Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
-
1147 lượt thi
-
41 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tam thức bậc hai có dạng f(x) = ax2 + bx + c, với a ≠ 0.
Ta thấy chỉ có đa thức ở phương án B có dạng f(x) = ax2 + bx + c với a = –1, b = 2 và c = –10.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 2:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Để bất phương trình đã cho là bất phương trình bậc hai một ẩn thì a ≠ 0.
Nghĩa là, m – 1 ≠ 0 do đó m ≠ 1.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 3:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tam thức bậc hai f(x) = x2 – 3x + 2 có ∆ = (–3)2 – 4.1.2 = 1 > 0.
Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là:
\({x_1} = \frac{{ - \left( { - 3} \right) - \sqrt 1 }}{{2.1}} = 1;\,\,{x_2} = \frac{{ - \left( { - 3} \right) + \sqrt 1 }}{{2.1}} = 2.\)
Ta lại có a = 1 > 0.
Do đó ta có:
⦁ f(x) âm trên khoảng (1; 2);
⦁ f(x) dương trên hai khoảng (–∞; 1) và (2; +∞);
⦁ f(x) = 0 khi x = 1 hoặc x = 2.
Vì vậy bất phương trình x2 – 3x + 2 < 0 có tập nghiệm là (1; 2).
Ta chọn phương án A.
Câu 4:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Bình phương hai vế của phương trình đã cho, ta được:
– x2 + 4x = (2x – 2)2
⇒ – x2 + 4x = 4x2 – 8x + 4
⇒ 5x2 – 12x + 4 = 0
⇒ x = 2 hoặc \(x = \frac{2}{5}\)
Với x = 2, ta có \(\sqrt { - {2^2} + 4.2} = 2.2 - 2\) (đúng)
Với \(x = \frac{2}{5}\), ta có \(\sqrt { - {{\left( {\frac{2}{5}} \right)}^2} + 4.\frac{2}{5}} = 2.\frac{2}{5} - 2\) (sai)
Vì vậy khi thay lần lượt các giá trị x = 2 và \(x = \frac{2}{5}\) vào phương trình đã cho, ta thấy chỉ có x = 2 thỏa mãn.
Vậy phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất.
Ta chọn phương án B.
Câu 5:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Theo đề, ta có mỗi tuần có 7 ngày, mỗi ngày bạn An đi thăm một người bạn (thăm một bạn không quá một lần).
⦁ Có 12 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ nhất.
⦁ Có 11 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ hai.
⦁ Có 10 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ ba.
⦁ Có 9 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ tư.
⦁ Có 8 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ năm.
⦁ Có 7 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ sáu.
⦁ Có 6 cách chọn một người bạn để đi thăm vào ngày thứ bảy.
Theo quy tắc nhân, ta có số cách lập kế hoạch của bạn An là:
12.11.10.9.8.7.6 = 3 991 680.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 6:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Việc chọn thực đơn gồm ba công đoạn:
Công đoạn 1: Chọn một món chính, có 5 cách chọn.
Công đoạn 2: Chọn một loại quả tráng miệng, có 5 cách chọn.
Công đoạn 3: chọn một loại nước uống, có 3 cách chọn.
Theo quy tắc nhân, ta có tất cả 5.5.3 = 75 cách chọn thực đơn.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 7:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Công việc có ba phương án thực hiện:
⦁ Phương án A có 3 cách thực hiện;
⦁ Phương án B có 4 cách thực hiện;
⦁ Phương án C có 7 cách thực hiện.
Ta thấy mỗi cách thực hiện của phương án này không trùng với bất kì cách nào của phương án kia. Do đó, theo quy tắc cộng, ta có 3 + 4 + 7 = 14 cách thực hiện công việc đã cho.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 8:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
⦁ Ta quy ước: P0 = 0! = 1. Do đó phương án A đúng.
⦁ Ta có \(C_n^k = C_n^{n - k}\), với 0 ≤ k ≤ n.
⦁ Ta có \[{P_n} = A_n^n\]. Do đó phương án B sai.
Do đó phương án C đúng.
⦁ Ta có \[k!.C_n^k = k!.\frac{{n!}}{{k!.\left( {n - k} \right)!}} = \frac{{n!}}{{\left( {n - k} \right)!}} = A_n^k\].
