IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học CHUYÊN ĐỀ: XÁC ĐỊNH NHANH SỐ ĐỒNG PHÂN

CHUYÊN ĐỀ: XÁC ĐỊNH NHANH SỐ ĐỒNG PHÂN

Dạng 1 : Tính số đồng phân cấu tạo của hợp chất hữu cơ

  • 2293 lượt thi

  • 53 câu hỏi

  • 53 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

X là hiđrocacbon có công thức phân tửC3H6. Số công thức cấu tạo của X là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 Ứng với công thức phân tử C3H6 có 2 đồng phân cấu tạo là :


Câu 2:

Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Cách 1 : Viết đầy đủ số đồng phân của các chất, từ đó rút ra kết luận

Suy ra : C3H8 có một đồng phân; C3H7Cl có hai đồng phân; C3H8O có 3 đồng phân; C3H9N có 4 đồng phân. Vậy chất có nhiều đồng phân nhất là C3H9N

Cách 2 : Phân tích, đánh giá tìm nhanh đáp án đúng

Các hợp chất hữu cơ đều có 3 nguyên tử C, nên sự chênh lệch về số đồng phân giữa chúng không phụ thuộc vào số nguyên tử C và tất nhiên cũng không phụ thuộc vào số nguyên tử H. Số lượng đồng phân của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào số nguyên tử còn lại trong hợp chất. N có hóa trị 3, có nhiều kiểu liên kết với các nguyên tử C hơn so với O có hóa trị 2 và Cl có hóa trị 1. Vậy hợp chất C3H9N sẽ có nhiều đồng phân nhất.


Câu 3:

Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là :

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân

Cách viết này mất nhiều thời gian hơn so với cách viết sau đây :

Cách 2 : Vẽ định hướng nhanh số đồng phân


Câu 4:

Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 Iso – pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì số sản phẩm monoclo tối đa thu được là 4:


Câu 5:

Cho C7H16 tác dụng với clo có chiếu sáng theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được hỗn hợp gồm 3 dẫn xuất monoclo. Số công thức cấu tạo của C7H16 có thể có là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

C7H16 có 9 đồng phân:

Trong đó có 4 đồng phân thỏa mãn điều kiện đề bài là : Đồng phân (5), (7), (8), (9).


Câu 6:

Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon X mạch hở, thu được isopentan, chứng tỏ X có 5 nguyên tử C, mạch cacbon có 1 nhánh và phân tử phải chứa liên kết π. Với đặc điểm cấu tạo như vậy, X sẽ có 7 đồng phân:


Câu 8:

Số đồng phân cấu tạo của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Theo giả thiết, C5H10 phản ứng được với dung dịch brom. Mặt khác, độ bất bão hòa của nó bằng 1. Suy ra C5H10 có thể là anken hoặc xicloankan có vòng 3 cạnh. Có 8 đồng phân cấu tạo của C5H10 thỏa mãn điều kiện đề bài:


Câu 9:

Cho isopren tác dụng với HBr theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol thì tổng số đồng phân cấu tạo có thể thu được là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Cho isopren tác dụng với HBr theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol thì tổng số đồng phân cấu tạo có thể thu được là 6:


Câu 10:

Hiđrocacbon X có công thức phân tử C5H8. Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, sinh ra kết tủa màu vàng nhạt. Số công thức cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Để phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 thì C5H8 phải có liên kết ba ở đầu mạch. Có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn là:


Câu 11:

Số hiđrocacbon ở thể khí (đktc) tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Các hiđrocacbon ở thể khí, phản ứng được với dung dịch AgNO3 là những hiđrocacbon có số nguyên tử C nhỏ hơn hoặc bằng 4 và có liên kết ba ở đầu mạch. Có 5 hiđrocacbon thỏa mãn điều kiện là:

CHCH, CHCCH3, CHCCH2CH3, CHCCH=CH2, CHCCCH


Câu 12:

Với công thức phân tử C3H6Cl2 thì có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, cho sản phẩm có phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thích hợp?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

