì phải hô hấp mạnh để cung cấp nhiệt cho quá trình điều hòa và duy trì ổn định thân nhiệt, do đó động vật đẳng nhiệt có hiệu suất sinh thái thấp hơn động vật biến nhiệt.

     Trong 4 loài nói trên thì loài tôm ăn vi tảo có hiệu suất sinh thái cao nhất vì tôm là động vật biến nhiệt và tôm sử dụng nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa là vi tảo.

     → Đáp án D đúng.


Câu 697:

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m/ngày. Tảo silic chỉ đồng hoá được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 40% năng lượng tích luỹ trong tảo, còn cá ăn giáp xác khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là

Xem đáp án

     - Năng lượng có trong tảo silic = 3. 106 × 3% = 9. 104 Kcal.

     - Năng lượng có trong giáp xác = 9. 104 x 40% = 36. 103 Kcal.

     - Năng lượng có trong cá = 36. 103 x 0,0015 = 54 Kcal.

     - Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là =543.106=0,000018=0,0018% → Đáp án C đúng.


Câu 698:

Trong một hệ sinh thái đồng cỏ xét 5 loài với sinh vật lượng của các loài như sau: Loài A có 10 kcal, loài B có 10 kcal, loài C có 1,5.10 kcal, loài D có 2.107 kcal, loài E có 10* kcal. Từ 5 loài này có thể tạo ra chuỗi thức ăn có nhiều nhất bao nhiêu mắt xích?

Xem đáp án

Theo lý thuyết thì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh dưỡng không vượt quá 10%. Do vậy trong 5 loài nói trên thì có thể hình thành được các chuỗi thức ăn là: D → C → A→ E. Hoặc D →B→A→E. Như vậy từ 5 loài này thì chỉ có thể hình thành được 2 chuỗi thức ăn như trên. Do vậy, mỗi chuỗi thức ăn có không quá 4 bậc dinh dưỡng.

     → Đáp án D.


Câu 699:

Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân là vì tất

Xem đáp án

Đáp án C đúng. Vì nhờ có thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh nên lượng thực vật phù du được sinh ra cung cấp đủ thức ăn cho giáp xác.


Câu 700:

Trong một chuỗi thức ăn, mắt xích sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích trước. Nguyên nhân chủ yếu là vì:

Xem đáp án

Quá trình chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng luôn làm thất thoát năng lượng dưới dạng nhiệt cho nên mắt xích sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích trước. → Đáp án A đúng.


Câu 702:

Trong một chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái gồm có: cỏ → châu chấu → cá rô.

Nếu tổng năng lượng của cỏ là 7,6. 108 kcal; tổng năng lượng của châu chấu là 1,4.107 kcal; tổng năng lượng của cá rô là 0,9. 106 kcal. Hiệu suất sinh thái của cá rô và của châu chấu lần lượt là

Xem đáp án

Hiệu suất sinh thái bằng tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.

     - Hiệu suất sinh thái của châu chấu: H=1,4.1077,6.108.100%=1,8%

     - Hiệu suất sinh thái của cá rô: H=0,9.1061,4.107.100%=6,4%

     → Đáp án B.


Câu 703:

Trong hệ sinh thái năng lượng được truyền theo một chiều từ

Xem đáp án

Quá trình chuyển hóa vật chất luôn gắn liền với quá trình chuyển hóa năng lượng. Trong mỗi hệ sinh thái, năng lượng có nguồn gốc từ mặt trời được truyền vào cho sinh vật sản xuất, sau đó đến sinh vật tiêu thụ bậc 1, đến sinh vật tiêu thụ bậc 2, đến bậc 3,... đến sinh vật phân giải và trở về môi trường.

     → Đáp án B.


Câu 704:

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m/ngày. Tảo silic chỉ đồng hoá được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích luỹ trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. Hiệu suất chuyển hoá năng lượng của cá so với tảo silic là

Xem đáp án

     - Tảo đồng hóa được số năng lượng là 3 triệu × 0,3%.

     - Giáp xác đồng hóa được số năng lượng là 3 triệu × 0,3% × 40%.

     - Cá đồng hóa được số năng lượng là 3 triệu × 0,3% × 40% x 0,15%.

     Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của cá so với tảo là

     =3triu×0,3%×40%×0,15%3triu×0,3%=40%×0,15%=0,06%

     → Đáp án C.


Câu 705:

Sinh quyển là

Xem đáp án

Toàn bộ các hệ sinh thái trên trái đất tạo nên một sinh quyển. Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí.

     → Đáp án A.      

Câu 706:

Trong một hệ sinh thái đồng cỏ xét 5 loài với sinh vật lượng của các loài như sau: Loài A có 105 kcal, loài B có 106 kcal, loài C có 2. 106 kcal, loài D có 3. 107 kcal, loài E có 104 kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây không thể xảy ra.

Xem đáp án

     - Trong một chuỗi thức ăn thì năng lượng luôn bị thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng, chỉ có khoảng 10% năng lượng có trong thức ăn được sinh vật tích lũy cho nên sinh vật lượng của mắt xích sau chỉ bằng dưới 10% so với sinh vật lượng của mắt xích trước.

     - Trong 4 chuỗi thức ăn nói trên thì ở chuỗi thức ăn C → B → D không thể xảy ra vì loài D có sinh vật lượng 3.107 kcal lớn hơn sinh vật lượng của loài B là 10 kcal (Sinh vật ở mắt xích sau có sinh vật lượng bằng 10% so với sinh vật lượng của mắt xích trước).    

     → Đáp án D đúng.


Câu 707:

Sự chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái có đặc điểm:

Xem đáp án

Sự chuyển hóa năng lượng luôn đi theo một chiều và không quay vòng. Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao và thất thoát tới 90%. → Đáp án B.


Câu 708:

Đều ăn một lượng cỏ như nhau nhưng nuôi cá cho sản lượng cao hơn so với nuôi bò. Nguyên nhân là vì:

Xem đáp án

  - Năng suất của vật nuôi cây trồng phụ thuộc vào lượng chất sống tích kũy được ở trong tổng số cá thể của quần thể. Sử dụng cùng một lượng thức ăn như nhau nhưng sinh vật nào có hiệu suất sinh thái cao hơn thì sẽ cho năng suất cao hơn.

 

     - Bò là động vật đẳng nhiệt cho nên nó phải mất một lượng lớn năng lượng cho việc điều hòa thân nhiệt của cơ thể, trong khi đó cá là động vật đẳng nhiệt. Bò sống trên cạn nên quá trình di chuyển tiêu tốn năng lượng nhiều hơn so với cá sống trong nước. Do vậy hiệu suất sinh thái của bò thấp hơn so với hiệu suất sinh thái của cá. → Đáp án B.


Câu 709:

Nguồn năng lượng khởi đầu cho toàn bộ sinh giới là

Xem đáp án

Trong một hệ sinh thái, năng lượng cung cấp cho sinh vật sản xuất là nguồn năng lượng mặt trời. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải sử dụng chất sống từ sinh vật sản xuất cho nên có thể nói mọi nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống trong sinh giới đều có nguồn gốc từ năng lượng mặt trời.

     → Đáp án D.


Câu 710:

Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp thô là sản lượng

Xem đáp án

Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp thô là sản lượng được sinh vật sản xuất tạo ra trong quá trình quang hợp.

     → Đáp án A.


Câu 711:

Nói chung trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi khoảng 90%. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao do

Xem đáp án

Hoạt động hô hấp để sinh năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động của cơ thể là hoạt động làm tiêu hao tới 70% chất hữu cơ → Đáp án C.


Câu 712:

Trong chu trình sinh địa hóa, loại sinh vật có vai trò như một cầu nối giữa môi trường và quần xã sinh vật là

Xem đáp án

Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường.

     Trong chu trình sinh địa hóa, loại sinh vật có vai trò như một cầu nối giữa môi trường và quần xã sinh vật là vi sinh vật sống hoại sinh. - Đáp án D.