Do đó phương án D đúng.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 9:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Số hoán vị của ba phần tử của tập M là: P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 10:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Mỗi cách chọn 4 học sinh trong 9 học sinh để bầu ra một ban gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, một thư kí và một ủy viên là một chỉnh hợp chập 4 của 9 phần tử.
Do đó số khả năng có thể về kết quả bầu uỷ ban này là: \(A_9^4 = 3\,\,024\).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 11:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Theo công thức nhị thức Newton, ta có:
⦁ (a + b)4 = a4 + 4a3b + 6a2b2 + 4ab3 + b4.
Do đó phương án A, C sai.
⦁ (a – b)4 = a4 + 4a3(–b) + 6a2(–b)2 + 4a(–b)3 + (–b)4
= a4 – 4a3b + 6a2b2 – 4ab3 + b4.
Do đó phương án B sai, phương án D đúng.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 12:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Áp dụng công thức nhị thức Newton, ta có:
⦁ \[{\left( {3 + \sqrt 2 } \right)^4} = {3^4} + {4.3^3}.\sqrt 2 + {6.3^2}.{\left( {\sqrt 2 } \right)^2} + 4.3.{\left( {\sqrt 2 } \right)^3} + {\left( {\sqrt 2 } \right)^4}\].
⦁ \[{\left( {3 - \sqrt 2 } \right)^4} = {3^4} + {4.3^3}.\left( { - \sqrt 2 } \right) + {6.3^2}.{\left( { - \sqrt 2 } \right)^2} + 4.3.{\left( { - \sqrt 2 } \right)^3} + {\left( { - \sqrt 2 } \right)^4}\].
Suy ra \({\left( {3 + \sqrt 2 } \right)^4} + {\left( {3 - \sqrt 2 } \right)^4} = 2.\left[ {{3^4} + {{6.3}^2}.{{\left( {\sqrt 2 } \right)}^2} + {{\left( {\sqrt 2 } \right)}^4}} \right]\)
= 2.(81 + 6.9.2 + 4) = 386.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 13:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Ta có
\({\left( {\frac{x}{2} + \frac{a}{x}} \right)^5}\)
\( = {\left( {\frac{x}{2}} \right)^5} + 5.{\left( {\frac{x}{2}} \right)^4}.\left( {\frac{a}{x}} \right) + 10.{\left( {\frac{x}{2}} \right)^3}.{\left( {\frac{a}{x}} \right)^2}\)
\( + 10.{\left( {\frac{x}{2}} \right)^2}.{\left( {\frac{a}{x}} \right)^3} + 5.\frac{x}{2}.{\left( {\frac{a}{x}} \right)^4} + {\left( {\frac{a}{x}} \right)^5}\)
\( = \frac{{{x^5}}}{{{2^5}}} + 5.\frac{{{x^4}}}{{{2^4}}}.\frac{a}{x} + 10.\frac{{{x^3}}}{{{2^3}}}.\frac{{{a^2}}}{{{x^2}}}\)\( + 10.\frac{{{x^2}}}{{{2^2}}}.\frac{{{a^3}}}{{{x^3}}} + 5.\frac{x}{2}.\frac{{{a^4}}}{{{x^4}}} + \frac{{{a^5}}}{{{x^5}}}\)
\[ = \frac{1}{{{2^5}}}{x^5} + \frac{{5a}}{{{2^4}}}{x^3} + \frac{{10.{a^2}}}{{{2^3}}}x\]\( + \frac{{10{a^3}}}{{{2^2}}}.\frac{1}{x} + \frac{{5{a^4}}}{2}.\frac{1}{{{x^3}}} + \frac{{{a^5}}}{{{x^5}}}\)
Số hạng chứa \(\frac{1}{{{x^3}}}\) trong khai triển \({\left( {\frac{x}{2} + \frac{a}{x}} \right)^5}\) là: \(\frac{{5{a^4}}}{2}.\frac{1}{{{x^3}}}\).
Theo đề, ta có hệ số của số hạng chứa \(\frac{1}{{{x^3}}}\) là 640.
Tức là, \(\frac{{5{a^4}}}{2} = 640\).