C3H6Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, tạo ra sản phẩm phản ứng được với Cu(OH)2. Chứng tỏ sản phẩm tạo thành phải là anđehit hoặc ancol hai chức có hai nhóm –OH liền kề nhau. Suy ra C3H6Cl2 có 2 đồng phân thỏa mãn với tính chất: CH3CH2CHCl2, CH3CHClCH2Cl

Sơ đồ phản ứng:

CH3CH2CHCl2  NaOH,  to  CH3CH2CH(OH)2H2O    CH3CH2CHOCH3CHClCH2Cl  NaOH,  to  CH3CHOHCH2OH


Câu 13:

Chất X có công thức phân tử C3H5Br3, đun X với dung dịch NaOH dư, thu được chất hữu cơ Y có khả năng tác dụng với Cu(OH)2. Số cấu tạo X thỏa mãn là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Phân tử C3H5Br3 có 5 đồng phân:

Chất Y sinh ra từ phản ứng của X với NaOH, có khả năng phản ứng với Cu(OH)2, suy ra Y là ancol đa chức, có ít nhất hai nhóm –OH liền kề nhau hoặc Y là anđehit. Vậy X có 3 đồng phân thỏa mãn tính chất là (2), (3), (5).

Sơ đồ phản ứng:

CHBr2CH2CH2Br(2)  NaOH,  toCH(OH)2H2OCH2CH2OH    OHCCH2CH2OHCHBr2CHBrCH3(3)  NaOH,  to  CH(OH)2H2OCHOHCH3    OHCCHOHCH3CH2BrCHBrCH2Br(5)    NaOH,  to  CH2OHCHOHCH2OH  


Câu 14:

Số đồng phân có vòng benzen, có công thức phân tử C7H6Cl2 là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Hợp chất thơm C7H6Cl2 có 10 đồng phân:


Câu 15:

Khi phân tích thành phần một ancol đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân ancol ứng với công thức phân tử của X là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

Đặt công thức của X là CxHyO. Theo giả thiết, ta có:

12x+y=3,625.16=58x=4y=10X  là   C4H10O.

Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân

Cách 2 : Vẽ định hướng nhanh số đồng phân


Câu 16:

Số ancol bậc I là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O là

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân

Cách 2 : Vẽ định hướng nhanh số đồng phân


Câu 17:

Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xeton là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 Ancol bị oxi hóa không hoàn toàn bởi CuO sinh ra xeton, suy ra đó là các ancol bậc 2.

Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân

Cách 2 : Vẽ định hướng nhanh số đồng phân


Câu 18:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol no X thu được m gam H2O. Biết khối lượng phân tử của X nhỏ hơn 100 (đvC). Số đồng phân cấu tạo của ancol X là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 Đặt công thức của ancol no X là CnH2n+2-b(OH)b.

Chn  m=18nH2O=1nCnH2n+2b(OH)b=1814n+2+16b

Theo giả thiết và bảo toàn nguyên tố H, ta có:

(2n+2)nCnH2n+2b(OH)b=2nH2O(2n+2)1814n+2+16b=24bn=4n=4b=2X  là  C4H8(OH)2.

X có 6 đồng phân là:


Câu 19:

X là một ancol có công thức phân tử C3H8On, X có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Số đồng phân của X là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 Theo giả thiết : X có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, chứng tỏ X là ancol đa chức, có 2 nhóm –OH liền kề nhau trở lên. Vậy số đồng phân của X là:


Câu 20:

Ứng với công thức C4H10O3 có bao nhiêu đồng phân bền chỉ chứa nhóm chức –OH trong phân tử có thể hoà tan được Cu(OH)2 

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 Để hòa tan được Cu(OH)2 thì C4H10O3 phải có ít nhất 2 nhóm –OH liền kề nhau. Suy ra C4H10O33 đồng phân


Câu 21:

Số hợp chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C8H10O, trong phân tử có vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 Theo giả thiết : C8H10O có vòng benzen; tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH. Chứng tỏ chúng là các ancol thơm. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất là 5:


Câu 22:

Chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử là CxHyO. Biết %O = 14,81% (theo khối lượng). Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 %O=MOMX.100%MX=MO%O=1614,81%=108X  là  C7H8O.

X có 5 đồng phân:

Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân

Cách 2 : Viết định hướng nhanh số đồng phân


Câu 23:

Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 Theo giả thiết, C7H8O có vòng benzen và đều tác dụng được với NaOH nên chúng là các phenol. Số đồng phân thỏa mãn là 3:


Câu 24:

Ứng với công thức phân tử C7H8O có bao nhiêu đồng phân là dẫn xuất của benzen và số đồng phân đều tác dụng được với các chất: K, KOH, (CH3CO)2O:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 Ứng với công thức C7H8O có 5 đồng phân là dẫn xuất của benzen trong đó có 3 đồng phân phenol đều phản ứng được với các chất K, KOH và (CH3CO)2O.


Câu 25:

X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2 tác dụng với dung dịch Br2 tạo ra được dẫn xuất tribrom. X tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số đồng phân của X là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 Theo giả thiết : X phản ứng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1, chứng tỏ X có 1 nhóm –OH phenol (nhóm –OH gắn vào vòng benzen); X phản ứng với dung dịch Br2 tạo ra dẫn xuất tribrom, chứng tỏ các vị trí 2, 4, 6 trên vòng benzen (so với vị trí số 1 có nhóm –OH) phải còn nguyên tử H. Vậy X có 2 đồng phân là:


Câu 26:

X có công thức phân tử là C8H10O. X tác dụng được với NaOH. X tác dụng với dung dịch brom cho Y có công thức phân tử là C8H8OBr2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 X có công thức là C8H10O, tác dụng được với NaOH, chứng tỏ X là phenol. X tác dụng được với dung dịch Br2 cho Y có công thức phân tử là C8H8OBr2, chứng tỏ có hai nguyên tử H trên vòng benzen bị thay thế bởi 2 nguyên tử Br. Suy ra đã có một vị trí chẵn trên vòng benzen (so với nhóm –OH ở vị trí số 1) liên kết với gốc ankyl. Vậy X có 5 công thức cấu tạo thỏa mãn:


Câu 27:

Cho công thức phân tử của hợp chất thơm X là C7H8O2. X tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số chất X thỏa mãn là

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 Hợp chất thơm C7H8O2 phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Suy ra X chứa một nhóm –OH phenol (gắn trực tiếp vào vòng benzen). Nguyên tử O còn lại nằm trong chức –OH ancol hoặc chức ete. Vậy X có 6 đồng phân:


Câu 28:

Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđro bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 Theo giả thiết, suy ra:

nC:nH:nO=2112:2:816=1,75:2:0,5=7:8:2Xcó CTPTlà  C7H8O2.

Phản ứng của X với Na, thu được nH2=nXchứng tỏ trong X có hai nguyên tử H linh động. Vậy X có 2 nhóm –OH.

X có 9 đồng phân cấu tạo thỏa mãn là:


Câu 29:

X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O khi cho X tác dụng với nước Br2 tạo ra sản phẩm Y có chứa 69,565% Br về khối lượng. X là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 X là hợp chất thơm, X tác dụng với dung dịch Br2, chứng tỏ X là phenol. Theo giả thiết, ta có:

C7H8OX   Br2   C7H8xBrxOY%mBr/Y=80x108+79x=69,565%x=3Y:C7H5Br3O

Suy ra các vị trí chẵn trên vòng benzen của X không có nhóm thế. Vậy Z là m – crerol.

Thật ra bài này có thể tư duy nhanh như sau : X là hợp chất thơm, X tác dụng với dung dịch Br2, chứng tỏ X là phenol. Vậy loại ngay phương án C. Ở phương án A hoặc D, một vị trí chẵn 2 hoặc 4 trên vòng benzen có nhóm CH3- nên khi phản ứng với Br2 sẽ cho sản phẩm có phần trăm khối lượng của Br như nhau. Vậy loại A và D (vì chỉ có một phương án đúng). Suy ra đáp án là B.


