Chuyên đề Sinh 12 Chủ đề 2: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học có đáp án
Chuyên đề Sinh 12 Chủ đề 2: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học có đáp án
-
657 lượt thi
-
21 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Trong những biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp cần thực hiện để bảo vệ vốn gen của loài người?
(1) Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến.
(2) Khi bị mắc bệnh di truyền bắt buộc không được kết hôn.
(3) Sàng lọc xét nghiệm trước sinh với những người có nguy cơ sinh con bị khuyết tật di truyền.
(4) Sử dụng liệu pháp gen – kĩ thuật tương lai.
Đáp án: B
Biện pháp đúng là: (1), (3), (4)
Câu 3:
Khi nói về nhiệm vụ của Di truyền y học tư vấn, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án: A
Câu 5:
Bệnh pheniketo niệu và bệnh bạch tạng ở người do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng có kiểu gen dị hợp về cả 2 cặp gen này dự định sinh con. Xác suất họ sinh 2 đứa con trong đó có 1 đứa mắc 1 trong 2 bệnh này, còn 1 đứa bị cả 2 bệnh là bao nhiêu?
Đáp án: C
Giải thích:
Quy ước: A : bình thường, a : mắc bệnh pheninketo niệu; B : da bình thường, b : da bạch tạng → P: AaBb x AaBb
→Xác suất sinh con bị 1 trong 2 bệnh trên = (A-bb + aaB-) = 3/16 + 3/16 = 6/16
Xác suất sinh con bị 2 bệnh trên = aabb = 1/16
→ Xác suất họ sinh 2 đứa con trong đó có 1 đứa bị 1 trong 2 bệnh này, còn 1 đứa con bị cả 2 bệnh này = C21 x 1/16 x 6/16 = 3/64.
Câu 6:
Người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh pheninketo niệu ở người?
Chọn D
Câu 7:
Ở người, xét các bệnh và hội chứng sau đây:
(1) Bệnh ung thư máu (2) Bệnh máu khó đông
(3) Hội chứng Đao (4) Hội chứng Claiphento
(5) Bệnh bạch tạng (6) Bệnh mù màu
Có bao nhiêu trường hợp bệnh xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới?
Đáp án: C
Trường hợp đúng là: (2), (4)
Câu 9:
Các thông tin sau:
(1) Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến là 1 phương pháp bảo vệ vốn gen của loài người.
(2) Hai kĩ thuật phổ biến trong sang lọc trước sinh là sinh thiết tua nhau thai và chọc dò dịch ối nhằm chữa bệnh di truyền ở người.
(3) Để tiến hành tư vẫn di truyền có kết quả chính xác, cần xây dựng được phả hệ của gia đình người bệnh và chẩn đoán đúng bệnh.
(4) Liệu pháp gen nhằm phục hồi chức năng của tế bào, khắc phục sai hỏng nhưng không thể thêm chức năng mới cho tế bào.
(5) Bệnh AIDS được gây nên bởi vi khuẩn HIV.
Có bao nhiêu thông tin đúng?
Đáp án: A
Thông tin đúng là: (1), (2), (3), (4)
Câu 10:
Ở người, xét 1 bệnh do alen trội nằm trên NST giới tính X quy định. Trong các đặc điểm di truyền sau đây, có bao nhiêu đặc điểm di truyền của bệnh này?
(1) Bố và mẹ đều bị bệnh, sinh con có đứa bị bệnh có đứa không bị bệnh.
(2) Bố và mẹ đều khôngbị bệnh, sinh con có đứa bị bệnh có đứa không bị bệnh.
(3) Bố bị bệnh, mẹ không bị bệnh thì con trai không bị bệnh, con gái bị bệnh.
(4) Bố không bị bệnh, mẹ bị bệnh thì con gái không bị bệnh, con trai có đứa bị bệnh, có đứa không bị bệnh.
Đáp án: A
Phát biểu đúng: (1), (3)
Câu 11:
Ở người, hình dạng tóc do 1 cặp gen có 2 alen quy định. Một cặp vợ chồng đều tóc quăn sinh ra 1 đứa con đầu lòng có tóc quăn (1), biết rằng em gái của người chồng và em vợ đều có tóc thẳng, những người khác trong 2 gia đình đều có tóc quăn. Kết luận nào sau đây đúng?
