Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (Có đáp án)
-
1021 lượt thi
-
54 câu hỏi
-
54 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tháng 3-1929, tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Đáp án A
Cuối tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam
Câu 2:
Tháng 3 - 1929, tổ chức nào được thành lập tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội?
Đáp án B
Tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội đã lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên với 7 thành viên.
Câu 3:
Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?
Đáp án B
Sau Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5-1929), trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng (6-1929), An Nam Cộng sản đảng (8-1929).
Câu 4:
Đâu là cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng?
Đáp án C
Ngày 17 – 6 - 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kỳ họp Đại hội tại nhà số 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
Câu 5:
Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng nào?
Đáp án B
Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của An Nam Cộng sản đảng, thành lập vào tháng 8-1929
Câu 6:
Tổ chức tiền thân của Đông Dương cộng sản liên đoàn là tổ chức nào?
Đáp án A
Do chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, xu hướng cách mạng trong nội bộ Tân Việt cách mạng đảng đã thắng thế. Sau đó, một bộ phận đảng viên đã chuyển sang hoạt động cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Bộ phận còn lại tích cực vận động thành lập một Đảng Cộng sản. Đến tháng 9-1929, Đông Dương cộng sản liên đoàn được được thành lập.
=> Tiền thân của Đông Dương cộng sản liên đoàn là Tân Việt cách mạng đảng
Câu 7:
Đông Dương cộng sản Đảng liên đoàn được thành lập từ
Đáp án C
Tháng 9 – 1929, những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt tuyên bố Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức được thành lập
Câu 8:
Tổ chức cộng sản nào không tham dự hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long (Trung Quốc) đầu năm 1930?
Đáp án C
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, với sự tham dự của đại biểu Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng. Đông Dương Cộng sản liên đoàn sau đó mới xin gia nhập
Câu 9:
Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
Đáp án A
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng
Câu 10:
Một trong những nội dung của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là
Đáp án C
Một trong những nội dung của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 là: Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình của Hội nghị
Câu 11:
Văn kiện nào sau đây được Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 thông qua?
Đáp án D
Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, … của đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đây chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Câu 12:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là
Đáp án A
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
Câu 13:
Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu?
Đáp án A
Hội nghị thành lập đảng đầu năm 1930 đã thông qua chính cương văn tắt, sách lược văn tắt, … (Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng). Trong Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc và phong kiến. Trong đó, nhiệm vụ chống đế quốc vẫn là hàng đầu, nếu có điều kiện thuận lợi thì trong chừng mực nhất định sẽ giải quyết luôn nhiệm vụ chống phong kiến
Câu 14:
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam (1930) đề ra nhiệm vụ thành lập chính phủ
Đáp án C
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã nhấn mạnh: Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công- nông- binh…
Câu 15:
Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là
Đáp án C
Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản (công nhân)– sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
Câu 16:
Tư tưởng cốt lõi thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) là
Đáp án B
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.
Câu 17:
Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là
Đáp án A
Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
Câu 18:
Hạn chế lớn nhất của các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 là
Đáp án B
Sau khi ra đời, các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng phát triển cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuy nhiên, các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Đây là hạn chế lớn nhất trong hoạt động của các tổ chức cộng sản năm 1929
Câu 19:
Đến tháng 9-1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?
Đáp án A
Tháng 6-1929, đại biểu tổ chức cơ sở Bắc Kì quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.
Tháng 8-1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến của Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng.
=> Cho đến tháng 9-1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân liệt thành hai nhóm để thành lập các tổ chức cộng sản.
Câu 20:
Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc?
Đáp án B
Cuối những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc, dân chủ ngày càng lan rộng. Sự phát triển đó đặt ra yêu cầu phải có một tổ chức mới thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh => Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời vào năm 1929 để đáp ứng nhu cầu khách quan trên của cuộc vận động giải phóng dân tộc
Câu 21:
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt
Đáp án B
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chứng tỏ trong cuộc đấu tranh với khuynh hướng dân chủ tư sản, khuynh hướng vô sản đã thắng thế.
=> Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
=> Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam
Câu 22:
Tác phẩm lý luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là
Đáp án B
Tác phẩm lý luận đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là Đường Kách mệnh. Tác phẩm nêu lên 3 tư tưởng chính là:
- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
- Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin lãnh đạo
- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó, đoàn kết với cách mạng thế giới
Câu 23:
Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò như thế nào tại hội nghị thành lập Đảng (1-1930)?
