Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lý 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 19)
-
4953 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
Chọn đáp án B
Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật đó là thực hiện công và truyền nhiệt.
+ Thực hiện công: Đây là cách làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách tác động công lên trên vật hoặc khi vật có sự chuyển động.
+ Truyền nhiệt: Đây là cách làm thay đổi nhiệt độ của một vật bằng cách truyền nhiệt sang một vật khác.
Câu 2:
Để đun nóng 3kg nước từ 30oC lên 50oC cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.
Chọn đáp án A
Nhiệt lượng cần thiết là:
Câu 3:
Một viên đạn đang bay lên cao có những dạng năng lượng nào?
Chọn đáp án D
Một viên đạn đang bay lên cao ở độ cao so với mặt đất và có vận tốc. Vì thế viên đạn có cả động năng, thế năng và nhiệt năng.
Câu 4:
Vì sao nước biển có vị mặn?
Chọn đáp án C
Nước biển có vị mặn do các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Câu 5:
Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, con số này cho ta biết điều gì?
Chọn đáp án B
Con số này cho ta biết cần truyền một nhiệt lượng là 880 J để 1 kg nhôm tăng thêm .
Câu 6:
Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?
Chọn đáp án D
Vật có bề mặt càng sần sùi, sẫm màu thì hấp thụ nhiệt càng tốt.
Câu 7:
Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất nào?
Chọn đáp án A
Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn.
Câu 8:
Khi đổ 300 cm3 giấm ăn vào 200 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?
Chọn đáp án C
Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ giấm ăn vào nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích nhỏ hơn .
Câu 9:
Trong chân không, sự truyền nhiệt được thực hiện bằng hình thức nào?
Chọn đáp án B
Trong chân không, sự truyền nhiệt được thực hiện bằng hình thức bức xạ.
Câu 10:
Dùng dụng cụ nào dưới đây có thể quan sát được các nguyên tử, phân tử?
Chọn đáp án D
Kính hiển vi điện tử có thể quan sát được các nguyên tử, phân tử.
Câu 11:
Một vật có nhiệt năng 250J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
Chọn đáp án A
Ta có: nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Nhiệt lượng mà vật nhận được trong trường hợp này là: 400 – 250 = 150J
Câu 12:
Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào dưới đây không tăng?
Chọn đáp án C
Vì khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì nhiệt độ, nhiệt năng và thể tích của vật đều tăng (thể tích tăng lên do khoảng cách các phân tử tăng theo). Chỉ có khối lượng là lượng chất chứa trong vật luôn không đổi nên khối lượng của vật là không tăng.
Câu 13:
Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K?
Chọn đáp án B
Ta có:
Vậy nước nóng lên thêm
Câu 14:
Nhiệt năng là gì?
Chọn đáp án C
Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 15:
Có hai bình cách nhiệt, bình thứ nhất chứa m1 = 3kg nước ở t1 = 80oC, bình thứ hai chứa m2 = 5kg nước ở t2 = 20oC. Người ta rót một lượng nước có khối lượng m từ bình 1 vào bình 2. Khi bình 2 đã cân bằng nhiệt là t, thì người ta lại rót một lượng nước có khối lượng đúng bằng m từ bình 2 sang bình 1, nhiệt độ ở bình 1 sau khi cân bằng là t’= 77,92oC. Xác định lượng nước m đã rót ở mối lần và nhiệt độ cân bằng ở bình 2.
Chọn đáp án A
Gọi m (kg) là khối lượng mà mỗi lần rót.
t ( ) là nhiệt độ cân bằng của lần rót thứ nhất.
Rót lần 1:
Phương trình cân bằng nhiệt:
(1)
Rót lần 2:
Phương trình cân bằng nhiệt:
(2)
Từ (1) và (2), ta có:
Câu 16:
Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng:
Chọn đáp án C
Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng đối lưu.
Câu 17:
Tại sao xoong nồi thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ?
- Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Nồi xoong làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.
- Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.
Câu 18:
Một nhiệt lượng kế có khối lượng 120 g chứa 600 g nước ở cùng nhiệt độ 20oC. Người ta thả vào đó hỗn hợp bột nhôm-thiếc có khối lượng tổng cộng 180g đã được đun nóng tới 100oC. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 24oC. Biết nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế là 460J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 900J/kg.k và của thiếc là 230J/kg.K
a. Hỏi nước trong nhiệt lượng kế thu nhiệt hay toả nhiệt. Tính nhiệt lượng thu vào (toả ra) của nước?
a) Nước thu nhiệt lượng.
Nhiệt lượng thu vào của nước là:
Q1 = 0,6.4200.(24 – 20) = 10080J
Câu 19:
b. Tính khối lượng của nhôm và thiếc có trong hỗn hợp.
b) Nhiệt lượng thu vào của nhiệt lượng kế là:
Q2 = 0,12.460.(24 – 20) = 220,8J
Nhiệt lượng toả ra của nhôm là:
Q3 = m1.900.(100-24) = 68400.m1
Nhiệt lượng toả ra của thiếc là:
Q4 = m2.230.(100 – 24) = 17480.m2
Áp dụng PT cân bằng nhiệt ta có: Q1 + Q2 = Q3 + Q4
68400.m1 + 17480.m2 = 10300,8
Kết hợp với: m1 + m2 = 0,18
Giải ra được m1 (nhôm) = 0,14kg và m2 (thiếc) = 0,04kg