Câu 30:

Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C5H10O là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân

Cách 2 : Vẽ định hướng nhanh số đồng phân


Câu 31:

Ứng với công thức phân tử C3H6O có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền khi tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, to) sinh ra ancol?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 Độ bất bão hòa của C3H6O mạch hở bằng 1, chứng tỏ trong phân tử của nó phải có 1 liên kết π. Mặt khác, C3H6O phản ứng với H2 (Ni, to) sinh ra ancol nên suy ra : C3H6O là ancol không no, đơn chức; anđehit hoặc xeton no, đơn chức. Có 3 hợp chất thỏa mãn điều kiện là:


Câu 32:

Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to)?

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 Theo giả thiết:

Hp cht hu cơ + H2 Ni,to 

Suy ra : Hợp chất hữu cơ là ancol không no, bậc 2; xeton không no hoặc xeton no. Có 5 hợp chất thỏa mãn là :


Câu 33:

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là 4:


Câu 35:

Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOHC15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân

Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là 6:

Cách 2 : Tính nhanh số đồng phân bằng công thức

Có n axit béo khác nhau thì có thể tạo thành n2(n+1)2 chất béo khác nhau. Suy ra số loại chất béo khác nhau được tạo thành từ glixerol và hai loại axit béo khác nhau là: 22(2+1)2=6


Câu 36:

Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là 4:


Câu 37:

Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 Các hợp chất no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C5H10O2 là các axit cacboxylic và este no, đơn chức, mạch hở. Vì không có phản ứng tráng gương nên este không chứa gốc axit HCOO–. Vậy có 9 hợp chất thỏa mãn tính chất là:


Câu 38:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H10O2, cho 9,12 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y, cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được 34,56 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 Ta có:ncht hu cơ trong Y=2nC6H10O2=0,16nAgncht hu cơ trong Y=0,320,16=2 Cả hai sản phẩm trong Y đều tham gia phản ứng tráng gương.

Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là:


Câu 39:

Số đồng phân axit và este có công thức phân tử C4H8O2 là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 Tổng số đồng phân axit và este có công thức C4H8O2 là 6:


Câu 40:

Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 C2H4O2 có 3 hợp chất hữu cơ mạch hở là: CH3COOH, HCOOCH3, HOCH2CHO


Câu 41:

Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân

Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là

Cách viết này mất nhiều thời gian hơn so với cách viết sau đây.

Cách 2 : Vẽ định hướng nhanh số đồng phân


Câu 42:

Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 Theo giả thiết, ta có :

%N=1412x+y+14=23,73%12x+y=45x=3y=9CxHyN  là  C3H9N.

Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân

C3H9N 2 đồng phân amin bậc 1:

Cách 2 : Viết định hướng nhanh tổng số đồng phân


Câu 44:

Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 Cách 1 : Viết cụ thể từng đồng phân

Cách 2 : Vẽ định hướng nhanh số các đồng phân


Câu 45:

Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 Có hai đồng phân thỏa mãn tính chất là :

Đồng phân

HCOOH3NCH3  (metylamoni  fomat)

Phản ứng

HCOOH3NCH3  +  NaOHHCOONa  +  CH3NH2  +  H2OHCOOH3NCH3  +  HCl   HCOOH  +  CH3NH3Cl

Đồng phân

CH3COONH4  (amoni  axetat)

Phản ứng

CH3COONH4  +  NaOHCH3COONa  +  NH3  +  H2OCH3COONH4  +  HCl   CH3COOH  +  NH4Cl


Câu 46:

Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được một muối có công thức phân tử C3H9O2N (sản phẩm duy nhất). Số cặp chất X và Y thỏa mãn điều kiện trên là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 Axit cacboxylic X phản ứng với chất Y tạo ra muối có công thức là C3H9O2N, chứng tỏ Y là amin hoặc NH3. Có 4 muối ứng với công thức C3H9O2N là:

Suy ra có 4 cặp chất X, Y thỏa mãn điều kiện trên là:

HCOOH và C2H5NH2

HCOOH và (CH3) 2NH

CH3COOH và CH3NH2

C2H5COOH và NH3


Câu 47:

X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B.

 X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp khí đều có khả năng là xanh giấy quỳ tím ẩm. Chứng tỏ : X là muối amoni; hai khí là NH3 và amin hoặc là 2 amin. Amin ở thể khí nên số nguyên tử C trong phân tử bằng 1 hoặc 2, nếu có 3 nguyên tử C thì phải là amin bậc 3.

Vì hai nguyên tử N đã nằm trong hai khí nên gốc axit trong X không thể chứa N. Mặt khác, gốc axit có 3 nguyên tử O, suy ra X là muối amoni của axit cacbonic, chứa gốc CO32 để liên kết với hai gốc amoni.

Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là 3:

PS : Đối với câu hỏi này, học sinh trung bình và khá sẽ cảm thấy khó, còn học sinh giỏi thì lại làm ra đáp án là 5 vì cho rằng amin có 3 nguyên tử C có 3 đồng phân. Tuy nhiên, amin có 3 nguyên tử C thì chỉ có amin bậc 3 là ở thể khí ở điều kiện thường, các amin khác ở thể lỏng.


Câu 48:

Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

 Cách 1 : Viết cụ thể các đồng phân

C3H7O2N có 2 đồng phân amino axit:

Cách 2 : Viết định hướng nhanh số đồng phân


Câu 49:

Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là 4:


Câu 50:

Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin?

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 Cách 1 : Viết đầy đủ các đồng phân

6 tripeptit khác nhau khi thủy phân đều thu được glyxin, alanin và phenylalanin :

Gly – Ala – Phe

Gly – Phe – Al

Ala – Phe – Gly

Ala – Gly – Phe

Phe – Ala – Gly

Phe – Gly – Ala

● Cách 2 : Dùng công thức tính nhanh

Với n amino axit khác nhau sẽ tạo ra được n! n-peptit chứa đồng thời n gốc amino axit khác nhau. Suy ra : số tripeptit thủy phân đều thu được glyxin, alanin và phenylalanin là 3! = 3.2.1 =6


Câu 52:

Hợp chất hữu cơ X mạch hở có khối lượng mol là 56 đvC. Khi đốt cháy X bằng oxi thu được sản phẩm chỉ gồm CO2H2O. X làm mất màu dung dịch brom. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C.

 Nếu X không chứa O thì công thức phân tử của X là C4H8 (M = 56). Nếu X có O thì công thức phân tử của X là C3H4O. X có cấu tạo mạch hở và làm mất màu nước brom nên X có 6 công thức cấu tạo thỏa mãn:

CH3CH2CH=CH2

CH3CH=CHCH3

CH2=C(CH3)CH3

CH2=CHCHO

CHCCH2OH

CHCOCH3

 


Câu 53:

Một este E mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Đun nóng E với dung dịch NaOH thu được hai sản phẩm hữu cơ X, Y, biết rằng Y làm mất màu dung dịch nước Br2. Có các trường hợp sau về X, Y:

1. X là muối, Y là anđehit.
2. X là muối, Y là ancol không no.
3. X là muối, Y là xeton.
4. X là ancol, Y là muối của axit không no.

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

 Cả 4 trường hợp đều thỏa mãn, ví dụ:

1.  X  là  CH3CH2COONa,  Y  là  CH3CHO,  E  là  CH3CH2COOCH=CH2.2.  X    CH3COONa,  Y  CH2=CHCH2OH,  E  CH3COOCH2CH=CH2.3.  X    HCOONa,  Y    CH3COCH2CH3,  E    HCOOC(C2H5)=CH2.4.  X    CH2=CHCOONa,  Y    C2H5OH,  E    CH2=CHCOOCH2CH3.


Bắt đầu thi ngay