Đáp án B
Trước tình trạng các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ và tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.
=> Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930 tại Cửu Long, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì
Câu 24:
Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?
Đáp án D
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác. Vì đã có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn, giai cấp công nhân đã giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình
Câu 25:
Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926 - 1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam?
Đáp án C
Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác đã kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng sâu rộng. Trong đó, phong trào công nhân là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ. Dẫn tới sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. => Ra đời các tổ chức cộng sản năm 1929
Câu 26:
Đâu không phải là luận điểm chứng minh việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử Việt Nam?
Đáp án D
Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử Việt Nam vì nó đã:
- Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng trong 30 năm đầu thế kỉ XX;
- Đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác;
- Làm cho cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới;
- Đây là sư chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Câu 27:
Sự kiện quan trọng mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng Đông Dương đầu thế kỉ XX là
Đáp án C
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về Đường lối và giai cấp lãnh đạo, mở ra thời kì với trong phong trào cách mạng Đông Dương đầu thế kỉ XX. Kể từ đây, cách mạng đã được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ.
Câu 28:
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam?
Đáp án C
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thành công của Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam là do đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam và sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc.
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam: phong trào công nhân và phong trào yêu nước đang phát triển mạnh mẽ yêu cầu cần thành lập một chính đảng thống nhất để lãnh đạo, nhất là trong tình hình các tổ chức cộng sản đang hoạt động riêng rẽ và tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.
- Nguyễn Ái Quốc với cương vị là phái viên Quốc tế cộng sản đã liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.
Câu 29:
Ý nào phản ánh không đúng về đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu 1930?
Đáp án B
- Các đáp án: A, C, D đều là công lao của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam đầu năm 1930.
- Đáp án B: thời kì trước khi đảng ra đời chưa có những người cộng sản và quá trình truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào các tầng lớp nhân dân đã diễn ra sôi nổi trước đó.
Câu 30:
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thể hiện qua việc
Đáp án B
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929 là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mang vô sản. Tuy nhiên, các tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn.
=> Nguyễn Ái Quốc đã rời khỏi Xiêm sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản. Trong hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6-1-1930, hội nghị đã thảo luận và đưa đến thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam,… Đây là mục tiêu chính nhất của hội nghị
Câu 31:
Nguyên nhân chủ yếu khiến yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên và ngày càng cấp thiết ở Bắc Kỳ?
Đáp án A
Do Bắc Kỳ là trung tâm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp nên tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,…Số lượng công nhân đông, cùng với việc chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh nhất trong cả nước. Do đó yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản sớm xuất hiện và đặt ra cấp thiết ở đây.
Câu 32:
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?
Đáp án B
Một chính đảng muốn thành lập cần hội tụ các nhân tố sau:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng.
+ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
- Tuy nhiên, đến thời điểm năm 1925, nhưng yếu tố trên vẫn chưa hội tụ đầy đủ.
+ Hạt giống của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa thực sự ăn sâu bám rễ vào mảnh đất cách mạng Việt Nam.
+ Phong trào công nhân đến năm 1925 tuy có bước phát triển song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của cuộc đấu tranh mang tính tư phát.
Xét thực tế cách mạng Việt Nam trong năm 1925, công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lê-nin chưa được truyền bá rộng rãi nên chưa thành lập được một chính đảng vô sản ở Việt Nam
Câu 33:
Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trên thế giới là
Đáp án A
Ở Việt Nam không chỉ có phong trào công nhân mà phong trào yêu nước cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự tham gia của các giai cấp tư sản (bộ phận tư sản dân tộc) và tiểu tư sản trí thức.
=> Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công nhân + phong trào yêu nước. Sự tham gia của phong trào yêu nước trong quá trình thành lập Đảng là sự khác biệt cơ bản trong sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam so với các đảng cộng sản khác trên thế giới. Một số Đảng Cộng sản khác trên thế giới ra đời chỉ dựa trên sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin + phong trào công nhân
Câu 34:
Vì sao có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo?
Đáp án D
- Tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 thể hiện ở sự phù hợp với thực tế, phản ánh đúng yêu cầu khách quan của lịch sử khi hoạch định cho Việt Nam con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong khi các con đường cứu nước khác đã thất bại và đề ra những biện pháp thích hợp để đi tới con đường đó.
