Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài (Có đáp án)

Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài (Có đáp án)

Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài (Có đáp án)

  • 899 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 14 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cuộc chiến đấu nào của quân nhân Việt Nam đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài?

Xem đáp án

Đáp án A
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài, bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp


Câu 2:

Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ngày 19-12-1946 là

Xem đáp án

Đáp án A
Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công


Câu 3:

Đâu không phải là nhiệm vụ của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

Xem đáp án

Đáp án D
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra nhằm giam chân địch trong thành phố một thời gian dài để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng và Chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến


Câu 4:

Căn cứ địa chính của Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là

Xem đáp án

Đáp án B

Sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, Hà Nội bị chiếm đóng, căn cứ địa kháng chiến chính của Việt Nam đã được di chuyển lên Việt Bắc


Câu 5:

Lực lượng vũ trang nào giữ vai trò chủ yếu trong cuộc chiến đấu ở Hà Nội cuối năm 1946- đầu năm 1947?

Xem đáp án

Đáp án C

Lực lượng vũ trang giữ vai trò chủ yếu trong cuộc chiến đấu ở Hà Nội cuối năm 1946 - đầu năm 1947 là Trung đoàn thủ đô


Câu 6:

Sự kiện nào đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến đấu ở Hà Nội vào năm 1947?

Xem đáp án

Đáp án B

Ngày 17-2-1947, Trung đoàn Thủ đô đã thực hiện cuộc rút quân vượt khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ hậu phương an toàn, đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến đấu ở Hà Nội cuối năm 1946- đầu năm 1947


Câu 7:

Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

Xem đáp án

Đáp án D

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 không làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”, mà chỉ bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”


Câu 8:

Tại sao Pháp lại chọn đô thị làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946?

Xem đáp án

Đáp án C

Đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam. Do đó tấn công vào các đô thị có thể thực hiện được âm mưu đánh úp cơ quan đầu não của đối phương, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Đây là lí do Pháp chọn đô thị làm điểm mở đầu cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946


Câu 9:

Nguyên nhân chủ yếu để Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương thực hiện đường lối đánh lâu dài trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là

Xem đáp án

Đáp án A
Trong buổi đầu cuộc chiến tranh, so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch lớn, không có lợi cho phía Việt Nam. Do đó Việt Nam không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà phải “đánh lâu dài” để vừa đánh vừa củng cố, phát triển lực lượng; đồng thời khoét sâu những mâu thuẫn của Pháp trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”


Câu 10:

Loại vũ khí nào là biểu tượng cho tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của quân dân Hà Nội trong cuộc chiến đấu cuối năm 1946 - đầu năm 1947?

Xem đáp án

Đáp án C

Loại vũ khí là biểu tượng cho tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của quân dân Hà Nội trong cuộc chiến đấu cuối năm 1946- đầu năm 1947 là bom ba càng. Bom ba càng) có dạng hình phễu, miệng phễu đường kính 22 cm, có vành gang gắn ba càng sắt, mỗi càng dài 12 cm; đáy phễu là bộ phận gây nổ, gồm hạt nổ, kim hỏa và chốt hãm an toàn; bom được lắp vào một cây gậy gỗ dài 1,2 m. Điểm khác biệt của bom ba càng với các loại vũ khí khác là phải dùng sức người tạo thành lực nổ để tiêu diệt mục tiêu. Do sức công phá lớn của bom nên các chiến sĩ nhận nhiệm vụ đánh đều hi sinh


Câu 11:

Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho

Xem đáp án

Đáp án C

Ngày 27 - 1 – 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô (Trung đoàn thủ đô), thăm hỏi tình hình ăn Tết, khen ngợi tinh thần gan dạ chiến đấu của các chiến sĩ và dặn dò những điều cần thiết.

Bức thư có đoạn:

"Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau".


Câu 12:

Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự trong cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong cuộc chiến đấu của nhân dân ra ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ta đã sử dụng nghệ thuật quân sự:

- Chủ động tấn công: chủ động chặn giặc, tấn công địch những trận quyết liệt ở Bắc Bộ Phủ, Chợ Đồng Xuân, …để giam châm địch trong thành phố.

- Chủ động rút lui: ta chủ động rút lui lực lượng kháng chiến, kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ Trung ương Đảng, chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến


Câu 13:

Tác dụng lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 2 năm 1947 là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Trước những hành động của Pháp từ tháng 12-1946, nhiệm vụ của nhân dân các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là giam chặt địch trong thành phố, đảm bảo chính phủ rút về chiến khu an toàn, cơ bản đầu não được bảo toàn. Nhân dân ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã chiến đấu anh dũng từ tháng 12-1946 đến tháng 2-1947, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giam chân địch trong thành phố, bước đầu đánh bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

=> Tác dụng lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 là bảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng và chính phủ rút về chiến khu an toàn


Câu 14:

Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) đã

Xem đáp án

Đáp án B

Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) đã tiêu diệt được một bộ phận sinh lực của quân Pháp


Bắt đầu thi ngay