Đáp án: A
Câu 12:
Trong các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng? Trong chuẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm
(1). Khảo sát tính chất của nước ối
(2). Khảo sát tế bào tử cung của người mẹ
(3). Khảo sát tế bào thai bong ra trong nước ối
(4). Chuẩn đoán sớm được bệnh di truyền
Đáp án: A
(1). Đúng. Vì dựa vào tính chất của nước ối ta có thể biết được thai nhi có khỏe mạnh hay không và người mẹ có khỏe mạnh hay không, thừa chất hay thiếu chất gì
(2). Sai. Do kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra thai nhi có khỏe mạnh hay không
(3). Đúng. Lấy dịch ối có tế bào thai nhi có thể kiểm tra con có bị bệnh hay không
(4). Đúng
Câu 13:
Hình bên dưới mô tả về các biện pháp sàng lọc trước sinh ở người. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng.
I. Đây là hai hình thức xét nghiệm trước sinh phổ biến: chọc dò dịch ối - hình (a) và sinh thiết tua nhau thai - hình (b).
II. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích kiểm tra sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh.
III. Bệnh Đao có thể phát hiện bằng hình thức phân tích hoá sinh tế bào của hai loại xét nghiệm này.
IV. Cả hai hình thức xét nghiệm trước sinh này không thể phát hiện được bệnh pheninketo niệu vì bệnh này do đột biến gen.
V. Chẩn đoán trước sinh nếu phát hiện thai nhi bị đột biến có thể ngưng thai kì vào lúc thích hợp giúp giảm thiểu sinh ra nhũng đứa trẻ tật nguyền.
Đáp án: B
I đúng
II sai,đây là kiểm tra sức khỏe, dị tật của thai nhi
III sai, Đao được phát hiện bằng việc quan sát số lượng NST
IV đúng, phenil keto niệu là bệnh rối loạn chuyển hóa Phe thành tyr nhưng trong thai kỳ người mẹ cung cấp đủ các axit amin nên thai nhi sẽ không phải chuyển Phe thành tyr nên không phát hiện được
V đúng
Câu 14:
Hội chứng Đao ở người do đột biến số lượng NST gây ra, khi nói về hội chứng này, cho các phát biểu dưới đây:
(1). Có các tế bào chứa 21 NST số 3 tạo thành thể lệch bội.
(2). Có sự không phân ly NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở 1 trong 2 bên hoặc bố hoặc mẹ.
(3). Có thể phát hiện ra hội chứng Đao ở trẻ ngay từ giai đoạn thai nhi bằng các kỹ thuật tế bào học.
(4). Những người mắc hội chứng đao thường chậm phát triển trí tuệ.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án: B
(1). Có các tế bào chứa 21 NST số 3 tạo thành thể lệch bội. → sai, các tế bào chứa 3 NST số 21.
(2). Có sự không phân ly NST trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở 1 trong 2 bên hoặc bố hoặc mẹ. → đúng
(3). Có thể phát hiện ra hội chứng Đao ở trẻ ngay từ giai đoạn thai nhi bằng các kỹ thuật tế bào học. → đúng, vì nó là đột biến NST.
(4). Những người mắc hội chứng đao thường chậm phát triển trí tuệ. → đúng.
Câu 15:
Khi nghiên cứu một số cơ chế di truyền ở người, người ta đưa ra các nhận xét:
(1). Nam giới chỉ nhận NST Y từ bố mà không nhận NST giới tính nào từ mẹ.
(2). Nữ giới nhận cả hai NST giới tính từ mẹ mà không nhận NST giới tính từ bố.
(3). Con trai nhận 1 NST giới tính từ mẹ và 1 NST giới tính từ bố.
(4). Giới tính của thai nhi phụ thuộc vào loại tinh trùng thụ tinh với trứng.
Số nhận xét đúng là:
Đáp án: A
(1). Nam giới chỉ nhận NST Y từ bố mà không nhận NST giới tính nào từ mẹ. → sai, nam nhận NST giới tính X từ mẹ.
(2). Nữ giới nhận cả hai NST giới tính từ mẹ mà không nhận NST giới tính từ bố. → sai, nữ nhận 1 NST X từ mẹ và 1 NST X từ bố.
(3). Con trai nhận 1 NST giới tính từ mẹ và 1 NST giới tính từ bố. → đúng
(4). Giới tính của thai nhi phụ thuộc vào loại tinh trùng thụ tinh với trứng. → đúng
Câu 16:
Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là:
Đáp án: C
A. → sai. Sản phẩm dịch mã được tổng hợp thường xuyên, không thể loại bỏ được hoàn toàn.
B → sai. Không thể gây đột biến trên cơ thể người được, mà nếu gây đột biến trên người được thì lại ảnh hưởng đến các gen khác
C. → đúng.
D. → sai. Kỹ thuật này rất phức tạp khó thực hiện được. Liệu prôtêin ức chế chỉ ức chế chỉ gen đó hay không?
Câu 17:
Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?
(1) Hội chứng Etuôt.
(5) Bệnh máu khó đông.
(2) Hội chứng Patau.
(6) Bệnh ung thư máu.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
(7) Bệnh tâm thần phân liệt.
Phương án đúng là:
Đáp án: B
Bệnh và hội chứng mà có thể sử dụng phương pháp tế bào học là những bệnh và hội chứng do đột biến NST
(1) Hội chứng Etuôt. → 3 NST số18 (2n +1)
(2) Hội chứng Patau. → 3 NST số 13 (2n +1)
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) → virut gây nên không thể quan sát tế bào được.
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm → đột biến gen gây nên ⇒ không thể sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào.
(5) Bệnh máu khó đông → đột biến gen gây nên ⇒ không thể sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào.
(6) Bệnh ung thư máu → đột biến cấu trúc NST → sử dụng phương pháp tế bào được
(7) Bệnh tâm thần phân liệt → đột biến gen gây nên ⇒ không thể sử dụng phương pháp nghiên cứu tế bào.
Câu 18:
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Bố bình thường, mẹ bị bệnh máu khó đông, thì tất cả con trai bị bệnh.
(2) Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi là bình thường. Giới tính của người bệnh là trai.
(3) Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit trên ADN không chứa mã di truyền.
(4) Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu, bệnh máu khó đông, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm đo đột biến cấu trúc nhiễm sẳc thể.
(5) Phương pháp lai và gây đột biến không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền người.
Số phát biểu đúng:
Đáp án: B
(1) → đúng. Bố bình thường (XMY) x mẹ bị bệnh máu khó đông (XmXm)
→ con l/2XMXm: l/2XmY ⇔ tất cả con trai bệnh
(2) → sai. Một người mắc bệnh máu khó đông có một người em trai sinh đôi bình thường. Giới tính của người bệnh là trai (người đầu là bệnh, người em là bình thường → phải sinh đôi khác trứng. Mà sinh đôi khác trứng có thể cùng hoặc khác giới tính)
(3) → đúng.
(4) → sai. Bệnh ung thư máu ác tính, hội chứng tiếng mèo kêu, bệnh máu khó đông, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (đột biển cấu trúc NST là ung thư máu, hội chứng mèo kêu)
(5) → đúng, về mặt xã hội và đạo đức không được áp dụng phương pháp lai và gây đột biến trên con người.
Câu 19:
Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát
Đáp án: C
Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch ối nhằm lấy tế bào thai bong ra trong dịch ối để kiểm tra ADN, NST có bị các đột biến hay không
Câu 20:
Liệu pháp gen là phương pháp
Đáp án: B
A. → sai. Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô, phục hồi sai hỏng di truyền
B. → đúng. Chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chắc năng của các gen bị đột biến
C. → sai. Nghiên cứu các giải pháp để sửa chữa hoặc cắt bỏ các gen gây bệnh ở người
D. → sai. Chuyển gen mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo giống mới. ( Đây là công nghệ gen chứ không phải liệu pháp gen )
Câu 21:
Bệnh Phêninkêtô niệu có thể điều trị bằng phương pháp nào sau đây?
Đáp án: D
A → sai. Không thể tác động thay đổi kiểu hình được → Nếu được phát hiện từ đầu có thể ăn kiêng thì giảm khả năng gây độc của acid amin phêninalanin.
B. → sai. Thay đổi kiểu gen → không thể thay đổi kiểu gen của cơ thể.
C. → sai. Chiếu phóng xạ → không thể chiếu xạ để thay đổi kiểu gen của cơ thể.
D. → đúng. Tác động vào kiểu hình → Nếu được phát hiện từ đầu có thể ăn kiêng thì giảm khả năng gây độc của acid amin phêninaianin.