Đề luyện tập ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn (Đề số 12)
-
101 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đoạn trích trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
Câu 2:
Xác định hai phương tiện liên kết các câu trong đoạn trích trên.
Câu 3:
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 4:
Vì sao có thể nói đoạn trích liên quan và có ý nghĩa trong việc giáo dục giới?
Văn bản liên quan và có ý nghĩa giáo dục giới tính vì có những nội dung như:
– Nêu ra hiện trạng bất bình đẳng: Đại học Warsaw không chấp nhận phụ nữ.
– Ca ngợi, đề cao nghị lực và tài năng của phụ nữ: Curie và chị gái của bà.Câu 5:
Qua đoạn trích, anh/ chị rút ra được bài học hoặc thông điệp sâu sắc nào cho bản thân? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.
HS tự làm. Nội dung câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục. Độ dài câu trả lời theo số dòng quy định. Gợi ý:
– Ở bất kì hoàn cảnh nào, nếu có ý chí và nghị lực, con người đều có thể vươn lên để đặt được mục đích của mình trong cuộc sống...
– Marie Curie là một tấm gương sáng cho tất cả thế hệ trẻ, nhất là những người phụ nữ, không chỉ thời trước mà ngay cả hiện nay.Câu 6:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh hai đoạn thơ sau:
(1) ... Chỉ một người ở lại với anh thôi Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn Anh lạc bước, em đưa anh trở lại Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh Khi những điều giả dối vây quanh Bàn tay ấy chở che và gìn giữ Biết ơn em, em từ miền gió cát Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng Anh thành người có ích cũng nhờ em Anh biết sống vững vàng không sợ hãi … Người đổi thay, năm tháng cũng qua đi Giữa thế giới mong mạnh và biến đổi “Anh yêu em và anh tồn tại”. … (Lưu Quang Vũ, ... Và anh tồn tại, in trong Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013, tr. 199 – 200) |
(2) Nhưng lúc này anh ở bên em Niềm vui sướng trong ta là có thật Như chiếc áo trên tường như trang sách Như chùm hoa nở cánh trước hiên nhà
Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa Tình anh đối với em là xứ sở Là bóng rợp trên con đường nắng lửa Trái cây thơm trên miền đất khô cằn
Đây tình yêu, em muốn nói cùng anh: Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng Lòng tốt để duy trì sự sống Cho con người thực sự Người hơn (Xuân Quỳnh, Nói cùng anh, in trong Xuân Quỳnh – Không bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013, tr. 77 – 78) |
Bài viết cần nêu được các ý chính sau đây:
a) Mở bài: Dẫn dắt, nêu khái quát điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ đó.
b) Thân bài:
b.1. Giới thiệu chung về nhà thơ Lưu Quang Vũ và bài thơ ... Và anh tồn tại, nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Nói cùng anh.
b.2. So sánh hai đoạn thơ
– Điểm giống nhau:
+ Về nội dung (đề tài – cùng viết về tình yêu đôi lứa, cảm hứng chủ đạo – cùng ca ngợi tình yêu và sự đồng cảm, sẻ chia; tư tưởng – cùng khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa của tình yêu đôi lứa đối với mỗi người).
+ Về nghệ thuật (sử dụng thể thơ tự do; kết hợp giữa biểu cảm với tự sự; nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp; sử dụng các hình ảnh liệt kê, so sánh và ẩn dụ; ngôn ngữ hàm súc; giọng điệu vừa tâm tình vừa triết lí;..).
– Điểm khác nhau: Hai đoạn thơ chủ yếu khác nhau về nội dung cụ thể sau:
+ Đoạn thơ của Lưu Quang Vũ thể hiện sự nhận thức của nhân vật trữ tình “anh” về “em” và ca ngợi, trân trọng tình yêu của “em” đối với “anh”. Nhờ tình yêu của “em” mà anh trở thành “người có ích”, “sống vững vàng không sợ hãi” và hơn hết là “anh tồn tại”.
+ Đoạn thơ của Xuân Quỳnh thể hiện nhận thức của nhân vật trữ tình “em” về “anh” và tình yêu của hai người. Tình yêu mang đến cho “em” những niềm vui sướng hạnh phúc giản dị nhưng là “có thật”; tình yêu làm nảy sinh trong em nói riêng và mọi người nói chung những khát vọng (mong ước cao đẹp) ở con người, là lòng tốt để con người duy trì sự sống và sống nhân văn hơn, đẹp hơn.
b.3. Đánh giá
– Hai đoạn thơ có nhiều điểm tương đồng về đề tài, cảm hứng chủ đạo, tư tưởng và hình thức thể hiện.
– Đây là hai đoạn thơ hay viết về đề tài tình yêu đôi lứa của hai nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại; kết tinh những giá trị nghệ thuật và tư tưởng khi viết về đề tài này.
c) Kết bài: Nêu ấn tượng sâu đậm về hai đoạn thơ hoặc khẳng định hai đoạn thơ có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với người đọc, nhất là những người trẻ tuổi và trẻ lòng.