⇔ 5a4 = 1 280
⇔ a4 = 256
⇔ a = 4 hoặc a = –4.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 14:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Ta có \(A_n^3 + 2A_n^2 = 100\)
\( \Leftrightarrow \frac{{n!}}{{\left( {n - 3} \right)!}} + 2.\frac{{n!}}{{\left( {n - 2} \right)!}} = 100\)
\( \Leftrightarrow \frac{{n\left( {n - 1} \right)\left( {n - 2} \right)\left( {n - 3} \right)!}}{{\left( {n - 3} \right)!}} + 2.\frac{{n\left( {n - 1} \right)\left( {n - 2} \right)!}}{{\left( {n - 2} \right)!}} = 100\)
⇔ n(n – 1)(n – 2) + 2n(n – 1) = 100
⇔ n(n – 1)(n – 2 + 2) = 100
⇔ (n2 – n)n = 100
⇔ n3 – n2 – 100 = 0
⇔ n = 5 (thỏa mãn).
Khi đó ta có khai triển (2 + x)5.
(2 + x)5
= 25 + 5.24.x + 10.23.x2 + 10.22.x3 + 5.2.x4 + x5
= 32 + 80x + 80x2 + 40x3 + 10x4 + x5
Vậy số hạng của x3 trong khai triển biểu thức (2 + x)5 là 40x3.
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 15:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Do điểm C có tọa độ là (‒2; ‒5) nên \(\overrightarrow {OC} = - 2\overrightarrow i - 5\overrightarrow j \).
Câu 16:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Với M(2; 1) và N(1; 2) ta có:
\(\overrightarrow {MN} \) = \(\left( {{x_N} - {x_M};{y_N} - {y_M}} \right)\) = (1 – 2; 2 – 1 ) = (–1 ; 1).
Câu 17:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Với \(\overrightarrow a = \left( {{a_1};{a_2}} \right)\) và \(\overrightarrow b = \left( {{b_1};{b_2}} \right)\) ta có:
a1b1 + a2b2 = 0 Û \(\overrightarrow a .\overrightarrow b = 0\). Do đó \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) vuông góc.
Câu 18:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ta có: A(1; 3); B(2; 4) nên \(\overrightarrow {AB} = \left( {2 - 1;4 - 3} \right) = \left( {1;1} \right)\);
A(1; 3); C(5; 3) nên \(\overrightarrow {AC} = \left( {5 - 1;3 - 3} \right) = \left( {4;0} \right)\).
Suy ra \(\cos \left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right) = \frac{{1.4 + 1.0}}{{\sqrt {{1^2} + {1^2}} .\sqrt {{4^2} + {0^2}} }} = \frac{4}{{4\sqrt 2 }} = \frac{1}{{\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\).
Do đó \(\left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right) = 45^\circ \).
Câu 19:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đường thẳng d đi qua điểm M(2; 2) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = \left( {1;3} \right)\) nên có phương trình tổng quát là: 1.(x – 2) + 3.(y – 2) = 0 hay x + 3y – 8 = 0.
Câu 20:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Ta thấy \(\overrightarrow {{n_1}} = \left( {2;3} \right)\) và \(\overrightarrow {{n_2}} = \left( {6;9} \right)\) = 3. (2; 3) = 3.\(\overrightarrow {{n_1}} \)
Do đó \(\overrightarrow {{n_1}} ,\overrightarrow {{n_2}} \) cùng phương.
Vậy d1 và d2 song song hoặc trùng nhau.
Câu 21:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Thay điểm A(2; 4) vào phương trình tham số ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}2 = 2t + 1\\4 = 3t + 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = \frac{1}{2}\\t = \frac{2}{3}\end{array} \right.\)(vô lí).
Vậy A(2; 4) không thuộc đường thẳng d.
Tương tự điểm C(10; 1) và điểm D(3; ‒10) không thuộc đường thẳng d.
Thay điểm B(3; 5) vào phương trình tham số ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}3 = 2t + 1\\5 = 3t + 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = 1\\t = 1\end{array} \right. \Leftrightarrow t = 1\).
Vậy B(3; 5) thuộc đường thẳng d.
Câu 22:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Để khoảng cách AM là ngắn nhất thì M là hình chiếu của A lên đường thẳng d.
Khi đó AM vuông góc với d, do đó vectơ pháp tuyến của đường thẳng AM chính là vectơ chỉ phương của đường thẳng d.
Vectơ pháp tuyến của đường thẳng d là: \(\overrightarrow n = \left( {2;5} \right)\)
Vectơ chỉ phương của đường thẳng d là: \(\overrightarrow u = \left( {5; - 2} \right)\)
Khi đó \(\overrightarrow u = \left( {5; - 2} \right)\) là vectơ pháp tuyến của đường thẳng AM.
Phương trình đường thẳng AM là:
5.(x – 3) – 2.(y + 1) = 0 hay 5x – 2y – 17 = 0.
M là giao điểm của 2 đường thẳng AM và d nên tọa độ điểm M là nghiệm của hệ:
\(\left\{ \begin{array}{l}5x - 2y - 17 = 0\\2x + 5y - 10 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \frac{{105}}{{29}}\\y = \frac{{16}}{{29}}\end{array} \right.\) .
Vậy a = \(\frac{{105}}{{29}}\) và b = \(\frac{{16}}{{29}}\).
Câu 23:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ta có: (x – 1)2 + (y – 10)2 = 81 hay (x – 1)2 + (y – 10)2 = 92.
Vậy đường tròn trên có tâm là I(1; 10) và R = 9.
Câu 24:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ta có: (x + 5)2 + (y – 2)2 = 25
Û x2 + 10x + 25 + y2 – 4y + 4 – 25 = 0
Û x2 + y2 + 10x – 4y + 4 = 0.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 25:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Đường tròn (x – 1)2 + (y – 2)2 = 4 có tâm I(1; 2) và bán kính R = 2.
Do tiếp tuyến của đường tròn song song với đường thẳng x + 2y – 3 = 0 nên phương trình tiếp tuyến có dạng: x + 2y + c = 0 (c ≠ – 3).
Khoảng cách từ I đến phương trình tiếp tuyến d chính bằng bán kính đường tròn và bằng R = 2.
Hay d(I, d) = 2 \( \Leftrightarrow \frac{{\left| {1 + 2.2 + c} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2}} }} = 2\)
\( \Rightarrow \left| {c + 5} \right| = 2\sqrt 5 \Leftrightarrow c = - 5 \pm 2\sqrt 5 \) (thỏa mãn c ≠ – 3)
Vậy có 2 phương trình tiếp tuyến thỏa mãn.
Câu 26:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Phương trình chính tắc của elip là: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\).
Câu 27:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Cho 2 điểm cố định \({F_1},{F_2}\) và 1 độ dài không đổi 2a <\({F_1}{F_2}\).
Hypebol là tập hợp các điểm M trong mặt phẳng sao cho \(\left| {{F_1}M - {F_2}M} \right| = 2a\).
Câu 28:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Do F là trung điểm của AB nên F(3; 0).
(P) có tiêu điểm F(3; 0) suy ra \(\frac{p}{2} = 3\) hay p = 6.
Phương trình chính tắc của (P) là: y2 = 2px = 12x.
Câu 29:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Đường tròn có phương trình x2 + y2 – 2x – 4y + 4 = 0 có tâm I(1; 2).
Điểm M nằm trên trục tung nên M(0; y0).
Thay x = 0 vào phương trình đường tròn ta được:
02 + y02 – 2 . 0 – 4y0 + 4 = 0 Û y02 – 4y0 + 4 = 0.
Û (y0 – 2)2 = 0 Û y0 – 2 = 0 Û y0 = 2.
Khi đó M(0; 2).
Phương trình tiếp tuyến của đường tròn tâm I(1; 2) tại điểm M(0; 2) là:
(1 – 0)(x – 0) + (2 – 2)(y – 2) = 0
Û x = 0.
Câu 30:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra.
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 31:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
⦁ Ω là kí hiệu của không gian mẫu.
⦁ ∅ là kí hiệu của biến cố không thể.
⦁ Kí hiệu của biến cố là các chữ cái in hoa. Ví dụ: A, M, H,...
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 32:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Gọi X: “Số được chọn là số chia hết cho 5”.
Số có hai chữ số nhỏ hơn 40 và chia hết cho 5 là các số: 10; 15; 20; 25; 30; 35.
Do đó tập hợp các kết quả thuận lợi cho biến cố trên là: X = {10; 15; 20; 25; 30; 35}.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 33:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Phương án A sai. Vì biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất lớn hơn biến cố có khả năng xảy ra thấp hơn.
Phương án B sai. Vì biến cố có khả năng xảy ra càng cao thì xác suất của nó càng gần 1.
Phương án C sai. Vì biến cố có khả năng xảy ra càng thấp thì xác suất của nó càng gần 0.
Phương án D đúng theo Nguyên lí xác suất bé: Nếu một biến cố có xác suất rất bé thì trong một phép thử, biến cố đó sẽ không xảy ra.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 34:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Có tất cả 15 + 6 = 21 người trong hội nghị.
Chọn ngẫu nhiên 3 trong số 21 người và không tính đến thứ tự thì có \(C_{21}^3 = 1\,\,330\) cách chọn.
Tức là n(Ω) = 1 330.
Gọi biến cố A: “3 người được chọn là nam”.
Chọn ngẫu nhiên 3 nam trong số 15 nam và không tính đến thứ tự thì có \(C_{15}^3 = 455\) cách chọn.
Tức là n(A) = 455.
Vậy xác suất để 3 người được chọn là nam là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{455}}{{1\,\,330}} = \frac{{13}}{{38}}\).
Ta chọn phương án B.
Câu 35:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Không gian mẫu của phép thử trên là số cách xếp 4 hành khách lên 4 toa tàu.
Vì chọn mỗi hành khách có 4 cách chọn toa nên ta có 44 cách xếp.
Suy ra số phần tử của không gian mẫu là n(Ω) = 44.
Gọi biến cố A: “1 toa có 3 người, 1 toa có 1 người và 2 toa còn lại không có ai”.
Để tìm số phần tử của biến cố A, ta chia thành hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Chọn 3 hành khách trong số 4 hành khách và chọn 1 toa trong số 4 toa.
Sau đó xếp lên toa đó 3 hành khách vừa chọn.
Khi đó ta có \(C_4^3.C_4^1\) cách.
Giai đoạn 2: Chọn 1 toa trong số 3 toa còn lại và xếp 1 hành khách còn lại lên toa đó.
Suy ra có \(C_3^1\) cách. Hiển nhiên khi đó 2 toa còn lại sẽ không có hành khách nào.
Theo quy tắc nhân, ta có n(A) = \(C_4^3.C_4^1.C_3^1\).
Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{C_4^3.C_4^1.C_3^1}}{{{4^4}}} = \frac{3}{{16}}\).
Ta chọn phương án B.
Câu 36:
Hướng dẫn giải
Ta có sơ đồ sau:
Dãy ghế thứ nhất |
1 |
2 |
3 |
4 |
Dãy ghế thứ hai |
5 |
6 |
7 |
8 |
Ở ghế 1: có 8 cách chọn học sinh ngồi vào ghế
Ở ghế 5: có 4 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).
Ở ghế 2: có 6 cách chọn học sinh ngồi vào ghế
Ở ghế 6: có 3 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).
Ở ghế 3: có 4 cách chọn học sinh ngồi vào ghế
Ở ghế 7: có 2 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).
Ở ghế 4: có 2 cách chọn học sinh ngồi vào ghế
Ở ghế 8: có 1 cách chọn học sinh ngồi vào ghế (khác trường với học sinh ghế 1).
Vậy có: 8.4.6.3.4.2.2.1 = 9 216 cách xếp sao cho bất cứ hai học sinh nào ngồi cạnh nhau hoặc đối diện nhau khác trường với nhau.
Câu 37:
Hướng dẫn giải
Ta có khai triển của (1 – x2)5 là:
(1 – x2)5 = \(C_5^0{1^5} - C_5^1{.1^4}.{x^2} + C_5^2{.1^3}.{\left( {{x^2}} \right)^2} - C_5^3{.1^2}.{\left( {{x^2}} \right)^3} + C_5^4.1.{\left( {{x^2}} \right)^4} - C_5^5.{\left( {{x^2}} \right)^5}\)
\( = 1 - 5{x^2} + 10{x^4} - 10{x^6} + 5{x^8} - {x^{10}}\).
Vậy hệ số của x6 trong khai triển là – 10.
Câu 38:
Hướng dẫn giải
\(\sqrt {{x^2} - 3} = x + 3\)
⇒ x2 – 3 = x2 + 6x + 9
⇒ 6x = – 12
⇒ x = – 2
Thay x = – 2 vào phương trình ban đầu ta thấy thỏa mãn.
Vậy x = – 2 là nghiệm của phương trình đã cho.
Câu 39:
Trong mặt phẳng Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 – 2x + 2y – 2 = 0.
a) Viết phương trình đường thẳng (∆) song song với (d): 4x – 3y + 3 = 0 và tiếp xúc với (C).
Hướng dẫn giải
Ta có (C): x2 + y2 – 2x + 2y – 2 = 0
⇔ (x – 1)2 + (y + 1)2 = 4
Khi đó tâm của đường tròn (C) là I(1; – 1) và R = 2.
a) Vì đường thẳng (∆) song song với (d) nên (∆) có dạng 4x – 3y + c = 0 .
Ta có đường thẳng (∆) tiếp xúc với (C) nên:
d(I, ∆) = \(\frac{{\left| {4.1 - 3.\left( { - 1} \right) + c} \right|}}{{\sqrt {{4^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}} }} = \frac{{\left| {c + 7} \right|}}{5} = 2\)
\( \Leftrightarrow \left| {c + 7} \right| = 10\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}c + 7 = 10\\c + 7 = - 10\end{array} \right.\)
Câu 40:
b) Viết phương trình đường thẳng (d) qua A(3; 2) và tiếp xúc với (C).
Hướng dẫn giải
b) Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b (a ≠ 0).
A(3; 2) thuộc (d) nên ta có: 3a + b = 2 ⇔ b = 2 – 3a (1).
Ta có đường thẳng (d) tiếp xúc với (C) nên:
d(I, (d)) = \(\frac{{\left| {a.1 - \left( { - 1} \right) + b} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {1^2}} }} = \frac{{\left| {a + b + 1} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + 1} }} = 2\)
\( \Leftrightarrow \left| {a + b + 1} \right| = 2\sqrt {{a^2} + 1} \)
\( \Leftrightarrow \left| {a + 2 - 3a + 1} \right| = 2\sqrt {{a^2} + 1} \)
\( \Leftrightarrow \left| {3 - 2a} \right| = 2\sqrt {{a^2} + 1} \)
\( \Leftrightarrow 9 - 12a + 4{a^2} = 4\left( {{a^2} + 1} \right)\)
\( \Leftrightarrow - 12a = - 5\)
\( \Leftrightarrow a = \frac{5}{{12}}\) (thỏa mãn điều kiện)
\( \Rightarrow b = 2 - 3a = 2 - 3.\frac{5}{{12}} = \frac{3}{4}\)
Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: 5x – 12y + 9 = 0.
Câu 41:
Hướng dẫn giải
c) Giả tử từ M ta vẽ được hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (C) tại A và B.
Xét tứ giác MAIB, có: \(\widehat {MAI} = \widehat {MBI} = \widehat {AMB} = 90^\circ \) nên MAIB là hình chữ nhật.
Mà IA = IB (= R) nên MAIB là hình vuông.
Do đó IM = \(2\sqrt 2 \).
Vì M thuộc (d’): x – 2y – 1 = 0 nên M(1 + 2t; t).
\( \Rightarrow \overrightarrow {IM} \left( {2t;\,t + 1} \right)\)
\( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {IM} } \right| = \sqrt {4{t^2}\, + {{\left( {t + 1} \right)}^2}} = \sqrt {5{t^2} + 2t + 1} = 2\sqrt 2 \)
\( \Leftrightarrow 5{t^2} + 2t + 1 = 8\)
\( \Leftrightarrow 5{t^2} + 2t - 7 = 0\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 1\\t = - \frac{7}{5}\end{array} \right.\)
Vậy có hai điểm M thỏa mãn yêu cầu bài toán là: M(2; 2) và \(M\left( { - \frac{{14}}{5}; - \frac{2}{5}} \right)\).