Câu 713:

Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

     - Trong 4 kết luận trên thì kết luận A là không đúng. Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao liền kề

     - Các kết luận B, C, D đúng


Câu 715:

Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152. 103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12. 108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là

Xem đáp án

     Ta có chuỗi thức ăn:

     Tảo → Giáp xác → Cá mương → Cá quả.

12. 108                                          1152. 103

     - Cá mương tích luỹ được tổng năng lượng =1152.10310%=1152.104

     - Giáp xác có tổng năng lượng =1152.1048%=144.106

     - Hiệu suất cần tính =144.10610.108=0,12=12%

     → Đáp án B.


Câu 716:

Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình nitơ trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

     (1) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện.

     (2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện.

     (3) Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nitơ cung cấp cho cây sẽ giảm.

     (4) Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định đạm thực hiện.

Xem đáp án

     - (1) sai. Vì giai đoạn này do thực vật tiến hành.

     - (2) sai. Vì từ NH4+NO2 do vi khuẩn nitrit nhưng từ NO2 đến NO3, lại do vi khuẩn nitrat.

     - (3) đúng. Vì đây là quá trình phản nitrat.

     - (4) đúng.

     → Vậy đáp án đúng là C.


Câu 717:

Cho các hoạt động của con người:

     (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

     (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

     (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

     (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý.

     (5) Bảo vệ các loài thiên địch.

     (6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

Xem đáp án

     - Có 4 hoạt động nâng cao hiệu suất của hệ sinh thái, đó là (1), (3), (4), (5).

     → Đáp án C.

     - (2) không làm tăng hiệu quả. Vì khi nguồn tài nguyên tái sinh bị khai thác triệt để thì các tài nguyên này sẽ mất khả năng tái sinh. → Mất tài nguyên.

     - (6) không làm tăng hiệu quả. Vì khi tăng cường sử dụng chất hoá học thì sẽ làm ô nhiễm môi trường, dẫn tới làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất tài nguyên thiên nhiên.


Câu 718:

Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài, thường 4-5 bậc đối với hệ sinh thái trên cạn và 6-7 bậc đối với hệ sinh thái dưới nước. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do

Xem đáp án

Đáp án C.

 Vì hiệu suất sinh thái quá thấp nên năng lượng tích luỹ rất nhỏ.       


Câu 722:

Điều nào sau đây nói về diễn thế sinh thái là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C.

Vì trong quá trình diễn thế, điều kiện môi trường sống dần bị thay đổi làm cho loài ưu thế kém thích nghi hơn, dẫn tới sẽ ngày càng giảm số lượng và mất vị trí ưu thế.


Câu 723:

Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

     A sai. Vì hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất bé.

     B sai. Vì sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng nhỏ.

     D sai. Vì năng lượng chủ yếu mất đi do hô hấp.


Câu 724:

Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án A vì trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp đến bậc dinh dưỡng cao liền kề.


Câu 725:

Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

     Sinh vật ăn thịt bậc 1: 180 000 Kcal;

     Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 1 500 000 Kcal;

     Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal

     Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.

     Sinh vật sản sản xuất là: 10 000 000 Kcal,

     Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.


Câu 726:

Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → chuột → rắn → đại bàng. Nhận xét nào sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?

Xem đáp án

Đáp án C.


Câu 727:

Xét các khu hệ sinh học sau:

(1) Hoang mạc và sa mạc.        (2) Đồng rêu.                 (3) Thảo nguyên.

(4) Rừng Địa Trung Hải.           (5) Savan.                      (6) Rừng mưa nhiệt đới.

     Trong các khu hệ sinh học nói trên, vùng khí hậu nhiệt đới có bao nhiêu khu hệ sinh học?

Xem đáp án

DDT là một chất độc, nó được tích lũy trong cơ thể sinh vật và gây chết khi nồng độ tích lũy ở mức cao. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ở mắt xích sau tích lũy độc tố nhiều hơn các mắt xích trước. Do đó sinh vật ở mắt xích cuối cùng tích lũy lượng độc tố nhiều nhất. → Đáp án C đúng.


Câu 728:

Các khu sinh học (Biom) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:

Xem đáp án

Đáp án D đúng vì trong các khu hệ sinh học trên, vùng khí hậu nhiệt đới có 3 khu hệ sinh học là: 1, 5, 6


Câu 730:

So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?

     (1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

     (2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.

     (3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.

     (4) Không gây ô nhiễm môi trường.

Xem đáp án

     - Trong 5 biện pháp kể trên thì các biện pháp (1), (2), (4) sẽ góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. → Đáp án D.

     - Biện pháp (3) sẽ làm tăng ô nhiễm. Vì tăng cường khai thác rừng đầu nguồn sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng dẫn tới làm giảm đa dạng sinh học. Rừng có tác dụng hút khí CO, nên việc giảm diện tích rừng sẽ làm tăng ô nhiễm môi trường.

     - Biện pháp (5) không làm giảm ô nhiễm môi trường.


Câu 731:

Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

     - Phương án A sai. Vì hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất thấp (chỉ khoảng 10%) vì phần lớn năng lượng bị mất đi qua hô hấp, bài tiết, tiêu hóa của động vật.

     - Phương án B sai. Vì hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất thấp (chỉ khoảng 10%) nên ở những mắt xích càng cao (xa sinh vật sản xuất) thì tổng sinh khối càng nhỏ so với các mắt xích trước đó.

     - Phương án C đúng.

     - Phương án D sai. Vì năng lượng chủ yếu bị mất đi qua hô hấp (70%).


Câu 732:

Dựa vào mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn, có thể sắp xếp các khu sinh học sau đây theo trình tự đúng là

Xem đáp án

Mức độ phức tạp của lưới thức ăn phụ thuộc vào độ đa dạng của quần xã.

     Trong 4 khu hệ sinh học là Đồng rêu; Rừng lá kim phương Bắc; Rừng mưa nhiệt đới; Rừng lá rụng ôn đới thì đồng rêu có độ đa dạng thấp nhất nên lưới thức ăn có cấu trúc đơn giản nhất; Tiếp đó đến rừng lá kim phương Bắc; tiếp đó đến rừng lá rộng ôn đới rụng theo mùa. Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng về loài cao nhất nên lưới thức ăn có độ phức tạp cao nhất.

     → Đáp án B thoả mãn.


Câu 733:

Những tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên tái sinh?

Xem đáp án

- Trong các loại tài nguyên nói trên thì sinh vật là tài nguyên tái sinh. Vì tài nguyên sinh vật có khả năng sinh sản nên khi chúng ta khai thác hợp lý thì chúng có khả năng tái sinh ra thế hệ mới. → Đáp án D.

     - Các loại tài nguyên: Năng lượng mặt trời; năng lượng gió; năng lượng thủy triều; năng lượng sóng biển là nguồn tài nguyên vĩnh cửu (vô tận) không bao giờ cạn kiệt.

     - Khoáng sản là loại tài nguyên không tái sinh, sẽ bị cạn kiệt khi con người khai thác.


Câu 734:

Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

Xem đáp án

Hệ sinh thái có 3 nhóm sinh vật là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Trong đó sinh vật sản xuất có vai trò truyền năng lượng từ xuất có vai trò môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật. Vì sinh vật sản xuất có khả năng quang hợp nên chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng có trong chất hữu cơ cung cấp cho cả hệ sinh thái. → Đáp án D.


Câu 735:

Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:

     Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal

     Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal

     Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal

     Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal

     Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa dinh dưỡng cấp 4 với bật dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là :

Xem đáp án

     - Sinh vật tiêu thụ bậc n là bậc dinh dưỡng cấp n+ 1.

     - Do đó: Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 là Hg= (180 000/1 500 000).100 = 12%. căn cứ đáp án không nhất thiết cần phải tính Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 ta có thể suy ra được đáp án B.


Bắt đầu thi ngay