IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Vật lý Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lý 9 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lý 9 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lý 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 2)

  • 3031 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó
Xem đáp án

Chọn đáp án C.

Cường độ dòng điện chạy qua mộ dây dẫn phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó bởi công thức: 

Trong đó R là điện trở của dây dẫn và là hằng số với dây dẫn đó.

Vì vậy cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào đầu hai dây dẫn đó.


Câu 2:

Mắc dây dẫn vào một hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn ?
Xem đáp án

Chọn đáp án B.

vì: nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn là: Q=U2R.t nên khi giảm điện trở đi một nửa thì nhiệt lượng Q tăng gấp đôi.


Câu 3:

Một đoạn dây chì có điện trở R. Dùng máy kéo sợi kéo cho đường kính của dây giảm đi 2 lần, thì điện trở của dây tăng lên bao nhiêu lần ?
Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Đường kính sợi dây sau khi kéo là: d' = d/2.

Vì tiết diện S tỷ lệ với bình phương đường kính nên tiết diện giảm 4 lần.

Thể tích dây không đổi nên chiều dài tăng 4 lần => R tăng 16 lần.


Câu 4:

Một bóng đèn có ghi 220V- 75W được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 4h. Điện năng mà bóng đèn này sử dụng có thể có giá trị nào sau đây:
Xem đáp án

Chọn đáp án A.

Vì đèn sử dụng điện áp U = Uđm = 220 V nên khi đó công suất tiêu thụ của đèn là:

P = Pđm = 75 W.

Điện năng mà bóng đèn này sử dụng là:

 A = P.t = 75W.4h = 300 Wh = 0,3 kWh.


Câu 5:

Biết các điện trở đều có độ lớn 10 Ω, điện trở tương đương của đoạn mạch có sơ đồ như hình vẽ là
Biết các điện trở đều có độ lớn 10 Ôm, điện trở tương đương của đoạn mạch có sơ đồ như hình vẽ  (ảnh 1)
Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Biết các điện trở đều có độ lớn 10 Ôm, điện trở tương đương của đoạn mạch có sơ đồ như hình vẽ  (ảnh 2)

Sơ đồ mạch R1 // (R2 nt R3).

R1 = R2 = R3 = 10 Ω

Điện trở tương đương R23 = R2 + R3 = 10 + 10 = 20 (Ω)

Điện trở tương đương của toàn mạch là : Rtd=R1.R23R1+R23=10.2010+20=203Ω


Câu 6:

Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở giá trị nào dưới đây?
Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị lớn nhất, như vậy cường độ dòng điện qua mạch sẽ nhỏ nhất.

Khi chỉnh biến trở, điện trở của mạch sẽ giảm dần nên cường độ dòng điện trong mạch sẽ tăng dần tránh hư hỏng thiết bị gắn trong mạch do việc dòng tăng đột ngột.


Câu 7:

Bốn điện trở R1, R2, R3, R­4 được mắc vào đoạn mạch AB như hình bên. Đặt vào hai đầu của đoạn mạch một hiệu điện thế UAB = 12 V. Biết R1 = 6 Ω; R2 = R3 = 3 Ω, R4 = 1 Ω.

Bốn điện trở R1, R2, R3, R­4 được mắc vào đoạn mạch AB như hình bên. Đặt vào hai đầu của đoạn (ảnh 1)

a) Tính điện trở tương đương của toàn mạch.

b) Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.

c) Mắc vào N và B một ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể. Xác định giá trị điện trở tương đương và giá trị của ampe kế khi đó.

Xem đáp án

a) Mạch điện gồm: [R1 // (R2 nt R3)] nt R4

R23 = R2 + R3 = 6 Ω; R123=R1R23R1+R23=3  Ω RAB = R123 + R4 = 4 Ω

b) Cường độ dòng mạch chính: I=UABRAB=3  A=I4=I123

U1 = UAM = I.R123 = 9 V => I1=U1R1=1,5  AI2=I3=UAMR23=1,5  A

c) Mắc ampe kế có điện trở không đáng kể vào hai điểm N và B, vẽ lại mạch ta được sơ đồ như hình vẽ:

Bốn điện trở R1, R2, R3, R­4 được mắc vào đoạn mạch AB như hình bên. Đặt vào hai đầu của đoạn (ảnh 2)

Vì ampe kế có điện trở không đáng kể nên ta coi như dây nối khi đó ta có:

[R1 nt(R4//R3)] // R2.

Ta có: R34=R3R4R3+R4=34  Ω; RAMB = R1 + R34 = 6,75 Ω

Điện trở tương đương của mạch khi đó là: RAB=RAMBR2RAMB+R2=2713Ω 

  U2 = UAB = 12 V I2 = U2/R2 = 12/3 = 4 A.

  I1 = I34 = IAMB = UAB/RAMB = 12/6,75 = 16/9 A.

  UMB = U4 = U3 = UMB = U34 ­= I34.R34 = 4/3 V.

  I3 = U3/R3 = 4/9 A.

  Số chỉ của ampe kế: IA = I2 + I3 = 40/9 A.


Câu 8:

b) Tính cường độ dòng điện qua các điện trở.
Xem đáp án

b) Cường độ dòng mạch chính: I=UABRAB=3  A=I4=I123

U1 = UAM = I.R123 = 9 V => I1=U1R1=1,5  AI2=I3=UAMR23=1,5  A


Câu 9:

Trên một bàn là có ghi 110V – 550W và trên một bóng đèn dây tóc có ghi 110V – 40W.Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao? Cho rằng điện trở của bàn là và bóng đèn có giá trị được tính theo thông số định mức.

Xem đáp án

Tóm tắt

Uđm1 = 110V; Pđm1 = 550W; Uđm2 = 110V; Pđm2 = 40W ;

Nối tiếp bàn là và đèn; U = 220V có được không?

Giải

Điện trở của bàn là là: R1=Udm12Pdm1=1102550=22Ω 

Điện trở của bóng đèn là: R2=Udm22Pdm2=110240=302,5Ω

Khi mắc nối tiếp bàn là và đèn vào hiệu điện thế 220V, điện trở tương đương của mạch là:

R12 = R1 + R2 = 22 + 302,5 = 324,5Ω

→ Dòng điện chạy qua chúng có cường độ là: I1=I2=I=UR12=220324,5=0,678A

Khi đó hiệu điện thế đặt vào bàn là là: U1 = I.R1 = 0,678.22 = 14,9V

            hiệu điện thế đặt vào đèn là: U2 = I.R2 = 0,678.302,5 = 205,2V

Ta thấy U2 > Uđm2 nên đèn sẽ hỏng do vậy không thể mắc nối tiếp hai dụng cụ điện này vào hiệu điện thế 220V.


Câu 10:

c) Mắc vào N và B một ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể. Xác định giá trị điện trở tương đương và giá trị của ampe kế khi đó.
Xem đáp án

c) Mắc ampe kế có điện trở không đáng kể vào hai điểm N và B, vẽ lại mạch ta được sơ đồ như hình vẽ:

Bốn điện trở R1, R2, R3, R­4 được mắc vào đoạn mạch AB như hình bên. Đặt vào hai đầu của đoạn (ảnh 2)

Vì ampe kế có điện trở không đáng kể nên ta coi như dây nối khi đó ta có:

[R1 nt(R4//R3)] // R2.

Ta có: R34=R3R4R3+R4=34  Ω; RAMB = R1 + R34 = 6,75 Ω

Điện trở tương đương của mạch khi đó là: RAB=RAMBR2RAMB+R2=2713Ω 

  U2 = UAB = 12 V I2 = U2/R2 = 12/3 = 4 A.

  I1 = I34 = IAMB = UAB/RAMB = 12/6,75 = 16/9 A.

  UMB = U4 = U3 = UMB = U34 ­= I34.R34 = 4/3 V.

  I3 = U3/R3 = 4/9 A.

  Số chỉ của ampe kế: IA = I2 + I3 = 40/9 A.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương