Đề kiểm tra Giữa kì 2 Vật lí 8 có đáp án (Mới nhất) - Đề 12
-
3861 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học?
Đáp án đúng là: B
Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
=> Trường hợp máy xúc đang làm việc sinh công cơ học.
Câu 2:
Một quả dừa có trọng lượng 25 N rơi từ trên cây xuống mặt đất, công của trọng lực tác dụng lên nó là 200 J. Vậy quả dừa rơi từ trên cây cách mặt đất khoảng cách bao nhiêu?
Đáp án đúng là: A
Quả dừa rơi từ trên cây cách mặt đất khoảng cách là:
Câu 3:
Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
Vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng 0.
Câu 4:
Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất?
Đáp án đúng là: A
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
=> Phân tử trong miếng đồng chuyển động nhanh nhất.
Câu 5:
Một người kéo một vật nặng 5 kg từ một nơi thấp lên cao khoảng cách 10 m thì công của cơ là:
Đáp án đúng là: D
Công do cơ tay thực hiện là:
Câu 6:
Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây:
Đáp án đúng là: B
A, C, D – đúng.
B – sai. Vì giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách.
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng?
Đáp án đúng là: B
Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 8:
Đáp án đúng là: A
Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng.
Câu 9:
Tại sao trong nước có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?
Đáp án đúng là: C
Vì các phân tử không khí có thể xen vào giữa khoảng cách của các phân tử nước. Đồng thời các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không “nổi lên” và thoát ra khỏi nước.
Câu 10:
Chọn phát biểu sai?
Đáp án đúng là: D
D – sai. Vì giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Câu 11:
Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích:
Đáp án đúng là: C
Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ nước vào rượu thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu – nước giảm.
Câu 12:
Hiện tượng nào sau đây là không phải là hiện tượng khuếch tán?
Đáp án đúng là: D
Ta có: Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
Ở phương án D: Muối được trộn lẫn với tiêu đây là sự trộn hay hòa lẫn của các vật chất chứ không phải của nguyên tử, phân tử. Vì vậy, D – không phải là hiện tượng khuếch tán.
Câu 13:
Các nguyên tử, phân tử chuyển động
Đáp án đúng là: A
Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
Câu 14:
Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng?
Đáp án đúng là: A
A - hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang không có thế năng mà chỉ có động năng do vật đang chuyển động.
B - lò xo bị ép tức vật có thế năng đàn hồi.
C – lúc này lò xo có thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi bằng không.
D - viên đạn đang bay ở trên cao nên vừa có động năng vừa có thế năng.
Câu 15:
Một người phải dùng một lực 80 N để kéo một gàu nước đầy từ dưới giếng sâu 9 mét lên đều trong 15 giây. Tính công suất của người đó?
Đáp án đúng là: A
- Công mà người đó thực hiện: A = F.s = 80.9 = 720 J
- Công suất:
Câu 16:
Một xe cẩu có công suất 15 kW, nâng một vật nặng 1 tấn lên độ cao 6 m. Biết hiệu suất của động cơ là 80%. Tính thời gian nâng vật?
Câu 17:
Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 75 kg lên cao 1,5 m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 112,5 N. Thực tế có ma sát và lực kéo là 165 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
- Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.75 = 750 N
- Công để đưa vật lên cao 1,5 m là: A = P.h = 750.1,5 = 1125 J
Không có ma sát, lực kéo bằng 112,5N. Vậy độ dài mặt phẳng nghiêng là:
- Công thực tế là: = 165.10 = 1650 J
- Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:
Câu 18:
Một dòng nước chảy qua đập ngăn cao 30 m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 125 m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Công suất của dòng nước có thể nhận giá trị nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Đổi 1 phút = 60 s
- Trọng lượng riêng của nước: d = 10.D = 10000 N/m3
- Trọng lượng nước chảy trong 1 phút: P = d.V = 10000.125 = 1250000 N
- Công của dòng nước: A = P.h = 1250000.30 = 37500000 J
- Công suất của dòng nước:
Câu 19:
Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của hai bạn.
Đáp án đúng là: C
Gọi lực kéo gàu nước lên của Nam và Hùng lần lượt là
Thời gian Nam và Hùng kéo gàu nước lên lần lượt là
Chiều cao của giếng là h
Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi, tức là:
Thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam:
=> Công Nam thực hiện:
=> Công Hùng thực hiện:
Vậy công suất của Nam là:
Vậy công suất của Hùng là:
Do đó, công suất của Nam và Hùng là như nhau.
Câu 20:
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Đáp án đúng là: B
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi.
Câu 21:
Công thức tính công suất là:
Đáp án đúng là: B
Công thức tính công suất là:
Trong đó: A là công thực hiện được (J)
t là thời gian thực hiện công (s)
Câu 22:
Một máy cơ có công suất 75 W, máy đã sinh ra công là 540 kJ. Vậy thời gian máy đã hoạt động là:
Đáp án đúng là: A
Đổi 540 kJ = 540000 J
Thời gian máy đã hoạt động là:
Câu 23:
Một vật có trọng lượng 2 N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5 m. Công của trọng lực là
Đáp án đúng là: B
Công của trọng lực là: A = 0 J (vì vật chuyển dời theo phương vuông góc với trọng lực)
Câu 24:
Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
Đáp án đúng là: A
Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Vì vậy, hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
Câu 25:
Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối, mặc dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?
Đáp án đúng là: C
Chúng ta thấy các chất có vẻ như liền một khối vì các hạt vật chất rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy được khoảng cách giữa chúng.
Câu 26:
Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau.
Đáp án đúng là: B
Vì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 27:
Các chất đều được cấu tạo từ các
Đáp án đúng là: B
Các chất đều được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
Câu 28:
Để cày một sào đất, nếu dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nếu dùng máy cày thì mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Đáp án đúng là: B
Cùng cày một sào đất nghĩa là thực hiện công A như nhau.
- Trâu thực hiện công A trong 2 giờ = 120 phút
- Máy thực hiện công A trong 20 phút
- Công suất khi dùng trâu:
- Công suất khi dùng máy:
=> ( )
Vậy máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
Câu 29:
Trong công thức tính A = F.s, F là
Đáp án đúng là: D
Trong công thức tính A = F.s
+ F là lực tác dụng vào vật.
+ s là quãng đường dịch chuyển được.
Câu 30:
Đơn vị nào sau đây, không phải đơn vị của công suất?
Đáp án đúng là: D
Ta có:
1 W = 1 J/s = 1 N.m/s; 1 kW = 1000 W
Do đó, Niutơn trên mét (N/m) không phải là đơn vị của công suất.
Câu 31:
Trên một xe tải có ghi 30000 W, số đó cho ta biết điều gì?
Đáp án đúng là: A
Trên một xe tải là 30000W có nghĩa là trong 1 giây xe tải thực hiện được một công là 30000 J.
Câu 32:
Một cần trục nâng một vật, nó thực hiện một công là 3000 J trong thời gian 5 giây. Tính công suất của cần trục?
Đáp án đúng là: C
Công suất của cần trục là:
Câu 33:
Vật có cơ năng khi
Đáp án đúng là: A
Vật có cơ năng khi vật có khả năng sinh công.
Câu 34:
Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết
Đáp án đúng là: A
Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó.
Câu 35:
Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Đáp án đúng là: D
Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
Do đó, động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 36:
Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng lên thì
Đáp án đúng là: A
Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì các nguyên tử, phân tử động chuyển động càng nhanh làm cho khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng.
Câu 37:
Vật có khối lượng càng lớn và vận tốc càng lớn thì
Đáp án đúng là: A
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
Vật có khối lượng càng lớn và vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
Câu 38:
Đáp án đúng là: A
Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Câu 39:
Hiện tượng khuếch tán không xảy ra trong môi trường nào?
Đáp án đúng là: C
Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ở 3 môi trường: chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Câu 40:
Trường hợp nào sau đây có công cơ học?
Đáp án đúng là: A
Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.