- Tính sáng tạo trong Cương lĩnh thể hiện ở chỗ không giáo điều, dập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp như ở các nước phương Tây, mà có sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
=> Có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một bản cương lĩnh đúng đắn, sáng tạo vì: giải quyết đúng yêu cầu lịch sử và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin
Câu 35:
Một trong những điểm sáng tạo của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì?
Đáp án D
Về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh xác định, ngoài giai cấp công nhân, thì cách mạng “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức và trung nông… để kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho trung lập”. Như vậy, ngoài công nhân và nông dân là hai lực lượng chính của cách mạng, Cương lĩnh chủ trương phải tranh thủ các lực lượng khác: tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ các loại. Điều đó hoàn toàn phù hợp với thực tế của lịch sử Việt Nam. Vì các giai cấp khác ngoài công nhân và nông dân, có một số bộ phận khác cũng có tinh thần yêu nước, như: Tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ yêu nước…, vì thế, cần phải tranh thủ kéo họ về phe cách mạng. Đó cũng là vấn đề thể hiện sự ưu tiên hơn cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc của Cương lĩnh, điều hoàn toàn hợp lí và đúng đắn
Câu 36:
Tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở việc xác định
Đáp án C
Tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện ở việc kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp (Đường lối cách mạng Việt Nam):
- Cương lĩnh vạch rõ tính chất của cách mạng Việt Nam là phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền (về sau gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân) và cách mạng xã hội chủ nghĩa (“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”).
=> Như vậy, ngay từ đầu, Đảng ta đã thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – chủ trương này phù hợp với điều kiện lịch sử của một nước thuộc địa.
- Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta: đánh đổ đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản cách mạng
Câu 37:
Cơ sở nào để Nguyễn Ái Quốc xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới?
Đáp án D
Trong bối cảnh thời đại mới, chủ nghĩa đế quốc tồn tại dựa trên hai cơ sở, hai nguồn bóc lột là chính quốc và thuộc địa. Vì thế cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có liên hệ mật thiết với các mạng vô sản chính quốc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.
=> Nguyễn Ái Quốc đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
Câu 38:
Đâu là nguyên nhân khách quan dẫn tới việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin của phong trào yêu nước trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Đáp án B
Nguyên nhân khách quan dẫn tới việc trong quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam phong trào yêu nước cũng tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin có khả năng giải phóng dân tộc trong khi Việt Nam đang cần một lý luận như vậy. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã đưa chủ nghĩa Mác- Lênin từ lý luận trở thành hiện thực, chứng tỏ chủ nghĩa Mác- Lênin không chỉ là vũ khí đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân mà còn là vũ khí đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Do đó nó tạo nên sức hấp dẫn đối với những người Việt Nam đang đi tìm con đường cứu nước
Câu 39:
Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc
1. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
2. Cách mạng là phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác Lênin lãnh đạo
3. Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới
Đáp án A
Ba tư tưởng trên được trình bày trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, tác phẩm tập hợp tất cả các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị. Điều này chứng tỏ đây là tác phẩm đầu tiên đề ra đường lối chiến lược cách mạng đầu tiên của cách mạng Việt Nam.
Câu 40:
Lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị (1930) với cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây có điểm khác nhau cơ bản là
Đáp án C
Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc phải lợi dụng hoặc trung lập.
=> Như vậy, khác với cuộc cách mạng vô sản ở phương Tây, tư sản, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ là lực lượng tham gia cách mạng chứ không phải đối tượng cách mạng.
Câu 41:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 sáng tạo so với nguyên ý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin ở việc xác định
Đáp án A
Về lực lượng cách mạng:
- Nguyên ý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin: công nhân và nông dân.
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên: ngoài công nhân và nông dân còn có thêm tiểu tư sản. Còn phú nông, trung và tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập họ. Cương lĩnh chính trị đã có sự sáng tạo so với nguyên ý của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, đánh giá đúng vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam, thực hiện đúng chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của đảng.
Câu 42:
Bài học chủ yếu nào có thể rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự chia rẽ của ba tổ chức cộng sản năm 1929?
Đáp án A
Ba tổ chức cộng sản cùng chung lí tưởng cách mạng nhưng lại bị chia rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau trong quần chúng. Đó chính là mâu thuẫn trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và nội bộ Đảng Tân Việt.
=> Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam là cần chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ, cần xây dựng sự thống nhất, đoàn kết Đảng cầm quyền thì mới có thể đưa ra được những chính sách thống nhất
Câu 43:
Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với Cách mạng Việt Nam trong những năm 1925 - 1930 là:
Đáp án B
Từ năm 1925 - 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam:
- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.
- Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.
- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
=> Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam 1925 – 1930 là thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
Câu 44:
Điểm sáng tạo nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Đáp án D
Để thể hiện được điểm sáng tạo này thì phải giải thích được tại sao vào thời điểm năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập luôn một chính đảng cộng sản mà lại đến năm 1930 mới thành lập?
- Muốn thành lập Đảng cộng sản cần phải có những điều kiện sau:
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng.
+ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
- Tuy nhiên, đến thời điểm năm 1925, những yếu tố trên vẫn chưa hội tụ đầy đủ.
+ Hạt giống của chủ nghĩa Mác - Lênin chưa thực sự ăn sâu bám rễ vào mảnh đất cách mạng Việt Nam.
+ Phong trào công nhân đến năm 1925 tuy có bước phát triển song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của cuộc đấu tranh mang tính tư phát.
- Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên, chứ không phải thành lập một Đảng Cộng sản. Hội này có vai trò tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc, chuẩn bị về tổ chức và cán bộ cho việc thành lập một chính đảng ở Việt Nam.
=> Sự thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong công cuộc tuyên truyền và vận động cách mạng
Câu 45:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam đã kết hợp đúng đắn vấn đề
Đáp án C
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
Câu 46:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của
Đáp án D
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường đấu tranh trong mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX
Câu 47:
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa thành lập Đảng cộng sản Việt Nam?
Đáp án B
- Các đáp án A, C, D: là ý nghĩa của sự thành lập Đảng.
- Đáp án B: là ý nghĩa của sự ra đời ba tổ chức cộng sản
Câu 48:
Nhân tố mang tính tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho những thắng lợi về sau của cách mạng Việt Nam là
Đáp án A
Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
Câu 49:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện các cuộc cách mạng nào?
Đáp án C
Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định đường lối của cách mạng Việt Nam là: tư sản dân quyền cách mạng + thổ địa cách mạng -> tiến tới xã hội cộng sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa)
Câu 50:
Lực lượng cách mạng chủ yếu được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng bao gồm
Đáp án A
Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn phú nông, trung và tiểu địa chủ thì lợi dụng hoặc trung lập
Câu 51:
Đầu năm 1930, khuynh hướng vô sản thắng thế hoàn toàn khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vì
Đáp án C
Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất phát từ châu Âu từ thế kỉ XVII. Khuynh hướng vô sản bắt đầu từ nước Nga, đặc biệt ảnh hướng đến Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của lịch sử là cần phải có giai cấp lãnh đạo đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân (vốn là hai lực lượng đông đảo nhất trong cách mạng Việt Nam) để chống Pháp, giành độc lập dân tộc. Trong khi đó, giai cấp tư sản đại diện cho khuynh hướng dân chủ tư sản lúc này còn non yếu về chính trị, nhỏ bé về kinh tế. Khuynh hướng vô sản phù hợp với yêu cầu của lịch sử hơn rất nhiều so với khuynh hướng dân chủ tư sản đang lỗi thời.
=> Như vậy, khuynh hướng vô sản thắng thế vào đầu năm 1930 do đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sự kiện đánh dấu khuynh hướng vô sản thắng thế vào đầu năm 1930 chính là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 52:
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 1929 có ý nghĩa gì?
Đáp án B
Ý nghĩa sự ra đời các tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn
– Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.
– Thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển mạnh, tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
=> Sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam đã chứng tỏ điều kiện thành lập Đảng vô sản ở Việt Nam đã chín nuồi, là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng
Câu 53:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định vì
Đáp án A
- Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: đất nước ta vẫn ở trong tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
- Từ khi Đảng ra đời – chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, cách mạng Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ kiên trung => Đảng ra đời sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam
Câu 54:
“Chính cương văn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ tóm tắt” do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam vì:
Đáp án D
“Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ tóm tắt” là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vì đó là văn kiện tuyên ngôn chính trị của Đảng cộng sản Viêt Nam, xác định được:
- Nhiệm vụ chiến lược cách mạng.
- Lực lượng cách mạng.
- Đoàn kết quốc tế.
Đây cũng là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh